Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 12, 2024

Đến Kon Tum thăm dòng sông chảy ngược Đăk Bla

Trong tiếng Bana, Kon có nghĩa là làng, còn Tum có nghĩa là nước. Cái làng ven sông Đăk Bla đó do anh em nhà Jơ Rông và Jơ Uông lập nên đã tạo thành nguồn gốc của địa danh Kon Tum.

Thượng nguồn sông Đăk Bla, dòng sông dài 139km bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Hải An

Do đó, sông Đăk Bla có ý nghĩa rất lớn với tỉnh và thành phố Kon Tum, như một biểu tượng vĩnh cửu. Lạ kỳ hơn, đây là một dòng sông chảy ngược giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ.

18 thg 11, 2024

Ở Long Khánh có một ấp mang tên "18 Gia đình"

Ở xã Bảo Quang, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai có một ấp mang tên rất lạ: Ấp 18 gia đình. Nghe qua cái tên, ta dễ liên tưởng tới... 108 anh hùng Lương Sơn Bạt hay... 18 vị La Hán!

Một con đường đất ở ấp 18 Gia đình, xã Bảo Quang

Xã Bảo Quang thuộc TP Long Khánh có 5 ấp là: 18 Gia đình, Bàu Cối, Lác Chiếu, Ruộng Tre, Thọ An.

17 thg 11, 2024

Miên man một khúc sông Trầu

Cũng như bao con sông của đất nước trăm nhớ, nghìn thương, từ thượng nguồn chảy về xuôi, trước khi hòa vào biển cả mênh mông, dòng sông Trầu quê tôi ( Núi Thành, Quảng Nam) đã kịp ban tặng cho xứ sở những bãi bồi phù sa, những triền đất ven sông, những cánh đồng màu mỡ, lập nên những làng quê trù phú, thanh bình, an vui.

Con sông Trầu chảy qua địa phận cuối xã Tam Mỹ Tây về Tam Mỹ Đông.

12 thg 11, 2024

Vườn hoa tên người và ký ức nhân văn

Vườn hoa không chỉ là những không gian xanh công cộng, mà còn là những “bảo tàng ký ức” mang dấu ấn lịch sử và văn hóa sâu sắc.

Từ góc nhìn địa danh học (toponymy), khi vườn hoa được gắn với tên danh nhân, chúng trở thành nơi lưu giữ và truyền tải những giá trị nhân văn, giúp kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Mỗi vườn hoa Hà Nội, bởi vậy, nên trở thành một điểm dừng chân để người dân và du khách cảm nhận về ý nghĩa sâu xa của tên gọi, như một lời nhắc nhở về những giá trị nhân văn vượt thời gian.

Vườn hoa Paul Bert, do người Pháp đặt. Đến năm 1945 dưới chính quyền Trần Trọng Kim thì bị xóa bỏ.

8 thg 11, 2024

Suy nghĩ dưới chân cầu Cái Xép

 Tui về thăm quê bạn Tuấn ở An Nhơn, Châu Thành, Đồng Tháp. Tuấn dặn là khi gần tới cầu Cái Xép thì không qua cầu mà đi theo đường nhỏ bên phải và quẹo phải đi dọc sông khoảng vài trăm met là tới nhà.


Coi trên Google Maps thì không có cầu Cái Xép, mà chỉ có cầu Cái Xếp. Và đúng là tới nơi thì thấy bảng tên cầu là Cái Xếp, không phải Cái Xép!

1 thg 11, 2024

Phố Hàng Gòn ở Quảng Ngãi

Thị trấn Di Lăng (Sơn Hà) có một tổ dân phố và một tuyến đường cùng có tên gọi Hàng Gòn. Tên gọi bắt đầu bằng chữ "Hàng" như đa số tên gọi 36 phố phường của Thủ đô Hà Nội, nhưng tên gọi Hàng Gòn ở Quảng Ngãi thì hoàn toàn khác, không gắn với mặt hàng được gia công, kinh doanh tại phố như mảnh đất kinh kỳ.

Đường Hàng Gòn dài 810 m, là tuyến đường có hoạt động kinh doanh nhộn nhịp nhất ở tổ dân phố Hàng Gòn, thị trấn Di Lăng. Dọc hai bên đường, ngoài chợ Di Lăng tấp nập người mua bán, là hàng loạt hàng quán san sát nhau, từ cửa hàng kinh doanh tạp hóa, đến quán cơm, cơ sở sản xuất nước đá, hiệu vàng bạc, đá quý... Cũng giống như đường Hàng Gòn, tổ dân phố Hàng Gòn là nơi tụ hội của rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Đường Hàng Gòn, ở thị trấn Di Lăng (Sơn Hà).

21 thg 10, 2024

Cà Tang, núi như mái ấm quê nhà

Có lần anh bạn người Chăm của tôi quả quyết rằng tên núi Cà Tang (Cà Tan, Gà Tan) quê tôi là do người Chăm của ảnh đặt tên. Tôi ừ hử nhưng chưa vội tin. Giả thuyết này có cơ sở bởi lịch sử vùng đất này với người Chăm là câu chuyện của ngàn năm. Lần sau tìm đọc đâu đó, nhà thơ Tường Linh cũng từng nhắc chuyện tên núi liên quan đến người Chăm này. Tôi bắt đầu hoài nghi...

Ngọn núi như những mái nhà.

20 thg 10, 2024

Tam Kỳ và chuyện ba ngọn núi

Các núi Quảng Phú, An Hà và Trà Cai là ba thực thể địa lý của vùng lỵ sở huyện Hà Đông, phủ Tam Kỳ xưa. Biểu trưng logo của Tam Kỳ hiện nay cũng mô phỏng lại địa danh này theo hình sông, thế núi, với biểu tượng 3 núi, 3 sông.

Logo Tam Kỳ mang ý nghĩa biểu trưng, độc đáo cho vùng đất và con người. Ảnh: X.P

Chuyện bảng tên

Khi người Việt từ miền Trung vô đây khai hoang lập nghiệp, thì cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh chúng ta, còn là nơi chằng chịt sông rạch, đầm lầy, hoang vu, đầy thú dữ cả trên bờ như cọp, voi, dưới sông thì có sấu. Sống giữa vùng thế đất, thế nước (sông, rạch), từ thực tế địa hình, địa vật như vậy, ông bà ta gọi chúng với những cái tên xẻo, xép, trấp, bưng, sình, dứt, cái... và gắn một cái tên liền theo mang hình dáng, cây, con hay tên người nơi đó, như Xẻo Quít, Xép Lá, Trấp Rùng Rình, Bưng Sấu Hì, Sình Tranh, Bứt gò Suông, Cái Tôm v.v... không phải tùy hứng mà từ thực tế, ông bà ta đã đặt tên từng nơi mang ý nghĩa riêng, đặc điểm riêng nơi đó. Mấy năm qua, tỉnh Đồng Tháp và các huyện như: Thanh Bình, Tân Hồng, Tam Nông, Châu Thành... đã tổ chức đi điền dã, tới từng nơi, gặp các ông bà sinh sống cố cựu nơi đó, cộng với nghiên cứu sách sử xưa, qua đó ghi chép, biên soạn thành sách địa danh văn hóa, lịch sử, giúp thế hệ hiện nay và sau này biết được tên đất, tên sông, tên công trình, tên người, sự kiện mỗi nơi, vì sao có tên đó, có ý nghĩa gì... Tuy nhiên, vì thời gian trải qua quá lâu, nhiều biến đổi, nên có những địa danh mà ngày nay chúng ta chưa giải nghĩa, xuất xứ những tên gọi đó.


22 thg 9, 2024

Tản mạn ở An Nhứt

Từ chỗ là một làng quê hẻo lánh ít người biết tới ở huyện Long Đất (cách nay chưa lâu còn là Long Điền), An Nhứt bỗng nổi lên hót hòn họt trên bản đồ du lịch cả nước với chợ quê An Nhứt, phiên chợ quê nằm giữa cánh đồng xanh mướt. Rồi từ cái tên An Nhứt, một địa điểm ẩm thực vốn từ lâu rất nổi tiếng nơi đây - nằm không xa cánh đồng chợ quê An Nhứt - được nhắc tới đầy thu hút: bánh hỏi An Nhứt.

Khoan nói tới hai điểm đến hấp dẫn, ở đây tui thấy rất khoái với cái tên An Nhứt. Nhứt chớ không phải Nhất, nghe đã làm sao!



Về mặt hành chánh, xã An Nhứt được thành lập từ 23/7/1999 trên cơ sở tách ra từ xã Tam An và thuộc huyện Long Đất.

Ngày 9/12/2003, dưới sự quản lý sáng suốt của Nhà nước, huyện Long Đất được tách ra làm 2 huyện là Long Điền và Đất Đỏ. Xã An Nhứt thuộc huyện Long Điền.

Tháng 6/2024, HĐND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 tán thành chủ trương sáng suốt của nhà nước sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025, theo đó 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ nhập lại thành huyện Long Đất. Xã An Nhứt thuộc huyện Long Đất như hồi 1999.

Xã có diện tích 5,25 km², dân số năm 1999 là 3.775 người, mật độ dân số đạt 719 người/km², bao gồm 3 ấp: Đồng Trung, An Hòa và An Lạc.

Quá thích chữ Nhứt trong tên An Nhứt, tui tò mò tìm hiểu coi cả nước còn xã phường nào trong tên có chữ Nhứt nữa không. Chỉ tìm tới tên xã phường thôi cũng đã hơn 10.000 tên rồi, còn tới cấp xóm, ấp thì tui không có dữ liệu.

Kết quả là cả nước chỉ có 3 phường xã trong tên có chữ Nhứt (dễ đoán được 3 địa phương đó đều ở miền Nam). 3 nơi đó là:


Tò mò hơn, tui tìm thử có bao nhiêu 
phường xã trong tên có chữ Nhất. Kết quả như sau:


Tên có chữ Nhất nhiều hơn hẳn chữ Nhứt, trong đó đa số là tên Thống Nhất, chiếm 17/25 tên, và đa số là tên các địa phương ở miền ngoài. Hic, Biên Hòa cũng có phường Thống Nhất, đó là không kể tên huyện, nếu kể thì Đồng Nai còn có huyện Thống Nhất!

Phạm Hoài Nhân

21 thg 5, 2024

Hàm Rồng, có mấy Hàm Rồng?

Trong một bài viết cách nay khá lâu tui có kể đến 3 địa danh Hàm Rồng khá quen thuộc với mọi người, đó là núi Hàm Rồng ở Pleiku, núi Hàm Rồng ở Sa Pa và núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa. Bên cạnh đó tui có kể thêm về tảng đá Hàm Rồng ở Biên Hòa. (Ai quan tâm có thể xem lại tại đây).

Cùng với những ngọn núi Hàm Rồng nổi tiếng kể trên là các địa danh hành chánh liên quan, gồm: phường Hàm Rồng ở thị xã Sa Pa, cầu Hàm Rồng, phường Hàm Rồng ở TP Thanh Hóa.

Nay tò mò, tui tìm hiểu thêm coi còn có Hàm Rồng ở đâu nữa không. Hóa ra còn cũng bộn Hàm Rồng! Xin kể ra như sau:

Bãi biển Hàm Rồng ở Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế. Đây là một bãi biển hoang sơ, đẹp, gần phá Tam Giang, cách TP. Huế khoảng 40 km.

Bãi biển Hàm Rồng ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh tamgianglagoon.com

13 thg 5, 2024

Hồ tự nhiên rộng nhất Việt Nam

Khi xét các hồ tự nhiên lớn nhất, thường người ta chỉ xét đến diện tích mặt hồ chớ không xét đến dung tích nước như các hồ nhân tạo (với các hồ nhân tạo dung tích nước là thông số quan trọng vì nó thể hiện năng lực tưới tiêu, phát thủy điện). Thành ra ta nói hồ tự nhiên rộng nhất chính xác hơn lớn nhất.

Rộng nhất là hồ Ba Bể ở Bắc Kạn với diện tích 6,5 km².

Hồ Ba Bể

Hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam

Hồ nhân tạo (tức là hồ được tạo nên để phục vụ thủy điện, công trình thủy lợi) nào lớn nhất Việt Nam?

Ở đây cần lưu ý đến khái niệm "lớn". Đối với công trình thủy điện, thủy lợi thì thông số quan trọng của hồ chứa là Dung tích của hồ. Hồ lớn nhất nghĩa là có dung tích lớn nhất.

Theo tiêu chuẩn đó thì lớn nhất là Hồ Hòa Bình, công trình chứa nước cung cấp cho nhà máy thủy điện Hòa Bình, với dung tích là 10,8 tỷ m³. Đứng thứ nhì là Hồ thủy điện Sơn La, với dung tích 9,26 tỷ m³. Hồ thủy điện Trị An ở Đồng Nai đứng thứ ba với dung tích khiêm tốn hơn rất nhiều, chỉ 2,76 tỷ m³.

H1ồ thủy điện Hòa Bình.

2 thg 5, 2024

Theo dòng địa chí Quảng ngãi

Quảng Ngãi không chỉ là tỉnh có nhiều cuốn địa chí trong lịch sử, mà còn là địa phương tiên phong trong việc biên soạn loại sách quan trọng này.

Ngược dòng thời gian...

Lần giở những trang sử xưa, chúng ta sẽ thấy từ rất sớm, đất nước và con người Quảng Ngãi đã được ghi lại trong nhiều tác phẩm Hán Nôm. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ - nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL, bên cạnh các tác phẩm ít nhiều liên quan đến Quảng Ngãi như “Phủ biên tạp lục”, “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam liệt truyện”..., dưới thời Nhà Nguyễn, hai công trình địa chí quan trọng trong đó có viết riêng về Quảng Ngãi là “Đại Nam nhất thống chí” và “Đồng Khánh dư địa chí”.

17 thg 12, 2023

Sông núi Tây Ninh

Cho dù sông Sài Gòn chính là nơi người Tây Ninh lập nên kỳ tích vào cuối thế kỷ 20, sông Vàm Cỏ Đông lại nằm trong tình yêu và nỗi nhớ của những người con vùng biên nắng cháy da người, và có thể cả người đến từ những miền quê khác.

Đấy! Như nhạc sĩ Hoàng Việt, người từng viết nên bản Tình ca bất hủ; khi “nếm mật nằm gai” trong kháng chiến chống Pháp, trên những vùng rừng của chiến khu Dương Minh Châu rất gần sông Sài Gòn, thì ca khúc nổi tiếng khác của ông là Lên ngàn lại là viết về sông Vàm Cỏ Đông, được sáng tác năm 1952, sau trận lũ lịch sử Nhâm Thìn. Đến nay, sau 71 năm, người cả nước vẫn hào hứng với từng câu hát: “Hò ơ… dòng sông chảy xiết lái thuyền chèo đi/ Trên sông Vàm Cỏ Đông, nước chảy ngược dòng…”.

Giai điệu da diết này là không thể quên, nhất là vào những tháng cuối năm con nước lớn dềnh lên lai láng đôi bờ sông Vàm Cỏ Đông. Và cũng không thể quên những lời thơ của một nhà thơ chiến đấu ở phía hạ nguồn sông trên đất Long An, đấy là Hoài Vũ với Vàm Cỏ Đông: “Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông/ Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng/ Đuổi Pháp đi rồi nay đuổi Mỹ xâm lăng/ Giặc đi đời giặc, sông càng xanh trong…”.

Sông Vàm Cỏ Đông qua Gò Dầu.

27 thg 10, 2023

Tên các phường ở Tam Kỳ

Tháng 9/2023, UBND TP.Tam Kỳ tiến hành lấy ý kiến từ nhiều phía về việc đặt tên phường mới khi hai phường An Xuân và Phước Hòa chuẩn bị sáp nhập. Bài viết này xin cung cấp một số tư liệu liên quan đến xuất xứ địa danh của các phường ở Tam Kỳ. 

Bản đồ vùng Tam Kỳ năm 1938. Ảnh: P.B

Khi tìm hiểu địa danh các làng xã xưa trước tháng 8/1945, chưa thấy xuất hiện các tên Hòa Hương, Phước Hòa, An Xuân, An Sơn và An Mỹ (và cả các tên Hòa Thuận, Tân Thạnh, An Phú được định danh sau này). Vậy các tên ấy được đặt ra từ đâu?

Dựa vào sách Phủ biên tạp lục (1776), Địa bạ lập thời Gia Long và Minh Mệnh (từ 1805 đến khoảng 1836), Đồng Khánh địa dư chí (1887, 1888) bản đồ người Pháp lập năm 1938 (mảnh 137 - khu vực phủ Tam Kỳ) và một số văn khế ruộng đất chữ Nho còn lưu, có thể tìm xuất xứ của các địa danh nói trên.

7 thg 10, 2023

Ô Da là Ô Da nào?

Địa danh và địa giới làng xã có sự thay đổi khá lớn qua các thời kỳ lịch sử. Điều này gây không ít khó khăn cho người nghiên cứu văn hóa làng xã nếu không am tường gốc gác của nơi mình quan tâm. Ô Da là một trường hợp như thế.

Đình làng Ô Da/Gia. Ảnh: T.L

Huyện Đại Lộc xưa có hai làng Ô Da: Ô Da trại và Ô Da xã nằm gần nhau. Hiện nay rất nhiều người không hiểu rõ về hai địa danh này, nên chỉ nhắc đến Ô Da liền nghĩ đó là Ô Da trại xưa kia.

Đầu triều Nguyễn, Ô Da trại và Ô Da xã là hai trong số 26 làng thuộc tổng Quảng Đại Thượng, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Không rõ đến thời điểm nào thay đổi tên gọi, nhưng dựa theo sắc phong và các ghi chép khác thì đến thời Minh Mạng, Ô Da trại có tên là Điền Trang Ô Da trại, thuộc tổng Quảng Hòa, huyện/phủ Duy Xuyên.

15 thg 9, 2023

Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!

Hiếu Liêm ngày xưa là rừng rậm hoang vu, là chiến khu Đ, là nơi hiểm nguy rình rập. Gần hơn, Hiếu Liêm là lâm trường. Nơi đây ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, khiến cho người ta bỗng liên tưởng tới bài hát Bắc Sơn của Văn Cao - trong đó Bắc Sơn thay bằng Hiếu Liêm.

Hiếu Liêm! Ɲơi đó sa trường xưa
Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!


Hiếu Liêm ở đâu, Đồng Nai phải không? Đúng! 

Sao nghe nói Hiếu Liêm ở Bình Dương mà? Đúng luôn!

Sao kỳ vậy? Ba phải quá vậy trời!

7 thg 9, 2023

Cổ Chiên: Tên lạ của trường giang

Cổ Chiên, dòng trường giang rộng lớn và dài hơn 80 km, là chi lưu sông Tiền đổ ra Biển Đông. Hơn ba trăm năm qua theo dòng lưu dân xuôi về miệt đất phương Nam, xóm ấp cũng dần mọc lên sầm uất đôi bờ cùng bao câu chuyện ẩn mờ trong sương khói lịch sử.

Đoạn sông Cổ Chiên qua TP Vĩnh Long trước năm 1975 - Ảnh tư liệu

Chiều tháng 8, mưa giăng mờ sóng nước. Ở ngã ba sông mênh mông gần cầu Mỹ Thuận, ông lái đò Hai Phong rổn rảng cho biết đây là nơi hội tụ giữa dòng Tiền giang và Cổ Chiên trước khi con sông mang cái tên kỳ lạ này xuôi ra biển.

24 thg 8, 2023

Vùng đất Thập ngũ tiên sa

Tui có dịp đến huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam và biết được rằng đây là vùng đất Thập Ngũ Tiên Sa, tức là nơi 15 nàng tiên từ thượng giới sa xuống.

Chuyện kể như vầy:

Vùng đất này thuở xa xưa đẹp hơn thượng giới. Vào mùa Xuân nọ, các nàng tiên nữ ngao du hạ giới, tới đây và mê mẩn không chịu về. 15 nàng tiên mỗi nàng chọn một chỗ để ở lại, bất chấp lệnh Ngọc hoàng Thượng đế gọi về.

15 nàng tiên, mỗi nàng một chỗ, giờ là 1 thị trấn Tiên Kỳ và 14 xã: Tiên An, Tiên Cẩm, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Hà, Tiên Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Mỹ, Tiên Ngọc, Tiên Phong, Tiên Sơn, Tiên Thọ. Còn nguyên vùng đất ấy giờ là huyện Tiên Phước.

Tui đang ngồi trên một bờ đá ở Tiên Cảnh, mộng gặp tiên nữ!

Nàng tiên nào cũng xinh đẹp, tài giỏi, đảm đang nhưng vẫn giữ nét riêng nên các vùng đất cũng có những đặc thù khác biệt.

Ví dụ như tục ngữ có câu "Gái Tiên Hà, gà Tiên Lãnh". Con gái Tiên Hà, nhờ thường xuyên tắm rửa và dùng nước ở đoạn sông Tiên đẹp nhất nên xinh hơn. Gà Tiên Lãnh ngon nhất vì nuôi thả ở vùng đất giàu côn trùng. Tiên Châu là vùng đất thủy tụ, có suối Tiên, thác 7 tầng, các bãi đá đẹp như tranh vẽ. Tiên Cảnh là vùng đất đẹp như... tiên cảnh. Còn dân làng Tiên Thọ thì nghe đồn là sống lâu nhất...

Những bờ tường đá ở Làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh

Những cái tên nghe thiệt là hay, có từ bao đời nay. Tui tò mò tìm hiểu coi bây giờ có còn giữ được như xưa không. Hay quá, giờ vẫn là những Tiên như ngày xưa. Chả bù với thành phố nọ, khi bên thắng cuộc vô rồi bèn vênh váo đổi hết những cái tên thân thương bằng những tính từ kêu rổn rảng: Quyết Thắng, Quang Vinh, Trung Dũng, Thống Nhất... Nếu Tiên Phước mà cũng đổi tên theo kiểu đó thì... see mother Tiên rồi!

Phạm Hoài Nhân