24 thg 1, 2014

Bảo vật quốc gia - Trống đồng Cẩm Giang

Thông thường, mặt của các trống đồng tìm thấy ở Việt Nam được gắn tượng cóc, nhưng mặt trống đồng Cẩm Giang lại được người xưa thay các tượng cóc bằng 4 khối tượng vịt. 

Trống đồng Cẩm Giang đang được bảo quản trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Ảnh: Ngọc Minh 

Nói “không” với số tiền bằng ngôi nhà mặt tiền

Trong câu chuyện xoay quanh những bảo vật quốc gia đang được Bảo tàng Thanh Hóa quản lý, trưng bày, bà Nguyễn Thanh Hiền - Phó giám đốc Bảo tàng Thanh Hóa - vẫn không thể nào quên được chuyến đi thu nhận chiếc trống đồng Cẩm Giang từ gia đình một người dân ở xã Cẩm Giang, H.Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Đó là chuyến đi mà cho đến tận bây giờ bà Hiền vẫn chưa thôi áy náy khi nghĩ về sự thiệt thòi của người tìm thấy chiếc trống quý giờ đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Lai rai thịt… rắn mối

Rắn mối có nhiều ở các vùng quê Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là vào những tháng Mười Một, tháng Chạp sau khi con nước lũ rút dần. Loài bò sát này đang được ưa chuộng ở nhiều nhà hàng, quán nhậu vì thịt thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn. 

Con chi rọt rẹt sau hè
Hay là rắn mối tới ve chuột chù (ca dao)

Rắn mối con lớn nhất bằng ngón chân cái, dài khoảng một gang tay, có lớp vảy đen óng ánh trên mình, thường rất dạn bò dọc theo vách nhà thưng bằng lá hay nền đất ngoài vườn tạp. Được gọi là rắn mối vì thức ăn khoái khẩu của chúng là những con mối sống trong các tổ mối và gốc cây mục.

Trẻ con miền quê thường lấy đất cục hoặc khúc củi, gặp rắn mối cứ nhè ngay đầu chúng chọi hay phang, bắt về. Hoặc lấy ít cơm nguội trộn cám, lột vài ba con tép trấu móc vô lưỡi câu để dọc hè câu rắn mối. Chỉ khoảng nửa tiếng là kiếm được bộn để chế biến các món vừa ngon vừa bổ.

Rắn mối nướng mọi

Về Đại Tâm ghé ăn bánh cống

Theo quốc lộ 1A từ Cần Thơ xuôi về Cà Mau, qua địa phận trung tâm tỉnh Sóc Trăng không xa lắm, khách lữ hành có dịp dừng chân bên các quán cóc ven đường để ăn vài cái bánh cống Đại Tâm đặc biệt thơm ngon.

Ngày xưa, các cô gái vùng Đại Tâm có câu hò ngọt lịm: Bánh cống Đại Tâm vừa giòn vừa béo/ Gái quê mùa anh ghẹo làm chi/ Để em mang tiếng thị phi/ Bánh ngon là ở bánh chớ ngon gì tay em. 

Với sự khéo léo và óc sáng tạo, người dân quê ở nơi ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa sống cộng cư đã làm ra chiếc bánh cống độc đáo.

Bánh được đặt theo tên gọi của vật dụng làm nên nó: cái cống, một loại khuôn làm bánh bằng nhôm hay inox tựa như cái muôi múc canh. Người ta cho bột đã nhồi và nhân vào cống để chiên trong chảo ngập dầu là có thứ bánh dân dã mà ngon tuyệt này.

Bánh cống vừa vớt ra còn nóng hổi

Bảo vật quốc gia - Chân đèn, lư hương thời Mạc

Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định, cho biết trong hàng ngàn hiện vật đang có mặt tại đây thì bộ chân đèn, lư hương bằng gốm thời Mạc được 'chăm sóc' với chế độ đặc biệt nhất.

Chiếc chân đèn thời Mạc - Ảnh: Hoàng Long 

Được chế tạo cùng ngày

Đây là một trong 2 cổ vật duy nhất của Nam Định được công nhận là bảo vật quốc gia. Theo ông Thư, lý do xếp cả hai hiện vật này vào bộ bảo vật quốc gia vì cả 2 đều được tìm thấy tại một địa bàn là huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Trong đó, chân đèn được sưu tầm tại đình Cự Trữ, còn bát hương tại chùa Cổ Chất gần đó. Căn cứ vào các dấu tích lưu lại trên bảo vật thì mặc dù có nguồn gốc tại 2 di tích khác nhau nhưng chúng đều được sản xuất cùng bằng chất liệu gốm men và cùng một thời gian là ngày 20.8.1590 thời Mạc Mậu Hợp.

23 thg 1, 2014

Bảo vật quốc gia - Huyền thoại quả chuông đồng thời loạn

“Dù bài minh văn trên chuông chưa được đọc hoàn chỉnh nhưng hoa sen và hình rồng cho thấy đây là tác phẩm thời Trần”, PGS-TS Nguyễn Đình Chiến, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết. 

Chuông chùa Vân Bản, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội - Ảnh: Ngọc Thắng 

Trong lần công nhận bảo vật quốc gia này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (LSQG) không gửi nhiều hồ sơ hiện vật. Trong số ít hồ sơ đó có chuông chùa Vân Bản. Quả chuông quý này ngay lập tức trở thành bảo vật quốc gia. Nó cũng là một trong số ít hiện vật bằng đồng được tuyển chọn trong cuốn Cổ vật Việt Nam do bảo tàng in cách đây vài năm.

Bảo vật quốc gia - Tượng rồng đá kỳ lạ

Tượng rồng đá ở đền thờ Lê Văn Thịnh có tạo hình vô cùng kỳ lạ: miệng cắn chân, thân xé mình. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bảo vật quốc gia này không phải rồng mà là rắn.

Tượng rồng đá (xà thần) ở đền Thái sư Lê Văn Thịnh, Bắc Ninh - Ảnh: Đỗ Nguyễn 

Trước thềm 1.000 năm Thăng Long, đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh đã được Bắc Ninh chọn làm 1 trong 4 di tích trọng điểm kỷ niệm đại lễ. Ở độ sâu 50 cm của 2 hố khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện được vật quý, đó là 2 khúc tượng rồng với mỗi khúc dài xấp xỉ 60 cm, cao 35 cm và rộng 40 cm. Đặc biệt, phần chân rồng hoàn toàn nguyên vẹn, có móng vuốt sắc bám chặt vào thân.

22 thg 1, 2014

Troh Bư, ý tưởng về một khu bảo tồn lan rừng

Cách TP. Buôn Ma Thuột khoảng 12 cây số theo đường Nguyễn Thị Định, vườn Troh Bư nằm ở địa phận Buôn Niêng, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn đang là điểm đến du lịch thu hút người yêu hoa lan trên cả nước. 

Từ một thung lũng xinh đẹp bị chặt phá trơ trọi, một người yêu rừng, yêu Tây Nguyên đã vất vả trong suốt gần hai mươi năm để tái tạo lại cảnh rừng xưa.

Hiện nay Troh Bư là một khu vườn cảnh với những con đường đi dạo quanh co uốn lượn theo các triền dốc, bờ hồ. Vườn có cả một bộ sưu tập phong phú và đa dạng về cây, cỏ, hoa, đặc biệt là lan rừng.

Một góc vườn Troh Bư

Làng lá dong Tràng Cát vào mùa

Thời điểm này, người dân thôn Tràng Cát, xã Kim An (Thanh Oai, Hà Nội) lại tất bật việc cắt tỉa, thu hoạch những vườn dong có lá to, đẹp, vận chuyển đi khắp nơi phục vụ người dân gói bánh chưng dịp Tết Nguyên đán. 

Ông Trịnh Văn Thủy, người dân Tràng Cát, tất bật với việc thu hoạch lá dong - Ảnh: Phạm Nhâm

Lá dong Tràng Cát là giống lá dong nếp, bầu lá tròn và dai, mặt dưới của lá có màu xanh non, cuống lá dài và đồng màu với gân lá. Khi luộc chín, bánh có màu xanh tự nhiên rất đẹp mắt và có vị thơm hấp dẫn. Đây là loại lá dong được thị trường ưa chuộng, có chiều rộng 25-35cm, dài 50-60cm, vừa vặn với khuôn bánh chưng.

Vấn vương hương vị bánh trôi tàu phố Cổ

Đêm Hà Nội những ngày đông trời lạnh buốt, lang thang trên những ngõ nhỏ của phố Cổ, thưởng thức món bánh trôi tàu mới thấy Hà Nội không chỉ đẹp mà còn rất thi vị.

Bánh trôi tàu phố cổ cũng là món ăn được rất nhiều khách tây tìm tới thưởng thức - Ảnh: Thảo Nga

Hà Nội những ngày đông khắc nghiệt, trời lạnh thở ra cả khói tưởng chẳng ai muốn ra đường, thế nhưng những con đường nhỏ trên phổ Cổ vẫn tấp nập người qua lại.

Dọc theo con đường nhỏ trên phố Hàng Giầy, Hàng Đào, Hàng Bồ… những chiếc biển với những cái tên lục tào xá, chí mà phù, phá xa… gây tò mò cho khách qua đường để rồi khi thưởng thức tất cả đều mang lại những xúc cảm khó quên cho thực khách. Trong đó, bánh trôi tàu vẫn là món truyền thống được nhiều thực khách yêu thích.

Giản dị và ấm áp, những chén bánh trôi tàu nóng hổi như làm dịu đi chút gió lạnh cuối đông và những hàng quán đơn giản chỉ một chiếc bàn với vài chiếc ghế nhựa cũng đủ để chiều lòng khách.

Ghé vào một quán nhỏ trên phố Hàng Giầy, người bán hàng bộc bạch: Ngày xưa, phố Hàng Giầy có 98% là người Hoa với biết bao món ăn bình dân của người Tàu như bánh bao xíu mại, tỉm xắm, lồ mại phàn, phá xa... thế nên mọi người cứ truyền nhau công thức làm bánh và bánh trôi tàu trở nên phổ biến ở khu phố cổ này.

Cũng vo, cũng nặn như bánh chay, cái đặc biệt của món bánh trôi tàu này nằm ở khâu chế biến nước gừng. Đường để nấu nước dùng cho thức bánh này không thể và cũng không bao giờ là đường trắng. Phải là đường phên, còn giữ được mùi nguyên thủy của mía, có mầu nâu đỏ, đun tan trong nước gừng đập giập, sôi sùng sục trên bếp, khi ăn, đổ ngập cái bánh nóng từ trong nóng ra và rắc thêm ít lạc rang hơi quá tay giã dối.

Chén bánh trôi tàu được hoàn thiện bởi những hạt lạc rang chín tới, dậy mùi thơm và bùi bùi, beo béo, cùng lớp nước cốt dừa trắng ngần, ngầy ngậy… Tất cả hương vị quấn lấy nhau, đọng lại nơi đầu lưỡi, cùng với cái lạnh của những buổi tối cuối đông sẽ tạo thành những trải nghiệm ẩm thực khó quên.

Mặc dù trời lạnh nhưng những quán vỉa hè vẫn không thiếu khách hàng tới ăn - Ảnh: Thảo Nga

Với bánh trôi tàu, nếu thiếu vị gừng thì quả là một thiếu sót. Hơi ấm khi nhấc từ trên bếp xuống là chưa đủ mà còn cần chút nóng của gừng tan vào đầu lưỡi. Bánhsau khi luộc chín, cho ra bát ngập nước đường đậm vừa, những sợi dừa trắng tinh nằm gọn trên mắt thật thích mắt. Chút vừng và lạc rắc đều càng làm cho món ăn thêm hấp dẫn.

Một bát bánh trôi tàu đúng kiểu bao giờ cũng có hai viên bánh to bằng hai quả trứng gà. Một viên nhân đậu xanh nghiền nhuyễn với đường cát trắng, một viên nhân vừng đen xay. Lúc nào bát bánh trôi tàu cũng có đủ hai viên với hai loại nhân như sáng với tối dầm trong thứ nước đường màu vàng sóng sánh như hổ phách, thơm phức mùi gừng.

Bưng bát bánh trôi nho nhỏ, hơi ấm từ món ăn lan tỏa làm ấm lòng thực khách. Nhân đậu xanh mềm mượt, dừa dẻo nhưng vẫn giữ được độ giòn sần sật tự nhiên: nhân vừng đen thơm bùi mộc mạc, tất cả được gói khéo léo trong lớp bột nếp mỏng, dẻo quánh, bóng mướt một màu ngà ngà.

Bạn có thể cảm nhận được cả cái hiền lành của ngũ cốc quê nhà, cái dịu dàng khó tả của bột sắn, thoang thoảng hương gừng, vị gừng cay khiến cái lạnh chợt tan biến, cả cơ thể ấm dần lên. Trong ngọt có cay, trong mềm có rắn, trong cong có thẳng hòa quyện với nhau tạo thành một thức ăn thơm, béo, bùi, cay thật khó tả.

Dường như cả vũ trụ được thu nhỏ lại trong chiếc bánh trôi này...

Nằm trên phố Hàng Giầy, cách đây hai năm hàng bánh trôi tàu nóng của bác Bằng "hói" lúc nào cũng nườm nượp khách nhất là ngày đông giá rét. Nhiều người ban đầu tới ăn vì nghe tiếng bác diễn viên hài lừng danh nhưng chả biết thế nào, dần dần đâm nghiện món bánh trôi ở đây. Nhưng không rõ vì lý do gì, cửa hàng của bác không mở cửa nữa, nhưng vẫn rất nhiều thực khách hỏi thăm và tìm tới để thưởng thức. 

Dù nguồn gốc xa xôi, nhưng những người làm nên những chiếc bánh trôi tàu đã mang cả vào đó các nguyên liệu quê hương để rồi tên bánh thì nghe như xa lạ ấy lại trở thành một nét ẩm thực đặc trưng trong lòng phố cổ Hà Nội.

THẢO NGA

Tỏi quý Lý Sơn

Ngay sau ngày thống nhất, giữa bộn bề trăm khó nghìn khăn, nhà văn Nguyễn Thành Long đã lặng lẽ xuống thuyền trực chỉ đảo Lý Sơn.

Người dân mua bán tỏi tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) - Ảnh: Trà Minh

Đó là chuyến thuyền mà ông đã miêu tả hết sức sinh động ở đoạn mở đầu truyện ngắn Lý Sơn mùa tỏi.

Có thể nói đó là tác phẩm văn học đầu tiên viết về... tỏi Lý Sơn, và may mắn thay khi được viết bởi một cây bút truyện ngắn bậc thầy như Nguyễn Thành Long, đó là một truyện ngắn rất hay. Tôi đã nhờ đọc Lý Sơn mùa tỏi mà biết quê mình có một đặc sản lúc bấy giờ ít người để ý là... tỏi.

Phố chợ Đồng Văn

Du ngoạn Hà Giang, mọi người thường nói nhiều về Cao nguyên đá Đồng Văn, mùa hoa tam giác mạch, cột cờ Lũng Cú và ruộng bậc thang Hoàng Su Phì...Với nhóm chúng tôi, dừng chân ở phố chợ Đồng Văn là khoảng thời gian lý thú với nhiều kỷ niệm đẹp về một thị trấn vùng cao lặng lẽ.

Sau chuyến đi dài hơn 400km từ Hà Nội, đến tối mịt xe mới tới thị trấn Yên Minh. Sáng hôm sau, từ Yên Minh nhìn lên hướng Đồng Văn, bình minh ửng hồng trên chập chùng dãy núi đá cao ngất, hệt như một bức tranh sơn thủy cực kỳ hùng vĩ. Từ đây mới bắt đầu chuyến hành trình đường núi lạ lùng, hấp dẫn và nhiều đoạn không kém phần mạo hiểm. 

Từ Yên Minh nhìn lên phía Đồng Văn 

21 thg 1, 2014

"Viên ngọc xanh" giữa lòng Hà Nội

Nằm giữa lòng Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một bức tranh tuyệt tác. Cùng với các kiến trúc cổ như Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn... Hồ Gươm không chỉ là điểm đến được yêu thích mà còn là nơi gắn bó, tình yêu và niềm tự hào của người Hà Nội.

Từ ngõ phía Nam, chạy theo Phố Huế, đi thẳng Hàng Bài là gặp Hồ Gươm. Hai con đường hình cánh cung Đinh Tiên Hoàng và Lê Thái Tổ bao bọc, làm cho Hồ Gươm có một vẻ đẹp tự nhiên như viên ngọc xanh duyên dáng giữa lòng Hà Nội. 

Hồ Gươm như viên ngọc xanh trong veo giữa lòng Hà Nội 

Hoa Mai Anh Đào nở hồng đất trời Lạc Dương

Cách Đà Lạt khoảng 50km, tại hai xã Đa Nhim và Long Lanh (Lạc Dương - Lâm Đồng) du khách mê mẩn với không gian hoa Mai Anh Đào rực nở hai bên đường.

Nét đẹp hoa Mai Anh Đào

Hoa Mai Anh Đào được người dân ở Lạc Dương trồng rất nhiều, và thường xuyên chăm sóc, có nhiều gốc hoa lớn, dễ chừng đã có trên hai mươi năm tuổi. Việc Mai Anh Đào nở rực khắp mọi nơi tại đây được người dân giải thích tại khí hậu ở đây ảnh hưởng rừng nguyên sinh, lạnh hơn Đà Lạt nên kích thích hoa Mai Anh Đào ra hoa đúng hẹn.

Gói bánh tét, một góc hồn quê Nam bộ

Chỉ riêng món bánh tét, tới chiều cuối năm bà con mới bắt đầu gói và nấu để kịp cúng giao thừa khiến cho không khí tết trở nên ấm cúng diệu kỳ.

Mỗi lần nghe gió bấc về xôn xao, ngoài đường mai vàng chớm nụ là tôi lại nhớ đến tết quê. Chính nơi đây, vào những ngày giáp tết, nhà nhà đều chuẩn bị làm bánh, nơi này quết bánh phồng, chỗ kia tráng bánh thật vui vẻ sum vầy. 

Gói bánh tét nếp cẩm nhân đậu xanh

Bánh tét cốm dẹp

Ăn hoài mà không biết ngán, đối với bà con người Khmer ở Cầu Kè (Trà Vinh), ngoài việc lễ cúng, đãi khách bánh tét cốm dẹp còn là thức ăn trang trí để tăng thêm phần long trọng ngày tết.

Ngon lành bánh tét cốm dẹp - Ảnh: Hưng Phú

Huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có nhiều đặc sản hấp dẫn đã quyến rũ du khách các nơi như dừa sáp, chuối quá tạ, trái quách… Riêng về ẩm thực thì món bún nước lèo, xá pấu vốn làm nên danh phận xứ Cầu kè. Nhưng có một món ăn dân dã mà ngon ít người biết đến là bánh tét cốm dẹp đặc biệt của người Khmer làm trong những ngày lễ, tết.

Cá bông lau nấu lá giấm

Trong kho tàng ẩm thực dân gian vô cùng quý báu mà ông cha ta đã dày công trải nghiệm có rất nhiều “món ăn vị thuốc”, vừa ngon vừa bổ dưỡng, chẳng hạn như món canh chua cá bông lau nấu với lá, trái giấm.

Cá bông lau trên dòng sông Hậu - Ảnh: Hoài Vũ

Bông lau là loại cá sinh sống nhiều ở lưu vực sông Cửu Long, bà con ngư dân thường tập trung đánh bắt vào thời điểm trước tết cho đến tháng 2 âm lịch.

Được ca ngợi là loại cá ngon nhất trong họ cá tra (Pangasiidae), thịt cá bông lau màu trắng, khi nấu chín mùi vị thơm ngon, ngọt nước và hiền nên nhiều người đã ban tặng cho loài cá này là “đặc sản đệ nhất miền Tây”. Thuôc loại cá béo, chắc thịt nên các bà nội trợ thường dùng cá bông lau nấu canh chua, nếu không thì kho mẳn hoặc chiên phi-lê, thứ nào cũng ngon nhất xứ.

Cá bông lau - “nhân sâm nước”

Ở đồng bằng sông Cửu Long, muốn có những con “đại ngư” bông lau từ 4 ký trở lên phải đợi mùa. Khi những cơn gió từ biển lao xao thổi vào đất liền, tháng 11 âm lịch, là bắt đầu vào mùa cá bông lau.

Cá bông lau dính lưới vừa kéo lên - Ảnh: C. Tần 

Từng bầy cá bông lau từ cửa biển vào lượn lờ miệt nước lợ Tiểu Cần, Cầu Kè (Trà Vinh), Thốt Nốt (Cần Thơ) trên sông Hậu tìm nơi đẻ trứng. Nhà nào cũng o bế ghe xuồng, sẵn sàng cho những chuyến đánh bắt có thể đem về bạc triệu trong một đêm. Nhưng cảnh đánh bắt cá bông lau hoành tráng nhất vẫn là ở Vàm Nao (Phú Tân, An Giang). Đến đây, theo ghe đánh cá bạn sẽ chìm trong ánh sao sa của hàng ngàn chiếc đèn ghe, một đêm hội hoa đăng, trên khúc sông chừng ba bốn cây số.

20 thg 1, 2014

Khám phá "vương quốc quýt hồng" Lai Vung

Những ngày tháng Chạp này, đến các xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành (Lai Vung, Đồng Tháp)… nơi nào cũng thấy quít đỏ rợp vườn, cây nào cũng trĩu quả, no tròn và mọng nước. Đặt chân vào vườn, du khách cảm thấy như mùa xuân đã về... 

Phấn khởi trước mùa thu hoạch quít tết - Ảnh: Hoài Vũ

Lai Vung từ lâu đã được người miền Tây phong tặng cho danh hiệu “vương quốc quít hồng". Điều đó thật không ngoa chút nào vì tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện chưa có nơi nào diện tích trồng quít hồng lên tới gần 2.000 ha và hàng năm tung ra thị trường trên 40.000 tấn trái để phục vụ cho mùa tết.

Lên non tìm động hoa vàng

Khi những cơn mưa dầm dề, rả rích suốt ngày đêm của tháng 10 thôi không ghé qua nữa, cũng là lúc dã quỳ ửng vàng trên các thảm xanh cao nguyên, chào đón một mùa hanh hao mới lại về. Đó là lúc những người trẻ khoác lên vai một chiếc balô giản đơn, gói trọn niềm háo hức được trở về với khoảng mênh mông bình yên đất trời... 


Khác những lần trước chỉ rong ruổi một mình, chuyến đi này, đồng hành với tôi là 30 người bạn và điều thú vị là tất cả đều "bốn phương trời chẳng hẹn quen nhau". Chuyến xe đêm đưa chúng tôi rời TP.HCM lên cao nguyên chỉ để tận hưởng trọn vẹn một chút cảm giác đi "bên lề cuộc sống" như thế.

Du ngoạn Tràng An

Nằm trong quần thể danh thắng Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình, khu du lịch sinh thái Tràng An có sông, hang động, rừng ngập nước, rừng trên hệ thống dãy núi đá vôi tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm và các di tích lịch sử của thành Nam cố đô Hoa Lư. Tương truyền rằng nơi đây là hậu cứ của triều vua Ðinh Tiên Hoàng từ hơn một nghìn năm trước.

Bến thuyền vào Tràng An cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 7km về phía tây theo đại lộ Tràng An. Giá vé tham quan là 100 ngàn đồng/người.

Có khoảng 1.500 chiếc thuyền neo đậu san sát vòng quanh bến. Vào mùa đông khách, thường là sau Tết Âm lịch hay mùa hè, các thuyền hoạt động hết công suất, còn mùa vắng khách có khi mỗi thuyền một tháng mới đến lượt.

Đền Trình

Ngọn núi thấp chất đầy huyền thoại

Cảnh đồng ruộng vùng Thất Sơn lãng mạn, nên thơ. 

Khi nói về Bảy Núi, vùng bán sơn địa của tỉnh An Giang, người xưa thường dùng cụm từ “Thất Sơn huyền bí”. Ngày nay, dù đã sang thế kỷ XXI đã hơn chục năm, nhưng nhiều huyền thoại bí ẩn vẫn còn phủ trùm những ngọn núi ở vùng biên thùy Tây Nam này. Trong đó, đậm màu huyền thoại nhất có lẽ là câu chuyện về núi Nước.

Trong số 7 ngọn núi ở An Giang được các nhà nghiên cứu tiền bối (Trịnh Hoài Đức, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Văn Hầu, Vương Hồng Sển) liệt kê, núi Nước (ở Ba Chúc, Tri Tôn) không có tên. Núi Nước là nơi khi xưa vua Hàm Nghi từng đi qua trước khi trốn sang Campuchia. Có lẽ đó là ngọn núi nhỏ nhất thế giới, cao chưa tới 50 mét! Núi Nước nhỏ bé, thấp lè tè nhưng lại là nơi đầy ắp huyền thoại tâm linh và ái quốc; mặc dù nó không nằm trong nhóm Thất Sơn nổi tiếng là huyền bí.


Làng nghề làm thớt ở Đồng Tháp

Từ TPHCM theo quốc lộ 1A về phiá tây nam, đến ngã ba An Hữu, quẹo phải khoảng 30km là đến thị xã Sa Đéc. Tiếp tục thêm 30km về hướng tỉnh An Giang đến phà Vàm Cống quẹo trái chừng 4km trên trục quốc lộ 54 là đến xã Định An, thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Hơn 60 năm qua nơi đây đã hình thành một làng chuyên làm thớt gỗ. Đây là một nghề cha truyền con nối.

Phơi thớt dọc theo đường lộ.

Từ xa xưa, người dân ở đây thường chuyên chở, mua bán hàng hoá, nông sản bằng ghe xuồng đến các tỉnh ở xa và khi trở về thường mua lá lợp nhà, mua cây mù u - một loại gỗ rất chắc thường mọc hoang ven sông để làm cột nhà, làm rui, làm mè… Phần thừa gỗ mù u còn lại sau khi làm nhà, người dân ở đây cưa ra làm thớt để bán. Gỗ mù u là loại gỗ phù hợp nhất để làm thớt vì khi chặt, xắt hay băm,… gỗ của thớt mù u không bị băm nát và lưu lại vết đen như các loại thớt khác. Lâu dần tiếng đồn vang xa, ai ai cũng đều biết nơi sản xuất thớt tại vùng Định An này mà từ đó hình thành nên làng nghề truyền thống.

Cá sặc chiên giòn

Mỗi khi bước sang tháng 12, trời hết mưa, thời tiết bắt đầu se lạnh, cái ao thả cá sau nhà cậu tôi cũng bắt đầu dần cạn nước, cá liên tục táp mống, là cũng sắp đến ngày dọn ao bắt cá. Chờ đến một ngày Chủ nhật trong tháng, cậu gọi điện kêu mấy đứa cháu ở thành phố về chơi đông đủ, sẵn dịp như vậy ông cho chúng tôi xuống ao bắt cá, cho nên ai cũng xung phong vác thau, xô đựng cá lẽo đẽo theo sau.


Cá sặc chiên giòn

Cậu tôi nuôi cá chỉ để ăn chứ không bán, vì vậy ông thả nuôi đủ các loại cá xuống ao. Cho nên đến lúc tát ao xong, thì mọi người đem phân các loại cá ra để riêng. Tôi nhìn vào thấy nào là cá tai tượng, cá chép, cá rô phi, cá tràu, cá trê, cá rô, cá sặc và cả cá trắng nhảy lổn ngổn trong xô. Cậu bảo mợ tôi rộng lại để riêng, chiều cho chúng tôi mang về Sài gòn, chia cho hàng xóm láng giềng xung quanh mỗi người một ít. Ông đem một ít vào rộng trong khạp để kho hay nướng ăn dần.

Bún Mạch Tràng

Tuy không trắng trong, bóng bẩy như những loại bún ở nơi khác nhưng bún của làng Mạch Tràng (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội) vẫn được người ta nhớ tới bởi hương vị thơm ngon, giai giòn, thanh mát không những đây là món ăn dân dã quen thuộc của người dân Cổ Loa, hơn thế nó lại còn là món ăn gắn liền với kí ức của một thời xa xưa.

Bún Mạch Tràng có màu trắng ngà đặc trưng. 

Chuyện kể rằng: “...Trong lúc chuẩn bị yến tiệc cho lễ dạm hỏi công chúa Mỵ Châu, người đầu bếp đã làm đổ bột gạo vào chiếc rổ đặt trong vạc nước sôi. Quá hốt hoảng, vội vàng nhấc chiếc rổ lên, anh chợt thấy bột gạo đã kết thành những dây dài mầu trắng. Tiếc của, vả lại không biết làm gì với những sợi bột trắng kia, sẵn có rau cần, anh bèn cho sợi gạo vào xào với rau cần, làm món ăn lót dạ...


Thăm Tam Đảo

Tam Đảo là địa danh gọi chung một vùng gồm ba ngọn núi là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ nằm trên địa bàn 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang; hình thành cách đây 230 triệu năm do hoạt động của núi lửa phun trào. Phần lớn diện tích vùng Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời tiết ở Tam Đảo rất thú vị, tựa như Đà Lạt hay Sa Pa; du khách có thể cảm nhận được khí hậu bốn mùa cùng trong một ngày.

Thị trấn Tam Đảo trong màn sương sớm. Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây một khung cảnh vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong mây gió như sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi.

19 thg 1, 2014

Kỳ thú chân núi Tam Đảo

 Với nhiều du khách thích nghỉ dưỡng, thị trấn trên mây Tam Đảo vốn quá quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nhiều điểm đến mới rất thú vị dưới chân dãy Tam Đảo.

Xóm làng bình yên bên hồ Làng Hà, dưới chân dãy Tam Đảo - Ảnh: Hải Dương

Một ngày cuối thu, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội theo quốc lộ 2 để đi tìm những dòng suối, ngọn thác chưa có tên chính thức giữa đại ngàn Tam Đảo (xã Trung Mỹ, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), được nhiều bạn trẻ thích thú. Theo ban quản lý khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo, vào đầu năm 2013 một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội đã khám phá ra ngọn thác này trong hành trình hai ngày một đêm xuyên rừng.

Hẹ nước chấm cá rô kho

Trên đường khẩn hoang, bà con ta thường nghiên cứu và tìm hiểu nhiều món lạ. Trong đó có loài hẹ nước. Và không biết từ bao giờ, cá rô sánh duyên cùng hẹ nước đã tạo thành món ăn đậm phong cách dân dã, đặc thù của vùng đất miền Tây.

Hẹ nước và cá rô kho - Ảnh: Hưng Phú

Hẹ nước là một loài rong không chỉ mọc ở ruộng nước, mà còn hiện diện ở các kênh mương, đầm nước vùng đất phèn.

Hẹ nước có hương thơm rất đặc trưng, cọng dài và ẻo lả giống cọng dây nhợ. Bà con thường dí dỏm cây hẹ nước là nuộc lạc tình quê. Nơi nào nước sâu chảy mạnh thì hẹ nước mọc dài có màu xanh đậm và cọng lá to bản hơn, xốp hơn, giòn hơn và thơm hơn hẹ mọc ở đáy mương.

Cá lóc nướng trui

Từ thuở ông cha ta khai hoang mở cõi đất phương Nam, món cá lóc nướng trui dân dã đã là một đặc sản chẳng nơi nào khác có được. Đây cũng là món ăn người bản địa thường dùng đãi khách phương xa (Bắt con cá lóc nướng trui/ Làm mâm rượu trắng đãi người phương xa - ca dao).

Những ngày cuối năm tiết trời se lạnh, nhiều người dân miền Tây Nam bộ ưa đi “nhấp” cá lóc. Bấy giờ cá đã từ ruộng xuống ao đìa, kênh rạch. Các mương lớn cỏ dại bò lan đầy mặt nước chính là nơi cá lóc thường trú ngụ.

Để đi nhấp cá phải có cần câu được làm bằng thân cây lục bình (một loại tre, trúc) dài độ ba sải tay người lớn, nhợ câu là sợi dây gân lớn, lưỡi câu lớn uốn bằng inox, với mồi câu thường là nhái hoặc thằn lằn. Cá lóc hay táp mồi trên mặt nước, vì vậy người câu quăng nhợ ra xa rồi nhẹ tay kéo cho mồi chạy lăn tăn trên mặt ao, mương… Thấy mồi, cá lóc sẽ lao lên táp và hết phương thoát thân.

Cá nướng đặt trên tàu lá chuối mới hấp dẫn

Khâu nhục - món ngon cho mùa lạnh

Cái rét tràn về qua làn sương buổi sớm khiến người ta có một chút cảm giác thèm những món ăn nóng sốt trong thời tiết se se. Món khâu nhục có nguồn gốc từ Trung Quốc, cũng là món ăn phổ biến của người Hoa tại Việt Nam. Người Tày ở Bình Liêu (Quảng Ninh) cũng rất quen thuộc với món ăn này. Đặc biệt ở vùng núi, cái rét vào mùa đông có phần đậm hơn nên món ăn này khá được ưa chuộng.

Đĩa khâu nhục tỏa hương hấp dẫn.

Điểm nhấn của món khâu nhục là cách kết hợp sử dụng nhiều loại gia vị đem chưng cách thuỷ với thịt heo (lợn) khiến cho người ăn có cảm giác hài hoà, thơm ngon tan trong đầu lưỡi và đặc biệt món này ăn trong những lúc thời tiết lạnh giá lại càng ngon thêm. Việc chế biến khá mất thời gian nhưng đồng thời món ăn này cũng có thể để lâu, ăn dần từ ngày này sang ngày khác mà không sợ mất hương vị thơm ngon, vì càng để lâu các loại gia vị càng thấm vào thịt heo khiến cho món ăn thêm phần đậm đà.

11 thg 1, 2014

Ba làng hoa nổi tiếng Đà Lạt

Nếu có dịp tham dự Festival hoa Đà Lạt, bạn đừng quên ghé qua 3 làng hoa nổi tiếng của thành phố cao nguyên là Thái Phiên, Hà Đông và Vạn Thành.

Làng hoa Thái Phiên

Thái Phiên thuộc phường 12, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 7 km. So với nhiều khu vực ở thành phố cao nguyên này, Thái Phiên có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ và nguồn nước từ các khe suối dẫn ra hồ Than Thở, rất thuận lợi để trồng hoa.

Bởi vậy, nếu hơn 50 năm trước, Thái Phiên chỉ trồng một số loại như cúc, lay ơn, hồng, cẩm tú cầu thì nay đến đây du khách còn thấy nhiều giống hoa nhập ngoại từ Pháp, Nhật, Indonesia, Hà Lan như ly, cát tường, cẩm chướng, tulip… Do được canh tác quanh năm nên lúc nào những luống hoa ở Thái Phiên cũng tràn đầy sức sống, khi thì mơn mởn xanh non, khi thì e ấp nụ, lúc lại bung tỏa sắc màu. 

Làng hoa Thái Phiên, địa chỉ du lịch quen thuộc của nhiều du khách khi đến Đà Lạt. Ảnh: tapchilangviet 

Bánh tằm Cà Mau, món ăn dễ ghiền

Cà Mau không chỉ nức tiếng với nghề dệt chiếu đã đi vào câu vọng cổ, mà còn thu hút bởi món bánh tằm xíu mại hay cà ri, vừa lạ vừa ngon.

Nếu có dịp ghé vào Cà Mau, bạn đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Chỉ cần một lần thử món bánh tầm xíu mại thơm cay hay đĩa bánh hấp điểm tâm buổi sáng cũng để bạn nhung nhớ khôn nguôi về mảnh đất này.

Bánh tằm hay còn gọi bánh tầm, cầu kỳ từ khâu làm bột đến chế biến nước sốt và xíu mại. Sợi bánh tằm nhìn giống sợi bún bò hay bánh canh nhưng lớn hơn một chút và khác về chất liệu. Để làm nên sợi bánh thơm ngon người Cà Mau lấy gạo xay thành bột, rồi hòa với nước mà đem hồ trên lửa liu riu. Khi hồ đã nguội thì rắc bột khô trên cái mâm lớn và se thành từng sợi. Những sợi bánh trắng mập mạp trên mâm như những chú tằm nằm ngủ sẽ được đem vào xửng hấp chín. 

Bánh tằm, món ngon dân dã ở Cà Mau. 


Rủ nhau ăn năn!

Thứ cỏ, một thời gây ám ảnh về những vụ mùa thất bát của nhà nông, miệt tây sông Hậu, nay đã lên hàng đặc sản. Hỏi anh Cao Trung Kiên, thổ địa ở đây, có thường ăn năn không. Anh nói tỉnh bơ: “Ít tui không ăn. Nhiều tui mới ăn!”

Ngon quằn đũa, gỏi gà ta trộn rau năn. 

Ngon chân phương

Cây cỏ năn (Eleocharis) thuộc họ cói, thường mọc ở những vùng đất phèn trũng. Khu vực tây Nam bộ, nó có mặt nhiều ở Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Phổ biến, có hai loại năn: kim (thân nhỏ) và bộp hay tượng, lớn bằng đầu đũa. Loại sau, có thể ăn tươi hoặc làm dưa chua đều ngon lạ.

Món trước tiên là trộn gỏi với gà ta thả rong. Thịt gà ngọt thơm, còn rau năn ngọt thuần phác, càng ăn càng ghiền. Kế nữa là món lẩu mắm thập cẩm, nhúng nhiều rau dại đồng bưng như bông súng, đọt choại... Tất nhiên, không thể thiếu đọt năn.


10 thg 1, 2014

Bắp chuối rừng lam cá suối

Tây Bắc – miền đất có nhiều món ăn hấp dẫn và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn này do chính những người bản địa chế biến và đãi khách. Do vậy, trong cuộc hành trình du lịch Tây Bắc vào tiết trời chớm lạnh, một trong những món để lại ấn tượng nhất là bắp chuối rừng lam ống nứa.

Bắp chuối rừng được lèn chặt với tôm, cá suối trong ống nứa và lam (nướng quay) trên bếp. 

Chuối mọc nhiều nơi trong rừng và núi cao của Tây Bắc, chúng thường sinh sôi nảy nở ở những nơi có nguồn nước suối. Là cây hoang dại nhưng lại có nhiều tác dụng đối với đồng bào các dân tộc vùng cao. Họ lấy cây chuối về làm thức ăn gia súc, hạt chuối rừng làm thuốc và đặc biệt, hoa chuối rừng mà người Tày vùng Tây Bắc vẫn gọi bắp bi là nguyên liệu chính để chế biến món ăn ngon và lạ: bắp bi lam với cá suối trong ống nứa.


Những món ăn truyền thống của người Cơ Tu

Đồng bào Cơ Tu là bộ tộc sống lâu đời trên dãy Trường Sơn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, người Cơ Tu vẫn giữ được bản sắc riêng cho bộ tộc mình qua các lễ hội, trang phục, âm nhạc... Cả ẩm thực truyền thống của họ cũng rất đa dạng, phong phú không kém.

Một số món truyền thống của người Cơ Tu. 

Thịt heo rừng không già không non, xắt miếng lớn, ướp với muối ớt, tiêu rừng cho thấm sau đó xiên vào que nướng trên than hồng. Món này khi nướng, bốc mùi thơm thật hấp dẫn, có thể cầm que hoặc lấy ra từng miếng để ăn, vừa thổi vừa ăn mới khoái khẩu. Ngoài ra, bà con còn làm món thịt muối lạ, thịt heo rừng bóp với muối và cơm sau đó cho vào ché bịt lại. Để càng lâu càng ngon. Món này nấu với các loại rau rừng thật đậm đà hương vị hoang dã.


Về đâu tiếng vó ngựa đua

Vùng Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn (H.Hóc Môn, TP.HCM) từng nổi tiếng với nghề nuôi ngựa đua khi trường đua Phú Thọ còn hoạt động. Bây giờ, sau nhiều năm trường đua đóng cửa, nhiều người bỏ nghề, số ngựa cũng chẳng còn là bao, nhưng nơi đây vẫn có những người bám trụ với nghề nuôi ngựa đua. 

Ông Ba Trí ngồi lau lại chiếc cúp vô địch một thời đã qua - Ảnh: Công Nguyên 

Đôi giếng không bao giờ cạn nước

Dưới chân núi Ái Nàng (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) có một đôi giếng chỉ sâu 1,5 m lúc nào cũng đầy ăm ắp nước. Liên quan tới giếng là truyền thuyết về con rắn thần có tình có nghĩa.

Đôi giếng nằm trong khu dân cư thuộc làng Chiềng, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy. Bao quanh có 3 cây si cổ thụ với nhiều rễ lớn, nhỏ ăn xuống mặt đất, tán lá ôm trọn quần thể giếng. Nước giếng chỉ sâu ngang vai người và luôn tràn ra ngoài. Ngay cả khi người dân múc nước cả ngày, nước vơi rồi lại tràn trề, kể cả trong những mùa khô hạn nhất.

Sáng sớm mùa đông ở miền núi buốt lạnh thấu xương, trái lại ở cạnh giếng hơi ấm lan tỏa. Người dân đến giếng lấy nước rửa mặt, vốc một chút nước cũng đem lại cảm giác ấm áp, thanh khiết. 
Bao quanh quần thể giếng là những cây cổ thụ khổng lồ. Ở đây có bia mộ thờ ông Cao Huy Thuật, ông Tổ của vùng đất này. Ảnh: Phan Dương. 

9 thg 1, 2014

Chinh phục cung đường Chế Tạo - Mường La

Bầu trời âm u kéo những đám mây đen phủ kín tầm nhìn khi chúng tôi bắt đầu hành trình chinh phục cung đường Chế Tạo - Mường La, nơi được giới du lịch bụi mệnh danh là "tứ đại tử địa" của vùng đất Tây Yên Bái... 

Phút dừng chân bên một con suối băng ngang đường - Ảnh: Đá Tảng

Trước khi chinh phục cung đường này, chúng tôi đã biết đây là 1 trong 4 con đường hiểm trở bậc nhất ở vùng đất Tây Yên Bái. Cung đường dài 70km nối từ Mù Cang Chải (Yên Bái) đến Mường La (Sơn La) chỉ có 4 bản trên toàn tuyến, 2 bản người Mông nằm phía Yên Bái và 2 bản người Thái nằm bên mạn Sơn La với vỏn vẹn chiều rộng đường khoảng 1m.

Cá lăng, đặc sản rừng Madagui

Cá lăng nướng, canh chua cá lăng hay cá lăng nấu lẩu... là những món ngon du khách có thể thưởng thức khi đến khu du lịch rừng Madagui.

Nằm cách Đà Lạt khoảng 150 km, khu du lịch rừng Madagui là một phần của rừng Quốc gia nam Cát Tiên. Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên với hệ thống sông suối và hang động liên hoàn đã tạo cho khu du lịch sinh thái này một sức hút rất riêng đối với du khách. Đến với Madagui, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, khám phá và trải nghiệm những trò chơi mạo hiểm ở đây như chèo thuyền vượt thác, đi thuyền độc mộc trên sông, cưỡi ngựa...

Sau khi đã mệt nhoài với các trò chơi, những món ăn được chế biến từ nguyên liệu có sẵn trong rừng khiến thực khách phải mê mẩn như: măng rừng xào tỏi; khổ qua rừng xào trứng; ếch rừng xào lăng; cá trèn chiên giòn... Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức đủ món ăn ngon từ cá lăng, một loại cá đặc sản sống ở các con sông, con suối của khu rừng này. 

Cá lăng nướng muối ớt ăn kèm với bánh tráng và các loại rau rừng luôn được du khách ưa thích khi đến Madagui. Ảnh: Tiêu Phong. 


Ngọt bùi với cây bắp

Chẳng biết từ bao giờ, cây bắp bén rễ trên đồng đất Việt Nam và gắn bó bao đời nay với người nông dân. Giống cây trồng này chỉ ba tháng một vụ đã mang lại cho nhà nông một nguồn sống và những ngọt bùi của bắp đọng mãi suốt cả năm.

Vào mùa, đồng quê mênh mang là bắp. 

Mỗi vụ lúa qua đi, nông dân tấp nập làm đất để gieo hạt bắp xuống. Thường thì người ta ươm sẵn bắp bầu rồi chờ gặt lúa xong buổi sáng, chiều có thể đặt bầu bắp. Chỉ vài hôm sau, bắp quen đất, quen tay người chăm sóc bén rễ và lên nhanh chóng. Cả cánh đồng bạt ngàn với bắp là bắp, xanh ngắt một trời.

Ở quê, người dân thường trồng nhiều giống bắp nhưng phải là giống tốt, cho hạt nhiều, vừa nuôi con người vừa cung cấp lương thực cho chăn nuôi. Còn nếu là bắp để thưởng thức thì chọn giống bắp nếp, cùi ngắn và nhỏ nhưng ăn thơm, dẻo.

Hành trình trên đất bazan

Những cơn mưa và cả cái nắng gay gắt của miền cao nguyên hùng vĩ ẩn chứa biết bao điều kỳ thú và cả những huyền thoại. Trong mịt mùng ấy, người đi bất chấp lạnh lùng, ướt át là để tìm đến một nơi chốn hết sức đặc biệt của nước non này, có vậy mới thấy được giá trị thực sự của cảm xúc, của tình yêu và lòng tự hào về quê hương xứ sở.

Những bản làng trên đèo Violac

Trên đất bazan

Chuyến đi của chúng tôi qua 3 tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Quảng Ngãi với gần 700km đường bằng xe máy. Vốn là người đã quen dịch chuyển bởi cái nghề cầu đường rày đây mai đó trước kia, nên bao giờ trong ba lô, túi xách của tôi cũng tương đối đầy đủ đồ nghề cho những chuyến đi xa: bản đồ toàn tỉnh và bản đồ chi tiết thành phố Kon Tum, giấy bút để ghi chép lại những gì tai nghe mắt thấy nơi miền đất nắng gió huyền thoại của sử thi.

Thân lươn bao quản lấm đầu…

Sau khi xong công việc đồng áng, người nông dân miền Tây Nam bộ có thú vui xách chĩa đi đâm lươn kiếm bữa ăn chiều. Cũng có thể thả câu kiều, đặt lọp, đặt trúm… để bắt những con lươn vàng ươm cỡ ngón chân cái (có con cỡ cườm tay người lớn, dài tới 70 - 80cm) để chế biến nhiều món ăn dân dã mà ngon tuyệt. Ngoài cách xào sả ớt và canh chua lươn vốn phổ biến, có mấy cách chế biến lươn khác như sau:

Lươn nấu canh chua trái giác 



8 thg 1, 2014

Đặc sản vùng biên phía Nam

Bọ cạp núi bán ở chợ Tịnh Biên. 

Trong các dịp nghỉ lễ, tết khá dài ngày, du khách có thể về vùng Thất Sơn (Bảy Núi) tham quan, viếng chùa bái Phật, sau đó dạo chơi chợ biên giới, thưởng thức các món ẩm thực đặc sắc, rất đặc trưng của vùng này. Thất Sơn là tên gọi một vùng thuộc địa phận hai huyện biên giới là Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang, giáp tỉnh Takeo của Campuchia.

Vùng Thất Sơn vừa có núi non, vừa có đồng bằng với nhiều sông rạch; có rất nhiều bà con chăn nuôi bò. Do đó, đến Tịnh Biên bạn nên dùng qua vài món ẩm thực đặc sắc ở đây ví dụ như cháo bò, khô bò, lạp xưởng bò, phở bò, dụm bò…


Canh chua khô cá lóc, đọt me

Chanh chua khô cá lóc (xiêm lo) nấu với lá me non. 

Món canh chua Việt có rất nhiều cách nấu, cách sử dụng nguyên liệu khác nhau. Đó là món không chỉ đơn thuần là để “ăn” mà còn thể hiện tính cách và văn hóa ẩm thực mỗi vùng, miền.

Các bà nội trợ hoặc các tay đầu bếp thường dùng chanh, me, giấm, cơm mẻ để chăm chút cho nồi canh chua. Nhưng những tay mê ẩm thực, những tay thợ nấu tài hoa vùng đồng bằng sông Cửu Long thường tìm tòi, sáng tạo cách nấu sao cho vừa lạ miệng vừa kích thích tiêu hóa, chẳng hạn như cá ngát nấu bần, cá linh kho với me non, lươn nấu với đọt cóc hoặc khô cá lóc nấu với đọt me.


Kho báu giữa trùng khơi

Nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long và sát cạnh Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long được ví như một “kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi ở vùng biển Ðông Bắc của Việt Nam. 

Một thế giới hoang sơ và kỳ diệu

«
          “VQG Bái Tử Long có một lợi thế rất lớn mà không phải nơi nào cũng có được. Ðó là sự hội tụ của 3 hệ sinh thái là biển, đảo và rừng cùng tồn tại, phân bổ khá đặc biệt trên một diện tích biển rộng lớn”.
(Ông Lê Văn Lanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội VQG và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam)
                                                  »

Từ cầu cảng xã đảo Minh Châu (huyện Vân Ðồn, tỉnh Quảng Ninh), mất chừng 10 phút luồn lách qua những dải núi đá, núi đất xen kẽ, chiếc ca nô do anh Nguyễn Ðăng Khoa, Hạt phó Hạt kiểm lâm vườn điều khiển đã đưa chúng tôi cập đảo Ba Mùn, một hòn đảo mang đậm đặc trưng của hệ sinh thái rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia (VQG) Bái Tử Long.

Phía Ðông hòn đảo, sóng biển ầm ầm tung bọt trắng xóa, bụi nước cao hàng chục mét, trong khi đó ở phía Tây khung cảnh lại thanh bình, mặt nước phẳng lặng, êm đềm. Bởi vậy, hòn đảo được ví như một bức tường thành che chắn cho vùng cư dân của huyện đảo Vân Ðồn sinh sống ở phía trong trước những trận cuồng phong của biển cả.


2 thg 1, 2014

Hòn Đốc trong quần đảo Hải Tặc

Một ngày nắng đẹp, chúng tôi về miền đất Hà Tiên thơ mộng, làm xao xuyến lòng người với non xanh nước biếc chập chùng… Từ đó, ra “hòn” là hành trình hấp dẫn, gây nhiều háo hức với dân đồng bằng như chúng tôi.

Bến tàu cao tốc ở Hà Tiên ra đảo Hải Tặc. 

Mua vé 40.000 đồng, khách du lịch xuống tàu Minh Nga ở cảng Hà Tiên. Đúng 14g30 tàu xuất bến, vượt biển đi Hòn Đốc. Đứng trên boong tàu, du khách sẽ thấy thành phố Hà Tiên xinh đẹp với núi Tô Châu, núi Pháo Đài, đồi Bình San, núi Đèn, mũi Nai... mờ xa dần trong biển nước mênh mang.


Điểm du lịch Chăm ít người biết đến ở Ninh Thuận

Bên cạnh các tháp Chàm và làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận còn nhiều điểm du lịch Chăm hấp dẫn khác như bia ký đá chẻ Chung Mỹ, núi Chà Bang, giếng cổ Thành Tín...

1. Bia ký đá chẻ Chung Mỹ

Trên đường ghé tháp Po Rome nổi tiếng ở huyện Ninh Phước, du khách có thể dừng chân tham quan di tích bia ký cổ của người Chăm, cách thị trấn Phước Dân 2 km về hướng nam. Đến đây, bạn sẽ được nghe kể về truyền thuyết con rồng thiêng xuất hiện từ bia ký hóa phép cho Po Klaong Garai từ người xấu xí trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú và trở thành vua Chăm được tôn thờ đến ngày nay. 

Bia ký cổ của người Chăm đã được nghiên cứu và dịch thuật. Ảnh: Putra Jatrai. 


Về thăm đền Trạng

Về thăm khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng), chỉ một buổi chiều nhưng khu di tích rộng gần 6ha đủ để du khách trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau. 

Một góc hồ Bán Nguyệt

Dạo bước trên con đường dẫn vào đền, gió lồng lộng thổi từ cánh đồng. Bên lề đường có vài người bán rong bày bán vài thẻ hương, tiền vàng mã, hoa quả, nước uống phục vụ khách du lịch. Bước qua cổng tam quan với ba chữ Hán: Trung Am tự (tức đền Trung Am) là đền thờ với ba gian tiền đường và hai gian hậu cung được lập nên từ nền nhà cũ của Trạng Trình.

Món ăn “ngàn năm tráng kiện”

Cư dân vùng cao trên dãy Trường Sơn thường ví ếch núi như “gà rừng”, bởi thịt ếch trắng, thơm ngon, dai nhưng giòn, giàu dinh dưỡng, ăn rất hiền.

Ếch núi xào với thiên niên kiện. 

Hè về, trên rặng Trường Sơn hoang dã thường có những trận mưa rừng bất chợt. Lúc này, ở các đám lau lách ven thung lũng, lũ ếch, nhái, ễnh ương, chàng hiu… cùng tấu lên bản nhạc “sơn lâm” khá nhịp nhàng. Tôi được một người Cơ Tu tốt bụng cho tháp tùng đi bắt ếch vào một đêm cuối hè. Giữa rừng khuya tĩnh mịch, gió thổi lào xào qua tán lá, tiếng “hoà tấu” của lũ ếch núi mỗi lúc mỗi gần. Cuối cùng, một thung lũng rộng hiện ra với nhiều tiếng kêu “ộp ộp”. Mỗi người đi bắt ếch núi chỉ cần mang theo đèn pin, vợt và bao xác rắn để đựng ếch. Họ đi mỗi toán hai người, người soi và người bắt. Ếch núi thường vừa ngồi bắt mồi, vừa “tấu” ven bờ suối. Khi soi đèn pin bắt gặp hai con mắt phản chiếu ánh sáng có màu sáng thì đúng là ếch núi, cứ việc nhẹ nhàng đi tới dùng vợt chụp xuống mà bắt bỏ vào bao.


Món ngon có tên tuổi ở xứ Trảng

Có một món ăn mà tên tuổi của nó đã làm nên thương hiệu của một vùng đất. “Bánh canh Trảng Bàng”, một đặc sản của dân xứ Trảng đã nổi tiếng khắp các tỉnh thành Nam bộ và vươn xa ra nhiều nơi trong cả nước và cả hải ngoại.

Có đến gần 30 loại rau ăn kèm với bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc. 

Có đến 30 loại rau, đọt lá ăn kèm

Bánh canh Trảng Bàng là tên gọi chung cho hai món ăn chính: bánh canh và bánh tráng cuốn thịt heo luộc với chén nước mắm chua ngọt thanh và hàng chục loại rau ăn kèm. Nước chấm bánh tráng cuốn được pha từ nước mắm ngon, chanh, đường, ớt, tiêu, kèm gỏi chua từ củ cải và càrốt. Rau, vài thứ được trồng xung quanh vườn nhà như: húng lủi, cần nước, tía tô, lá cóc, rau nhái, giấp cá, ngò gai, hẹ, quế vị, lá lụa… Chưa hết, rau còn đọt lá non lấy từ thiên nhiên mọc ven sông rạch ở Trảng Bàng như trâm ổi, lộc vừng, đọt kim cang, sộp, lá cách, bứa rừng, bứa sông, đọt chiếc, mặt trăng, bằng lăng, trâm sắn… Có đến gần 30 loại rau và đọt lá cây các loại. Sự phong phú, đa dạng của rau với nhiều sắc màu như xanh, đỏ, vàng, nâu… là điều thú vị với nhiều thực khách.


Gia vị của núi rừng

Núi rừng ban cho con người không chỉ sản vật mà còn cả những gia vị trong cuộc sống thường ngày. Những món ăn trở nên ngon, lạ và hấp dẫn bởi núi rừng đã cung cấp những gia vị cay nồng, thơm nức tận nơi đầu nguồn.

Các loại gia vị tự nhiên từ núi rừng của người vùng cao. 

Riềng rừng và hạt dổi

Vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch, đoán biết được lúc ấy, những bụi riềng trên rừng đã già, đã cay, người Tày vác cuốc lên rừng tìm những bụi nào riềng đã trổ hoa, ra quả, xung quanh cỏ cây rậm rạp, đào lên lấy củ. Những củ riềng già cứng đơ, vỏ bọc đen lại và cay xè. Đó là lúc vị cay của rừng đã đến độ chín. Người vùng cao lấy riềng về cạo sạch vỏ, giã ra phơi khô đổ vào ống bầu làm gia vị dùng dần. Riềng làm gia vị cho nhiều món ở vùng cao. Nào cá nướng ướp riềng, thịt heo cắp nách bóp riềng mẻ, món măng đắng luộc chấm muối riềng… món nào cũng vậy, riềng đều cho vị cay cay, thơm thơm, ăn vào thấy ấm lòng.