Hiển thị các bài đăng có nhãn hội quán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hội quán. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 3, 2024

Di tích hơn 200 năm tuổi đổ nát giữa lòng TP Thanh Hóa

Do không được quan tâm trùng tu, sửa chữa, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Hoa thương hội quán giữa lòng TP Thanh Hóa ngày một hoang tàn, đổ nát, có nguy cơ trở thành phế tích trong nay mai

Di tích lịch sử cấp tỉnh Hoa thương hội quán hiện tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 400 m² tại đường Trần Phú, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Di tích lịch sử văn hóa Hoa thương hội quán xuống cấp hư hỏng, hoang phế

6 thg 12, 2023

Rực rỡ Kiến An Cung

Kiến An Cung (còn có tên gọi khác là chùa Ông Quách) là ngôi chùa có tuổi đời trăm năm, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp). Đây là một trong những điểm du lịch, tham quan nổi tiếng ở thành phố này. Ngôi chùa vừa cổ kính vừa ghi dấu án kiến trúc tiêu biểu của văn hoá Trung Hoa đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990.

Kiến An Cung (còn có tên chùa Ông Quách) có niên đại gần trăm năm tuổi tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp với kiến trúc cổ kính đậm dấu ấn Trung Hoa.

6 thg 2, 2023

Tục vay lộc trong ngôi chùa trăm tuổi ở Sài Gòn

Dịp Tết Nguyên tiêu, nhiều người đến chùa Ông (quận 5) hành lễ và "vay lộc", hẹn năm sau sẽ mang trả gấp đôi, mong làm ăn phát đạt.


Tối 4/2, một ngày trước rằm tháng giêng, nhiều người Hoa ở khu vực Chợ Lớn và du khách viếng chùa Ông, mong cầu may mắn, phước lành trong năm mới.

Chùa Ông, còn gọi là Miếu Quan Đế hoặc Hội quán Nghĩa An là hội quán của người Triều Châu và Hẹ sang Việt Nam sinh sống, được xây dựng khoảng đầu thế kỷ 19. Chùa thờ Quan Công (hay Quan Thánh đế quân), một nhân vật thời Tam Quốc có tấm lòng trung nghĩa và chí khí anh hùng.

2 thg 12, 2022

Kiến trúc Hội quán người Hoa ở Chợ Lớn

Người Hoa di cư đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh ngày nay) vào cuối thế kỷ XVII. Tại đây, cộng đồng người Hoa đã xây dựng nên những công trình kiến trúc tôn giáo cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu, đền, đình (còn gọi là hội quán) làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân tộc mình.

Chính điện Hội quán Tuệ Thành thuộc quận 5. TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19)

Hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn: Hội tụ những giá trị văn hóa tâm linh và kết nối cộng đồng

Hội quán của người Hoa tại Chợ Lớn có quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền với bản sắc, văn hóa cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh. Trước đây, hội quán thường sinh hoạt theo cộng đồng bang, hội, làm ăn, kinh doanh. Hiện nay, sự kết nối ấy vẫn duy trì để đóng góp vào việc xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển.

Một bức tranh điêu khắc trong hội quán

9 thg 1, 2022

Ngắm kiến trúc Hội quán của người Hoa xưa ở Hà Nội sau khi được phục dựng

Với diện tích lên tới 1.800 m² trên phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), ít ai biết đến công trình Hội quán Quảng Đông mới được phục dựng ở đây là một quần thể kiến trúc cổ kính độc đáo đã tồn tại hơn một trăm năm.

Ngay dưới thời Tây Sơn, năm 1801, người Quảng Đông đã dựng Hội quán. Sau đó hơn mười năm, cộng đồng Phúc Kiến cũng dựng Hội quán. Hai tòa hội quán là nơi thờ của bà Thiên Hậu, nơi tụ họp của người Hoa.

9 thg 2, 2021

Chùa Ông Cần Thơ – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Nam Bộ

Chùa Ông là một trong những ngôi chùa cổ ở Cần Thơ thể hiện nét văn hóa độc đáo của người Hoa. Với đường lối kiến trúc tinh tế, hoa văn mang đậm nét văn hóa Trung Quốc đặc sắc. Vẻ đẹp của ngôi chùa vẫn còn trường tồn theo thời gian, xứng danh là một ngôi chùa đẹp ở miền Tây Nam Bộ trở thành điểm đến nổi tiếng của Cần Thơ. Khi du lịch Cần Thơ đến Chùa Ông bạn có thể cảm nhận không gian thật linh thiêng và thành tâm cầu bình an và hạnh phúc cho những người thân yêu.

Chùa Ông Cần Thơ – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Nam Bộ

Chùa Ông tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc địa phận phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tên gốc của ngôi chùa là Quảng Triệu Hội Quán – hội quán của người Hoa tại hai phủ là Quảng Châu và Triệu Khánh, thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc là nơi thờ phượng, giao lưu, gặp gỡ đồng hương, giúp nhau làm ăn để an cư lạc nghiệp ở vùng đất mới.

16 thg 8, 2020

Thăm chùa Ông Bổn Sóc Trăng

Nếu có dịp ghé thăm chùa Ông Bổn du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị với nét độc đáo về kiến trúc ngôi chùa; đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa tại TP. Sóc Trăng.

Chùa Ông Bổn là tên gọi quen thuộc của Hòa An Hội Quán lâu nay. Theo tài liệu còn lưu lại thì đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875 để thờ cúng Ông Bổn (A Côn - Trịnh Ân là một viên tướng vào đời Tống), tọa lạc tại số 9, đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, TP. Sóc Trăng. Vào ngày 12-5-2004, chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh. 

Chùa Ông Bổn. Ảnh: KGT 

18 thg 7, 2019

Hình ảnh chùa Bà Thiên Hậu hàng trăm năm trước

Cầu Ông Lãnh là địa danh rất nổi tiếng của Sài Gòn, nhưng chùa Bà Cầu Ông Lãnh thì không phải ai cũng biết. Phải chăng đây chính là chùa Bà Thiên Hậu nổi tiếng Sài Gòn? 

Hội quán Quảng Triệu (bên trái) trên đường Bến Chương Dương (nay là đường Võ văn Kiệt), Sài Gòn năm 1928. Hội quán này còn được gọi là chùa Bà Thiên Hậu.

17 thg 5, 2018

Chùa Minh Hương ở Chợ Lớn

Ờ Sài Gòn có một cơ sở tín ngưỡng được các nhà nghiên cứu biết đến rất nhiều, đó là Hội quán Minh Hương Gia Thạnh, còn gọi là chùa Minh Hương, đình Minh Hương (cả hai cụ Sơn Nam và Vương Hồng Sển đều đã nhiều lần nhắc đến ngôi chùa này trong sách của mình). Hội quán Minh Hương Gia Thạnh là cơ sở tín ngưỡng, văn hóa của người Hoa và có giá trị lịch sử lẫn kiến trúc nghệ thuật rất lớn, đã được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia.

Thế nhưng có một ngôi chùa Minh Hương khác, cũng của người Hoa, cũng là hội quán, cũng ở Chợ Lớn, nhưng nhỏ hơn chùa Minh Hương Gia Thạnh nhiều lắm, không được xem là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (cấp thành phố cũng không luôn!). Ấy vậy mà theo tui, nơi này được người dân biết đến và lui tới nhiều lần hơn hẳn hội quán Minh Hương trên kia! Đó là chùa Minh Hương, hay Phước An Hội quán, hay chùa Ông, ở 184 Hồng Bàng, phường 12, quận 5.


25 thg 4, 2018

Chùa Bà Chợ Lớn - Tuệ Thành hội quán

Hội quán Tuệ Thành (hiện tọa lạc tại 710 Nguyễn Trãi, quận 5) do người Hoa gốc Tuệ Thành (tức phủ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông) đến vùng Sài Gòn - Chợ Lớn làm ăn xây dựng nên để thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu phù hộ cho họ đi biển được an toàn. Ước hội quán được xây dựng nên khoảng 1760. Với đa số người dân, tên gọi Chùa Bà Thiên Hậu, chùa Bà Chợ Lớn hay miếu Thiên Hậu quen thuộc hơn, nhưng tên chính thức nơi đây - và được ghi trong bằng chứng nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia là Hội quán Tuệ Thành.

Chính diện Chùa Bà

24 thg 4, 2018

Ghi chép tản mạn nơi Hà Chương hội quán

Hà Chương hội quán tọa lạc tại 802 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Tương truyền rằng xưa kia người Hoa thuộc hai phủ Chương Châu và Tuyền Châu của tỉnh Phúc Kiến sang Việt Nam đã lập nên Hội quán Nhị Phủ (tức Miếu Nhị Phủ - năm 1730) làm nơi thờ cúng. Sau đó từ đây lại tách ra làm Hội quán Ôn Lăng (phủ Tuyền Châu - năm 1740) và Hội quán Hà Chương (phủ Chương Châu - năm 1809).


23 thg 4, 2018

Thăm Hội quán Ôn Lăng

Đã tới Hội quán Nhị Phủ (chùa Ông Bổn) thì lại thêm tò mò một chút, vì người dân nhị phủ là Chương Châu và Tuyền Châu (nghe nói rằng) đã tách ra để lập nên hai hội quán cho riêng mình, là Hà Chương và Ôn Lăng. Vậy nên tui lại lò dò tới thăm hội quán Ôn Lăng.

Hội quán Ôn Lăng là hội quán do cộng đồng người Hoa sống tại phủ Tuyền Châu, thuộc tỉnh Phúc Kiến di cư sang Việt Nam lập nên. Hiện nay, hội quán tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5.

Về tên gọi và địa điểm của Hội quán Ôn Lăng có những điều thú vị. Nhìn vào cổng hội quán, ta thấy như sau:


20 thg 4, 2018

Từ Biên Hòa tới Chợ Lớn, từ 7 còn 2

Hi hi, đặt cái tựa như vậy để câu view thôi, chớ không có gì ghê gớm đâu!

Chuyện là vầy:

Ở Cù lao Phố, Biên Hòa có ngôi miếu cổ là Thất Phủ Miếu (dân gian gọi là chùa Ông, và bây giờ miếu đã cổ rồi nên còn gọi là Thất Phủ cổ miếu). Ở Chợ Lớn có ngôi miếu cổ là Nhị Phủ Miếu (dân gian gọi là chùa Ông Bổn). Vậy là... từ Biên Hòa tới Chợ Lớn, từ 7 còn 2.

Cuối thế kỷ 17, di dân người Hoa đến lập nghiệp miền Nam nước ta. Để tương trợ lẫn nhau và để có nơi thờ tự đáp ứng nhu cầu tâm linh, họ lập ra những hội quán và đồng thời là miếuThất Phủ Miếu ở Biên Hòa ra đời năm 1684 trong hoàn cảnh ấy, và là ngôi miếu thờ - hội quán đầu tiên của người Hoa ở Nam bộ.

Miếu Nhị phủ

17 thg 4, 2018

Mê mẩn trước kiến trúc tuyệt mỹ của hội quán Hà Chương

Không chỉ mang phong cách kiến trúc Phúc Kiến độc đáo, hội quán Hà Chương ở Chợ Lớn còn là nơi sở hữu những kiệt tác điêu khắc đá cổ có một không hai. 

Tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Hà Chương còn có tên là Hội quán Chương Châu, chùa Ông Hược hoặc chùa Bà Hà Chương là một trong những hội quán có kiến trúc độc đáo nhất vùng Chợ Lớn xưa

4 thg 4, 2018

Có những Hội quán...

Nghĩa An hội quán. một Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia tại TPHCM

Bạn biết không, ở TPHCM hiện nay có tất cả là 30 Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia. 30 di tích ấy được liệt kê như sau (xếp theo quận, huyện):

1 thg 1, 2018

Khám phá hội quán đặc biệt của người Hoa Chợ Lớn

Có tuổi đời gần 300 năm, hội quán Nhị Phủ là một công trình nổi tiếng lâu đời và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở Chợ Lớn.

Tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông quận 5, TP HCM, hội quán Nhị Phủ (còn gọi là Miếu Nhị Phủ hay chùa Ông Bổn) là một hội quán nổi tiếng lâu đời và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở Chợ Lớn

24 thg 12, 2017

Ngôi chùa hơn trăm năm giữa lòng Cần Thơ

Chùa Ông được người Hoa gốc Quảng Đông xây dựng từ hơn 120 năm trước, nay là điểm đến hút du khách tham quan ở Cần Thơ. 

Ngôi chùa nổi bật trên đường Hai Bà Trưng (quận Ninh Kiều) bởi dáng dấp của kiến trúc và màu sắc sặc sỡ đặc trưng của người Hoa. Chùa Ông được xây dựng từ năm 1894 trên diện tích 532 mét vuông với tên gốc là Quảng Triệu Hội Quán. 

18 thg 12, 2017

Có những hội quán người Hoa ở Huế như ở Hội An!

Hội quán Quảng Đông ở Huế. Ảnh: Nguyễn Văn Toàn 

Nằm phía Đông Nam Kinh Thành Huế, con đường Chi Lăng thuộc khu phố cổ Gia Hội là nơi tập trung nhiều hội quán người Hoa.

Đến với nơi đây cũng sẽ giống như đến với phố cổ Hội An ở Quảng Nam, du khách sẽ tìm lại được sự thanh thản, sự tĩnh lặng cần thiết để quên đi phần nào những xô bồ của cuộc sống hiện đại.

14 thg 12, 2017

Hội quán Ôn Lăng

Với kiến trúc độc đáo và lịch sử gần 300 năm, hội quán Ôn Lăng là địa điểm tham quan thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế.

Tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, quận 5, TP HCM, hội quán Ôn Lăng là một công trình tâm linh có lịch sử lâu đời của người Việt gốc Hoa vùng đất Chợ Lớn