Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
20 thg 11, 2024
Quá trình xây Tòa thánh Tây Ninh gần 100 năm trước
Được xây dựng từ năm 1931, Tòa thánh Tây Ninh - công trình biểu tượng của đạo Cao Đài chưa từng được sửa chữa, kiến trúc vẫn nguyên vẹn.
Tòa thánh Tây Ninh - công trình trăm năm của đạo Cao Đài
Quá trình 14 năm xây dựng, Tòa thánh không có bản thiết kế, kỹ sư mà được tín đồ thực hiện phần lớn bằng tay không, nhiều vật liệu từ chén, dĩa sành bị vỡ.
Ý tưởng xây Tòa thánh manh nha khi đạo Cao Đài thành lập năm 1926 tại ngôi chùa Gò Kén ở huyện Hòa Thành (nay là thị xã), với mục đích làm tổ đình để bà con giáo dân tụ họp hành lễ. Nhóm nhân sĩ đầu tiên của đạo tới khu rừng ở làng Long Thành, thuộc Hòa Thành (cách TP Tây Ninh 5 km) mua mảnh đất rộng 50 ha của thương nhân người Pháp đặt nền móng cho công trình.
Phối sư Ngọc Hồng Thanh, người quản lý Tòa thánh từ năm 1963 đến nay, cho biết vùng đất xây tổ đình có phong thủy tốt, nằm trên 6 mạch nước ngầm hội tụ, gọi là "lục long phò ấn". Hộ pháp Phạm Công Tắc (một trong những người sáng lập đạo Cao Đài) chọn lựa nơi này xây Tòa thánh để "bảo vệ long mạch, trấn yểm giúp người dân, đất nước yên bình".
Ý tưởng xây Tòa thánh manh nha khi đạo Cao Đài thành lập năm 1926 tại ngôi chùa Gò Kén ở huyện Hòa Thành (nay là thị xã), với mục đích làm tổ đình để bà con giáo dân tụ họp hành lễ. Nhóm nhân sĩ đầu tiên của đạo tới khu rừng ở làng Long Thành, thuộc Hòa Thành (cách TP Tây Ninh 5 km) mua mảnh đất rộng 50 ha của thương nhân người Pháp đặt nền móng cho công trình.
Phối sư Ngọc Hồng Thanh, người quản lý Tòa thánh từ năm 1963 đến nay, cho biết vùng đất xây tổ đình có phong thủy tốt, nằm trên 6 mạch nước ngầm hội tụ, gọi là "lục long phò ấn". Hộ pháp Phạm Công Tắc (một trong những người sáng lập đạo Cao Đài) chọn lựa nơi này xây Tòa thánh để "bảo vệ long mạch, trấn yểm giúp người dân, đất nước yên bình".
8 thg 11, 2024
Nghề thủ công ở Tây Ninh
Mỗi làng nghề là một bản sắc, một nét đẹp truyền thống mang lại thu nhập cho người dân địa phương.
Ở Tây Ninh, nghề thủ công tương đối đa dạng, có những nghề đặc trưng địa phương đã tồn tại lâu đời, tập trung sản xuất trên địa bàn những nơi được công nhận là nghề truyền thống. Chẳng hạn như các làng nghề sản xuất hàng mỹ nghệ; đồ gia dụng bằng nguyên liệu tre, trúc, tầm vông; nghề làm nhang, làm bánh tráng, muối ớt ở các phường Long Thành Trung, phường Long Thành Bắc, thị xã Hoà Thành.
Ở Tây Ninh, nghề thủ công tương đối đa dạng, có những nghề đặc trưng địa phương đã tồn tại lâu đời, tập trung sản xuất trên địa bàn những nơi được công nhận là nghề truyền thống. Chẳng hạn như các làng nghề sản xuất hàng mỹ nghệ; đồ gia dụng bằng nguyên liệu tre, trúc, tầm vông; nghề làm nhang, làm bánh tráng, muối ớt ở các phường Long Thành Trung, phường Long Thành Bắc, thị xã Hoà Thành.
7 thg 11, 2024
Nhận thức lại di tích Bến Đình - Tiên Thuận
Cho đến nay, đã gần 5 năm sau cuộc khảo cổ gần đây nhất ở Bến Đình, thuộc ấp B, xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu. Đấy là cuộc khảo cổ có quy mô lớn nhất Tây Ninh, với 6 hố đào trên diện tích 325 m². Tất cả được quần tụ chung quanh ngôi miếu Bà Chúa xứ.
Đến đây vào ngày cuối tháng 11.2019, khi mà cuộc khai quật đã gần xong, người viết hỏi thăm thì trên gương mặt Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung Kiên- Giám đốc Trung tâm Khảo cổ thuộc Viện Khoa học xã hội (KHXH) vùng Nam bộ vẫn toả nắng một nụ cười rạng rỡ. Ngay cả các thành viên khác cũng vậy! Là các cán bộ trẻ của Bảo tàng tỉnh và của Trung tâm. Họ vẫn say mê làm việc ở các công đoạn cuối cùng. Như vẽ ghi chi tiết các hố đào và… chụp ảnh. Cho dù họ đã liên tục bám sát hiện trường hơn một tháng qua.
Nụ cười khảo cổ.
Đến đây vào ngày cuối tháng 11.2019, khi mà cuộc khai quật đã gần xong, người viết hỏi thăm thì trên gương mặt Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung Kiên- Giám đốc Trung tâm Khảo cổ thuộc Viện Khoa học xã hội (KHXH) vùng Nam bộ vẫn toả nắng một nụ cười rạng rỡ. Ngay cả các thành viên khác cũng vậy! Là các cán bộ trẻ của Bảo tàng tỉnh và của Trung tâm. Họ vẫn say mê làm việc ở các công đoạn cuối cùng. Như vẽ ghi chi tiết các hố đào và… chụp ảnh. Cho dù họ đã liên tục bám sát hiện trường hơn một tháng qua.
6 thg 11, 2024
Học trò lễ trong lễ thức dân gian Tây Ninh
Có những gia đình như cụ Nguyễn Văn Huấn, ông Nguyễn Văn Ron, cả cha và con, đã đào tạo nên nhiều thế hệ học trò lễ nối tiếp nhau để giữ gìn truyền thống của địa phương…
Học trò lễ là một trong những thành phần tham gia tích cực trong các lễ thức dân gian ở Tây Ninh, góp phần làm trang nghiêm cuộc lễ, thể hiện tinh thần lễ nghĩa của cư dân nơi mảnh đất phía Tây Nam Tổ quốc. Có những gia đình như cụ Nguyễn Văn Huấn, ông Nguyễn Văn Ron, cả cha và con, đã đào tạo nên nhiều thế hệ học trò lễ nối tiếp nhau để giữ gìn truyền thống của địa phương…
Học trò lễ còn được gọi là lễ sanh hay lễ sĩ, là những người đảm trách việc lễ nghi trong các lễ cúng- nhất là các lễ cúng đình, miếu, đền thờ… các nghi thức có trình cúng như cúng Phật, tiến sư ở chùa; đăng điện trong nghi thức của đạo Cao Đài; tiến linh ở đám tang; trình thập cúng trong lễ vía Linh Sơn thánh mẫu ở điện Bà (núi Bà Đen).
Học trò lễ là một trong những thành phần tham gia tích cực trong các lễ thức dân gian ở Tây Ninh, góp phần làm trang nghiêm cuộc lễ, thể hiện tinh thần lễ nghĩa của cư dân nơi mảnh đất phía Tây Nam Tổ quốc. Có những gia đình như cụ Nguyễn Văn Huấn, ông Nguyễn Văn Ron, cả cha và con, đã đào tạo nên nhiều thế hệ học trò lễ nối tiếp nhau để giữ gìn truyền thống của địa phương…
Học trò lễ còn được gọi là lễ sanh hay lễ sĩ, là những người đảm trách việc lễ nghi trong các lễ cúng- nhất là các lễ cúng đình, miếu, đền thờ… các nghi thức có trình cúng như cúng Phật, tiến sư ở chùa; đăng điện trong nghi thức của đạo Cao Đài; tiến linh ở đám tang; trình thập cúng trong lễ vía Linh Sơn thánh mẫu ở điện Bà (núi Bà Đen).
4 thg 11, 2024
Miếu Bà xứ Trảng
Trong cộng đồng, cư dân lập miếu thờ các vị nữ thần, cầu sự che chở, bảo hộ của các Bà. Có những ngôi miếu đến nay đã hàng trăm năm tuổi, chứng kiến và mang trong mình những biến thiên của thời cuộc cùng những câu chuyện đậm tính dân gian gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Trảng Bàng.
4 thg 8, 2024
Dấu ấn dòng họ Phạm trong tiến trình mở cõi ở Tây Ninh
Dòng họ Phạm là một trong những dòng họ khẩn hoang đầu tiên tại vùng đất này.
Từ giữa thế kỷ XVII, người Việt theo cuộc Nam tiến đi khai khẩn đất đai, định cư ở Hóc Môn rồi di chuyển dần đến Trảng Bàng, qua Gò Dầu rồi lên tận núi Bà Đen. Theo gia phả của một số gia đình ở Tây Ninh, vùng đất Bình Tịnh (nay là phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng) được coi là một trong những nơi người Việt đến định cư từ rất sớm. Trong đó, dòng họ Phạm là một trong những dòng họ khẩn hoang đầu tiên tại vùng đất này.
Bến cảng sông Vàm
Hàng trăm năm trước, sông Vàm Cỏ Đông là một trong hai thuỷ lộ chính của những lưu dân người Việt lên khai khẩn đất đai và giữ gìn bờ cõi. Ngày nay, với lợi thế giao thông đường thuỷ, hai bên bờ sông Vàm đã xây dựng nhiều bến cảng, góp phần phát triển kinh tế cho Tây Ninh.
27 thg 6, 2024
Núi Bà Đen - điểm đến hành hương hàng đầu Nam bộ
Không chỉ là ngọn núi thiêng gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu, núi Bà Đen còn sở hữu nhiều công trình và sự kiện kỷ lục.
Đại lễ dâng đăng có kỷ lục nhiều đèn đăng nhất Việt Nam
Ngày 8-6, nhằm kính mừng lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, đại lễ dâng đăng đã tổ chức trên đỉnh núi Bà Đen và được Kỷ lục Việt Nam chứng nhận là "Đại lễ dâng đăng có số lượng đèn đăng nhiều nhất Việt Nam", với 55.000 ngọn đăng thắp sáng khắp đỉnh núi.
Đại lễ dâng đăng có kỷ lục nhiều đèn đăng nhất Việt Nam
"Đại lễ dâng đăng có số lượng đèn đăng nhiều nhất Việt Nam" tối ngày 8-6 vừa qua tại núi Bà Đen
Ngày 8-6, nhằm kính mừng lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, đại lễ dâng đăng đã tổ chức trên đỉnh núi Bà Đen và được Kỷ lục Việt Nam chứng nhận là "Đại lễ dâng đăng có số lượng đèn đăng nhiều nhất Việt Nam", với 55.000 ngọn đăng thắp sáng khắp đỉnh núi.
23 thg 5, 2024
Ngắm cây phượng hình trái tim đỏ rực dưới chân núi Bà Đen
Nếu có dịp đến thăm núi bà Đen, Tây Ninh, trong những ngày đầu hè này, bạn hãy dành thời gian ngắm cây phượng đang mùa nở rộ rực đỏ dưới chân ngọn núi linh thiêng.
Hoa phượng từ lâu đã trở thành hình ảnh gắn bó mật thiết với tuổi học trò, đi vào câu văn, bài thơ và tiếng hát của biết bao người. Chính vì thế, hình ảnh phượng vĩ nở đỏ cả một vùng trời những ngày hè vốn dĩ không còn xa lạ gì nữa.
Nhưng, có cây phượng nở hoa ở Tây Ninh, tán rộng lớn phủ cả góc vườn, mang hình dáng trái tim, thì có lẽ không đâu có được.
Hoa phượng từ lâu đã trở thành hình ảnh gắn bó mật thiết với tuổi học trò, đi vào câu văn, bài thơ và tiếng hát của biết bao người. Chính vì thế, hình ảnh phượng vĩ nở đỏ cả một vùng trời những ngày hè vốn dĩ không còn xa lạ gì nữa.
Nhưng, có cây phượng nở hoa ở Tây Ninh, tán rộng lớn phủ cả góc vườn, mang hình dáng trái tim, thì có lẽ không đâu có được.
10 thg 5, 2024
Mỹ Ninh - Một phác thảo sang sông
Phải đến năm 1916, mới có con đường được mang tên là đường thuộc địa số 1 qua đây như một sự kế thừa nét phác thảo sang sông của triều Nguyễn.
Theo Tuyên phủ sứ Cao Hữu Dực đến Tây Ninh (1841-1845) góp sức phân định các đơn vị hành chính tổng, thôn; hẳn là chưa có ngành nào gọi là Khảo cổ học. Vậy mà chẳng biết do vô tình hay cố ý mà miền đất tổng Mỹ Ninh mới được thành lập và nhập vào huyện Quang Hoá này, lại dày đặc các di tích khảo cổ học. Đấy là cách nói theo các nhà khảo cổ ngày nay. Trên thực tế, đấy là dấu vết còn lại của các nền văn hoá xa xưa từng bị vùi lấp do những bão táp phong ba của cả thiên nhiên và thời cuộc.
Theo Tuyên phủ sứ Cao Hữu Dực đến Tây Ninh (1841-1845) góp sức phân định các đơn vị hành chính tổng, thôn; hẳn là chưa có ngành nào gọi là Khảo cổ học. Vậy mà chẳng biết do vô tình hay cố ý mà miền đất tổng Mỹ Ninh mới được thành lập và nhập vào huyện Quang Hoá này, lại dày đặc các di tích khảo cổ học. Đấy là cách nói theo các nhà khảo cổ ngày nay. Trên thực tế, đấy là dấu vết còn lại của các nền văn hoá xa xưa từng bị vùi lấp do những bão táp phong ba của cả thiên nhiên và thời cuộc.
8 thg 5, 2024
Chùa Gò - câu chuyện trăm năm
Dường như cả tỉnh Tây Ninh chỉ có một ngôi chùa mang tên gò. Vậy nên, ai cũng biết đấy là chùa Gò Kén, tên chữ là Thiền Lâm tự. Còn trăm năm? Tính đến năm 2024, ngôi chùa này vừa tròn tuổi trăm.
Ta có thể tìm dấu tích về tuổi tác của chùa qua hai bia đá, được Hoà thượng Từ Phong cho người chế tác và dựng trước sân chùa. Đấy là hai tấm bia đục từ đá xanh nguyên khối đặt trên lưng con rùa đá. Ngày nay, các bia này được đặt trước tượng hai vị: Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát. Trên bia, ngoài 8 chữ Hán nay đã bị mờ nhạt, chỉ có thể đoán đấy là chữ khắc tên chùa và người sáng lập thì vẫn còn các dòng chữ Pháp được khắc rõ nét hơn. Trước nay, hầu như không ai biết dòng chữ Pháp ấy có nghĩa gì. Ngay cả sư trụ trì cũng chỉ biết đấy là các dòng tên người- mà ông đoán là người thiết kế ngôi chùa.
Tượng phật bằng đồng nặng 32 tấn.
Ta có thể tìm dấu tích về tuổi tác của chùa qua hai bia đá, được Hoà thượng Từ Phong cho người chế tác và dựng trước sân chùa. Đấy là hai tấm bia đục từ đá xanh nguyên khối đặt trên lưng con rùa đá. Ngày nay, các bia này được đặt trước tượng hai vị: Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát. Trên bia, ngoài 8 chữ Hán nay đã bị mờ nhạt, chỉ có thể đoán đấy là chữ khắc tên chùa và người sáng lập thì vẫn còn các dòng chữ Pháp được khắc rõ nét hơn. Trước nay, hầu như không ai biết dòng chữ Pháp ấy có nghĩa gì. Ngay cả sư trụ trì cũng chỉ biết đấy là các dòng tên người- mà ông đoán là người thiết kế ngôi chùa.
Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng
Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.
Vào buổi đầu, lưu dân người Việt trong quá trình Nam tiến đã đến vùng đất Tây Ninh, và Trảng Bàng là mảnh đất được khai phá sớm nằm ở phía Nam của tỉnh. Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.
Vào buổi đầu, lưu dân người Việt trong quá trình Nam tiến đã đến vùng đất Tây Ninh, và Trảng Bàng là mảnh đất được khai phá sớm nằm ở phía Nam của tỉnh. Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.
27 thg 3, 2024
Đình An Hoà vào hội Kỳ yên
Đình An Hoà, tiền thân là ngôi miếu Ông được lập nên ở đầu rạch Trảng Bàng, sông Vàm Cỏ Đông, đối diện với miếu Bà Thuỷ Long.
Theo hồ sơ đình An Hoà ghi chép lại, ông Trịnh Văn Đống (tự Thiện) là người gốc ở Thanh Hoá, sinh năm 1821, tại xóm Lò Mo. Lớn lên, ông theo ông Trương Công Định đánh Pháp, có nhiệm vụ lập hai đồn chống Pháp ở bìa sông Vàm Cỏ Đông và ở giữa rạch Trảng Bàng. Trong lúc đóng đồn ở bìa sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ- không biết có từ bao giờ, cũng không biết thờ ai- đề là “miếu Ông”. Thấy ngôi miếu cổ bị hư sập, ông Trịnh Văn Đống nguyện rằng khi có điều kiện sẽ di dời miếu về một nơi thuận lợi.
Chính điện đình An Hoà.
Theo hồ sơ đình An Hoà ghi chép lại, ông Trịnh Văn Đống (tự Thiện) là người gốc ở Thanh Hoá, sinh năm 1821, tại xóm Lò Mo. Lớn lên, ông theo ông Trương Công Định đánh Pháp, có nhiệm vụ lập hai đồn chống Pháp ở bìa sông Vàm Cỏ Đông và ở giữa rạch Trảng Bàng. Trong lúc đóng đồn ở bìa sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ- không biết có từ bao giờ, cũng không biết thờ ai- đề là “miếu Ông”. Thấy ngôi miếu cổ bị hư sập, ông Trịnh Văn Đống nguyện rằng khi có điều kiện sẽ di dời miếu về một nơi thuận lợi.
21 thg 3, 2024
Tượng Di Lặc núi Bà Đen ghép từ 6.688 viên đá như thế nào?
Có thời điểm, 600-700 người được huy động trên công trường để thi công tôn tượng Phật Di Lặc, vượt qua thách thức địa hình, khí hậu khắc nghiệt.
Nhiệm vụ "bất khả thi" trên nóc nhà Nam Bộ
Mùa mưa Tây Ninh là thách thức lớn đối với Trần Đức Hòa - Trưởng ban quản lý dự án Tây Ninh của Tập đoàn Sun Group, cùng đội ngũ thi công tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, bởi nỗi lo sạt lở thường trực trên địa hình triền dốc 60 độ và thử thách biến hơn 5.000 tấn đá sa thạch thành kiệt tác trên đỉnh núi Bà Đen.
Những ngày tháng 7, tháng 8 năm 2023, Tây Ninh mưa dầm dề, tôn tượng Bồ Tát Di Lặc đang dần thành hình. Đỉnh núi Bà Đen thu hút đông đảo khách đến săn các hiện tượng mây hiếm gặp như mũ mây, mây cầu vồng, mây phượng hoàng, biển mây...
Nhiệm vụ "bất khả thi" trên nóc nhà Nam Bộ
Mùa mưa Tây Ninh là thách thức lớn đối với Trần Đức Hòa - Trưởng ban quản lý dự án Tây Ninh của Tập đoàn Sun Group, cùng đội ngũ thi công tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, bởi nỗi lo sạt lở thường trực trên địa hình triền dốc 60 độ và thử thách biến hơn 5.000 tấn đá sa thạch thành kiệt tác trên đỉnh núi Bà Đen.
Những ngày tháng 7, tháng 8 năm 2023, Tây Ninh mưa dầm dề, tôn tượng Bồ Tát Di Lặc đang dần thành hình. Đỉnh núi Bà Đen thu hút đông đảo khách đến săn các hiện tượng mây hiếm gặp như mũ mây, mây cầu vồng, mây phượng hoàng, biển mây...
10 thg 3, 2024
Những ngôi đình ven sông Vàm Cỏ Đông
Đình An Hoà, tiền thân là ngôi miếu Ông được dựng ở đầu rạch Trảng Bàng (hay còn gọi là rạch Vàm Trảng), đoạn quay ra sông Vàm Cỏ Đông, đối diện với miếu Bà Thuỷ Long.
Theo hồ sơ đình An Hoà ghi chép lại, Trịnh Văn Đồng (tự Thiện) là người gốc ở Thanh Hoá, sinh năm 1821 tại xóm Lò Mo (An Hoà), theo Trương Công Định đánh Pháp, giữ nhiệm vụ lập hai đồn chống Pháp ở bia sông Vàm Cỏ Đông và giữa rạch Trảng Bàng. Trong lúc đóng đồn ở bìa sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ không biết có từ bao giờ cũng không biết thờ ai, chỉ để là "miếu Ông".
Nghi thức xây chầu trong lễ Kỳ yên đình An Hoà (Trảng Bàng)
Năm 1863, ông Trịnh Văn Đồng di dời ngôi miếu Ông từ bìa sông Vàm Cỏ Đông vào vị trí như hiện nay, thuộc khu phố An Phủ, phường An Hoà, thị xã Trảng Bàng; ban đầu vẫn là ngôi miếu sau phát triển thành ngôi đình của làng An Hoà thờ thành hoàng bồn cảnh. Ngôi đình hiện nay là vị trí trung tâm của phường, mặt đình nhìn về hướng Nam, phía trước là cánh đồng lúa trũng và cách 300 m là rạch Vàm Trảng. Hằng năm, đình An Hoà tổ chức lễ Kỳ yên vào ngày 11 và 12 tháng 2 nông lịch, theo các nghi thức tế lễ đình làng Nam bộ.
Lễ Kỳ yên đình Ân Hoà (Trảng Bàng)
Theo “Đặng Thế tộc phả", Đặng Văn Châu tên tộc Đặng Thế Châu, là con của ngài Đặng Văn Trước. Ông là bậc tiền hiền đã có công khai khẩn vùng đất Gò Dầu và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ quê hương. Đặng Văn Châu chiêu mộ nghĩa quân, cùng với nhân dân lập căn cứ chống thực dân Pháp từ thời vua Tự Đức tại xóm Xoài Đồn, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Trong một trận đánh, ông bị giặc Pháp bắt và đày đi Côn Đảo. Được trả tự do, ông trở về tiếp tục lập lại căn cứ kháng Pháp và khai khẩn thêm đất đai, tích trữ lương thực để chiến đấu lâu dài. Khi ông mất, người dân đã lập miếu thờ ông bên cạnh bờ sông Vàm Cỏ Đông, nơi ông mất. Để thể hiện lòng tôn kính, dân làng tôn ông là thành hoàng làng Thanh Phước, phát triển ngôi miếu thành đình, lấy tên là “đình Thanh Phước".
Người dân ngồi xem hát bội trước sân đình An Hoà (Trảng Bàng)
Do lâu năm, đình bị sụp nên được di dời về xây dựng trên một gò đất cao, có nhiều cây dầu cổ thụ rộng 10.000 m², hiện toạ lạc tại thị trấn huyện Gò Dầu; mặt chính đình quay về hướng Tây nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông. Hằng năm, đình Thanh Phước tổ chức cúng Kỳ yên từ ngày 16 đến 18 tháng 2 nông lịch.
Đình Phước Trạch hiện toạ lạc tại xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu. Ngôi đình được người dân thành lập thở thành hoàng bồn cảnh. Ngôi đình được xây dựng quay hướng ra sông Vàm Cỏ Đông. Lễ Kỳ yên của đình diễn ra trong hai ngày 16 và 17 tháng 2 nông lịch hằng năm. Nghi lễ tế tự tại đình cũng giống như nhiều ngôi đình ở Nam bộ, vào những năm kinh tế dồi dào, người dân cùng với Ban hội đình mời đoàn hát bội về hát cúng đình.
Đình Trường Đông, đình Trường Tây toạ lạc tại thị xã Hoà Thành. Đây là hai ngôi đình nằm bên cạnh bờ sông, mặt tiền đình nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông, được người dân thành lập thờ thành hoàng bồn cảnh. Cả hai ngôi đình tuy nhỏ nhưng mang nhiều giá trị về kiến trúc nghệ thuật.
Đặc biệt, trong lễ Kỳ yên đình Trường Đông vào 16 tháng Giêng hằng năm có nghi thức tống ôn diễn ra đúng 12 giờ trưa. Chiếc thuyền tống ôn được thiết kế bằng thân cây chuối, tre trúc làm khung và dán giấy với nhiều màu sắc sặc sỡ, trên thuyền có đặt gạo muối, thức ăn, nhang đèn và nhiều vật phẩm, ngoài ra còn có thêm ít tiền lẻ gọi là “tiền đi đường".
Thả thuyền tống ôn trên sông Vàm Cỏ Đông trong lễ Kỳ yên đình Trường Đông (Hoà Thành)
Long Thành (thị xã Hoà Thành) cùng với Long Giang, Long Khánh, Long Thuận, Long Chữ (huyện Bến Cầu) hợp thành vùng đất “Ngũ Long”. Đây là những ngôi làng cổ mà cư dân sớm định cư trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. Những vùng đất này gắn liền với công lao của ông Trần Văn Thiện cùng cha là ông Trần Văn Quế dẫn hàng chục người ngược dòng sông Vàm Cỏ Đông đến Tây Ninh khai hoang mở đất từ những năm 1844. Suốt 40 năm, ông Trần Văn Thiện cùng với nhân dân mở rộng vùng đất mới chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Đông. Sau khi ông Trần Văn Thiện mất, được người dân tôn phong là thành hoàng làng và lập đình thờ cúng.
Đình Phước Trạch (Gò Dầu)
Để thể hiện tấm lòng tri ân đến tiền hiển Trần Văn Thiện, năm 1883, đình Long Thành được xây dựng thờ cúng ông. Mặt tiền đình Long Thành quay về hướng Nam, nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông giống như kiểu kiến trúc của nhiều ngôi đình khác trong tỉnh. Hằng năm, vào ngày 17 và 18 tháng 3 nông lịch, đình tổ chức cúng Kỳ yên, những ngày diễn ra lễ hội có đông đảo người dân địa phương, nhân dân trong vùng Ngũ Long, ở Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh cùng với nhiều vùng lân cận trong và ngoài tỉnh về dự lễ.
Những ngôi đình ở huyện Bến Cầu như đình Long Thuận, Long Khánh, Long Giang đều được thành lập phụng thờ thành hoàng bồn cảnh từ thời khai hoang mở đất bên cạnh sông Vàm Cỏ Đông. Người dân nơi đây đều kính trọng công lao của ông Trần Văn Thiện đối với vùng đất Ngũ Long nên tôn ông là tiền hiền thờ ở đình hay cũng có đình phong ông là thần thành hoàng của làng.
Đình Trung Long Khánh (toạ lạc tại ấp Long Châu, xã Long Khánh, trên bàn thờ thần có đặt 5 bài vị viết bằng chữ Nho thờ thành hoàng bồn cảnh của 5 xã "Linh Thần Long Giang xã, Linh Thần Long Thuận xã, Linh Thần Long Khánh xã, Linh Thần Long Vĩnh xã, Linh Thần Long Chữ xã". Lễ Kỳ yên tại đình diễn ra vào hai ngày 15 và 16 tháng 12 nông lịch. Vào ngày này, các thương nhân buôn bán trên sông Vàm Cỏ Đông ở gần đình cũng ghé vào dâng hương cầu cho việc làm ăn được thuận lợi.
Đình Long Thuận (Hoà Thành) - Đình Trường Đông (Hoà Thành)
Đình Long Thành (Hòa Thành)
Đình Long Giang (ấp Bảo, xã Long Giang) được xây dựng nằm ngay khu dân cư đông đúc, bên cạnh rạch Vàm Bảo hướng nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông. Đình thờ thành hoàng bổn cảnh và các vị tiền hiền như ông Trần Văn Thiện, Lãnh bình Két- là những người đã có công trong việc khai hoang mở đất, chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng đất và biên giới phía Tây sông Vàm Cỏ Đông. Đây là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất của vùng đất Ngũ Long và cũng là ngôi đình duy nhất tại huyện Bến Cầu có sắc phong. Do sự tàn phá của chiến tranh, đình bị sụp đổ, sắc phong thất lạc nên từ sau năm 1975, lễ rước sắc không còn.
Khi xưa, giao thông đường bộ chưa được phát triển nên việc đi lại bằng đường thuỷ là chủ yếu, cũng chính từ đó ảnh hưởng đến kiến trúc các đình ở Tây Ninh có mặt tiền quay ra sông, rạch. Những ngôi đình ở ven theo sông Vàm Cỏ Đông đã chứng kiến sự sầm uất cảnh trên bến dưới thuyền giao thương buôn bán ở Tây Ninh xưa và nay. Sông Vàm Cỏ Đông đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần lẫn vật chất của cư dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và xã hội, tạo nên nét đặc trưng và tiêu biểu cho văn hoá sông nước ở Tây Ninh.
Khi xưa, giao thông đường bộ chưa được phát triển nên việc đi lại bằng đường thuỷ là chủ yếu, cũng chính từ đó ảnh hưởng đến kiến trúc các đình ở Tây Ninh có mặt tiền quay ra sông, rạch. Những ngôi đình ở ven theo sông Vàm Cỏ Đông đã chứng kiến sự sầm uất cảnh trên bến dưới thuyền giao thương buôn bán ở Tây Ninh xưa và nay. Sông Vàm Cỏ Đông đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần lẫn vật chất của cư dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và xã hội, tạo nên nét đặc trưng và tiêu biểu cho văn hoá sông nước ở Tây Ninh.
Bài, ảnh: PHÍ THÀNH PHÁT - Thiết kế: TƯỜNG VI
2 thg 3, 2024
“Chợ lá”- đến hẹn lại lên
Những năm qua, chợ lá ở Tây Ninh đã trở thành nét đẹp về sự hảo tâm, lòng hiếu khách; mang tinh thần sẻ chia, thơm thảo của người dân tỉnh nhà lan toả trong cộng đồng.
Đến hẹn lại lên, khoảng rằm tháng Giêng, các nhóm thiện nguyện trên địa bàn tỉnh lại tụ họp tổ chức chợ lá. Từ một hoạt động tự phát, bình dị của người dân, chợ lá đã dần trở thành “lễ hội”, thu hút du khách. Đến phiên chợ, ai ai cũng hồ hởi mang theo nắm lá để đổi lấy những phần bánh, chè, trái cây…
Ở chợ lá, người bán không nhận tiền, chỉ cần nhận lại nụ cười, niềm vui, một chiếc lá thay cho lời cảm ơn.
Đến hẹn lại lên, khoảng rằm tháng Giêng, các nhóm thiện nguyện trên địa bàn tỉnh lại tụ họp tổ chức chợ lá. Từ một hoạt động tự phát, bình dị của người dân, chợ lá đã dần trở thành “lễ hội”, thu hút du khách. Đến phiên chợ, ai ai cũng hồ hởi mang theo nắm lá để đổi lấy những phần bánh, chè, trái cây…
Ở chợ lá, người bán không nhận tiền, chỉ cần nhận lại nụ cười, niềm vui, một chiếc lá thay cho lời cảm ơn.
Dọc một triền sông- Triêm Hoá
Chúng ta đã biết về tổng Giai Hoá ở bên bờ phải sông Vàm Cỏ Đông. Thì phần thềm sông bên trái (tả ngạn), tại khu vực trung tâm nhất của vùng Nam Tây Ninh chính là tổng Triêm Hoá.
Sách Từ điển Địa danh Hành chính Nam bộ (Nguyễn Đình Tư, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008) có mục từ Triêm Hoá (trang 1232), là “Tổng thuộc h.Quang Hoá, p.Tây Ninh, t.Gia Định từ năm Thiệu Trị thứ nhất (1841). Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), Tuyên phủ sứ Tây Ninh là Cao Hữu Dực chiêu tập dân xiêu tán lập thêm thôn Hoà Bình.
Trải qua triều Tự Đức có 7 thôn: Cẩm Giang, Hiệp Thạnh, Hưng Mỹ, Hoà Bình, Phước Trạch, Thạnh Đức, Trường Hoà... Đến thời Pháp thuộc đặt thuộc hạt tht. Quang Hoá, rồi Trảng Bàng, rồi Tây Ninh. Ngày 6.3.1891 giải thể Hoà Bình nhập vào làng Trường Hoà, l. Hưng Mỹ vào l. Cẩm Giang…”.
Sách Từ điển Địa danh Hành chính Nam bộ (Nguyễn Đình Tư, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008) có mục từ Triêm Hoá (trang 1232), là “Tổng thuộc h.Quang Hoá, p.Tây Ninh, t.Gia Định từ năm Thiệu Trị thứ nhất (1841). Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), Tuyên phủ sứ Tây Ninh là Cao Hữu Dực chiêu tập dân xiêu tán lập thêm thôn Hoà Bình.
Trải qua triều Tự Đức có 7 thôn: Cẩm Giang, Hiệp Thạnh, Hưng Mỹ, Hoà Bình, Phước Trạch, Thạnh Đức, Trường Hoà... Đến thời Pháp thuộc đặt thuộc hạt tht. Quang Hoá, rồi Trảng Bàng, rồi Tây Ninh. Ngày 6.3.1891 giải thể Hoà Bình nhập vào làng Trường Hoà, l. Hưng Mỹ vào l. Cẩm Giang…”.
Bến Băng Dung
Trong bài viết về các bến sông ở thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông, tác giả đã xin phép lướt qua bến sông này. Bởi đây là bến sông đặc biệt với nhiều kỷ niệm.
Kỷ niệm lần tác giả đi cùng cán bộ Bảo tàng tìm địa điểm từng là nơi thầy cô và học trò trường kháng chiến Hoàng Lê Kha trú đóng từ năm 1962. Chiến tranh, trường dời cứ nhiều nơi, lúc ở bên này sông thuộc xã Tà Păng, khi lại qua bên hữu ngạn thuộc địa bàn xã Đây Xoài. Hai địa bàn ấy nay là xã Phước Vinh và xã Biên Giới, huyện Châu Thành. Địa điểm ở lâu nhất được xác định là ngay gần bến Băng Dung. Vị trí cụ thể ngày nay cũng là một trường học- Trường tiểu học Phước Lộc.
Hội xuân núi Bà Đen - xưa và nay
Việc hành hương về núi Bà Đen, nhất là vào những dịp hội xuân đã dần trở thành truyền thống với người dân Tây Ninh và các vùng lân cận.
Những ngày đầu xuân là thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân thường đi lễ chùa cầu an và sự thư thái cho tâm hồn- dù người đó có hay không theo đạo Phật. Đến chùa để hướng về đức Phật, cầu mong khoẻ mạnh, an vui, hạnh phúc và mọi sự đều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và cả cộng đồng.
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam bộ và là một trong những ngọn núi thiêng ở vùng đất phương Nam. Với việc thành lập chùa Linh Sơn Tiên Thạch trên núi Bà Đen vào thế kỷ XVIII, Hoà thượng Đạo Trung Thiện Hiếu đã đặt nền tảng ban đầu cho việc phát triển Phật giáo ở Tây Ninh, đây còn là nơi phát tích nên tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Hoà cùng với tổng thể thiên nhiên, ngôi chùa là một trong những danh thắng của tỉnh.
Từ thế kỷ XIX, thập phương bá tánh về viếng núi Bà Đen rất đông, nhất là vào Hội xuân núi Bà. Lúc bấy giờ, chùa Linh Sơn Tiên Thạch cách tỉnh lỵ Tây Ninh 11km, đường sá đi lại còn khó khăn nên phải mất cả ngày trên xe bò luồn rừng để đi đến núi.
Người Nam kỳ lục tỉnh lên viếng một chuyến có khi cũng phải mất vài ngày. Nên tổ Thanh Thọ - Phước Chí thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Liễu Quán, trụ trì chùa Linh Sơn Tiên Thạch lúc bấy giờ về thôn Vĩnh Xuân lập chùa Phước Lâm vào năm Tân Mùi (1871), chùa nằm cặp ngay bờ rạch Tây Ninh (nay thuộc khu phố 2, phường 1, thành phố Tây Ninh), để bà con lục tỉnh lên đậu ghe nghỉ lại, chờ ngày sau lên viếng các chùa trên núi.
Năm Nhâm Thân (1872), tổ Phước Chí xây hang núi thành điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu; đến năm Bính Tý (1876), lập chùa Linh Sơn Phước Trung ở chân núi Bà Đen làm nơi dừng chân cho khách thập phương trước khi lên núi. Trong “Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” của Nguyễn Liên Phong có viết:
Nhân dịp rằm tháng Giêng năm Tân Sửu (1901), các bậc tiền bối của làng thơ Tây Ninh có mời bà Sương Nguyệt Anh- ái nữ của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu cùng viếng núi ngắm hoa mai trắng nở. Nữ sĩ đã xúc cảm viết một bài thơ Nôm “Vịnh bạch mai trên núi Bà” và hai bài thơ chữ Hán “Linh sơn nhất thụ mai”. Cho đến nay, những bài thơ này là niềm tự hào của người dân Tây Ninh khi vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của ngọn núi cao nhất Nam bộ được thi hoá đầy rung động.
Trong sự tích kể về Linh Sơn Thánh Mẫu qua truyền thuyết Lý Thị Thiên Hương cũng có nhắc đến: “Tại Trảng Bàng, có cô gái tên Lý Thị Thiên Hương thông thạo văn chương, lại biết ít nhiều võ nghệ, mỗi ngày rằm hay lên núi lễ Phật...”.
Qua đây, đã cho thấy từ xưa việc cư dân thường đi hành hương ở núi Bà Đen, lễ Phật ở chùa Linh Sơn Tiên Thạch đã được ghi chép lại qua tài liệu lịch sử hay cả trong sự tích, thơ ca.
Tây Ninh là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch- kể cả du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Và, núi Bà Đen là nguồn lực phát triển du lịch tâm linh tôn giáo, tín ngưỡng của tỉnh.
Quần thể danh thắng núi Bà Đen, với diện tích khoảng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Trong đó, núi Bà Đen có độ cao 986 m, là ngọn núi cao nhất ở Nam bộ.
Hằng năm, danh thắng này đón tiếp hàng triệu du khách đến hành hương, nhất là vào dịp Hội xuân núi Bà và lễ vía Linh Sơn Thánh Mẫu (từ ngày 4-6.5 âm lịch). Đặc biệt năm 2019, lễ vía Bà được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Đầu năm, người dân có thói quen đến chùa lễ Phật cầu an. Người dân Tây Ninh nói riêng và khách hành hương nói chung thường hướng về núi Bà Đen, nơi có ngôi chùa tổ của Phật giáo Tây Ninh, nơi thờ Linh Sơn Thánh Mẫu- vị nữ thần bảo hộ cho cư dân cùng với hệ thống chùa núi Bà Đen.
Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu thuộc khuôn viên chùa Linh Sơn Tiên Thạch cũng được du khách xem là một ngôi chùa và thường gọi với cái tên “chùa Bà”. Kết hợp với hành hương là vãng cảnh, trong mùng 4 tết tại núi Bà sẽ diễn ra lễ khai mạc Hội xuân núi Bà Đen có hội diễn văn nghệ và bắn pháo hoa rực rỡ.
Du khách đến viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch thường đi về trong ngày. Những đoàn đi xa hoặc ở lại trong những dịp lễ hội tại núi Bà Đen thường nghỉ, ngủ lại ở nhà khách và dùng cơm ở nhà trù do chùa chuẩn bị. Vào các dịp hội xuân, lễ Phật đản, vía Linh Sơn Thánh Mẫu, huý kỵ tổ sư, lễ Vu lan... bếp chùa luôn đỏ lửa nấu rất nhiều phần ăn chay để thết đãi khách thập phương về viếng.
Thời gian qua, bên cạnh tổ chức các khoá lễ dân gian cũng như Phật giáo, Ban Quản lý di tích còn tổ chức hội diễn các loại hình diễn xướng dân gian như múa bóng rỗi, đờn ca tài tử, múa trống Chhay-dăm... hay các nghi thức trình thập cúng của Phật giáo gắn liền với chùa Linh Sơn Tiên Thạch, địa phương Tây Ninh đã góp phần giới thiệu, quảng bá đến du khách “hương sắc Tây Ninh”.
Núi Bà Đen cùng ngôi cổ tự Linh Sơn Tiên Thạch đã có nhiều gắn bó với các sự kiện lịch sử, văn hoá tại Tây Ninh. Việc hành hương về núi Bà Đen, nhất là vào những dịp hội xuân đã dần trở thành truyền thống với người dân Tây Ninh và các vùng lân cận.
Nay, hệ thống các chùa núi Bà cùng các hạng mục, công trình ở Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen ngày càng đổi mới, khang trang; cùng với việc kết nối các tour du lịch hành hương, du lịch khám phá địa phương đã góp phần rất lớn vào sự phát triển du lịch ở Tây Ninh.
Dốc thượng dẫn lên chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)
Những ngày đầu xuân là thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân thường đi lễ chùa cầu an và sự thư thái cho tâm hồn- dù người đó có hay không theo đạo Phật. Đến chùa để hướng về đức Phật, cầu mong khoẻ mạnh, an vui, hạnh phúc và mọi sự đều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và cả cộng đồng.
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam bộ và là một trong những ngọn núi thiêng ở vùng đất phương Nam. Với việc thành lập chùa Linh Sơn Tiên Thạch trên núi Bà Đen vào thế kỷ XVIII, Hoà thượng Đạo Trung Thiện Hiếu đã đặt nền tảng ban đầu cho việc phát triển Phật giáo ở Tây Ninh, đây còn là nơi phát tích nên tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Hoà cùng với tổng thể thiên nhiên, ngôi chùa là một trong những danh thắng của tỉnh.
Từ thế kỷ XIX, thập phương bá tánh về viếng núi Bà Đen rất đông, nhất là vào Hội xuân núi Bà. Lúc bấy giờ, chùa Linh Sơn Tiên Thạch cách tỉnh lỵ Tây Ninh 11km, đường sá đi lại còn khó khăn nên phải mất cả ngày trên xe bò luồn rừng để đi đến núi.
Người Nam kỳ lục tỉnh lên viếng một chuyến có khi cũng phải mất vài ngày. Nên tổ Thanh Thọ - Phước Chí thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Liễu Quán, trụ trì chùa Linh Sơn Tiên Thạch lúc bấy giờ về thôn Vĩnh Xuân lập chùa Phước Lâm vào năm Tân Mùi (1871), chùa nằm cặp ngay bờ rạch Tây Ninh (nay thuộc khu phố 2, phường 1, thành phố Tây Ninh), để bà con lục tỉnh lên đậu ghe nghỉ lại, chờ ngày sau lên viếng các chùa trên núi.
Du khách thập phương về viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)
Năm Nhâm Thân (1872), tổ Phước Chí xây hang núi thành điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu; đến năm Bính Tý (1876), lập chùa Linh Sơn Phước Trung ở chân núi Bà Đen làm nơi dừng chân cho khách thập phương trước khi lên núi. Trong “Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” của Nguyễn Liên Phong có viết:
…Điện Bà xưa những đến nay,
Thiệt là một chỗ cao dày linh chung.
Dưới chưn có cảnh chùa Trung,
Kề bên sẵn suối nước trong thấy trời.
Người đều tới đó nghỉ ngơi,
Khiết tinh mộc dục lên nơi Điện Bà...
Du khách thập phương về viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)
Trong sự tích kể về Linh Sơn Thánh Mẫu qua truyền thuyết Lý Thị Thiên Hương cũng có nhắc đến: “Tại Trảng Bàng, có cô gái tên Lý Thị Thiên Hương thông thạo văn chương, lại biết ít nhiều võ nghệ, mỗi ngày rằm hay lên núi lễ Phật...”.
Qua đây, đã cho thấy từ xưa việc cư dân thường đi hành hương ở núi Bà Đen, lễ Phật ở chùa Linh Sơn Tiên Thạch đã được ghi chép lại qua tài liệu lịch sử hay cả trong sự tích, thơ ca.
Tây Ninh là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch- kể cả du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Và, núi Bà Đen là nguồn lực phát triển du lịch tâm linh tôn giáo, tín ngưỡng của tỉnh.
Quần thể danh thắng núi Bà Đen, với diện tích khoảng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Trong đó, núi Bà Đen có độ cao 986 m, là ngọn núi cao nhất ở Nam bộ.
Hằng năm, danh thắng này đón tiếp hàng triệu du khách đến hành hương, nhất là vào dịp Hội xuân núi Bà và lễ vía Linh Sơn Thánh Mẫu (từ ngày 4-6.5 âm lịch). Đặc biệt năm 2019, lễ vía Bà được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Du khách thập phương viếng điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen.
Đầu năm, người dân có thói quen đến chùa lễ Phật cầu an. Người dân Tây Ninh nói riêng và khách hành hương nói chung thường hướng về núi Bà Đen, nơi có ngôi chùa tổ của Phật giáo Tây Ninh, nơi thờ Linh Sơn Thánh Mẫu- vị nữ thần bảo hộ cho cư dân cùng với hệ thống chùa núi Bà Đen.
Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu thuộc khuôn viên chùa Linh Sơn Tiên Thạch cũng được du khách xem là một ngôi chùa và thường gọi với cái tên “chùa Bà”. Kết hợp với hành hương là vãng cảnh, trong mùng 4 tết tại núi Bà sẽ diễn ra lễ khai mạc Hội xuân núi Bà Đen có hội diễn văn nghệ và bắn pháo hoa rực rỡ.
Du khách đến viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch thường đi về trong ngày. Những đoàn đi xa hoặc ở lại trong những dịp lễ hội tại núi Bà Đen thường nghỉ, ngủ lại ở nhà khách và dùng cơm ở nhà trù do chùa chuẩn bị. Vào các dịp hội xuân, lễ Phật đản, vía Linh Sơn Thánh Mẫu, huý kỵ tổ sư, lễ Vu lan... bếp chùa luôn đỏ lửa nấu rất nhiều phần ăn chay để thết đãi khách thập phương về viếng.
Thời gian qua, bên cạnh tổ chức các khoá lễ dân gian cũng như Phật giáo, Ban Quản lý di tích còn tổ chức hội diễn các loại hình diễn xướng dân gian như múa bóng rỗi, đờn ca tài tử, múa trống Chhay-dăm... hay các nghi thức trình thập cúng của Phật giáo gắn liền với chùa Linh Sơn Tiên Thạch, địa phương Tây Ninh đã góp phần giới thiệu, quảng bá đến du khách “hương sắc Tây Ninh”.
Chùa Linh Sơn Phước Trung dưới chân núi Bà Đen.
Núi Bà Đen cùng ngôi cổ tự Linh Sơn Tiên Thạch đã có nhiều gắn bó với các sự kiện lịch sử, văn hoá tại Tây Ninh. Việc hành hương về núi Bà Đen, nhất là vào những dịp hội xuân đã dần trở thành truyền thống với người dân Tây Ninh và các vùng lân cận.
Nay, hệ thống các chùa núi Bà cùng các hạng mục, công trình ở Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen ngày càng đổi mới, khang trang; cùng với việc kết nối các tour du lịch hành hương, du lịch khám phá địa phương đã góp phần rất lớn vào sự phát triển du lịch ở Tây Ninh.
Phí Thành Phát
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)