30 thg 4, 2022

Lễ cưới cổ truyền của người Khmer: Khi chú rễ hóa thân là "nhà vua"

Về Sóc Trăng trong tháng Buos, tháng Phol Kun (trong khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch) nếu dành thời gian lãng du trong những phum, sóc Khmer, ta như lạc vào không gian cổ tích với rộn ràng tiếng trống săm-bô, tiếng đàn khươm...với những chú rể, cô dâu trông như những hoàng tử, công chúa vừa bước ra từ cổ tích.

Ảnh: Cao Thanh Long

Cưới cổ truyền của người Khmer: Lễ cắt hoa cau và những con số thiêng

Trong lễ cưới cổ truyền của người Khmer ở Sóc Trăng, nghi lễ cắt hoa cau là một lễ thức trang nghiêm và không thể thiếu. 

Cha, mẹ cùng anh, chị mở đầu "Lễ buộc tay" cho đôi trai gái. Ảnh: Cao Long

Vãn cảnh Prasat Kong- ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng

Prasat Kong được xem là một trong những ngôi chùa Khmer cổ ở Sóc Trăng và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. 

Prasat Kong được xem là 1 trong những ngôi chùa Khmer cổ ở Sóc Trăng và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: Cao Long 

29 thg 4, 2022

Lạ lùng đặc sản độc nhất ở Tây Nguyên, khách nhắm tít mắt mới dám thử

Khi được giới thiệu thưởng thức món sâu muồng Tây Nguyên, không ít thực khách phải nhắm mắt mới dám nếm thử.

Ghé Tây Nguyên vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, không khó để bắt gặp cảnh người dân Êđê xách theo gùi, trèo lên những cây muồng cao tít tại nương rẫy để bắt sâu và nhộng sâu về làm món ăn. 

Người dân leo lên cây muồng để bắt sâu, nhộng về chế biến món ăn.

Muồng là loại cây được trồng khắp các rẫy cà phê, hồ tiêu để chắn gió. Không chỉ vậy, muồng còn được trồng xen khắp rẫy để làm trụ cho hồ tiêu bám vào. Thời điểm này, trên những cành muồng chi chít những chú sâu bám khắp nơi, ăn trụi cả lá.

Vượt núi lên "thủ phủ sâm ngọc Linh" thưởng thức chuột quý tộc, cá gác bếp

Chuột quý tộc và cá gác bếp là đặc sản đãi khách quý của đồng bào Xơ Đăng vùng "thủ phủ sâm Ngọc Linh" ở Kon Tum.

Xã Măng Ri nằm trong lòng chảo trên đỉnh núi Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum). Nơi đây có độ cao hơn 1.700 m so với mực nước biển. Khí hậu nơi đây quanh năm lạnh giá, mưa nhiều. Được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu đặc biệt nên vùng đất đã sản sinh ra nhiều loại dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, được ví như quốc bảo của Việt Nam.

Ở vùng đất có thảm dược liệu quý như Măng Ri, các món ẩm thực của bà con người Xơ Đăng cũng rất đa dạng, phong phú. Các món ăn truyền thống như gà nướng, thịt heo nướng, thịt bò nướng, cá nướng… đều mang hương vị và cách chế biến đặc sắc. Đặc biệt là món ăn chuột quý tộc và cá gác bếp.

Chuột đi săn được làm sạch rồi gác lên dàn bếp để hàng tháng trời.

Lăng vua Kiến Phúc – nơi an nghỉ của vị vua yểu mệnh nhất nhà Nguyễn

Vua Kiến Phúc lên ngôi năm 14 tuổi, chỉ ở ngôi được 8 tháng thì qua đời. Lăng mộ ông nằm ở phía trái Khiêm Lăng (lăng Tự Đức), tại làng Dương Xuân Thượng, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Trong một góc của khuôn viên của lăng Tự Đức ở cố đô Huế, có một khu lăng mộ cổ kính nằm khuất dưới những tán thông xanh. Đó chính là Bồi Lăng – lăng của vua Kiến Phúc (1869 – 1884), một trong những vị vua yểu mệnh nhất lịch sử Việt Nam.

Chùa Lôi Âm Thượng - ngôi cổ tự trầm mặc giữa không gian xanh

Lôi Âm Thượng - ngôi chùa cổ ở Quảng Ninh được Phật tử và du khách biết đến không chỉ bởi sự linh thiêng mà còn là nơi có vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, non nước hữu tình.

Tọa lạc trên núi Linh Thứu (phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) chùa Lôi Âm Thượng (tên chữ là Linh Thứu Kỳ Sơn Lôi Âm Tự) được xây dựng với thế lưng tựa núi và nằm ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển.

Hương Trà bóng sưa

Cứ độ tháng 3, tháng 4, trên khắp các ngả đường ở làng Hương Trà (phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), những hàng sưa cổ thụ hàng trăm năm tuổi rộ khoe sắc vàng trong ánh nắng như một dải lụa vàng bên dòng sông Tam Kỳ đẹp đến nao lòng.

Những hàng sưa cổ thụ trên đê đã bao năm che chắn gió bão cho làng Hương Trà, nay còn là nơi thu hút nhiều người biết đến làng, người làng có thêm kế sinh nhai - Ảnh: LÊ TRUNG

Cứ độ tháng 3, tháng 4 hằng năm, trên khắp các ngả đường ở làng Hương Trà (phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), những hàng sưa cổ thụ hàng trăm năm tuổi rộ khoe sắc vàng trong ánh nắng như một dải lụa vàng bên dòng sông Tam Kỳ đẹp đến nao lòng người.

Mới đây, du khách thập phương đổ về làng Hương Trà tham dự lễ hội Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2022 thì tiếc là những cơn mưa trái mùa đã khiến nụ hoa dập dụi. Nay hoa đã bung nở và câu chuyện về những "ông sưa" vẫn còn đầy nguyên sự lôi cuốn.

28 thg 4, 2022

Du lịch leo núi định vị thương hiệu điểm đến Lai Châu

Những đỉnh núi như Pu Si Lung, Tả Liên Sơn, Pu Ta Leng, Bạch Mộc Lương Tử, Hoàng Liên San... giờ đây không còn xa lạ với những người yêu thích loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm. Sản phẩm du lịch trekking các đỉnh núi nguyên sơ đang là nét riêng vốn có của Lai Châu.

Tả Liên Sơn hay còn có tên gọi khác là núi Cổ Trâu, tọa lạc trên địa phận xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu). Đây là đỉnh núi cao thứ 6 của Việt Nam, với 2.996 mét so với mực nước biển và nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Do mang trên mình vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ vốn có mà Tả Liên Sơn đang là sản phẩm du lịch trekking thú vị, đáng nhớ để du khách khám phá, chinh phục.

Hành trình chinh phục Tả Liên Sơn, du khách sẽ được đi xuyên qua khu rừng già cổ tích, với hệ sinh thái động, thực vật phong phú. Đó là những thảm thực vật nguyên sinh đa dạng, những tán cây cổ thụ xum xuê, thân to phủ kín rêu phong và dương xỉ. Khi đặt chân đến độ cao khoảng độ cao 1.700 mét, du khách sẽ choáng ngợp bởi vẻ đẹp ma mị của rừng chè cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm.

Du lịch trekking mạo hiểm các đỉnh núi cao của Lai Châu đang được du khách quan tâm.

Vang danh Nhơn Nghĩa Đường

Màn múa mai hoa thung đặc sắc tạo ấn tượng mạnh với người xem. Ảnh: Thông Hải/VNP

Ngay từ thập niên 30 và 50 của thế kỷ XX, nhiều đội lân sư rồng đã được thành lập tại khu vực Chợ Lớn của Tp.HCM như như: Nhơn Nghĩa Đường, Liên Nghĩa, Thanh Liên, Liên Hữu .... Tuy nhiên, Đoàn lân sư rồng Nhơn Nghĩa Đường là đoàn lâu đời nhất và đã truyền dạy cho bao thế hệ đam mê với bộ môn múa lân sư rồng ở Sài Gòn.

Sự ra đời của Nhơn Nghĩa Đường Việt Nam gắn liền với võ sư Lưu Hạo Lương. Năm 1936, võ sư Lưu Hạo Lương thành lập Đoàn lân sư Nhơn Nghĩa Đường để truyền dạy võ thuật Chu Gia Quyền. Võ sư Lưu Hạo Lương là đệ tử đầu tiên của võ sư Chu Bưu, một trong "Ngũ hổ nhà Chu" ở Tân Hội Trung Quốc. Vì vậy, ông lấy “Chu Quán” hai chữ đi đầu đặt tên là "Đoàn lân Chu Quán Nhơn Nghĩa Đường".

Đền Voi Mẹp - điểm đến tâm linh của người dân Đức Thọ

Đền Voi Mẹp ở xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được biết đến là một công trình kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều người đến tham quan, chiêm bái.

Di tích đền Voi Mẹp còn có tên gọi là đền Cả, đền Thánh Mẫu, trước thuộc địa phận xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay là thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ.

Mực nhảy Vũng Áng hấp dẫn du khách

“Đến hẹn lại lên”, ngay từ đầu mùa hè, đặc sản mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã hấp dẫn du khách muôn phương tìm đến thưởng thức.

Hằng năm, trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch là du khách gần xa lại tìm về xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh để thưởng thức món ăn nức tiếng - mực nhảy Vũng Áng.

Về thăm địa đạo Hiệp Phổ Nam

Đã 55 năm trôi qua, nhưng trong lòng nhân dân xã Hành Trung (Nghĩa Hành) vẫn luôn nhớ về địa đạo Hiệp Phổ Nam. Đây là nơi đã che chở, bảo vệ cán bộ, nhân dân trong cuộc chiến không cân sức với quân Mỹ ngụy diễn ra ngày 3.8.1965.

Những ngày tháng 9 lịch sử này, chúng tôi về thăm địa đạo Hiệp Phổ Nam để hiểu hơn cuộc chiến đấu ngoan cường, tinh thần bất khuất của quân và dân ta.

Cuộc chiến đấu kiên cường

Từ trung tâm TP. Quảng Ngãi, theo Tỉnh lộ 624 đến nút giao thông vòng xoay ở trung tâm thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành), rẽ trái theo Tỉnh lộ 628 về hướng đông, đến ngã tư Bà Viện rẽ trái theo hướng tây bắc, đi thêm 500m là đến di tích địa đạo Hiệp Phổ Nam.

Bia tưởng niệm, khắc tên những người bị quân Mỹ ngụy giết hại ở địa đạo Hiệp Phổ Nam. Ảnh: ĐĂNG SƯƠNG

Thơm ngon món cá liệt

Mùa cá liệt mỡ quê tôi kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 hằng năm. Cá liệt mỡ được chế biến thành nhiều món, có hương vị thơm ngon đặc trưng.

Không lớn và nhiều thịt như cá liệt ngang, cá liệt mỡ chỉ bằng khoảng 2 - 3 ngón tay người lớn, lại lắm xương, ấy vậy mà loại cá biển này lại được nhiều người thích ăn. Bởi vậy, mới có câu ca dao “Cá liệt mà nấu canh chua/ Anh thương em đấy, quê mùa vẫn thương”, hay “Nước mắm ngon dầm con cá liệt/ Em có chồng rồi nói thiệt anh hay”...

Nguyên liệu để nấu món canh cá liệt mỡ. Ảnh: ĐÔNG YÊN

26 thg 4, 2022

Những hình ảnh ấn tượng kéo lưới rùng nơi bãi ngang

Hằng năm cữ tháng Ba, ngư dân vùng bãi ngang lại bước vào vụ cá trích xuân. Ngư cụ là những vàng lưới rùng đánh bắt bên mép sóng. Bà con tụ hội thành từng nhóm từ 12-15 người để cùng tham gia rùng cá. Trong buổi ban mai, những vạt lưới ánh màu bạc bởi vô số cá trích. Tất cả tạo nên một hình ảnh rất ấn tượng trên vùng bãi ngang.

Rùng cá là nghề đánh bắt ven bờ. Vào mùa này loài cá trích vào sát bờ để bắt mồi, và đây là thời điểm thuận lợi để ngư dân vùng bãi ngang kéo rùng đánh cá. Ảnh: Hồ Nhật Thanh

Phong tục dùng trứng gà rửa mặt của thiếu nữ Thái sau tiếng sấm đầu năm

Mỗi dịp đầu Xuân, điều mong chờ nhất đối với đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An đó là tiếng sấm. Bởi theo quan niệm của bà con, khi tiếng sấm đầu tiên vang lên mới chính thức báo hiệu một năm mới thật sự. Đó là lúc cây cối, vạn vật bắt đầu sinh sôi, đơm chồi nảy lộc…

Để cảm tạ những vị thần trên trời trong năm đã che chở cho loài người, khi tiếng sấm đầu năm rền vang, các thầy mo (mo Môn) ở khắp các làng bản đều gõ chiêng chuẩn bị nghi lễ đón mừng các vị thần đến uống rượu cần cùng bà con dân bản.

Khi nghe tiếng sấm đầu tiên của năm, thầy mo Môn Vi Văn Sơn, bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh (Quỳ Châu) liền trở dậy. Việc trước tiên là "ạp húa mạt" - tức là lấy nước để gội đầu, gột rửa những cái xấu đeo bám trong năm cũ. Sau đó rửa sạch các thanh kiếm để chuẩn bị làm lễ đón năm mới. Ảnh: Lương Nga

Đôi guốc Sài Gòn

Cho đến năm 1912, hơn trăm năm trước, đôi guốc đóng theo kiểu Sài Gòn đã có tiếng tăm lan ra tới tận Hà Nội.

Theo ông Hoàng Đạo Thúy trong cuốn “Hà Nội thanh lịch”, lúc đó kiểu guốc Sài Gòn được ưa chuộng cùng với áo cánh cổ thìa. Đôi guốc Sài Gòn “thấp gọn và xinh” khiến các cô Hà Nội rất thích: “Các cô khua rất to. Buổi tối mà nghe ngoài hè “lóc cóc, rào rào”, đích thị là rạp hát Thông Sáng tan rồi”.

Phố Hàng Dép, đầu Hàng Bồ là hàng bày nhiều guốc nhất: “chiến thắng trên phản bày hàng là “guốc Sài Gòn”. Nhẹ, gọn, xinh xắn, rẻ tiền, gót sen đi lách cách“không guốc nào sánh kịp”.

Ở Hà Nội cùng lúc có hiệu Phúc Mỹ ở Quán Thánh ném ra loại guốc Phi Mã gót cao lênh khênh đẽo bằng máy, được giới thiệu: “đi Phi Mã, thì chân dài hơn, phía sau bụng tôn lên, lịch sự lắm” nhưng loại này “không mở rộng được mấy” “có lẽ vì mấy cô bị trẹo xương chân”.

Tiệm bán giày guốc dép ở chợ Tân Định thập niên 1960. Ảnh báo Thế Giới Tự Do tập XIII số 10

25 thg 4, 2022

Về Hà Tĩnh đừng quên ghé chợ cá Cồn Gò!

Chợ cá Cồn Gò nằm dọc theo đường đê chắn sóng của xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh), cách Khu du lịch Thiên Cầm chừng 2 km. Chợ hoạt động từ 3h sáng hằng ngày và kết thúc lúc bình minh ló dạng.

3h sáng, khi trời còn chưa tỏ mặt người, từng tốp tàu thuyền nối đuôi nhau vào cập bến Cồn Gò (xã Cẩm Nhượng) để bán hải sản sau một đêm ròng rã vươn khơi. Do luồng lạch bị bồi lấp, các thuyền không thể cập sát bờ nên phải dừng cách bờ 30 - 40m rồi đưa hải sản vào bằng thuyền thúng.

Chuyện lập làng của người Ca Dong

Đồng bào dân tộc Ca Dong ở huyện Sơn Tây gọi làng là plây pla. Trải qua hàng trăm năm định cư ở vùng đất này, người Ca Dong có cách lập làng rất khác biệt, nếu không may làng cũ bị thiên tai, dịch bệnh.

Chọn đất và nguồn nước

Chọn đất và nguồn nước là việc làm đầu tiên khi lập làng. Để chọn đất, người chủ làng (kră plây) sẽ chọn hướng và khu vực mà làng sẽ dọn đến. Theo kinh nghiệm từ bao đời của người Ca Dong, làng sẽ được lập ở lưng chừng núi. Bởi lẽ, phía đỉnh núi là nơi vị thần trên trời trú ngụ, ở phía dưới thấp hơn là nơi ma quỷ lờn vờn. Ở khoảng lưng chừng núi, con người toàn quyền chọn lựa nơi lập làng. Đó thường là phần đất tương đối bằng phẳng, hơi dốc thoai thoải, quay mặt về hướng mặt trời mọc, hơi vồng lên cao một chút. Đó cũng là khoảnh đất làm được dăm ba chục ngôi nhà sàn, tức vừa đủ để người làng cũ chuyển đến, cũng như còn có thể để dành cho con cái, cháu chắt của họ về sau.

Ngôi làng của đồng bào Ca Dong ở lưng chừng núi, trên địa bàn huyện Sơn Tây. Ảnh: Vũ Đức

Nhà chụp hình Mỹ Lai đợi cuộc trăm năm

Có một tiệm ảnh tồn tại từ năm 1936 đến tận ngày nay, trải qua bao biến động vẫn mở cửa, chỉ làm một nghề là chụp và rửa ảnh trong suốt 86 năm. Đó là tiệm chụp hình Mỹ Lai.

Trên đất Sài Gòn, không nhiều cơ sở làm ăn tồn tại trên 70 năm. Nguyên do là từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975, thành phố đã trải qua nhiều lần thay đổi chế độ xã hội. Chiến tranh đã có những lần lan đến Sài Gòn và đời sống kinh tế có những đợt khủng hoảng kéo dài.

Tuy vậy, bất chấp những điều đó, có một tiệm ảnh tồn tại từ năm 1936 đến tận ngày nay, chỉ làm một nghề là chụp và rửa ảnh trong suốt 86 năm. Tiệm vẫn giữ thương hiệu suốt bấy nhiêu năm dù có vài lần phải chuyển vị trí. Đó là tiệm chụp hình Mỹ Lai, đáng được xem là biểu tượng sống của dịch vụ ngành ảnh đất Sài Gòn - Gia Định.

Mùa bắt con vờ trên sông Hồng

Con vờ thường chỉ xuất hiện 3-4 lần trong năm, là sản vật của sông Hồng được săn đón những năm gần đây.


Khoảng tháng 3 âm lịch hàng năm, con vờ bắt đầu nổi lên mặt sông.

Vờ thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, lý tưởng nhất là đang nóng ẩm mà đổ mưa. Theo quy luật, nếu ngày đầu tiên trong năm vờ nổi lên thì 7 ngày sau sẽ có tiếp.

24 thg 4, 2022

Canh rau muống nấu trai

Món canh rau muống nấu trai dân dã mà ngon. Thịt trai dai, rau muống giòn mềm, nước canh ngọt thanh cho bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn, đậm đà hương vị.

Xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) quê tôi có đầm Lâm Bình nối với sông Trường và dòng Lò Bó rồi góp nước vào sông Thoa trước khi đổ ra biển qua cửa Mỹ Á. Đầm Lâm Bình mang lại nhiều nguồn lợi thủy sản, bởi thế cá, tôm luôn hiện diện trong bữa cơm của người dân quê và cả những phiên chợ xa. Đầm nước cùng những con suối nối liền là nơi trú ngụ của trai, hến, các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Những ngày đi bắt trai, hến đọng lại trong ký ức tuổi thơ của bao người.

Canh rau muống nấu trai. Ảnh: Trang Thy

Thơm ngon cá hố tháng Tư

Cá hố là loại cá quen thuộc trong bữa ăn của người dân Quảng Ngãi. Mùa cá hố bắt đầu từ tháng Ba tới cuối tháng Năm, nhưng tháng Tư là thời điểm cá hố đã lớn và thơm béo nhất.

Giờ đang vào giữa mùa cá hố. Những ngày này, trong các mẹt, các thúng cá, tôm của chị em miền biển chở đi bán ở khắp nơi trong tỉnh đều có dăm con cá hố tươi rói, lấp lánh ánh bạc. Cá hố còn được mệnh danh là cá biển mình rồng, bởi lớp da ánh bạc, vây vàng chạy dọc sống lưng. Cá có thân hình dài, có con dài đến cả mét.

Món canh cá hố nấu ngọt và cá hố chiên giòn rất hấp dẫn cho bữa cơm nhà. Ảnh: Thiên Di

"Trái tim xanh" lộng gió

Với sự êm ả, mộc mạc, làng Weh, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum và lòng hồ thủy điện Ya Ly tựa như “trái tim xanh” trên vùng đất đầy nắng, gió. Đối với những người yêu thích loại hình du lịch trải nghiệm, đây chắc chắn là một địa điểm không thể bỏ qua. Bởi, nơi đây chứa đựng vẻ cuốn hút lạ thường, tựa “miền Tây sông nước”, kết hợp với sự độc đáo, đa dạng trong văn hóa của đồng bào dân tộc Gia Rai.

Làng Weh yên bình, mộc mạc bên lòng hồ. Ảnh: TT

Nằm cách thành phố Kon Tum chừng 17km, làng Weh, xã Ia Chim mang những nét hoang sơ, mộc mạc. A Nớp - người hướng dẫn chúng tôi trong chuyến đi lần này “bật mí”, làng Weh là một trong những làng cổ nhất trên địa bàn xã Ia Chim.

Thốt nốt mùa “kết mật”

Những tháng mùa nắng, khi vạn vật co cụm dưới cái nóng như thiêu đốt của đất trời thì cây thốt nốt lại bước vào mùa “kết mật”. Đó là thời điểm những dòng nước ngọt kết tinh từ cái nắng, cái gió của miệt Thất Sơn rỉ ra từ bông cây thốt nốt và được người dân mang về chế biến thành đặc sản nổi danh.

Đường thốt nốt ở vùng Bảy Núi luôn có vị thơm ngon đặc trưng

Những danh thần mở cõi đất An Giang

Để tạo nên vùng đất An Giang trù phú và phát triển như ngày nay, có công lao rất lớn của các bậc tiền nhân, danh thần từ thời mở cõi, khai hoang, lập làng cho đến đấu tranh giành độc lập dân tộc. Họ là những người xả thân vì nước, vì dân, công lao được muôn đời sau ngưỡng vọng.

Nguyễn Hữu Cảnh

Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), vua Minh Mạng chia trấn Vĩnh Thanh thành 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long (2 trong 6 tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ, tức Nam Kỳ lục tỉnh), tỉnh An Giang chính thức thành lập. Tuy nhiên, vùng đất An Giang đã có công khai phá của các bậc tiền nhân từ trước. Trong đó, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được ghi nhận là “người đầu tiên có công khai mở vùng đất An Giang” (theo sách Kỷ lục An Giang 2009).

Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), tước Lễ Thành hầu, là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông được xem là vị tướng mở cõi Nam Bộ với việc xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Đồng Nai, Gia Định vào năm 1698 (1 trong 5 trấn của Gia Định lúc bấy giờ là Vĩnh Thanh, sau tách thành tỉnh An Giang và Vĩnh Long). Kể từ thời điểm đó, miền đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc lãnh thổ Đại Việt, tức Việt Nam ngày nay.

Niệm sư từ trong khuôn viên Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu

23 thg 4, 2022

Có một "vương quốc hoa đỗ quyên" trên rừng Sa Pa

Trời nắng ấm nên nhiều cây hoa đỗ quyên mọc hoang dã trên núi cao Sa Pa (Lào Cai) đang khoe sắc hồng rực rỡ đẹp tới nao lòng.

Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) được coi là "vương quốc hoa đỗ quyên Việt Nam" nằm dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vĩ.

Nơi đây mới được các nhà khoa học Việt Nam phát hiện ra gần 40 loài cây đỗ quyên mọc tự nhiên trong rừng nguyên sinh ngàn tuổi.

Theo vườn quốc gia Hoàng Liên, cây rừng tự nhiên đỗ quyên là một nhóm các loài cây cho hoa đẹp, đa tác dụng và có giá trị nhiều mặt.

Dãy núi Hoàng Liên là địa danh phát hiện ra nhiều loài hoa đỗ quyên mọc tự nhiên nhiều nhất Việt Nam.

“Ánh nê-ông pha biếc buổi chiều...”

Năm 1962, bài hát "Những ánh sao đêm" của Phan Huỳnh Điểu ra đời, ngay lập tức trở thành một trong 3 bài hát được yêu thích nhất miền Bắc. Những ánh sao đêm theo lối hoán dụ, là những ánh đèn điện: “Từ bao mái nhà đèn hoa sáng ngời, bầu trời thêm vào muôn vì sao sáng”. Cho đến lúc ấy, Hà Nội đã có điện hơn sáu mươi năm.

Khi khu phố trung tâm Hà Nội quanh Hồ Gươm được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, bên cạnh Tòa Đốc lý là một nhà máy điện nhỏ. Tuy nhiên, đây vẫn là nhà máy điện ra đời muộn hơn một năm so với nhà máy điện Cửa Cấm ở Hải Phòng (1894), nơi có nguồn than sẵn từ các mỏ Hòn Gai lân cận.

Chùa Bụt ở Thanh Hóa

Dù chỉ mới đưa vào sử dụng, song chùa Bụt ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thu hút nhiều du khách bởi lối kiến trúc “lạ” và view cửa biển đẹp như tiên cảnh.

Là một trong những ngôi chùa ở Hải Tiến mới được trùng tu, mở cửa đón khách du lịch tham quan đông đúc từ năm 2021, chùa Bụt nằm ở vị trí nơi cửa biển tuyệt đẹp với lối kiến trúc độc đáo.

Là địa điểm tâm linh nổi tiếng, chùa Bụt được xây dựng theo kiến trúc Phật giáo Việt Nam, là địa điểm du lịch nổi tiếng ở biển Hải Tiến. Chùa mở cửa quanh năm, vào dịp lễ, tết nơi đây rất nhộn nhịp vì đông đảo người dân và du khách đến tham quan.

Vào mùa du lịch biển Hải Tiến từ tháng 4 đến tháng 9, lúc cao điểm chùa Bụt đón rất đông du khách. Điểm đặc biệt ở chùa Bụt chính là có vị trí sát ngay bãi đá hòn Bò, một trong những bãi đá tự nhiên check-in đẹp nhất ở biển Hải Tiến.

22 thg 4, 2022

Bánh đập - đặc sản giá rẻ tại miền Trung

Bánh đập - đặc sản giá rẻ tại miền Trung hấp dẫn thực khách bởi hương vị độc đáo, kết hợp giữa bánh tráng nướng và bánh ướt.

Đi dọc các tỉnh ven biển miền Trung, từ Quảng Nam đến Khánh Hòa, du khách có thể dễ dàng tìm thấy và thưởng thức một đặc sản dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng. Đó chính là bánh đập. Sở dĩ có tên gọi độc đáo như vậy là vì muốn thưởng thức món ăn này, du khách phải đập “mỏi tay”.

Bánh đập là món ăn có sự kết hợp tinh tế giữa lớp bánh ướt bên trong và phần bánh tráng (bánh đa) nướng bên ngoài. Tùy từng nơi và khẩu vị mỗi người mà nhân bánh được chế biến theo các nguyên liệu khác nhau. Đơn giản nhất là nhân mỡ hành, cầu kỳ hơn là nhân tôm thịt băm kèm ruốc khô xay nhuyễn,... 

Bánh đập có ở nhiều nơi nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là ở Khánh Hòa và Quảng Ngãi (Ảnh: Lê Nguyễn Ái Nga).

Món nem tên lạ làm từ chân giò thui rơm

Không giống nhiều món nem khác, nem chạo làm từ thịt chân giò thui rơm kết hợp cùng những nguyên liệu dân dã như riềng, sả, rau thơm,... với cách chế biến độc đáo. Đây được xem là một trong những món trứ danh của Ninh Bình.

Nhắc đến ẩm thực Ninh Bình, bên cạnh những cái tên nổi tiếng như cơm cháy, thịt dê, xôi trứng kiến, nem chua Yên Mạc,... thì không thể không kể tới một món ăn dân dã nhưng ngon và hấp dẫn không kém đặc sản nào khác. Đó chính là món chạo chân giò trứ danh của mảnh đất Kim Sơn.

Chạo chân giò hay còn được gọi là nem chạo, nem thính. Không rõ món ăn có tên gọi như thế tự bao giờ, chỉ biết rằng, người địa phương gọi như vậy để dễ phân biệt nem chạo Kim Sơn với các món nem chạo khác.

Cùng với thịt dê cơm cháy, chạo chân giò được làm từ những nguyên liệu dân dã nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân Kim Sơn đã trở thành món ngon trứ danh, hút khách gần xa (Ảnh: Thảo Trinh)

21 thg 4, 2022

Núi Chúa - khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới

Việc khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa được UNESCO công nhận là cơ hội để Ninh Thuận phát triển kinh tế xanh, năng lượng sạch, du lịch sinh thái...

Núi Chúa, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, vừa nhận danh hiệu Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 14/4. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, giá trị văn hóa bản địa. Ảnh: Huỳnh Văn Truyền

20 thg 4, 2022

Ngã tư dặt dìu cung bậc âm dương

“Từ một ngã tư đường phố, cuộc sống reo vui từng giờ, khi nắng mai về, người và xe nối nhau đi trên đường…”. Hình ảnh Hà Nội một thời được diễn tả bằng phong cách nghệ thuật tuyên truyền trong những câu hát trên thực tế lại phủ một cảm giác lãng mạn cho nơi chốn đặc trưng nhất của đô thị: ngã tư.

Bài hát Từ một ngã tư đường phố (1971) của nhạc sĩ Phạm Tuyên đã biến ngã tư thành bức tranh cổ động hiệu quả nhất, bởi lẽ lời ca là một cuộc xuống đường của tất cả những thành phần xã hội, từ những chị công nhân tan ca về đến những em bé đeo khăn quàng đỏ, và không quên những chàng trai ra đi chiến trường “từng đoàn xe qua trong ngàn ánh mắt yêu thương”. Theo đó, ngã tư là chỉ dấu của văn minh đô thị, nơi ai nấy đi đúng luật giao thông. Thêm “đèn đỏ đèn xanh”, ngã tư thành nơi hiện diện của quyền lực quy ước.

Bí mật lịch sử của tòa dinh thự Tây trong Tử Cấm Thành Huế

Ít ai biết rằng tòa nhà Ngự tiền Văn phòng là địa điểm gắn liền với sự nghiệp của một nhận vật có vai trò khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

Trong quần thể kiến trúc của Tử Cấm Thành ở Hoàng thành Huế, có một công trình khá đặc biệt nằm ở hướng Bắc. Đây là một dinh thự 2 tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, khác với các tòa nhà mang phong cách truyền thống trong Tử Cấm Thành

Bảo vật quốc gia bằng vàng ròng, nặng hơn 100 lượng: Bí mật trong 13 trang sách

Quyển sách này là một bảo vật vô giá của Việt Nam, được đánh giá là có một không hai.

Kim sách Đế hệ thi là một cuốn sách vô cùng độc đáo, có một không hai của Việt Nam. Với khối lượng “khủng” lên tới hơn 4kg vàng ròng, cuốn kim sách này đã trở thành tâm điểm khiến nhiều người muốn chiêm ngưỡng và tìm hiểu về nguồn gốc của nó.

Kim sách Đế hệ thi đã được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam.

Cuốn sách độc nhất vô nhị

Dưới thời Minh Mạng, có một quyển sách mang nội dung đặc biệt. Đó là dịp nhà vua làm bài thơ "Đế hệ thi" và 10 bài "Phiên hệ thi" theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt để đặt chữ lót sẵn cho 20 thế hệ con cháu thuộc dòng chính của mình và thuộc 10 dòng phụ (phiên hệ) của 10 anh em trai của nhà vua.

Kim sách Đế hệ thi dài 23,2cm, rộng 13,7cm, dày 1,6cm và nặng 4,2 kg làm bằng vàng ròng (khối lượng tương đương với hơn 100 lượng vàng hiện nay); gáy đóng 4 khuyên tròn. Kim sách được làm theo khổ chữ nhật đứng, gồm có 13 tờ; bìa trước và sau chạm hình rồng 5 móng, vân mây tượng trưng cho vương quyền, 11 tờ ruột khắc sách văn.

Kim sách Đế hệ thi. (Nguồn: baotanglichsu.vn)

Cận cảnh thạp đồng “hổ vồ” tuyệt đẹp của người Việt Cổ

Hình tượng hổ trên thạp đồng Vạn Thắng được tạo tác theo lối tả thực rất sinh động. Con hồ rướn mình về phía trước, mõm ngoạm ngang lưng con mồi...

Xuất hiện trong trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đang diễn ra ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, thạp đồng Vạn Thắng là cổ vật có giá trị đặc biệt của nền văn hóa Đông Sơn

19 thg 4, 2022

Bánh hạt dẻ vạn người mê ở Sa Pa

Những chiếc bánh hạt dẻ nóng, thơm phức là thứ khiến nhiều thực khách phải nán lại mỗi lần đi chợ vùng cao.

Bánh hạt dẻ là món ăn được nhiều du khách biết và mua về làm quà khi đến thăm thị trấn Sa Pa. Bánh hình tròn, giống bánh pía của miền Nam nhưng bản to và dẹt hơn. Phía trên mỗi chiếc bánh đều rắc mè rang thơm phức. Nhân bánh gồm hạt dẻ nghiền nhuyễn, hòa cùng chút bơ và đậu xanh mềm. Vỏ bánh được làm từ bột mỳ cán mỏng, nhiều lớp.

Bánh hạt dẻ được bày bán tại các hàng quán trong chợ địa phương. Bánh ăn lúc nóng ngon nhất. Ảnh: Phương Anh

Những món lót dạ ngon và rẻ ở Huế

Một ổ bánh mì pate chả ở đường Bùi Thị Xuân có giá 5.000 đồng, chè bột lọc dừa trên gánh hàng rong có giá tương tự.

Chè cung đình Huế là món ăn mà nhiều thực khách muốn thử khi ghé thăm đất cố đô. Một trong những quán chè nổi tiếng nhất ở đây là Mợ Tôn Đích, với giá từ 12.000 đến 15.000 đồng một cốc. Nhưng nếu bạn đến các khu chợ như Đông Ba hay hàng quán vỉa hè, giá chè rẻ hơn nhiều, từ 5.000 đến 10.000 đồng, chất lượng không kém. Trên ảnh là một gánh chè nằm gần trung tâm thành phố, với giá 5.000 đồng một túi bột lọc dừa hoặc chè đậu. Thực khách có thể ăn tại chỗ hoặc mua mang về. Ảnh: Phương Anh

Người Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây

Người dân tụ họp quanh chùa ca múa hát, dâng cơm, đắp núi cát, tắm Phật trong không khí vui tươi của Tết truyền thống Chôl Chnăm Thmây.

Tết Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, diễn ra trong ba ngày từ 14 đến 16/4 Dương lịch. "Chôl" nghĩa là "vào" và "Chnăm Thmay" là "năm mới’. Người xưa cho rằng đây là thời điểm khởi đầu cho một năm mới bởi trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc.

Du khách đến Sóc Trăng dịp này có thể cảm nhận sự náo nhiệt, vui tươi đón Tết tại hầu hết các điểm chùa Khmer, gồm các chùa nổi tiếng tại thành phố Sóc Trăng như chùa Dơi, chùa SomRong, chùa Kh’leang, Chrôi Tưm Chắs hay Paem Buôl Thmây.

Sư Hoàng Đạt, đang tu học tại chùa Dơi, cho biết trước Tết Chôl Chnăm Thmây vài ngày, người dân sống tại phum sóc (khu dân cư) quanh chùa trang hoàng, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ; còn các vị chư tăng thì dựng, trang trí sân khấu từ các vật liệu địa phương, chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ.

Rượu đế Gò Đen - đệ nhất tửu của đồng bằng sông Cửu Long

Nếu có dip đi du lịch Long An về với Bến Lức ghé làng nấu rượu đế Gò Đen nức tiếng. Được nhấp chén rượu cay nồng nổi tiếng này, cùng nghe câu chuyện thời cuộc của thương hiệu rượu được mệnh danh là mỹ tửu của miền Nam thật sự là một trải nghiệm thú vị.

Ai đã từng một lần nếm rượu đế Gò Đen đều phải công nhận rằng đó là loại rượu hoàn toàn xứng đáng đứng nhất nhì trong hàng “danh tửu” trời Nam. Rượu Gò Đen gắn liền với lịch sử hình thành địa danh Gò Đen, nó có một bề dày lịch sử và truyền thống sản xuất lâu đời và đã một thời nó là niềm tự hào của người dân Long An nói riêng và người dân Miền Tây nói chung.

Địa danh Gò Đen có từ sau khi Chúa Nguyễn khai phá đất phương Nam, vùng này gò cao, đất đen nên mới gọi là Gò Đen. Gò Đen là cửa ngõ giao thông từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm 1918, vùng đất này chính thức gọi là Quận Gò Đen Tỉnh Chợ Lớn và thay đổi nhiều tên gọi khác nhau: Gò Đen, Trung Quận, Bến Lức, Trung Huyện.

Chợ truyền thống ở đô thị



Theo số liệu của Nielsen năm 2020, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỉ USD mỗi năm. Để so sánh, tổng giá trị thị trường xe hơi của Việt Nam trong năm 2021 là vào khoảng 6 tỉ USD. Dù thế, chúng ta chưa biết gì nhiều về giá trị kinh tế, vai trò lịch sử của mạng lưới thương mại truyền thống rộng khắp này.

17 thg 4, 2022

Cận cảnh đồ thờ, long sàng, ngai vua dát vàng ở Chính điện Lam Kinh

Sau khi mở cửa đón khách, chính điện Lam Kinh đã thu hút đông đảo du khách tham quan. Nhiều người vô cùng choáng ngợp trước nội thất, long sàng, ngai vua và các đồ thờ dát vàng ở chính điện.


Chính điện Lam Kinh (thuộc Khu di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Chính điện Lam Kinh được khởi công tu bổ, tôn tạo từ năm 2010. Công trình nằm trên diện tích hơn 1.600 m², là một trong những công trình quan trọng, bề thế ở khu trung tâm di tích Lam Kinh. Sau 12 năm phỏng dựng và tôn tạo, ngày 2/4 vừa qua, chính điện Lam Kinh đã chính thức mở cửa đón khách tham quan.

Cung đường dốc đứng độc đáo ở Gia Lai "hút" khách check-in

Tuyến đường tránh TP Pleiku (Gia Lai) có dốc lớn, bao quanh bởi những đồi cà phê xanh ngắt. Đây được xem là điểm check-in không thể bỏ qua của nhiều du khách khi ghé thăm phố núi thời gian gần đây.

Con đường dốc thuộc một phần tuyến đường tránh TP Pleiku (Gia Lai) đang hút giới trẻ check-in.

Những bãi bồi trên sông Trà

Những gò bồi ven sông là một phần hợp nên sinh cảnh của dòng sông Trà Khúc. Hình ảnh đó đã đi vào lòng người Quảng Ngãi với niềm thương nhớ về dòng sông quê thơ mộng.

Sông Trà Khúc phát nguồn từ cao nguyên Đắc Tơ Rôn, có đỉnh núi cao 2.350m, được hợp nước của bốn con sông sông Rhe (Hre), Xà Lò (Đak Xà Lò), Rin (Dak Krin) và sông Tang (Dak Ong). Từ ngã tư Ly Lang, sông có tên là Trà Khúc và chảy xuôi theo hướng tây - đông hơn 130km, rồi đổ ra cửa Đại Cổ Lũy.

Hồn quê trên sông Trà

Do đặc điểm địa hình, dòng sông ngắn, có sự chênh lệch khá lớn về độ cao giữa vùng núi rừng và cửa sông, nên lưu tốc dòng chảy từ thượng nguồn về trung lưu rất mạnh, đặc biệt là về mùa mưa, xảy ra hiện tượng bào mòn lòng sông và xói lở hai bên bờ sông Trà Khúc. Mặt khác, lượng mưa hằng năm tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian chỉ chừng hơn 2 tháng của mùa mưa, do tác động của những cơn mưa lớn và liên tục, nước từ các khe, suối, sông con, mạch ngầm thường xuyên gây ra những vụ sạt lở núi, cuốn đất, đá, cát, mùn, thực vật gãy đổ, trôi theo dòng nước đục ngầu ra dòng chính của con sông, rồi cuốn về phía hạ lưu.

Núi Ấn - sông Trà. Ảnh: H.K

Buôl Pres Phek - chùa Bốn Mặt độc đáo gần 500 năm tuổi ở Sóc Trăng

Chùa Buôl Pres Phek hay còn gọi là chùa Bốn Mặt với gần 500 năm tuổi, là công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị văn hóa tiêu biểu mang đặc trưng của đồng bào Khmer Nam Bộ ở Sóc Trăng.

Sala ten Thác Kon, nơi đánh dấu điểm rơi của chiếc cồng vàng 8 núm trong cổ tích "Chiếc ghe chìm" làm nên huyền thoại về vùng đất "Vũng Thơm, Chùa Bốn Mặt". Ảnh: Cao Long

16 thg 4, 2022

Làng cổ thuần Việt ở Bắc Giang

Nhịp sống chậm rãi, yên bình trên đường quê rợp bóng tre, hòa cùng khói lam chiều trên ruộng tại làng Sấu thuộc huyện Tân Yên.


Khói lam chiều trên ngôi làng cổ có tên gọi dân dã là làng Sấu thuộc xã Liên Chung (xưa là Chung Sơn), huyện Tân Yên. Tránh xa ồn ào khói bụi nơi đô thị, có dịp du khách hãy về thăm làng Sấu. Tương truyền, phía sau làng có một núi đất xưa kia mang hình dáng một con sấu, linh vật thường được thờ ở các đình đền, nên làng tên là Sấu.

Bộ ảnh do nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Thông (sinh năm 1987), người Bắc Giang, thực hiện qua nhiều lần ghé làng. Trong sự nghiệp nhiếp ảnh, anh đã gặt hái được trên 40 giải thưởng lớn nhỏ trong nước và quốc tế.

Lễ hội phát lương đặc biệt tại ngôi đền thiêng thờ đức Thánh Trần

Lễ hội phát lương đền Trần Thương là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Hà Nam được tổ chức vào dịp đầu năm. Nghi lễ phát lương diễn ra tại ngôi đền chính là nơi xưa Trần Hưng Đạo chọn làm kho lương, cung cấp lương thảo cho quân đội lập lên chiến công hiển hách của nhà Trần 3 lần chiến thắng quân Nguyên- Mông vào thế kỷ thứ 13.

Lễ hội phát lương diễn ra vào đêm 14 tháng giêng hàng năm

Truyền thuyết về Long Hải thần nữ nổi tiếng linh thiêng ở Dinh Cô

Dinh Cô (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) còn được gọi điện thờ Cô, hoặc điện thờ Bà Cô, là ngôi đền thờ Long Hải thần nữ, một vị thần rất linh thiêng của người dân địa phương.

Dinh Cô được nhiều lần trùng tu theo lối kiến trúc cổ pha lẫn hiện đại.

Ngôi đền này gắn liền với truyền thuyết về một trinh nữ tử nạn trên biển được ngư dân địa phương chôn cất và đã hiển linh, được dân tôn thần, lập miếu thờ phụng.

Tượng Phật bằng đồng cổ nhất Đông Nam Á của Việt Nam

Di chỉ Đồng Dương - nơi phát hiện ra bức tượng mang đậm nét Ấn Độ này - là Phật viện lớn nhất Đông Nam Á từng được xây dựng trong lịch sử.

Vào năm 1911, tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương (nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier đã phát hiện ra bức tượng Phật bằng đồng cổ được coi là cổ nhất Đông Nam Á, đó là tượng Phật Đồng Dương.

Những cột đá Bảo vật nổi tiếng của Việt Nam

Trong hệ thống Bảo vật quốc gia của Việt Nam, có những cây cột đá tuổi đời từ hàng trăm cho đến cả nghìn năm, được tạo tác rất độc đáo và tinh xảo...

1. Nằm trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chùa Nhất Trụ được xây dựng từ thời Tiền Lê. Đây là nơi lưu giữ một Bảo vật quốc gia: Cột kinh Phật bằng đá cổ xưa nhất Việt Nam.

14 thg 4, 2022

Báu vật sâm Ngọc Linh


Nói đến nhân sâm người ta thường nhắc đến Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Nhật, Trung Quốc..., những quốc gia có thế mạnh về trồng và chế biến nhân sâm từ lâu đời. Tại Việt Nam có một loài sâm quý tuy mới được phát hiện vào thập niên 70 của thế kỉ trước nhưng đã được đánh giá là một trong 5 loài sâm tốt nhất trên thế giới với những thành phần dược tính thần kì mà không một loài sâm nào trên thế giới có được. Đó chính là sâm Ngọc Linh, một báu vật của đại ngàn, bảo vật của quốc gia được kì vọng sẽ đưa Việt Nam gia nhập và Top các “cường quốc” nhân sâm trên thế giới.

12 thg 4, 2022

Chuyện lạ ở phố cổ Hà Nội thời phong kiến

Trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, bao nhiêu con người tài hoa được sinh ra, và từ nơi khác đến có cơ hội phát huy khả năng của mình. Bên cạnh đó, tại đây, cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười.

Góc phố Hà Nội xưa (ảnh tư liệu).

Hà Nội là thủ đô của nước ta, có bề dày lịch sử, văn hoá. Hà Nội xưa kia còn có tên gọi Thăng Long. Trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này, bao nhiêu con người tài hoa được sinh ra, và từ nơi khác đến có cơ hội phát huy khả năng của mình. Bên cạnh đó, tại đây, cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười.

Nâng tầm giá trị toàn cầu của di tích Óc Eo - Ba Thê

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê tọa lạc tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đây mà một minh chứng về sự tồn tại của nền văn minh Óc Eo và là một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam...

Chùa Linh Sơn được xây dựng trên nền móng của công trình kiến trúc trong văn hóa Óc Eo.

Quyết định quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đây được xem là một cơ hội, lợi thế để phát triển, nâng tầm giá trị của nền văn hóa cổ tồn tại cách đây hàng ngàn năm.

Tháp nước Hàng Đậu: Nơi gắn bó một thời…

Tháp nước Hàng Đậu hay dân dã quen gọi là Bốt Tròn Hàng Đậu thì ai ở Hà Nội cũng biết. Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội.

Bốt Tròn Hàng Đậu trên bưu thiếp đầu thế kỷ XX.

Tháp nước Hàng Đậu có trước cả cầu Long Biên. Tháp nằm tại ngã 6 giao giữa các con phố: Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng.

Ấn đền Trần Nam Định và ý nghĩa của “Tích phúc vô cương’

Là một trong những tín ngưỡng văn hóa đặc biệt, là thói quen sinh hoạt văn hóa, tâm linh từ bao đời nay của người dân đất Thành Nam nói riêng và du khách thập phương nói chung, nhưng ấn đền Trần vẫn chưa thực sự được hiểu đúng và đủ giá trị vốn có.

Đền Trần Nam Định.