15 thg 12, 2011

Trận Rạch Gầm Xoài Mút và gái đẹp Nha Mân

Ca dao có câu:

Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh, 
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân. 

hoặc
 
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân

Cao Lãnh thì có xoài, có gà - còn đẹp thì là con gái Nha Mân!

Nha Mân cũng thuộc tỉnh Đồng Tháp như Cao Lãnh, ở xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành. Lời đồn con gái ở đây đẹp hết xẩy chắc là hơi bị... đúng, vì ai cũng nói vậy hết á!

Tại sao con gái Nha Mân đẹp? Thì được giải thích bằng lý do trời ơi như thế này (nhưng cũng có thể đúng):


6 thg 12, 2011

Văn miếu Trấn Biên

Văn miếu đầu tiên ở Việt Nam là Văn miếu - Quốc tử giám ở Hà Nội, ai cũng biết, miễn bàn. Văn miếu này được xây dựng từ thời nhà Lý (1070). Đến cuối đời Hậu Lê, Trịnh Nguyễn phân tranh, Văn miếu ở đây... xìu xuống.

Cùng lúc đó, ở Đàng Trong Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, với cột mốc quan trọng là năm 1698, khi thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đất Đồng Nai, đặt nền móng cho Sài Gòn - Biên Hòa. 17 năm sau (1715), để có nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt ở vùng đất mới, chúa Nguyễn Phúc Chu quyết định cho xây dựng Văn miếu Trấn Biên tại vùng đất nay là Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai.


Văn miếu Trấn Biên là Văn miếu đầu tiên ở Đàng Trong, được xây dựng trước cả Văn miếu Huế, Văn miếu Vĩnh Long, Văn miếu Gia Định. (109 năm sau khi Văn miếu Trấn Biên ra đời thì Văn miếu Gia Định mới hình thành. Hai Ẩu tìm hiểu tới đây thấy sướng quá, thì ra nơi mình sống chính là trung tâm văn hóa phương Nam chớ đâu phải Sài Gòn, hi hi hi!).


Nhã Viên - điểm đến ở Biên Hòa

Từ phương xa đến Biên Hòa, ở bến xe Biên Hòa nhìn sang phía đối diện, bạn sẽ thấy một tấm bảng mời gọi: Nhã Viên quán. Theo các bảng hướng dẫn dọc đường, bạn sẽ đến được nơi này, cách bến xe Biên Hòa khoảng non 1 km.

Kỳ thật, mang tên là Nhã Viên quán, nhưng có lẽ nên gọi chính xác tên nơi này là Nhã Viên: Khu vườn thanh nhã.

Nhã Viên là một công viên văn hóa, một nhà bảo tàng văn hóa, một resort thu nhỏ.




Trên khuôn viên 5.000 m2, Nhã Viên bao gồm ngôi nhà chính là một nhà rường kiểu Huế, mang tên Phú Xuân Đường, bên tả là Tư Quảng Đường mang phong cách nhà rường Nam Trung bộ, bên hữu là Nam Huyên Đường theo phong cách nhà Nam bộ và Vọng Sơn Các theo kiểu nhà sàn Tây Bắc.


10 kiến trúc ấn tượng Đồng Nai

Nhân dịp kỷ niệm 310 năm Biên Hòa - Đồng Nai, cùng với cuộc bình chọn 10 thắng cảnh đẹp nhất tỉnh Đồng Naiban Tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Nai đã phát động cuộc bình chọn 10 kiến trúc ấn tượng nhất Đồng Nai. Kết quả bình chọn công bố ngày 17/12/2008, lễ tôn vinh ngày 20/12/2008.

Kết quả bình chọn có lẽ không thuyết phục được công chúng, nên rơi vào quên lãng ngay sau đó. Tuy nhiên, dù sao cũng đã có một cuộc bình chọn rộng rãi, đã có kết quả công khai, nên xin được kể lại đây để các bạn tham khảo.

Ghi chú: Thuyết minh và hình ảnh kèm theo là thông tin nguyên gốc của ban tổ chức bình chọn. Các công trình kiến trúc được xếp theo thứ tự ABC. Các bạn xem và nhận xét nhé!


1. Chung cư Thanh Bình:

Địa chỉ: phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa.

  • Thời gian khởi công : năm 2003. 
  • Thời gian hoàn thành: năm 2005. 

 

5 thg 12, 2011

Lễ hội văn hóa cà phê

(Ghi chú: Bài viết ngày 15/12/2007)
___

Hôm nay tôi đi xem Lễ hội Văn hóa cà phê.

Nếu không quá khó tính, có thể xem là lễ hội đã thành công. Những nhà tổ chức đã có công đưa về những cây cà phê từ Dak Lak, có cả đất đỏ Ban Mê... Có ly cà phê lớn nhất thế giới, có mô hình quy trình sản xuất cà phê... Có bài nói chuyện giao lưu của Vũ Khiêu, Dương Trung Quốc, Đỗ Trung Quân... Có âm nhạc đậm chất Tây Nguyên... và dĩ nhiên là không thiếu những quán cà phê (uống miễn phí).

Những nội dung đó của lễ hội, bạn có thể đọc ở nhiều nơi. Ở đây tôi muốn nói chuyện khác...


Cây cà phê trong rẫy cà phê ở Pleiku


The Myth - không chỉ là café

Không phải là quê hương của hạt café nhưng Sài Gòn lại là “ Thiên đường” café với số lượng quán không thể đếm hết.


Vỉa hè có, sang trọng có, có nơi êm đềm cũng có chỗ sôi đội…. nhưng chưa có quán nào lại được khoác lên mình một chiếc áo đậm chất thần thoại lãng mạn như The Myth, một cái tên không còn xa lạ trên bản đồ café Sài Thành. 




Độc đáo “Chợ Campuchia” giữa lòng Sài Gòn

Cả người bán và người mua đều là người Việt, nhưng toàn bán những món ẩm thực đậm chất Khmer.

Đó là cá trèn khô, sầu đâu đắng, đường thốt nốt, mắm bò hóc, bún num bochóc, bánh lọt, chè thốt nốt…



Gian hàng bà Tư Xê với những đặc sản của mảnh đất chùa Tháp


4 thg 12, 2011

Đêm Biên Hòa đầy sao

Đêm Biên Hòa

Những năm sau giải phóng, các địa phương thường mời các nhạc sĩ về (chăm sóc, bồi dưỡng) để viết nên những ca khúc về quê hương mình. Một trong các địa phương đó là thành phố Biên Hòa, một trong các nhạc sĩ đó là Trần Long Ẩn.

Theo tôi biết, khi đó chị Út Kiều (Lê Ánh Vân) là trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP Biên Hòa, chị có đề nghị với Trần Long Ẩn một ý kiến độc đáo như thế này: sáng tác một bài hát không hề có chữ Biên Hòa hoặc Đồng Nai mà người ta vẫn biết đó là Biên Hòa.

Trần Long Ẩn đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ ấy.Bài hát rất thành công, được nhiều người yêu thích. Trong toàn bộ lời ca và cả tựa bài hát đều không có chữ Biên Hòa. Tên bài hát là: Đêm thành phố đầy sao.


Đố ai ve đặng con đò Thủ Thiêm

Phà Thủ Thiêm - phía xa kia là tòa nhà cao nhất Sài Gòn. Ảnh: Phạm Tường Nhân
Từ lâu lắm rồi, Thủ Thiêm đã đi vào ca dao với câu:

Bắp non mà nướng lửa lò
Đố ai ve đặng con đò Thủ Thiêm


Khi tôi lớn lên, con đò Thủ Thiêm đã được thay bằng phà Thủ Thiêm.

Biết thì biết vậy, và mỗi lần đi ngang bến Bạch Đằng vẫn thấy bến phà Thủ Thiêm vậy, nhưng thật tình chẳng có lý do gì để qua phà Thủ Thiêm cả.


Tứ mã... đáo thành công


Anh bạn của Hai Ẩu là một nhà nghiên cứu văn hóa, đồng thời cũng làm một chức lớn lắm. Vì làm chức lớn nên mỗi dịp lễ lạc ảnh nhận được quà cáp lia chia, sướng lắm!

Hai Ẩu đến thăm lúc ảnh vừa nhận được một bức tranh quý. Bức tranh một đàn ngựa!

Dù không rành lắm về khoản hội họa, nhưng Hai Ẩu cũng biết bức tranh đẹp (và chắc là đắt tiền). Còn ý nghĩa của nó? Chắc chắn là lời chúc Mã đáo thành công rồi!


2 thg 12, 2011

Xôi chiên phồng Biên Hòa

Tân Hiệp quán là nhà hàng nổi tiếng ở Biên Hòa. Lúc mới mở, Tân Hiệp Quán nằm trên đường Hàm Nghi (nay là đường Cách mạng tháng 8) trên bờ sông Đồng Nai, do bà Huỳnh Thị Sớm thành lập từ năm 1952. Chỉ có khách hàng là dân đạp xích lô, thợ lặn lấy cát, nhân viên kiểm lâm.. với các món chủ yếu là bánh mì patê, bánh bao, hủ tíu, cà phê... Dần dần, Tân Hiệp Quán hình thành các món ăn cầu kỳ như đầu cá bánh canh, chả giò, nem nướng, gan nướng, gà quay, bì cuốn... Nhưng cái món làm cho Tân Hiệp quán "nổi đình nổi đám" và góp phần làm rạng danh kho tàng ẩm thực xứ Biên Hòa là xôi chiên phồng.

Xác lập kỷ lục xôi chiên phồng to nhất tại Liên hoan ẩm thực (TPHCM - 2009)


Đông bình, Tây quả


Hai Ẩu vốn... ẩu, nên khi sắp xếp bình hoa và đĩa quả trên bàn thờ thường không chú ý đến vị trí sao cho hợp lý.

Người già dạy rằng: Đông bình Tây quả. Nghĩa là bình hoa ở phía Đông, đĩa quả ở phía Tây.

Dễ nhớ và dễ hiểu quá!


Nào, ta làm tổng thống!

Làm tổng thống chỉ tốn có... 15.000 đồng thôi! Đó là tiền mua vé vào cổng Hội trường Thống Nhất, tức là Dinh Độc Lập, nơi ở của tổng thống chính quyền Sài Gòn ngày xưa.


Thế nhưng tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đâu chỉ ở Dinh Độc Lập, mà còn ở một nơi khác nữa kia: Đó là Dinh Gia Long.

Dinh Gia Long hiện nay nằm ở số 65 đường Lý Tự Trọng, quận 1, TPHCM (trước 75, tên đường này là đường Gia Long).