Hiển thị các bài đăng có nhãn Lâm Đồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lâm Đồng. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 7, 2024

Cắm trại, ngủ đêm bên sông Đạ Huoai

Sông Đạ Huoai chảy giữa rừng cây qua các khe đá, đôi bờ khung cảnh hoang sơ, thu hút nhiều bạn trẻ đến cắm trại và khám phá.


Sông Đạ Huoai với dòng nước xanh trong, uốn lượn quanh những dãy núi cao và cánh rừng trùng điệp của huyện Đạ Huoai, là điểm đến thiên nhiên được yêu thích ở Lâm Đồng. Dòng sông bắt nguồn từ những suối nhỏ trong núi, cảnh quan hùng vĩ, hai bên bờ có những bãi bồi bằng phẳng. Những năm gần đây nhiều du khách tìm đến những bãi ven sông Đạ Huoai cắm trại, dã ngoại.

20 thg 7, 2024

Độc đáo hoa thân gỗ ở Đà Lạt

Đà Lạt - Trung tâm sản xuất hoa lớn của cả nước, được Chính phủ công nhận “Thành phố Festival Hoa Việt Nam”. Nơi đây, ngoài sản xuất hoa thương phẩm (3 tỷ cành hoa các loại/năm), còn có 7 loài hoa thân gỗ luân phiên nở suốt 4 mùa, trang điểm nhan sắc Đà Lạt, làm ngất ngây người dân và du khách thập phương.

Hoa anh đào bên Hồ Xuân Hương (Đà Lạt)

19 thg 7, 2024

Cây phượng trắng duy nhất ở Việt Nam

Mỗi lần có dịp ngang qua biệt thự 75 Phù Đổng Thiên Vương, TP. Đà Lạt, tôi đều dừng lại xem phượng trắng thế nào. Đây là cây phượng trắng duy nhất ở Việt Nam nở hoa. Cây này do Tiến sĩ Hà Ngọc Mai mang từ Úc về trồng năm 1998, sau 10 năm thì nở hoa tuyệt đẹp. Phượng trắng nở giữa đại ngàn thông xanh, làm ngất ngây người dân và du khách, bởi sức hút kỳ lạ, vẻ đẹp tinh khôi, sang trọng và độc đáo.

Vợ chồng Tiến sĩ Trần Hà Anh và Tiến sĩ Hà Ngọc Mai dưới cây phượng trắng duy nhất ở Việt Nam.

“Mimosa vì sao em tới đất này?”

“Mimosa từ đâu em tới, Mimosa vì sao em tới đất này. Đà Lạt đồi núi trập trùng, Đà Lạt trời mây nước mênh mông…”. Lời bài hát ấy, cứ ngân nga trong tôi mỗi dịp Mimosa nở. Năm nay, mưa thuận gió hòa, nên Mimosa nở đẹp đến nao lòng. Cả Đà Lạt vàng rực, như “Nàng Sơn cước” lộng lẫy trong váy áo vàng, trẻ, đẹp, quyến rũ lạ kỳ.

Hoa Mimosa tỏa hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết - Ảnh Hà hữu Nết

Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, ở nước Úc (Australia) tươi đẹp, có đôi trai tài gái sắc, yêu nhau say đắm, thề sống với nhau trọn đời. Chàng là con ngư dân nghèo, thân hình vạm vỡ, da ngăm đen, thông minh, tài giỏi nhất vùng. Nàng là con nhà quý tộc giàu sang, da trắng, tóc vàng, cực kỳ xinh đẹp và nhân hậu. Họ đã trao nhau tình yêu ban đầu trên bờ biển Sydney thơ mộng. Nhưng rồi, cha mẹ nàng lại ép nàng lấy vị Bá tước quyền quý. Sau bao lần cự tuyệt không thành, nàng đành buông xuôi số phận. Được tin nàng sắp lên xe hoa, chàng lặng lẽ lên vùng núi làm nghề gác rừng, để cố quên mối tình tuyệt vọng.

Hoa Mimosa khoe sắc bên Nhà thờ Con Gà (Đà Lạt) - Ảnh Hà Hữu Nết

Một ngày nọ, trận hỏa hoạn dữ dội xảy ra, chàng bất chấp hiểm nguy, lao vào lửa để cứu rừng và những con Kangaroo (Chuột túi) tội nghiệp. Chàng miệt mài dập lửa đến ngất xỉu và bị cháy rụi mà không hay biết. Nghe tin chàng bỏ biển lên rừng, trong đêm tân hôn nàng bỏ trốn đi tìm người yêu. Nhưng, hỡi ơi! Khi gặp chàng, nàng bàng hoàng không tin vào mắt mình nữa, chỉ thấy xác chàng trong đống tro tàn. Nàng quỳ xuống, khóc than thảm thiết suốt ngày đêm đến kiệt sức, rồi gục chết bên chàng. Năm tháng trôi qua, tại nơi chàng và nàng quyên sinh, mọc lên một loài cây thân mộc, lá xanh biếc, lấp lánh hoa vàng, thơm mát, rất kỳ lạ. Cảm kích trước mối tình sâu nặng của đôi trai tài gái sắc, thổ dân địa phương đặt tên cho loài hoa ấy là Mimosa - một cái tên tuyệt đẹp! Sự tích hoa Mimosa là vậy.

Hoa Mimosa trang điểm thêm sự lãng mạn cho TP. Đà Lạt- Ảnh Hà Hữu Nết

Ngày nay, những cặp tình nhân trao nhau hoa Mimosa để khẳng định sự chung thủy trọn đời. Riêng con gái Đà Lạt thường ép hoa Mimosa vào trong sách, tặng người yêu để bày tỏ sự trong trắng, thủy chung. Dù hoa đã khô, nhưng vẫn tỏa hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết, quyến rũ. Hoa Mimosa tượng trưng cho tình yêu chung thủy và bất diệt.

Mimosa (tên khoa học Mimosaceae) du nhập vào Đà Lạt hơn 100 năm nay. Ở Việt Nam duy nhất Mimosa trồng tại Đà Lạt nở hoa. Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp nên ở Đà Lạt, Mimosa rất dễ trồng và sinh trưởng nhanh. Ươm trồng bằng hạt, Mimosa 5 tuổi (cao khoảng 4m, tán lá rộng 3m) thân mảnh, vỏ đen, cành nhiều, rễ ăn cạn nên rất yếu, phải cắt tỉa bớt cành, giảm độ cao để tránh gãy đổ vào mùa mưa. Mimosa thường nở quanh năm, nhưng nở rộ nhất vào mùa khô (từ tháng 10 năm nay đến tháng 4 năm sau). Khoảng 3 tuổi, Mimosa bắt đầu nở bông, hoa hình cầu, màu vàng óng như tơ, từng chùm chi chít nụ, nở hết đợt này đến đợt khác. Ngắm hoa Mimosa mọi thời khắc đều đẹp, nhưng ngắm dưới ánh trăng là đẹp nhất, bởi sự lung linh, huyền ảo, đẹp đến nao lòng.

Hoa Mimosa đi vào âm nhạc, làm lay động trái tim bao thế hệ.

Ở Đà Lạt có một con đường mang tên hoa “Mimosa”. Đó là đèo Mimosa dài 10 km, cửa ngõ phía nam Đà Lạt (song song với đèo Prenn). Mimosa không phải là hoa thương phẩm (để bán) mà được trồng nhiều hai bên đường Mimosa, trong các công viên, trường học, nhà thờ, chùa chiền, công sở, biệt thự, khu du lịch... để làm đẹp thành phố. Hoa Mimosa - như hạt nắng vàng, lóng lánh trang điểm nhan sắc Đà Lạt thật mộc mạc, dễ thương. “Anh đã biết rồi em ơi, vì em yêu cuộc sống trên cao, có thông reo rì rào. Vì em yêu dòng thác Cam Ly, như cuộc sống đang dâng trào. Vì em yêu nước hồ Xuân Hương, yêu thành phố muôn hoa, đã từng lưu luyến trái tim ta. Mimosa... em Mimosa... hoa Mimosa”. Bài hát “Mimosa” của nhạc sĩ Trần Kiết Tường đã chắp cánh cho Đà Lạt bay cao vươn xa, đã lay động bao trái tim - những người yêu Đà Lạt.

Hoa Mimosa trong khuôn viên Dinh Bảo Đại- TP. Đà Lạt- Ảnh Hà Hữu Nết

Và khoe sắc bên hồ Xuân Hương thơ mộng

Ngày qua ngày, Mimosa vẫn âm thầm nở, khiêm nhường khoe sắc, tỏa hương, “hút hồn” bao lữ khách đến với Đà Lạt - thành phố mộng mơ, thành phố của tình yêu và nỗi nhớ. Nhiều nghệ nhân ở Đà Lạt đã chế tác thành công bonsai Mimosa rất độc đáo, mang lại giá trị kinh tế cao. Cùng với muôn loài hoa khác, Mimosa đã góp phần làm nên thương hiệu “Đà Lạt - Thành phố Festival hoa Việt Nam”.

Hà Hữu Nết

29 thg 6, 2024

Langfarm Center - Nông trại cổ tích

Langfarm là một thương hiệu có xuất xứ từ phố núi Đà Lạt, lấy cảm hứng từ ngọn núi Lang Biang hùng vĩ, với chuyên ngành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt.

Langfarm Center được thiết kế dựa trên concept "Nông trại cổ tích" với câu chuyện về một người nông dân vui vẻ sống tại một vùng đất cổ tích tên là Langfarm. Ảnh: Lâm Viên

Samten Hills Dalat - Điểm đến đa trải nghiệm dành cho gia đình

Samten Hills Dalat, điểm du lịch đặt Đại bảo tháp kinh luân, bánh xe cầu nguyện lớn nhất thế giới đã xác lập kỷ lục Guinness, không chỉ biết đến là điểm du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo Kim Cương Thừa mà hiện có thêm nhiều dịch vụ đa dạng, tăng trải nghiệm cho du khách.

Toàn cảnh Samten Hills Dalat. Ảnh: N.A

28 thg 6, 2024

Đại bảo tháp Kinh luân và không gian văn hóa Phật giáo của người Việt

Drigung Kagyu Rinchen Khorchen Khorwe Go Gek, Đại bảo tháp Kinh luân vừa nhận kỷ lục Guinness đang được xem là biểu tượng của tình hữu nghị, hòa bình, văn hóa ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới.

Đây cũng là công trình quan trọng trong việc khơi lại dòng chảy lịch sử Phật giáo Kim cương thừa từ hơn một nghìn năm trước, thời nhà Lý - Trần đến nay. Bên cạnh những di sản Phật giáo vẫn tồn tại trong đời sống tinh thần người Việt, Đại bảo tháp Kinh luân lớn nhất thế giới sẽ trở thành một di sản văn hóa Phật giáo tại Việt Nam. Công trình chứa đựng tâm huyết của chủ đầu tư - Công ty Kim Phát, sẽ góp phần mang Việt Nam đến với thế giới và mang thế giới về với Việt Nam bằng con đường giao lưu văn hoá, nghệ thuật trong đó văn hóa tâm linh Phật giáo.

Người mê làm du lịch dưới tán rừng

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có nhiều khu, điểm du lịch dưới tán rừng. Nhưng ít người biết cách đây 30 năm, loại hình du lịch này đã rất nổi tiếng do một cựu chiến binh làm chủ.

Đó là ông Nguyễn Đức Phúc, trung tá quân đội về hưu. Dù bước qua tuổi 83, nhưng ông vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Ông Phúc hào sảng kể về một thời khốn khó mà vẻ vang của tour du lịch "Một đêm trong rừng vắng" tại Khu du lịch (KDL) Đarahoa dưới chân núi Voi (H.Đức Trọng) và sau này ở nhiều nơi khác.

Xin nhận rừng để bảo vệ rừng

Ông Phúc cho biết năm 1993, ông nghỉ hưu sau hơn 30 năm phục vụ trong quân đội và có thời gian làm chuyên viên văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng. Suốt thời gian trong quân ngũ, ông gắn bó với núi rừng Tây nguyên nên ấp ủ làm một việc gì đó cho đỡ nhớ rừng sau ngày về hưu.

Ngôi nhà gỗ dưới tán rừng thông. Lâm Viên

25 thg 6, 2024

Cắm trại, ngắm biển mây trên đồi Vô Ưu

Ngọc Minh và gia đình dành hai ngày cắm trại ở ngọn đồi cách TP Bảo Lộc 20 km, ngắm biển mây, sao trời và tận hưởng không khí trong lành.


Đồi Vô Ưu thuộc xã Đại Lào, nằm trên đèo Bảo Lộc, là điểm đến được nhiều người tìm tới hai năm gần đây. Ngọn đồi được ví thiên đường mây của xứ B'lao. Từ đỉnh, du khách có thể nhìn ngắm những ngọn đồi nhấp nhô như những chiếc bát úp ngược bên dưới. Xa xa bên kia đồi là thành phố Bảo Lộc và núi Đại Bình.

Chữa lành ở Nam Ban

Nam Ban khí hậu mát mẻ với những nông trại cây trái, xưởng dâu tằm, là nơi du khách đến để tìm sự yên bình trong tâm hồn.

Huỳnh Thị Kiên (Xu Kiên), 30 tuổi, blogger du lịch, vừa có chuyến đi tới Nam Ban, một địa danh tại Lâm Đồng. Chị chia sẻ những cảm xúc trong hành trình "chữa lành" tại đây với độc giả VnExpress.

Nam Ban là thị trấn nhỏ, diện tích khoảng 20 km², thuộc huyện Lâm Hà. Nằm trên thềm chuyển tiếp giữa cao nguyên với vùng bình nguyên, Nam Ban có độ cao trung bình từ 800 đến 1.000 m so với mực nước biển. Bên cạnh người dân tộc Kinh di cư từ Hà Nội và các tỉnh miền Tây, nơi đây còn có dân tộc thiểu số như Cơ Ho, Mạ, Tày, Thái. Những năm gần đây, Nam Ban trở thành điểm du lịch "chữa lành" được nhiều du khách yêu thích.

Không gian yên bình tại Nam Ban.

4 thg 4, 2024

Người Mạ ở Đồng Nai Thượng giữ nghề truyền thống

Trong xu thế đời sống hiện đại, các sản phẩm làm ra từ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động, sản xuất. Nhưng đối với bà con đồng bào dân tộc Mạ (xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) được bao bọc bởi những cánh rừng già, thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên vẫn còn lưu giữ được nghề rèn và nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho đến ngày hôm nay.

Già làng K’Lộc (bên phải) cùng mọi người trong buôn rèn nông cụ.

19 thg 3, 2024

Làng nghề đan lát lớn nhất của người K’Ho

Hiếm nơi nào ở Lâm Đồng có làng nghề truyền thống với sản phẩm đan lát phong phú, bắt mắt như ở cao nguyên Di Linh, cái nôi của người K’Ho Sre.

Lớp dạy nghề đan lát ở xã Đinh Lạc

Nét đẹp trong đời sống của người K’Ho

Hướng dẫn chúng tôi tham quan nơi chứa hàng chục sản phẩm mới chế tác thời gian gần đây, nghệ nhân Ka Ẹp (53 tuổi, ngụ xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, Lâm Đồng) cho biết sở dĩ đường nét hoa văn trên các sản phẩm của người dân thôn Duệ rất đa dạng, phong phú vì gắn với tâm linh, phong tục của người K’Ho Sre, tộc người sinh sống lâu đời nhất trên vùng đất này.

28 thg 11, 2023

Suối Tía - thượng nguồn như tiên cảnh của hồ Tuyền Lâm

Vào sáng sớm, sương mù giăng trên mặt nước, cuốn vào thân những cây chò trụi lá mọc giữa lòng hồ khiến Suối Tía hiện lên như chốn tiên cảnh.


Đến Đà Lạt, đa phần du khách đều biết đến hồ Tuyền Lâm - hồ nước ngọt lớn nhất TP Đà Lạt. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến nơi khởi nguồn của dòng nước đổ vào hồ, đó là Suối Tía.

Khu vực xung quanh dòng chảy của Suối Tía là các dãy núi bao quanh tạo thành địa hình lòng chảo. Khoảng năm 1985 - 1986, UBND tỉnh Lâm Đồng và huyện Đức Trọng thực hiện ra quân đắp đập để giữ nước của khu vực Suối Tía, tạo thành Hồ Tuyền Lâm như ngày nay, theo cổng thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng.

1 thg 11, 2023

Công trình hình chiếc đàn piano của “cha đẻ” Dinh Độc Lập ở Đà Lạt

Chợ Đà Lạt được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1960, là một trong những khu chợ cao tầng đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang kiến trúc chợ.

Nằm ở một khoảng đất thấp cạnh khu Hòa Bình nổi tiếng của Đà Lạt, chợ Đà Lạt là trung tâm thương mại lớn, có lịch sử lâu đời, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố trên cao nguyên Lâm Viên.

25 thg 9, 2023

Vó ngựa cao nguyên

Đồi núi chiêng chao, cây rừng nghiêng ngả, mái tóc phiêu bồng…, K’Truik đang cùng con tuấn mã Rambô tung vó băng băng về đích trong ánh mắt đắm đuối của sơn nữ buôn làng.

Có lẽ, hiếm nơi nào có “hội đua ngựa” độc đáo, nguyên sơ và hồn nhiên như thế! “Kỵ mã” đầu trần, chân trần, ngựa không yên, không bàn đạp. Họ bước vào cuộc chơi bản năng phóng khoáng, để thỏa chí và thể hiện bản lĩnh của những bước chân lữ hành không bao giờ mỏi…

18 thg 9, 2023

Có gì bên trong Dinh tỉnh trưởng hơn trăm năm, nơi Đà Lạt muốn xây khách sạn?

Được xây dựng khoảng từ năm 1910, Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt (Lâm Đồng) là một trong những công trình lớn đầu tiên trong lịch sử 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.

Thời gian qua, câu chuyện về việc quy hoạch Trung tâm khu Hòa Bình nói chung và khu vực đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt (số 1 Lý Tự Trọng, P.1, TP. Đà Lạt) nói riêng thu hút sự quan tâm của dư luận.

Khu vực đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt, nơi có mảng xanh hiếm hoi còn lại ở trung tâm khu Hòa Bình. G.B

10 thg 8, 2023

'Vườn thượng uyển của nhà Phật' ở Lâm Đồng

Chùa Tổ Đình Sắc Tứ Giác Nguyên nằm trên đỉnh đồi ở thị trấn D’ran, Lâm Đồng, được xây dựng từ 100 năm trước, lưng dựa núi, mặt hướng về thủy điện Đa Nhim.

Cuối năm 1923, Chùa Tổ Đình Sắc Tứ Giác Nguyên (Giác Nguyên) hay còn gọi là chùa Bà Xám được xây dựng trên một ngọn đồi tại thị trấn D’ran, thị trấn thuộc huyện Đơn Dương nằm giữa lưng chừng hai con đèo D'ran và Ngoạn Mục. Giác Nguyên hoàn thành năm 1924, là chùa cổ nhất ở thị trấn D'ran, theo anh Châu Danh Khang, huynh trưởng của Tổ chức Gia đình Phật tử trực thuộc chùa.

Anh Khang cho biết thêm, lúc mới lập, chùa chỉ là một am nhỏ với mái lá, tường đất. Năm 1925, chùa được xây lại bằng gạch mái ngói, nơi chính điện có chín cây cột nên còn gọi là chùa Chín Cột. Chùa được sắc tứ (lệnh vua ban) vào thời Bảo Đại năm thứ 14 (năm 1939).

Đến năm 1976, hòa thượng Thích Pháp Chiếu người Bình Định về làm trụ trì đã cho sửa chữa, tu bổ chùa cũ, đồng thời xây dựng thêm chùa Trung, điện Thượng và một số công trình phụ.

Chùa được xây dựng trên một ngọn đồi ở thị trấn D’ran, hướng về phía thủy điện Đa Nhim.

8 thg 8, 2023

Tiệm kem ở xứ lạnh

Vào một tối mù sương, ta trong vai một thám tử tàng hình bám theo một đôi tình nhân Đà Lạt đang thời hò hẹn. Ta thấy họ khoác tay nhau dạo bước đến một quán chè, sinh tố hoặc tiệm kem trước khi vào rạp Ngọc Hiệp để xem một cuốn phim tâm lý tình cảm.

Trật tự ấy thoạt đầu sẽ ít nhiều khiến ta ngạc nhiên. Nhưng nếu ta là cư dân ở đây lâu năm, ắt sẽ hiểu rằng họ đã đủ ấm để cần thêm một chút khoái cảm giá buốt được thêm vào từ những ly kem hay những ly chè ngọt phủ nước đá xay dưới những mái quán nhỏ của khu phố mang vẻ đẹp mộc mạc mà huê tình.

18 thg 7, 2023

Cận cảnh nhà thờ đá Đạ Tông đậm bản sắc Tây Nguyên

Kiến trúc cơ bản của nhà thờ Đạ Tông là sự kết hợp hài hòa giữa nhà rông và nhà dài của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên như K’Ho, M’Nông… tạo nên nét đẹp tự nhiên, gần gũi giữa khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình.

Nhà thờ đá Đạ Tông

Theo các già làng M’Nông, nhà thờ đá Đạ Tông được khởi công xây dựng vào năm 2007 và khánh thành năm 2009, trở thành nơi hành lễ của hàng vạn giáo dân ở xã Đạ Tông cùng các xã lân cận như Đạ M’Rông, Đạ Long thuộc huyện Đam Rông, Lâm Đồng.

14 thg 6, 2023

Hái nấm Đà Lạt mùa mưa

Hơn một tiếng hái nấm ở bìa rừng ven hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt, Hà thu hoạch được gần 6 kg nấm cối, nấm gan bò.

Mùa mưa Đà Lạt bắt đầu từ cuối tháng 5 đến tháng 10. Thời điểm này nấm bắt đầu mọc nhiều dưới gốc thông trong bìa rừng gần thành phố. Hà "Dím", sinh sống tại Hà Nội, lần đầu được trải nghiệm hái nấm trong rừng vào một buổi sáng nắng ráo cuối tháng 5 vừa qua.

Gần 9h, Hà di chuyển bằng xe máy từ trung tâm thành phố đến bìa rừng gần hồ Tuyền Lâm, nơi mọc nhiều nấm ăn được, có giá trị dinh dưỡng.

"Nấm rừng thường mọc tự nhiên dưới gốc thông, nơi ít ánh sáng. Khi đã xác định được một gốc cây có nấm, rảo một vòng xung quanh sẽ kiếm được rất nhiều. Nấm thường mọc tập trung, theo từng cụm", Hà nói.

Nấm rừng mọc trong các gốc thông. Ảnh: Hà Dím.