Hiển thị các bài đăng có nhãn văn học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn học. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 11, 2018

Tản mạn về mít - mít trong văn học

Trái mít thơm ngon như vậy, cây mít hữu dụng như vậy, nhưng không hiểu sao hình ảnh cây mít, trái mít qua thơ ca nếu không thô tục thì cũng hạ cấp. Bài thơ nổi tiếng nhất về trái mít có lẽ là bài Quả mít của Hồ Xuân Hương:

Thân em như quả mít trên cây

Vỏ nó sù sì, múi nó dày
Quân tử có yêu thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay

Bài này hay như thế nào thì sách vở đã nói nhiều rồi, chỉ xin đăng lại để nhắc thôi, không dám bình. Ai thắc mắc nó tục như thế nào thì xin hỏi... Hồ Xuân Hương.


3 thg 10, 2014

"Vườn Kiều" độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Đền thờ cụ Nguyễn Du trong vườn Kiều

Ở khu phố 4 (phường Bình Đa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có khu vườn vô cùng lạ mắt mang đậm chất truyện Kiều. Người dân trong vùng vẫn quen gọi đây là “biệt thự vườn Kiều” hay vườn thơ, vườn Kiều. Chủ nhân khu vườn lạ lùng ấy vốn là nông dân nuôi heo có tiếng Phạm Văn Khoát (bút hiệu Bá Khoát, SN 1933)

Vườn Kiều độc nhất vô nhị

Về phường Bình Đa, hỏi vườn Kiều ai đều biết. Đó là khu vườn rộng chừng 
3.000m2 nằm trong một con hẻm tĩnh lặng. Vừa bước vào đầu ngõ, du khách được chào đón bởi hai câu thơ: “Vườn Kiều đón khách du xuân/ Đọc thơ ngắm cảnh thương thân nàng Kiều”. Cảnh vật tại đây được chủ nhân bài trí đậm nội dung truyện Kiều như tượng Kim Trọng trên lưng ngựa, tượng hai chị em nàng Kiều e ấp trước mộ Đạm Tiên… Kế bên, chủ nhân dựng thêm tượng bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương với chú thích “Người tình của Nguyễn Du”.

2 thg 7, 2014

Có một nhà văn bút danh Đồng Nai

Ông là một nhà văn lớn của Việt Nam. Trước 1975, trong chương trình Tiểu học (cấp 1) đã có học các tác phẩm của ông ở môn Quốc văn (tức môn Văn bây giờ).

Theo Nguiễn Ngu Í, ông là một trong "tam kiệt" sáng tác nhiều nhất của Việt Nam (cùng với Lê văn Trương và Hồ Biểu Chánh).

Bút danh của ông là Bình-Nguyên Lộc - ông nhắc: chữ Bình và Nguyên có gạch nối, chữ Lộc thì không - bình nguyên là đồng, còn lộc là nai. Bình-Nguyên Lộc là Đồng Nai.

Ông sinh ra ở Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (hiện nay thì Tân Uyên thuộc Bình Dương). Nơi ông sinh ra cách bờ sông Đồng Nai chừng hơn 100 met, con sông Đồng Nai và vùng đất Đồng Nai đã là chất liệu để ông viết nên phần lớn các tác phẩm của mình (tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo).

20 thg 9, 2013

Nơi quê hương ‘vợ chồng A Phủ’

Suốt dọc con đường dài từ Tà Xùa về Hồng Ngài, Bắc Yên, Sơn La nay đã làm đường ven xã, những thửa ruộng bậc thang cùng vô vàn ruộng ngô bạt ngàn xanh gợi về hình ảnh trong tác phẩm của nhà văn Tô Hoài.

Đường lên Hồng Ngài giờ có thể đi theo 3 hướng. Từ Trạm Tấu, Yên Bái trèo đèo qua với con đường đã liên thông giữa hai tỉnh Sơn La - Yên Bái. Từ thành phố Sơn La về huyện Bắc Yên chừng 80 km, vượt qua con đèo Chẹn dài 20 km, dọc sông Đà để về trung tâm huyện Bắc Yên. Và một con đường đi từ phía Mường Cơi, Phù Yên đi vào. Dù chạy từ phía nào để đến với Hồng Ngài cũng đều vượt qua những dãy núi trùng trùng điệp điệp với cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. 

Đường Bắc Yên (Sơn La) nối cùng Trạm Tấu (Yên Bái). 

9 thg 12, 2010

Cafe sách Hoa Violet Ngày Thứ Tư

Trong khuôn viên khu biệt thự cổ CADASA ở Đà Lạt có một quán cafe mang tên khá gây sự chú ý: Cafe Sách Hoa Violet Ngày Thứ Tư.


HOA VIOLET NGÀY THỨ TƯ là tên một  truyện ngắn của nhà văn Pháp André Mauroix nổi tiếng.

HOA VIOLET NGÀY THỨ TƯ là câu chuyện tình lãng mạn, giữa người lính André và cô ca sĩ Jennie xinh đẹp, lừng danh một thời. Cứ mỗi chiều thứ tư, chàng lính trẻ ôm một bó hoa Violet với lòng náo nức, rạo rực đến nhà hát lớn kinh thành Paris và chờ đến cuối giờ cô ca sĩ hát xong sẽ cố vượt lên phía trước để tặng cho được những đóa hoa tươi thắm. Nhưng gần như không có lúc nào chàng lính trẻ thực hiện được mong ước của mình, vì vây quanh nàng ca sĩ là những bá tước, vương tôn, công tử,… Gần như nàng ca sĩ lừng danh ấy không hề để ý đến người lính trẻ đứng ở một góc của nhà hát đang nhìn mình say đắm. Tuy vậy, chàng lính trẻ André vẫn không nản lòng, cứ kiên nhẫn đến nhà hát vào mỗi chiều thứ tư với hy vọng tặng được cho người mình yêu những đóa hoa violet tươi thắm.

Tất cả những nỗi nhớ thương, và tình yêu nồng thắm được chàng lính trẻ viết thành những trang nhật ký. Cho đến một ngày, sau một cuộc hành quân, người lính trẻ ngã xuống. Trong cơn hấp hối André đã kịp dặn người đồng đội của mình cố gắng mang cuốn nhật ký về người cha thân yêu của mình ở Paris và tìm cách trao tận tay Jennie.