31 thg 8, 2018

Làm lụa tơ sen

Lần đầu tiên ở Việt Nam một nghệ dân dệt tơ tằm truyền thống đã làm ra những tấm lụa từ sợi của cây sen - loài hoa thân quen từng được nhiều người coi là quốc hoa của Việt Nam.

Trong ngôi nhà khang trang rộn ràng tiếng thoi dệt lách cách, nghệ nhân Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội) chia sẻ với chúng tôi những điều rất thú vị về cơ duyên gặp gỡ cùng cách làm ra những tấm lụa tơ sen.

Dù là người đắm đuối, gắn bó bao năm với lụa tơ tằm nhưng sau một cuộc gặp gỡ cách đây hơn hai năm với những người làm khoa học ở Bộ Khoa học và Công nghệ, bà quyết định bắt tay vào làm lụa từ sen.

Rất am hiểu và có nhiều kinh nghiệm với các công đoạn của nghề dệt tơ tằm truyền thống nhưng cũng phải mất hơn một năm bà Thuận mới có thể làm ra một chiếc khăn tơ sen hoàn chỉnh. Đến giờ sau bao ngày gắn bó với những cọng sen trắng, sen đỏ những sợi tơ sen mong manh đã thành quen thuộc, gắn bó như quấn quít với tay bà.

Trước đây cọng lá, hoa sen bị vứt bỏ giờ là nguyên liệu của một nghề dệt mới.

Khám phá đình Tây Đằng - Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Tây Đằng là một ngôi đình làng ở thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, nằm cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây, ngôi đình Tây Đằng xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI gồm ngôi đình tả và hữu mạc, sân đình, công trình, hồ bán nguyệt. 

Công trình đình Tây Đằng kiến trúc độc đáo hình chữ nhật, gồm 5 gian (3 gian chính, 2 gian chái). Vật liệu xây dựng ban đầu hoàn toàn bằng gỗ mít, sau này trong quá trình tu bổ có dùng một số gỗ lim Trường Sơn - loại gỗ hứng nhiều nắng gió biển tạo nền thớ xoắn chắc chắn. 

Toàn cảnh đình Tây Đằng. 

Thịt chuột ép lá chanh

Có rất nhiều món ngon được chế biến từ thịt chuột trong số đó phải kể tới món thịt chuột luộc ép lá chanh. Món ăn nhìn thì ghê nhưng ăn là mê và không dành cho người yếu bóng vía.

Vào mỗi mùa lúa ở miền Tây Nam Bộ, chuột đồng sinh sôi rất nhiều, chúng đào hang ở bờ ruộng làm nơi trú ẩn. Lúc đó, chuột thường béo mẫm, lông bóng mượt, thịt ngọt, thơm ngon bởi nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là từ lúa, mầm cây...

Vào mùa này, người dân miền Tây cũng dễ dàng đánh bẫy. Chỉ cần đào hang, dùng bẫy, hoặc xiên... là đã có một cuộc săn đầy thú vị và chiến lợi phẩm mang về bao giờ cũng là những con chuột béo, no căng bụng lúa. Mỗi lần như vậy cũng tới cả trăm con. 

Món chuột hấp lá chanh. Ảnh: I.T 

Long An - Hướng đi nào cho nhà cổ?

Toàn tỉnh Long An có 69 nhà cổ, 2 trong số đó được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Mỗi công trình đều có giá trị to lớn về kiến trúc, nghệ thuật và là minh chứng cho một giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát huy tối đa giá trị của các nhà cổ là điều không hề dễ! 

Tìm về thời vàng son

Nét uy nghiêm, bề thế một thời của các căn nhà cổ dường như chỉ còn trong ký ức! 

Nhà Trăm cột và cụm nhà cổ Thanh Phú Long là 2 khu nhà cổ được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Hai công trình này mang nhiều giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử và đang được gìn giữ từng ngày.

30 thg 8, 2018

Hành trình leo núi lửa ở Gia Lai ngắm hoa dong riềng bung nở

Đường lên núi Chư Đăng Ya có nhiều thử thách nhưng lãng mạn nhờ những ruộng hoa đỏ rực. 

Cách TP Pleiku khoảng 30 km về hướng Đông Bắc, núi lửa Chư Đăng Ya (tiếng J’rai nghĩa là củ gừng dại) là điểm đến mới nổi với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ. Vào mùa mưa, hoa dong riềng trên núi bung nở rực rỡ. Tuy nhiên, đường lên đỉnh núi này là thử thách đối với du khách bởi sườn dốc 45 độ, khúc khuỷu và lầy lội, dễ trơn trượt. 

Rau lục bình mang hương vị đồng quê vào từng món ăn

Từng cọng lục bình mềm, thơm, vị ngọt mát và mùi đặc trưng là món ngon dân dã, quê mùa được nhiều người yêu thích.

Lục bình hay còn gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản, là một loài thực vật thuỷ sinh, thân thảo. Ở quê tôi, lục bình nhiều lắm. Loại rau dân dã này mọc dại trên từng con sông, rạch, ao nặng phù sa. Hình ảnh cây lục bình ít nhiều đã gắn với mỗi gia đình miệt sông nước và những ai tha phương cầu thực một thời.

Lục bình xuất hiện dày đặc trên những con sông, kênh, rạch, ao nước phù sa. 

Đến Cà Mau nhất định phải thử cá thòi lòi nướng muối ớt

Loài cá xấu xí, kỳ lạ nhưng lại gây ấn tượng bởi thịt nhiều, dai và ngọt thơm đặc trưng.

Cà Mau là vùng đất cực Nam Tổ quốc với đặc trưng có nhiều tán rừng đước, rừng ngập mặn, bùn lầy ven biển... Đây là môi trường rất tốt để cá thòi lòi phát triển.

Loài cá này có hình thù gần giống với cá bống sao nhưng da xù xì và hai mắt lồi to trên chóp đầu, có thể trườn trên nước, bò nhanh trên mặt đất, thậm chí leo cây. Miệng cá đầy răng nanh sắc nhọn, trông có vẻ đáng sợ, đặc biệt là hai chiếc vây tựa như hai cánh tay giúp cá trườn nhanh và dễ dàng trên đất bùn.

Con cá thòi lòi trông ấn tượng bởi có lớp da bên ngoài xù xì và hai mắt lồi to trên chóp đầu, trườn rất nhanh. Ảnh: Thư Kỳ. 

Chợ Đông Ba của cố đô Huế

Chợ Đông Ba được coi là nơi lưu giữ những tinh tuý văn hoá đặc sắc của Cố đô Huế. Tại khu chợ lâu đời này, du khách có thể tìm mua nhiều loại đặc sản xứ Huế nổi tiếng từ lâu đời...

Nằm dọc theo bờ bắc sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo của thành phố Huế, chợ Đông Ba có tuổi đời hai thế kỷ, được coi là một trong những địa danh mang tính biểu tượng của Cố đô Huế.

Tòa thành đá cổ bí ẩn giữa rừng rậm Quảng Ngãi

Tòa thành đá cổ bao quanh làng cổ Thiên Xuân có tuổi đời nhiều thế kỷ. Công trình này là minh chứng cho tài năng cũng như nỗ lực phi thường của những người buổi đầu đi khai hoang lập ấp.

Nằm ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, làng cổ Thiên Xuân là di tích của một ngôi làng có tuổi đời nhiều thế kỷ, nổi tiếng với các kiến trúc bằng đá độc đáo

Khám phá Bảo tàng Hải Dương học Nha Trang

Viện Hải dương học là cơ sở nghiên cứu đời sống sinh vật biển ra đời sớm nhất Việt Nam và là cơ sở bảo tàng và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á.

Viện Hải Dương học nằm tại địa chỉ số 1, Cầu Đá, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa được thành lập năm 1922 thời Pháp thuộc

Thăm trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh được xây dựng cuối năm 1907. Năm 1910, thầy giáo Nguyễn Tất Thành (sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học tại đây.

Dục Thanh Học Hiệu (viết tắt cụm từ “Giáo dục thanh thiếu niên”) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết sáng lập hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ

29 thg 8, 2018

Bánh kẹp tàng ong

Bạn có biết cái bánh này không? Bạn kêu tên nó là gì?


Tui thì kêu nó là bánh kẹp tàng ong, hoặc làm biếng thì kêu gọn là bánh kẹp, hay bánh tàng ong.

Quán cà phê ở Kon Tum từng được báo nước ngoài ca ngợi

Quán được thiết kế với những cụm tre giống nơm úp cá, từng vào top 5 công trình kiến trúc đẹp nhất năm 2014. 

Xây dựng đầu năm 2013, quán cà phê trên đường Bạch Đằng (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) nằm ngay cạnh cây cầu Đăk Bla. Quán từng được các kiến trúc sư và hơn 300.000 độc giả của tạp chí ArchDaily chọn vào danh sách top 5 công trình kiến trúc đẹp nhất năm. 

Bàn tay Phật ở Đà Lạt có gì thu hút giới trẻ?

Bàn tay Phật nằm ở Hoa Sơn Điền Trang (Đà Lạt) là một công trình sáng tạo được làm bằng những sợi dây rừng cổ thụ. Nơi đây đang là một trong những điểm đến mới thu hút giới trẻ. 

Ngọn thác mang tên một loại quả ở Đà Lạt

Theo tiếng dân tộc K'Ho, tên thác Prenn có nghĩa là 'cà đắng' - một loại cây cho trái mọc nhiều ven suối. 

Thác Prenn nằm ngay trên quốc lộ 20 ở chân đèo Prenn, cửa ngõ vào Đà Lạt và cách trung tâm thành phố chừng 12 km. 

Quán khô cá đỏ nướng ở Hà Tiên

Nằm trên đường Trần Hầu, quán khô cá đỏ gây thương nhớ bởi mâm bạch tuộc, cá đỏ tươi ngon cùng hũ đồ chua đu đủ giòn cay bắt mắt.

Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang được nhiều người biết đến là nơi có nhiều món ăn ngon đặc trưng vùng biển, nhiều món ăn vặt đã trở thành thương hiệu ẩm thực mà mỗi khi nhắc đến ai cũng đều dành tặng lời khen ngợi. Có dịp đến Hà Tiên ngoài tham quan cảnh đẹp, lúc chiều tối, bạn có thể lang thang một số con đường gần chợ để tìm nhiều món ăn vặt đặc trưng. Và khô cá đỏ, bạch tuột nướng... sẽ là một lựa chọn. 

Tam Đảo, phố núi sương mù

Tất cả du khách đến phố núi Tam Đảo sau chặng đường dài “phượt” quanh co ven sường núi, đều có cảm giác mới lạ, dễ thở. Nhiều người ví đây là “thiên đường trốn nóng” duy nhất ở miền Bắc. Có người gọi Tam Đảo là Đà Lạt thứ hai của phố núi.

Quán gió Tam Đảo

Giữa mùa nắng nóng, nếu ở Hà Nội nhiệt độ trên mặt đường phố lên tới 40-41 độ C, thì cách đó chừng 80 km, nhiệt độ trung bình chỉ 18-20 độ C, đó là Tam Đảo. Người dân ở đây quen gọi là “Phố núi mây mù” vì quanh năm sương mù bao phủ; còn khách du lịch khắp nơi đổ về gọi là “Thiên đường tránh nóng” mùa hè. Cũng có nhiều du khách tới đây gọi là “Đà Lạt phía Bắc”.

27 thg 8, 2018

Chuyện con cá lóc

Có lần tui hỏi mọi người (qua Facebook) một chuyện như vầy:

Từ nhỏ xíu, chắc ai cũng biết con cá lóc. Tui hồi nhỏ chỉ biết... ăn các món cá lóc do má làm thôi, nhưng cũng biết được con cá lóc nó ra làm sao.

Tới hồi sau 75 đi làm rẫy làm ruộng, cắm câu, câu được cá lóc. Nhưng bà ngoại (dân gốc miền Tây chính hiệu) ngó rồi nói: Con này là cá quả, hổng phải cá lóc. Rồi bà giải thích gì gì đó để phân biệt mà tui hổng hiểu và cũng... hổng nhớ luôn, chỉ mang máng là con cá quả nó nhỏ hơn con cá lóc.

Sau này, đọc linh tinh, tui thấy người ta nói cá lóc còn gọi là cá quả, cá trầu,cá bông, cá chuối hoa... Dĩ nhiên là với trình độ của mình, tui hổng biết mấy cái tên kể trên có đúng là chỉ một loại cá hay không. Vậy nên tui đăng status này để hỏi, ai biết giải thích và phân biệt dùm tui.




Đình làng kỳ sự: Linh thiêng ngôi đình thờ chữ 'Tổ quốc'

Bởi chính 2 chữ Tổ quốc trên bức hoành phi treo trang trọng giữa ngôi đình Xuân Dương (Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng) mà trong chiến tranh, quân địch không dám đụng vào đình, bằng không đã san phẳng…

Đình làng Xuân Dương với bức hoành phi đặc biệt góp phần giữ đình trong chiến tranh. ẢNH: HOÀNG SƠN 

Đình làng kỳ sự: Độc đáo 'ngôi đình' với lễ hội tắt bếp

Với người dân Trà Kiểm (xã Hòa Phước, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), miếu Ông ngay giữa làng không khác gì ngôi đình gắn liền với lễ hội có một không hai - lễ hội tắt bếp.

Lễ hội tắt bếp của người Trà Kiểm gắn liền với 'ngôi đình' Ông ngay giữa làng. ẢNH: HOÀNG SƠN 

Đình làng kỳ sự: Cả làng chuyền tay giữ 32 đạo sắc phong

Dù mưa bom bão đạn hay trong cơn 'đại hồng thủy' thì người làng Mỹ Xuyên Đông (TT.Nam Phước, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) vẫn chuyền tay nhau gìn giữ nguyên vẹn hàng chục đạo sắc phong vua ban.

Vào dịp lễ tế hằng năm, 32 đạo sắc phong được thỉnh về đình làng. ẢNH: HOÀNG SƠN 

Đình làng kỳ sự: Ngôi đình 4 xe tăng kéo không đổ

Nhiều đình làng xứ Quảng đang lưu giữ nhiều câu chuyện văn hóa thú vị về những lễ hội, nghi thức độc đáo… Trong khi đó, một số đình khác lại mang những câu chuyện tâm linh kỳ bí.

Đình làng Thạch Tân từng bị 4 xe tăng kéo nhưng không sập. ẢNH: HOÀNG SƠN 

Khá hoảng sợ trước việc 4 chiếc xe tăng rồ ga, nhả khói nhưng ngôi đình được dựng bằng gỗ không suy suyển, quân địch đành phải bỏ ý định giật sập ngôi đình và “lui binh”.

Độc đáo tết lúa về kho của đồng bào Xơ Đăng ở Mường Hoong

Sản xuất lúa nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của cộng đồng và mỗi gia đình đồng bào Xơ Đăng ở xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei). Có rất nhiều nghi lễ liên quan đến vòng đời của cây lúa, trong đó tết lúa về kho là một trong những nghi lễ quan trọng vẫn được người dân nơi đây duy trì, gìn giữ.

Ở Mường Hoong, mỗi năm, người dân chỉ làm một vụ lúa, nhưng chừng đó thôi cũng đủ gạo để các gia đình ăn quanh năm. Lúa được canh tác trên các thửa ruộng bậc thang kéo dài từ dưới chân suối lên đến lưng chừng núi. Đến mùa thu hoạch, những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng óng trải dài trông rất đẹp mắt.

Người dân nơi đây quan niệm rằng mỗi vụ mùa thuận lợi, bội thu là do được các thần linh ban tặng; ngược lại, vụ mùa thất bát là do thần linh trách phạt.

Hàng năm, người dân thường tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa, bắt đầu từ lúc gieo mạ, cấy lúa đến khi thu hoạch, đưa lúa vào kho. Trong đó, nghi lễ cuối cùng trong vòng đời của cây lúa, hạt lúa đó là tết lúa về kho được coi là một trong những nghi lễ rất quan trọng.

Đậm đà gỏi cá Nam Ô

Nằm trên địa phận phường Hòa Hiệp Bắc và Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu), Nam Ô được biết đến như một vùng đất lâu đời ở cửa ngõ phía bắc thành phố Đà Nẵng. Nơi đây nổi tiếng với những đặc sản "danh bất hư truyền" như nước mắm, cháo chờ… và đặc biệt là một món ăn đã đi vào sổ tay ẩm thực của nhiều thế hệ - gỏi cá Nam Ô.

Một phần gỏi cá hoàn chỉnh phải là cá tươi sống được sơ chế, rau sống, nước chấm, bánh tráng. Ảnh: XUÂN SƠN 

Để làm món gỏi cá trứ danh của đất Nam Ô, người đầu bếp phải chọn lựa cá sống vừa được đánh bắt, còn tươi roi rói thì gỏi mới “đúng điệu”, mới có vị ngon đặc trưng.

Thú vị truyền thuyết về núi Tà Đùng

Mới đây, cùng với Đoàn chuyên gia UNESCO đi khảo sát thực địa ở huyện Đắk Glong, chúng tôi đã có dịp ghé qua một số bon làng người Mạ và được nghe đồng bào kể những truyền thuyết thú vị xung quanh núi Tà Đùng.

Miếu thờ thần đá ở cạnh quốc lộ 28, xã Đắk Som (Đắk Glong) 

Theo lời kể của ông K’Kệ ở bon B’Nâm, xã Đắk P’lao (Đắk Glong), ngày xưa, bon B’Nâm là một vùng đất bằng phẳng, đất đai trù phú, cây cối xanh tốt nhưng mỗi khi có mưa bão thì bon làng đều bị ngập chìm trong nước, dân làng không có nơi trú ngụ nên cuộc sống rất cơ cực. Thương dân làng nên già làng Tang Klao Ca đã lặn lội băng rừng, vượt suối đi mời 2 anh em thần Dit và thần Dri đến để giúp đỡ. Sau khi có lời nhờ cậy, 2 thần đã đến gặp thần Cột Vồng (vị thần cai quản biển lúc bấy giờ) để xin vài ngọn núi về đặt gần bon B’Nâm nhằm bảo vệ dân làng. Được thần Cột Vồng đồng ý, cả hai vị thần đã dùng dây mây kéo núi về đặt xung quanh bon làng. Núi kéo trước gọi là núi Cha, núi kéo sau là núi Mẹ…

26 thg 8, 2018

Đèn dầu Việt qua các thời đại

Con người tìm ra lửa, tất yếu phải có cách tạo ra lửa và giữ lửa. Đèn dầu là một vật dụng giữ lửa, gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người và cũng là biểu hiện cho những giá trị văn hóa độc đáo của một dân tộc. 650 chiếc đèn cổ trưng bày trong Triển lãm “Đèn dầu Việt Nam” tại Nhà truyền thống Tổng Giáo phận TP.HCM như một biên niên sử theo suốt chiều dài lịch sử - văn hóa Việt từ thế kỷ 5 TCN đến trước 1975. 

Không gian trưng bày các hiện vật đèn dầu đủ loại qua các thời đại của Việt Nam thực sự khiến khách tham quan phải trầm trồ. Đèn dầu đủ loại, đủ kích cỡ làm bằng đủ các chất liệu, bao gồm: đất nung, đồng, gốm, gỗ, thủy tinh đã mang đến những góc nhìn văn hóa đa diện. Các hiện vật đèn dầu trưng bày tại Triển lãm “Đèn dầu Việt Nam” là của Linh mục Nguyễn Hữu Triết cùng 10 nhà sưu tập khác trên khắp cả nước.

Theo bà Trịnh Thị Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, linh mục Triết và Tổng Giáo phận TP.HCM đã có đóng góp đặc biệt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Ở đây, có nhiều hiện vật vô giá mà thế hệ sau nhờ đó sẽ hiểu biết thêm được về văn hóa dân tộc qua các giai đoạn lịch sử.

Không gian trưng bày Triển lãm “Đèn dầu Việt Nam”.

Nem bưởi Tân Triều, quen mà lạ

Đến Tân Triều (Vĩnh Cửu, Đồng Nai), cùng với việc thưởng thức những múi bưởi ngọt lịm, mọng nước, du khách còn có cơ hội nếm nhiều món đặc sản được người dân nơi đây chế biến từ bưởi như: gỏi bưởi, mứt bưởi, gà hấp trái bưởi, rượu bưởi, chè bưởi… Và thật là thiếu xót nếu du khách có dịp đến làng bưởi Tân Triều mà chưa thưởng thức món nem bưởi quen mà lạ này.


Chỉ với vỏ bưởi, đu đủ, khế chua, ớt và lá vong nem… người dân xứ Tân Triều đã có thể chế biến món nem bưởi rất lạ vị. Có lẽ vì nguyên liệu chính từ vỏ bưởi nên món nem khi thành phẩm có vị chua chua, cay cay, một chút giòn giòn và ngọt nhẹ mà không phải món nem nào cũng có được. Đặc biệt, chỉ có nước khế chua mới làm vỏ bưởi bào mỏng tan thành bột và có độ chua cho ra đúng vị của nem bưởi mà thôi.

Người Tày ở Đồng Nai

Người Tày là dân tộc có dân số đông sau người Kinh, người Hoa và người Nùng ở Đồng Nai. Tụ cư ở những vùng có đồng ruộng hay đất rẫy để làm nông nghiệp, người Tày sống tập trung tại huyện Tân Phú, Định Quán.


Năm 1954, người Tày di cư từ vùng núi phía Bắc vào Đồng Nai lập nghiệp. Tới sau giải phóng 1975, số lượng di cư đông đúc hơn tạo thành các bản làng, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, làm ruộng, rẫy và chăn nuôi… Mặc dù sinh sống hàng chục năm nay trên đất mới Ðồng Nai, thế nhưng họ vẫn giữ giữ nét sinh hoạt của cộng đồng trong tập quán sinh sống, phương thức canh tác, sinh hoạt văn nghệ và xây dựng cơ sở tín ngưỡng nơi cư trú.

"Phượt" xứ ngàn cau

Có người bạn đang làm việc tại TP.Hồ Chí Minh nhờ tôi giới thiệu địa điểm “phượt”, để cùng bạn bè về thăm quê hương trong thời gian đến. Tôi liền nghĩ ngay đến xứ ngàn cau thấp thoáng trong làn sương mờ ảo, với những ngôi nhà sàn nằm cheo leo trên triền núi. Vẻ đẹp ấy sẽ khiến những người bạn phương xa nơi đô thị cảm thấy hấp dẫn, thú vị.

Rong chơi ở miền tây Quảng Ngãi


Để lên xứ ngàn cau Sơn Tây, từ TP.Quảng Ngãi, bạn có thể qua Quốc lộ 24B rồi đến Tỉnh lộ 623. Trên chặng đường ước chừng khoảng 70km đi bằng xe máy có khá nhiều địa điểm thú vị, thuận tiện để những người bạn lần đầu tiên đến Quảng Ngãi cùng nhau tham quan, tìm hiểu. Điểm dừng chân đầu tiên là đại công trình thủy lợi Thạch Nham mang nước về tưới mát các xứ đồng trong tỉnh, cách TP.Quảng Ngãi 25km.

Những thửa ruộng bậc thang xanh thơ mộng ở xứ sở ngàn cau. 

Huyền thoại Bạch Hổ sơn quân

Khác với nhiều dinh, điện thờ bà Thiên Y A Na ở vùng núi Quảng Nam, Quảng Ngãi, tại di tích văn hóa quốc gia điện Trường Bà, thị trấn Trà Xuân, huyện miền núi Trà Bồng, bên cạnh dinh thờ, còn có tượng và ngôi mộ hổ trắng mà người dân trong vùng kính cẩn gọi là ông Bạch Hổ. Huyền thoại về ông Bạch Hổ biểu hiện niềm mong ước của người dân vùng cao về một cuộc sống yên bình, sung túc...

Đến thăm di tích văn hóa quốc gia điện Trường Bà, khi đi qua cổng điện, du khách thường thẳng hướng vào bên trong, ngắm nhìn khuôn viên ngôi điện với những hàng cột kèo to, thẳng với những nét chạm trỗ tinh xảo. Sau đó, du khách thắp hương cầu nguyện sự an lành dưới bàn thờ bà Thiên Y A Na, bàn thờ đức Quan Thánh và bàn thờ hai vị nhân thần có công mở cõi, yên dân vùng thừa tuyên Quảng Nam xưa là Trấn Quận công Bùi Tá Hán và Quan chiếu vương Mai Đình Dõng cùng các vị tiền hiền có công lớn trong việc lập làng, khai hoang làm nên sự trù phú cho vùng đất quế Trà Bồng.

Ban quản lý điện Trường Bà trong lệ Xuân và lệ Thu đều bày lễ cúng ở tượng Bạch Hổ. 

Thu Xà, thương cảng nức tiếng một thời

Trải qua những biến thiên của tự nhiên và chiến tranh, thương cảng Thu Xà không còn nữa. Dù vậy, dấu xưa, hồn phố thì vẫn còn đó. Người Thu Xà qua nhiều thế hệ vẫn mang cả sự năng động của vùng thương cảng nức tiếng một thời.

Tôi trở lại Thu Xà tìm dấu xưa. Hai bên phố xưa với những dãy hàng quán mái lợp ngói âm dương nằm san sát nhau không còn nữa, thay vào đó là những ngôi nhà tầng hiện đại. Ngẩn ngơ trong phố, tôi tìm gặp cụ Trần Hộ (84 tuổi), nhà ở đối diện Trường THPT Thu Xà. Cụ chép miệng cho hay: "Cảnh xưa đổi dời. Nhưng chuyện làng, chuyện phố đâu dễ ai quên”.

Sông Tân Mỹ, nơi những thương thuyền xưa nối đuôi nhau sau khi qua cửa Cổ Lũy ngược dòng sông về thương cảng Thu Xà. 

Cận cảnh một trong những bến cá sầm uất nhất Nghệ An

Mỗi sáng bình minh, bến cá Nghi Thủy (phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò) lại đón những chuyến thuyền cập bến. Bến cá tấp nập kẻ bán, người mua khiến cho không khí trở nên rộn rã, nhộn nhịp. 

Những con thuyền cập bến sau những ngày vươn khơi đánh bắt. Hiện toàn phường Nghi Thủy có gần 170 tàu thuyền, trong đó 52 chiếc đánh bắt xa bờ, 4 tàu có công suất 800 CV trở lên, còn lại từ 350-600 CV. Ảnh: Hải Vương 

Hang động với nhũ thạch tuyệt đẹp ở miền Tây Nghệ An

Nằm trong thung lũng Tân Sơn, xã Môn Sơn (Con Cuông), hang Thung Bừng được biết đến là một thắng cảnh đẹp, mời gọi bước chân của những người ưa thích khám phá. 

Dãy núi ở khu vực Thung Bừng, thuộc địa bàn bản Tân Sơn, xã Môn Sơn (Con Cuông) có hệ thống hang động khá phong phú. Gần đây, người dân địa phương phát hiện thêm một hang đá rất đẹp, bà con nơi đây đặt tên là hang Thung Bừng. Ảnh: Phương Kiên 

25 thg 8, 2018

Bãi Cà Ná và mùa rêu xanh

Bãi biển Cà Ná nằm ven quốc lộ 1A, từ Km 1589 + 300 đến Km 1588 thuộc thôn Lạc Sơn 1 (xã Cà Ná, Thuận Nam) là một trong những cảnh đẹp của vùng Nam Trung bộ. Hàng năm vào tháng 7 và 8, các bãi đá Cà Ná thường xuất hiện rêu xanh…, hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến chụp ảnh lưu niệm. Sau đây là vài hình ảnh du khách thăm bãi và chụp ảnh lưu niệm.


Theo chân thợ săn dế rừng ở miền Tây xứ Nghệ

Những ngày này, sau khi nước lũ rút, nhiều người vào rừng săn dế rừng - một đặc sản chỉ xuất hiện vào mùa Thu của núi rừng miền Tây Nghệ An. 

Dế rừng thường sống trong các ổ mối, hố khoai mài, các cây khô rỗng ruột, hang hốc nhỏ nằm dưới đất... Dụng cụ đi bắt chôm chôm rất đơn giản, chỉ cần có 1 cái cuốc, con dao nhỏ, đuốc hoặc khò ga mi ni và chiếc túi đựng. Ảnh: Xuân Thủy 

23 thg 8, 2018

Có những ngôi chùa mang tiếng "oán tình nhân"

Người ta đồn rằng chùa Thiên Mụ ở Huế là ngôi chùa oán tình nhân, rằng đôi lứa yêu nhau mà đến viếng chùa này thì cuộc tình sẽ tan vỡ, không tử biệt thì cũng sinh ly. Không phải chỉ chùa Thiên Mụ, còn một số ngôi chùa khác cũng dính với lời nguyền giống như vậy, nhưng Thiên Mụ là ngôi chùa lớn nhất, nổi tiếng nhất nên được nhắc tới nhiều nhất về chuyện oán tình nhân này.

Có thiệt không hả? Có thiệt chớ! Là tui nói có lời đồn như vậy thiệt, còn lời đồn đó đúng hay sai thì... hi hi hi!

Tui thì hoàn toàn không tin những chuyện như vậy nên nghe qua rồi bỏ, chả để ý làm gì. Thế nhưng mới đây, nhân dịp trò chuyện với một người bạn tui mới biết không cần ra Huế chi cho xa, ở ngay sát bên tui cũng có một ngôi chùa oán tình nhân nổi tiếng không kém. Đó là chùa Núi Châu Thới, ở cách nhà tui có 5 km.

Châu Thới sơn tự, nhìn từ chân núi

Quán cà phê theo phong cách nhà mồ ở Kon Tum

Mở cách đây 25 năm, quán có các tác phẩm điêu khắc gợi nhớ tượng nhà mồ của người dân Ba Na. 

Nhiều năm nay, quán cà phê trên đường Phan Chu Trinh mang nét văn hóa các dân tộc Tây Nguyên là điểm đến thường xuyên của du khách khi đến với thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum). 

Dân dã bánh da lợn

Món bánh da lợn được nhiều người ưa chuộng, nhất là các em nhỏ. Ngày trước, bánh da lợn được bày bán nhiều ở các chợ quê, giờ thì thi thoảng mới có người đi bán dạo. Tuy vậy, bánh da lợn thơm ngon vị đậu xanh, nước cốt dừa quyện hương lá dứa vẫn được nhiều người nhớ đến.

Bánh da lợn có từng lớp bột mỏng xen nhau, mỏng như da lợn, bởi thế mọi người gọi là bánh da lợn. Nguyên liệu làm chiếc bánh da lợn từ những thực phẩm quen thuộc như đậu xanh, dừa, lá dứa... Cách chế biến bánh da lợn trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ.

Lòng già nướng nghệ

Bây giờ, để quảng cáo các món ngon, bao giờ người ta cũng có câu “ngon như mẹ nấu”. Ừ nhỉ! Mẹ nấu bao giờ chả ngon! Thật thế, có những món đơn giản và rất rẻ tiền, nhưng qua bàn tay mẹ thì nó trở thành món ngon khó có thể nào quên! Lòng già nướng nghệ là một trong những món ngon như vậy.

Này nhé! Lòng già của con heo, nhiều lúc làm ra người ta vứt đi vì chúng cũng chẳng có giá trị là bao, lại tốn công chà rửa. Khi đến chợ, món này khá rẻ tiền. Những bà mẹ đông con ngày xưa hay chọn, vì nó vừa với túi tiền chắc bóp của mình, nhưng chịu khó chế biến thì cả nhà cũng có bữa ăn ngon.

Lao xao chợ cá đêm làng biển

Mấy chục năm nay, quê biển Diễn Bích (Diễn Châu) có một chợ cá nằm ngay bên cảng cá, nơi tàu thuyền cập bến vào mỗi đêm từ 24h đến sáng, rất nhộn nhịp, không cần quầy hàng, biển hiệu... 

Chợ họp ngay bên cảng cá xã Diễn Bích, nơi những chuyến tàu thuyền đi khơi về cập bến mỗi đêm khi con nước lớn, thuyền vào lạch thuận lợi hơn các giờ khác trong ngày. Ảnh: Hải Vương 

Hang động đầy thạch nhũ lấp lánh ánh vàng ở Quỳ Châu - Nghệ An

Trong hang động cũng là di chỉ khảo cổ ở Quỳ Châu (Nghệ An) có rất nhiều thạch nhũ lấp lánh ánh vàng.

Thẳm Chạng nằm ở xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu. Thẳm Chạng là di chỉ khảo cổ quan trọng - nơi đầu tiên phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Ảnh: Thành Chung 

Trải nghiệm "đêm ngàn sao" trên đập Vệ Vừng

2 ngày nghỉ cuối tuần, nhiều cư dân thành phố than vãn chẳng biết đi đâu đổi gió. Thời gian nghỉ không nhiều, kinh phí có hạn, thế thì đừng bỏ lỡ chuyến dã ngoại về đập Vệ Vừng (Yên Thành) - địa điểm cắm trại lý tưởng chỉ cách TP. Vinh khoảng hơn 50km. 

Sau một tuần bận rộn với công việc, chúng tôi chọn đập Vệ Vừng để refresh tinh thần. Từ TP. Vinh, di chuyển bằng xe máy, nhóm chúng tôi chỉ mất khoảng 1h đồng hồ để đến nơi.
Đập Vệ Vừng nằm ở phía Tây huyện Yên Thành, cách thị trấn khoảng 9km, thuộc cả 3 xã Đồng Thành, Kim Thành và Quang Thành.

Đập Vệ Vừng có diện tích mặt nước khoảng 720 ha trong xanh, uốn lượn giữa các khu rừng phòng hộ, chứa khoảng hơn 20 triệu m3 nước phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt cho người dân trong vùng. 

Đập Vệ Vừng cách trung tâm huyện Yên Thành khoảng 9 km. Ảnh: Google Maps 

22 thg 8, 2018

Dưa chua bồn bồn - đặc sản Cà Mau đãi khách phương xa

Từng cọng bồn bồn giòn, thấm gia vị, trở thành thứ quà biếu khách phương xa không thể thiếu của người dân Đất Mũi.

Vùng đất cực Nam Tổ quốc không chỉ sở hữu những địa danh làm say đắm lòng người mà nơi đây còn có nhiều đặc sản dân dã hấp dẫn. Trong đó, nếu có dịp đi dọc theo quốc lộ 1, hai bên đường khu vực huyện Cái Nước và Năm Căn... bạn sẽ thấy rất nhiều gian hàng nhỏ bày bán những cọng bồn bồn tươi và bồn bồn ngâm chua.

Cây bồn bồn được cắt bỏ lá, chừa gốc một đoạn và dùng dao nhỏ chẻ dọc theo một phần ba thân để tách lấy lõi non. 

Làng bè Phước An

Thuộc xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, nằm ngay trên sông Thị Vải, làng bè Phước An cách thành phố Biên Hòa 45 km, là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần. 


Nơi đây, có những bè nổi nuôi trồng thủy sản nước lợ chủ yếu là hàu. Cứ khoảng vài chục, vài trăm mét lại có một bè nổi. Người dân Phước An chủ yếu sống dựa vào sông nước, đánh bắt thủy hải sản. Sản vật thiên nhiên nước lợ trù phú, nhiều loài tôm, cua, cá sống trong tự nhiên, rất chất lượng và được ưa chuộng như tôm càng, tôm chì, cá nâu, cua, chem chép, bạch tuộc… 

Miền Tây nhộn nhịp mùa bo bo

Trong những ngày này, người dân ở các huyện miền núi Nghệ An như: Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương… đang tập trung thu hoạch quả bo bo. Đây là hàng lâm sản phụ mang lại thu nhập khá cho đồng bào. 

Quả bo bo còn gọi là bon bo, mạc cà, cọ cà... là cây hoang dại phân bố rộng rãi trên đất lâm nghiệp; sinh trưởng, phát triển dưới tán rừng tự nhiên. Ảnh: Cường Phương 

Xác định Diễn Châu là quê quán của tác giả ca khúc “Ai lên xứ hoa đào“

Ngày 12/8, Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Diễn Châu (Nghệ An) tổ chức buổi Tọa đàm về nhạc sỹ Hoàng Nguyên (Cao Cự Phúc). 

Tham dự buổi tọa đàm có đồng chí Hồ Mậu Thanh - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; đại diện Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh; lãnh đạo huyện Diễn Châu và xã Diễn Bình; các nhạc sỹ và các nhà nghiên cứu VHNT cùng đông đảo người thân, gia đình, họ hàng của nhạc sỹ Hoàng Nguyên. 

Quang cảnh buổi tọa đàm về nhạc sỹ Hoàng Nguyên. Ảnh: Công Kiên 

Ổi xá lỵ

Quê ngoại tui ở Cái Bè, Tiền Giang (hồi đó hổng có tên Tiền Giang đâu nghen, mà là Định Tường). Có điều tui sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, chả khi nào có dịp về quê ngoại. Thấy Long Khánh có nhiều trái cây (chôm chôm, sầu riêng, mít...), tui hỏi Cái Bè có gì? Các dì tui hãnh diện nói Cái Bè có ổi xá lỵ, ngon nổi tiếng luôn. Long Khánh là xứ trái cây nên dĩ nhiên cũng có ổi, nhưng mà không có ổi xá lỵ, các dì càng tự hào ca ngợi trái ổi đặc sản quê hương mình, không nơi nào có được.

Ổi xá lỵ. Ảnh sưu tầm

Lâu lâu tui cũng có dịp ăn ổi xá lỵ - không biết có phải Cái Bè không - nhưng đúng là ngon, trái to, ngọt, thơm. Tui vẫn chẳng có dịp nào về Cái Bè để thấy những vườn ổi xá lỵ, đặc sản quê ngoại mình.

Ký ức Hội An

Chính thức được ra mắt từ tháng 5/2018, tại Hội An, cho đến nay, vở diễn sân khấu thực cảnh mang tên "Ký ức Hội An" đã là sản phẩm nghệ thuật biểu diễn độc đáo và đẹp mắt của người Việt. 

Nằm trong chuỗi các hoạt động tại hệ thống công viên văn hóa chủ đề - Hội An Impression Theme Park, chương trình "Ký ức Hội An" hướng tới mục đích lan tỏa những nét đẹp của Hội An xưa và nay. Với 5 màn diễn trong thời gian khoảng hơn 60 phút, chương trình đã phần nào tái tạo một cách ngắn gọn quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Hội An trong đó nhấn mạnh đến sự hội nhập, giao thoa từ rất sớm của những nền văn hóa đa dạng tại đây.

Chùa Cầu biểu tượng của Hội An được đưa vào trong khung cảnh của buổi diễn "Ký ức Hội An".

Gìn giữ làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân

Mỗi năm hai lần, cói vào mùa thu hoạch và người dân làng chiếu cói Phú Tân 1, xã An Cư, huyện Tuy An (Phú Yên) lại bận rộn với việc nhuộm cói, phơi cói để dành dệt chiếu cho cả năm. Nghề dệt chiếu đã có mặt tại đây hằng trăm năm và vẫn tiếp tục phát triển giúp người dân tăng thêm thu nhập. 

Nghề cha truyền con nối 


Ông Tiếu Xuân Nghiệm, người đã có 30 năm dệt chiếu cói cũng không biết cái nghề làm chiếu ở làng có từ bao giờ. Đến đời ông, đã thấy cha mẹ mình làm và cứ thế được truyền lại cho tới nay. Ông Nghiệm cho hay: Ban đầu cói mọc hoang, nhưng để chủ động nguồn nguyên liệu, người ta bứng gốc về cấy dọc theo bãi bồi ven sông, rạch. Hiện nay, diện tích trồng cói ở đây đã lên tới 25 ha. Sau cấy khoảng 3 tháng, thu hoạch bằng cách dùng phảng phát ngang trên gốc; gốc cói còn lại sẽ nảy mầm, lên cọng cho những vụ thu hoạch sau. Sau vài ba vụ, cói xấu dần, cọng ngắn; người trồng phải bứng gốc, cấy lại gốc mới. Cói được phân loại ngắn, dài; sau đó, dùng dao nhỏ, nhọn chẻ lác, phơi 2 - 3 nắng cho khô; lác đang phơi mà gặp mưa thì sau này chiếu sẽ bị thâm. 

Công đoạn may viền cho chiếu cói Phú Tân thêm chắc chắn. Ảnh: Nguyễn Lê 

Trải nghiệm tuyến du lịch viếng nhà bác học Yersin

Di tích lịch sử lưu niệm nhà bác học Alexandre Yersin bao gồm 3 địa điểm: Bảo tàng Yersin, chùa Linh Sơn và mộ Yersin tại thành phố Nha Trang.

Bảo tàng Yersin nằm trong khuôn viên của viện Pasteur Nha Trang

Cuộc sống của người dân nơi tận cùng Tổ quốc

Cuộc sống dù đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn còn đó những nét hoang sơ thú vị của người dân Cà Mau sống dưới tán rừng tràm.

Ngày xưa, khi nói đến đất rừng U Minh hạ là nói đến vùng đất còn nhiều khó khăn