Lễ hội Trỉa lúa được xem là sự kiện quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Bru – Vân Kiều. Người dân cầu mong các vị thần giữ gìn, bảo hộ cho sự sinh sôi nảy nở của hạt giống để có vụ mùa chắc hạt nặng bông.
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Vân Kiều. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Vân Kiều. Hiển thị tất cả bài đăng
31 thg 8, 2024
Đặc sắc nghi lễ Trỉa lúa của đồng bào Bru - Vân Kiều
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều đến từ tỉnh Quảng Bình đã tái hiện lễ Trỉa lúa đặc sắc của dân tộc mình.
Lễ hội Trỉa lúa được xem là sự kiện quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Bru – Vân Kiều. Người dân cầu mong các vị thần giữ gìn, bảo hộ cho sự sinh sôi nảy nở của hạt giống để có vụ mùa chắc hạt nặng bông.
Lễ hội Trỉa lúa được xem là sự kiện quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Bru – Vân Kiều. Người dân cầu mong các vị thần giữ gìn, bảo hộ cho sự sinh sôi nảy nở của hạt giống để có vụ mùa chắc hạt nặng bông.
18 thg 2, 2024
Già làng người con ưu tú của Yang
Già làng, người có quyền quyết định rất nhiều vấn đề trong đời sống của đồng bào Vân Kiều. Từ việc cưới hỏi, ma chay, cúng tế, các vấn đề xã hội (kể cả những việc liên quan đến luật pháp, nhất là vấn đề hòa giải ở cơ sở) thì già làng có vị trí quan trọng trong xử lý công việc liên quan đến cộng đồng. Có lối sống chuẩn mực, hiểu biết rất nhiều lĩnh vực, linh hoạt, sáng tạo và đặc biệt là công bằng, minh bạch...
15 thg 2, 2024
Tục A Loang Pỡ tứp cu mũih
Từ xa xưa, người Vân Kiều ở Trường Sơn đại ngàn đã có tục chôn người chết bằng thân cây trong một khu rừng riêng biệt. Nơi đó được gọi là “rừng ma”.
Người Vân Kiều quan niệm, rừng ma là khu vực bất khả xâm phạm, nơi chỉ dành riêng cho thế giới người chết, nếu người trần đặt chân tới sẽ bị trừng phạt, thậm chí phải đánh đổi bằng cả tính mạng.
Người Vân Kiều quan niệm, rừng ma là khu vực bất khả xâm phạm, nơi chỉ dành riêng cho thế giới người chết, nếu người trần đặt chân tới sẽ bị trừng phạt, thậm chí phải đánh đổi bằng cả tính mạng.
20 thg 1, 2024
Độc hành trên Tây Trường Sơn hẻo lánh
"Nên đi đường Đông Trường Sơn vì phía tây hẻo lánh, địa hình đèo dốc liên tục lại thường gặp sương mù, chẳng may xe bị hỏng hóc hoặc lốp xì xẹp chỉ có cách bỏ xe chứ không thể nhờ ai cứu giúp".
Huyện biên giới Hướng Hóa đón tôi bằng cơn mưa dầm dề suốt từ cầu Đắk Rông qua đường 9 rồi tới tận thị trấn Khe Sanh vẫn chưa dứt. Trời bắt đầu se lạnh, trái ngược thời tiết khô hanh của Đông Trường Sơn mà tôi đã trải nghiệm trong mấy ngày qua.
Hiện tượng này do ảnh hưởng khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Thay vì chạy tiếp vào thị trấn Lao Bảo, do mưa, tôi buộc phải dừng chân ngủ qua đêm tại một nhà nghỉ tọa lạc ngay ngã ba đường 9 - Khe Sanh kề cận tượng đài chiến thắng Khe Sanh. Đây cũng là điểm khởi đầu của Tây Trường Sơn.
Huyện biên giới Hướng Hóa đón tôi bằng cơn mưa dầm dề suốt từ cầu Đắk Rông qua đường 9 rồi tới tận thị trấn Khe Sanh vẫn chưa dứt. Trời bắt đầu se lạnh, trái ngược thời tiết khô hanh của Đông Trường Sơn mà tôi đã trải nghiệm trong mấy ngày qua.
Hiện tượng này do ảnh hưởng khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Thay vì chạy tiếp vào thị trấn Lao Bảo, do mưa, tôi buộc phải dừng chân ngủ qua đêm tại một nhà nghỉ tọa lạc ngay ngã ba đường 9 - Khe Sanh kề cận tượng đài chiến thắng Khe Sanh. Đây cũng là điểm khởi đầu của Tây Trường Sơn.
11 thg 11, 2018
Thưởng thức 'món quà của núi' với người Vân Kiều
Từng mạch nước rỉ ra từ các khe đá trên núi cao, chảy về tới bản Klu (xã Đakrông, huyện Đakrông, Quảng Trị) rồi hình thành những hồ nước ấm nằm ngay sát bản làng, thu hút nhiều du khách.
Người Vân Kiều ở vùng này gọi đó là món quà của núi. Để tạ ơn núi rừng đã ban tặng món quà kỳ diệu này, người trong bản cùng xắn tay bảo vệ, nâng niu nguồn suối quý.
Gần một năm nay, nguồn suối này được chính cộng đồng người Vân Kiều xây dựng thành một điểm đến du lịch cộng đồng thú vị mà độc đáo lạ thường.
Suối nước nóng Klu qua mấy năm đón khách du lịch vẫn giữ được nét hoang sơ của núi rừng - Ảnh: BÙI MINH TUẤN
Người Vân Kiều ở vùng này gọi đó là món quà của núi. Để tạ ơn núi rừng đã ban tặng món quà kỳ diệu này, người trong bản cùng xắn tay bảo vệ, nâng niu nguồn suối quý.
Gần một năm nay, nguồn suối này được chính cộng đồng người Vân Kiều xây dựng thành một điểm đến du lịch cộng đồng thú vị mà độc đáo lạ thường.
12 thg 4, 2013
Tiếng đàn ta lư cuối cùng
“...Từ trên đỉnh núi cao chót vót thánh thót nhịp nhàng vang lời em ca
Theo nhịp bước quân đi trong tiếng đàn ta lư
Tính tính tính tính tính tính tính tính tang tang tình
Con chim ch’rao xinh hót trên cành vui mừng công anh
Bộ đội giải phóng quân ơi, anh thắng trận miền tây Khe Sanh...”.
(trích Tiếng đàn ta lư của Huy Thục)
Những năm chiến tranh chống Mỹ, bộ đội giải phóng theo đường Trường Sơn vào giải phóng miền Nam đã đi qua miền tây Quảng Trị. Ở đây, tiếng đàn ta lư đã để lại trong lòng họ những ký ức đẹp về tấm lòng của người Pa Cô, Vân Kiều. Đó là những giây phút bom đạn tạm lắng, tiếng đàn ta lư từ những chàng trai, cô gái Pa Cô, Vân Kiều lại vang lên tính tang giữa núi rừng như tiếp thêm sức mạnh để đào đường, tải đạn.
Hai người trong số đó là nhạc sĩ Huy Thục và nhạc sĩ Phương Nam đã bị “mê hoặc” bởi tiếng đàn này. Hai bài hát Tiếng đàn ta lư và Rừng xanh vang tiếng ta lư đã ra đời như thế. Theo âm vang của hai bài hát này mà tiếng đàn ta lư của người Pa Cô, Vân Kiều đã đi và sống trong lòng người hàng chục năm qua. Và bài hát Tiếng đàn ta lư của Huy Thục cũng là một trong ba bài hát được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh. Còn Huy Thục sau bài hát này được bà con Pa Cô, Vân Kiều xem như người con của bản làng.
Theo nhịp bước quân đi trong tiếng đàn ta lư
Tính tính tính tính tính tính tính tính tang tang tình
Con chim ch’rao xinh hót trên cành vui mừng công anh
Bộ đội giải phóng quân ơi, anh thắng trận miền tây Khe Sanh...”.
(trích Tiếng đàn ta lư của Huy Thục)
Những năm chiến tranh chống Mỹ, bộ đội giải phóng theo đường Trường Sơn vào giải phóng miền Nam đã đi qua miền tây Quảng Trị. Ở đây, tiếng đàn ta lư đã để lại trong lòng họ những ký ức đẹp về tấm lòng của người Pa Cô, Vân Kiều. Đó là những giây phút bom đạn tạm lắng, tiếng đàn ta lư từ những chàng trai, cô gái Pa Cô, Vân Kiều lại vang lên tính tang giữa núi rừng như tiếp thêm sức mạnh để đào đường, tải đạn.
Hai người trong số đó là nhạc sĩ Huy Thục và nhạc sĩ Phương Nam đã bị “mê hoặc” bởi tiếng đàn này. Hai bài hát Tiếng đàn ta lư và Rừng xanh vang tiếng ta lư đã ra đời như thế. Theo âm vang của hai bài hát này mà tiếng đàn ta lư của người Pa Cô, Vân Kiều đã đi và sống trong lòng người hàng chục năm qua. Và bài hát Tiếng đàn ta lư của Huy Thục cũng là một trong ba bài hát được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh. Còn Huy Thục sau bài hát này được bà con Pa Cô, Vân Kiều xem như người con của bản làng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)