30 thg 7, 2018

“Vũ nữ chân dài”: Đặc sản trứ danh ở miền Tây

Khô nhái hay còn được gọi là món “vũ nữ chân dài” là món ăn dân dã nổi tiếng của người miền Tây…

Khô nhái có vị ngọt dịu, cay cay, mặn mặn, béo giòn rất đặc trưng, khi thưởng thức, người ta thường ăn kèm món ăn này với tương ớt, rau sống. Nhờ hương vị thơm ngon khó lẫn, món ăn này trở thành đặc sản “nức tiếng”, được nhiều người ưa chuộng đặc biệt là đối với du khách có dịp ghé qua miền Tây. 

Khô nhái đạt chất lượng cao phải ướp nhái với tiêu, ớt, muối và vài gia vị khác cho thấm đều trước khi phơi. 

Thác ngàn Liliang bỏ hoang giữa núi rừng

Tìm về thác Liliang là tìm về một chốn chỉ có tiếng chim hót, tiếng suối chảy giữa mênh mông rừng xanh thẳm.

Còn có tên là thác Cầu 4 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng), thác Liliang mang trong mình vẻ hoang dại và mãnh liệt của núi ngàn với dòng chảy mạnh mẽ cùng thiên nhiên hoang sơ.

Về quê thấy cơm nguội

1.
Về Long Khánh, đến nhà dì, thấy gần  nhà có bụi cây chi chít trái, màu trắng nõn, tròn tròn như viên bi nhỏ.


Mênh mang nước, bao la trời

Có một nơi rất gần thành phố, nhưng yên tĩnh giữa nước và trời. Nếu bạn cần một khoảng lặng, thoát khỏi cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, hối hả để nghỉ dưỡng, để thả hồn với cỏ cây và mây trời, hãy một lần ghé Đảo Ó – Đồng Trường.


Sau một thời gian khá dài, tôi được dịp quay lại Đảo Ó – Đồng Trường, thật sự thấy cảnh vật đã đổi thịt thay da. Từ nơi hoang sơ, rậm rạp, với bàn tay, khối óc và sức người, khiến nơi đây toát lên luồng sinh khí mới, nhưng vẫn giữ trọn vẻ mộc mạc, thơ mộng và tươi mát.

Từ bờ xe nước đến công trình Thạch Nham

Theo quy luật, khi cái mới ra đời thì cái cũ sẽ mất đi. Vì vậy, khi công trình thủy lợi Thạch Nham hình thành, cung cấp nước tưới cho những cánh đồng rộng lớn khắp các huyện đồng bằng của tỉnh thì cũng là lúc những bờ xe nước – một công trình thủy lợi đầy sáng tạo của người dân Quảng Ngãi đã hoàn thành sứ mệnh của mình.

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, ven tả ngạn sông Trà đoạn qua huyện Sơn Tịnh, những bờ xe nước cần mẫn đưa nước lên đồng dần dần vắng bóng. Công trình thủy lợi Thạch Nham hoàn thành đưa nguồn nước từ đầu nguồn sông Trà về thì làng quê dần xanh tốt, nông dân trong tỉnh từng bước đổi đời. Công trình vĩ đại ấy đã làm nên một cuộc cách mạng không chỉ trong nông nghiệp mà giờ đây còn phục vụ công nghiệp của tỉnh nhà sau 1/4 thế kỷ từ ngày tái lập tỉnh.

Rì rào bờ xe nước

Tính đến mùa hè này, bờ xe nước trên sông Trà đã nói lời chia tay với dòng sông gần 30 năm. Ngần ấy thời gian cũng đủ để quên đi nhiều thứ nhưng có lẽ, những ai là người Quảng Ngãi, từng chiêm bái trước vẻ đẹp kỳ vĩ và độc đáo của bờ xe nước sông Trà thì thứ âm thanh mê đắm phát ra từ guồng quay của những bánh xe cần mẫn, vẫn cứ đeo bám lấy họ như một mối tình đầy duyên nợ...

Xe “lăn” trên nước


Sông Trà dài 130km, nhưng chỉ đến khi chảy qua các xã đầu nguồn hai huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa thì bờ xe nước mới xuất hiện trên sông. Có lẽ do đặc thù của dòng sông ở phía thượng lưu với nhiều ghềnh thác và lòng sông hẹp, cộng với ruộng đồng manh mún nên không có chỗ cho bờ xe nước tồn tại.

Bờ xe nước sông Trà. Ảnh: Nguyễn Ngọc Trinh 

Dấu xưa trong lòng cát

Có lẽ vùng đất Sa Huỳnh (thuộc huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, tiếp giáp với Bình Định) sẽ không bao nhiêu người biết đến, nếu nơi đây không có một đồi cát chứa trong lòng nó những ngôi mộ chum ghi lại “cuộc sống” của cư dân Sa Huỳnh cách đây hơn 3.000 năm.

Câu chuyện về những cái tên


Một lần đi Huế chơi, người bạn văn hỏi tôi ở xã, huyện nào. Tôi nói tôi ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Bạn ngẩn người ra, nói Quảng Ngãi thì biết, còn Phổ Thạnh, Đức Phổ thì chịu. Cũng phải thôi. Có đến hàng ngàn địa danh hành chính, ai mà nhớ cho nổi. Riêng những địa danh gắn với những vỉa tầng văn hóa, như “Văn hóa Sa Huỳnh” chẳng hạn, thì dù chưa đến, người ta cũng nghe hoặc đọc trên các phương tiện truyền thông.

Khai quật di chỉ gò Ma Vương. 

Tuy Phong: Đập Phùm – điểm đến du lịch lý tưởng

Tuy Phong nổi tiếng là một vùng đất thừa nắng và gió, tuy vậy thiên nhiên cũng ban tặng cho Tuy Phong nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, được Nhà nước công nhận di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, kỷ lục Guinness Việt Nam như Cổ Thạch tự, Bãi đá bảy màu, Gành Son, Đồi Dương, Linh Sơn tự... Một trong số đó, Đập Phùm thuộc địa phận xã vùng cao Phan Dũng là điểm đến mới mẻ nhưng đầy sức hấp dẫn.


Từ con đường nhựa cách trung tâm xã Phan Dũng không xa, rẽ vào đường rừng chừng vài cây số là đến khu vực suối Phùm. Đây là dòng suối lớn bắt nguồn từ vùng rừng núi Phan Dũng (Tuy Phong) và Đức Trọng (Lâm Đồng) chảy trải dài hàng chục km len lỏi từ những cánh rừng già, nhiều khe nước đổ về, tạo nên dòng suối tuyệt đẹp. Để giữ nước, người ta cho xây dựng một bờ tràn và được coi là con đập, do đó nơi này còn có tên gọi là Đập Phùm. Dòng suối đập Phùm hòa trong dòng chảy từ ngọn thác tuyệt đẹp mang tên người con gái Răglay là Yavly, sau đó đổ về hạ nguồn hồ Sông Lòng Sông.

Giọt nước – Một góc hồn làng

Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, giọt nước là một biểu tượng văn hóa hết sức độc đáo, nó gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh của người dân trong từng làng. Cùng với nhà rông, cồng chiêng, giọt nước tượng trưng cho một góc hồn làng.

Vào lúc sáng sớm hay chiều muộn, nếu ai có dịp ghé vào làng Kon Tum Kơ Nâm (phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum) sẽ gặp hình ảnh nhiều phụ nữ, trẻ em tíu tít gùi theo quần áo, can, chai đi ra giọt nước của làng. Họ tắm, giặt rồi lấy nước đóng vào can, chai mang về nhà dùng. Tiếng nói cười của người lớn, tiếng trẻ con nô đùa rộn ràng, không khí sinh hoạt của người dân làng Kon Tum Kơ Nâm vào lúc này thật náo nhiệt, vui tươi.

Bà Y Thớt năm nay đã ngoài 80 tuổi kể rằng: Chẳng biết giọt nước của làng có từ khi nào, chỉ nhớ là từ lúc còn nhỏ, hàng ngày tôi theo mẹ ra giọt lấy nước về nấu ăn, uống và tắm giặt ở ngoài giọt. Bây giờ, con cháu của tôi vẫn thích sử dụng nguồn nước giọt trong các sinh hoạt hàng ngày dù nhà đã giếng nước.

Mùa lê rừng trĩu quả ở miền Tây Nghệ An

Lê rừng hay còn gọi là mắc cọp là loại quả được trồng chủ yếu ở nơi có khí hậu lạnh, khu vực sinh sống của đồng bào Mông, vùng cao Nghệ An. 

Theo các già làng người Mông, những cây lê rừng từ xa xưa đã được cha ông họ mang theo từ khi di cư sang vùng đất này, một số khác đưa giống từ Lào về. Ảnh: Hữu Vi 

Những hang động đẹp nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

Với địa hình núi đá tạo cho miền Tây Nghệ An có rất nhiều hang động. Những hang động đẹp gắn liền với những huyền tích của người dân địa phương nên thêm kỳ bí và hấp dẫn.

Hang Bua (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) được xem là một trong những hang động đẹp nhất ở Tây Nghệ An. Đây cũng là thắng cảnh du lịch gắn liền với lịch sử văn hóa của mảnh đất Phủ Quỳ. Hàng năm, chính quyền địa phương và người dân trong khu vực thường tổ chức Lễ hội Hang Bua với những nét văn hóa hết sức đặc sắc. Lễ hội là hoạt động văn hóa tinh thần lâu đời của Mường Chiêng Ngam nay thuộc xã Châu Tiến (Quỳ Châu). Ảnh: Sách Nguyễn 

27 thg 7, 2018

Hai loại trái cây vương giả

Việt Nam có hai loại trái cây vương giả. Đó là trái lệ chi và trái nam trân.

Trái lệ chi quá nổi tiếng trong lịch sử, là thứ trái mà người đẹp Dương Quý Phi ghiền ăn tới nổi Đường Minh Hoàng phải cho người phi ngựa tốc hành 7 ngày 7 đêm mang từ phương Nam (Việt Nam ta) về Trường An (bên Tàu) cho kịp tươi ngon để bả ăn. Trước đó nữa, từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, Hán Vũ Đế đã bắt dân ta hàng năm phải triều cống thứ trái lệ chi quý giá này.

Mỹ nhân Dương Quý Phi khoái ăn trái lệ chi

Ngất ngây trước vẻ đẹp của miền Tây mùa nước nổi

Không ồn ào, tấp nập như xứ Bắc phồn hoa nhưng miền Tây luôn mang lại một cảm giác yên bình và nét giản dị cho du khách. Đến với miền Tây là đến với sông nước miệt vườn, môi trường sinh thái và sự trải nghiệm nét văn hóa lúa nước đặc sắc.

Sở dĩ nhắc đến miền Tây là nhắc đến sông nước là do ở đây vào tháng 8, tháng 9 âm lịch, nước từ đầu nguồn sông Mekong cuồn cuộn đổ về. An Giang và Đồng Tháp là những tỉnh đón nước đầu tiên, rồi sau đó tới các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang…

Miền Tây mùa nước nổi mang một cảnh sắc hoàn toàn khác lạ so với mùa khô. Những đàn cá kéo về cùng nước lũ đã mang đến cho người dân nơi đây một nguồn tài nguyên thủy sản khổng lồ. Cùng với đó, miền Tây trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn hơn bao giờ hết.


Miền Tây mùa nước nổi mang một cảnh sắc hoàn toàn khác lạ so với mùa khô (nguồn ảnh: thanhlamhotspring) 

Làng phong hoang tàn dưới đèo Hải Vân thành điểm khám phá lí tưởng

Không còn tàn tích hoang phế về những năm tháng tách biệt của cộng đồng người phong, "làng Vân" (Đà Nẵng) trở thành điểm đến lí tưởng cho những ai mê khám phá.

Từ ga Nam Hải Vân, chúng tôi được nhân viên ở đây giới thiệu điểm đến lí tưởng cho chuyến đi khám phá Đà Nẵng của mình. Nếu không được nghe người dân ở đây kể lại, chúng tôi không thể tin rằng mảnh đất bình yên xinh đẹp này từng là nơi trú ngụ của cộng đồng người mắc bệnh phong.

Những điểm đến đẹp mê hồn ít người biết ở Huế

Huế không chỉ có lăng tẩm mà còn nhiều địa điểm níu chân du khách nữa (nguồn ảnh: Traveloka) 

Nhắc đến Huế, mọi người thường nghĩ đến ngay những điểm tham quan nổi tiếng như các lăng tẩm, cầu Trường Tiền, sông Hương… Tuy nhiên, Huế không chỉ níu chân du khách bởi những điểm đến trên mà còn nhiều địa điểm hấp dẫn khác nữa. 

26 thg 7, 2018

Lên Sơn La ngắm Vân Hồ - 'người con gái đẹp' vùng Tây Bắc

Nhắc đến Sơn La, người ta thường nghĩ ngay đến Mộc Châu với những đồi chè xanh ngút ngàn. Sát cạnh Mộc Châu còn có huyện Vân Hồ được biết đến với những bản làng ngập sắc hoa. 


1. Khu du lịch sinh thái Chiềng Yên: Chiềng Yên là một xã của huyện Vân Hồ, cách thị trấn Mộc Châu chừng 60 km, là nơi sinh sống và hội tụ 5 dân tộc anh em như Thái, Mông, Kinh, Mường và Dao. Khu du lịch Chiềng Yên nổi tiếng với bản du lịch cộng đồng Phụ Mẫu, suối nước nóng... những địa điểm làm say lòng khách du lịch. Ảnh: FB. 

Ngôi biệt thự vua Bảo Đại tặng thứ phi Phi Ánh ở Đà Lạt

Nằm trên đường Quang Trung là tòa nhà bằng đá mang kiến trúc Tây Ban Nha duy nhất ở Đà Lạt.

Biệt thự được xây dựng theo lối kiến trúc xứ Basque (Tây Ban Nha) trên khu đất rộng hàng nghìn mét vuông. Công trình được xây theo ý tưởng của một viên chức người Pháp, có 2 tầng nổi, một tầng hầm, gồm hai khối nhà. Năm 1940, trong một chuyến nghỉ mát ở đây, vua Bảo Đại đã mua lại tòa nhà từ viên chức này để tặng cho thứ phi Phi Ánh. Từ đó, biệt thự đá còn có tên gọi là “biệt thự Phi Ánh”. 

Khám phá dọc suối Hồ Tiên giữa rừng bạt ngàn

Hồ Tiên là điểm du lịch mới ở Bình Thuận rất thích hợp cho những người yêu thiên nhiên, thích trekking và tắm suối. 

Nếu chỉ có 2-3 ngày nghỉ cuối tuần để nghỉ ngơi, tận hưởng một khung cảnh mới mẻ, bạn có thể vào rừng cắm trại, trải nghiệm sống chậm, hòa mình với thiên nhiên trong lành. 

Chiêm ngưỡng Thác Mây hoang sơ ở xứ Thanh

Nằm ở vị trí đầu bảng những con thác đẹp nhất xứ Thanh phải kể đến Thác Mây hùng vĩ, trùng điệp, vẫn còn nguyên sơ khiến "dân phượt" mê đắm.

Vùng đất Thanh Hóa được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vô vàn cảnh sắc kỳ thú, trong đó có Thác Mây hùng vĩ

Ngẩn ngơ kể chuyện cá tôm tung tăng miền Tây thuở nào

Lão ngư Nguyễn Văn Ngáo cười buồn: “Mùa cá hội đã tuyệt tích rồi..." Giọng ông chùng xuống bởi từ lúc làm đê bao, các loài cá kéo đi mất biệt.

Cá leo vẫn được bán ở các chợ nhưng mùa hội cá leo đã tuyệt tích. Thanh Dũng 

Tháng này, nước lũ lại tràn về miền Tây, nhìn con nước đục ngầu phù sa, lão ngư Nguyễn Văn Ngáo hi vọng năm nay tôm, cá có nhiều giúp người hạ bạc có thêm thu nhập. Nhắc đến chuyện cá mắm, lão ngư già lại tặc lưỡi hồi ức miên man mùa cá xưa, chuyện cá đầy đồng ngày nào giờ chỉ còn là ký ức.

25 thg 7, 2018

Văn hóa người Mạ ở Đồng Nai

Dân tộc Mạ được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Chau Mạ (Chau: người; Mạ: tên tộc người), Chê Mạ, Mạ Ngan… Người Mạ được coi là dân bản địa, sống chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước, Đồng Nai… 

Tại Đồng Nai, người Mạ tập trung ở một số ấp, xã như Hiếu Nghĩa huyện Định Quán, xã Tà Lài, Phú Bình, Phú Sơn huyện Tân Phú… Với những nét đặc trưng rất riêng, văn hóa người Mạ thể hiện trong các phong tục, cách ăn,mặc, ở…và suy nghĩ lối sống đã góp phần làm đa dạng văn hóa các dân tộc trên mảnh đất Việt Nam nói chung, và Đồng Nai nói riêng.

Người Mạ sống thành từng bon (làng), mỗi bon có từ 5 đến 10 nhà sàn dài (nhà dài là nơi ở của các thế hệ có chung huyết thống). Đứng đầu bon là quăng bon (ông già trưởng làng). Từ xa xưa, họ đã làm nương rẫy trồng lúa và các loại cây khác. Người Mạ coi cây lúa là nguồn lương thực chính nuôi sống gia đình, ngoài ra còn cây lương thực phụ trợ như sắn, ngô. Công cụ sản xuất thô sơ, có các loại dao xà gạc, cuốc xà bách, rìu, gậy chọc lỗ tra hạt. 


Ngôi chùa nằm giữa sông ở Sài Gòn

Chùa Phước Long (quận 9) nằm giữa một cù lao trên sông Đồng Nai, là điểm hành hương linh thiêng thu hút nhiều du khách.

Chùa Phước Long nằm trên cù lao Bà Sang giữa sông Đồng Nai (phường Long Bình, quận 9, TP HCM) còn có tên gọi khác là chùa Châu Đốc 3. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 25 km, khách phải đến đường Nguyễn Xiển rồi đi đò khoảng 10 phút để đến chùa. 

Đặc sản hạt mề gà rừng Tây Bắc

Hạt mề gà hay còn được gọi là hạt mắc lạng (mác ngoạng), là một trong những loại trái cây đặc sản của vùng núi Sơn La.

Hạt mề gà không chỉ hấp dẫn bởi vị ngọt thanh, bùi dẻo như hạt dẻ mà còn bởi cái màu vàng óng như lòng đỏ trứng ẩn sau lớp vỏ đen sẫm. Loại đặc sản của núi rừng Tây Bắc này được rất nhiều "thượng đế" mê mẩn.

Tháng 7 hàng năm, tranh thủ lúc nương lúa đang đổ ải, nhiều bà con người Thái ở Sơn La lại rủ nhau lên rừng tìm loại hạt vàng ươm như trứng gà này.




Đến Hòa Bình, đừng quên khám phá những nơi này

Là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, Hòa Bình được coi là cái nôi của văn hóa Mường với nhiều địa điểm thú vị mà bạn có thể khám phá dịp cuối tuần.

Tượng đài Bác Hồ: Nằm trên đồi Ông Tượng được khánh thành năm 1997, tượng đài Bác Hồ có chiều cao 18 m, trong đó, phần thân Tượng Bác cao 13,5 m (tính từ chân dép cao su trở lên tới đỉnh đầu), bệ tượng (phần sóng nước mây trời) cao 4,5 m. Tượng đài Bác nặng khoảng 400 tấn, bằng chất liệu bê tông siêu cao, bê tông granít do Viện Vật liệu xây dựng nghiên cứu và thực hiện theo yêu cầu của công trình. (Ảnh KT)

10 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Lạng Sơn

Xứ Lạng có rất nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng mà bạn có thể khám phá và tận hưởng trong chuyến du lịch của mình.

1. Mẫu Sơn: Vào mùa đông, Mẫu Sơn là nơi thu hút rất nhiều du khách tới ghé thăm và chiêm ngưỡng băng tuyết tuyệt đẹp. Không chỉ thế, nơi này còn hấp dẫn du khách bởi thánh địa cổ, núi đá, hầm mộ đá... Nếu đi du lịch nghỉ dưỡng thì khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 là thích hợp nhất.

Vẻ đẹp hoang sơ vùng biển Tiền Hải

Nhắc đến biển Thái Bình, người ta không thể không nhắc đến ba bãi biển tuyệt đẹp của vùng đất này là biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình 35km, Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành thuộc xã Đông Minh, Cửa Lân và Khu du lịch sinh thái biển Cồn Đen thuộc địa phận xã Thái Đô, Thái Thụy, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 40km.

Nét đẹp hấp dẫn của Cồn Đen chính là những bãi cát trải dài với chiều dài khoảng 3km, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 700m, chỗ hẹp nhất 450m; được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý. Cồn Đen được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004.

Có khá nhiều hoạt động phong phú cho du khách tại đây như tắm biển, tổ chức picnic, tham gia các trò chơi bãi biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển. Bên cạnh cồn cát là rừng thông xanh mát với thảm thực vật còn nguyên sơ, va một hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo (cây vẹt, bần, sú, hoa muống biển, dừa nước...) cho du khách khám phá. Còn nếu có thêm thời gian, bạn có thể thăm các đền chùa xung quanh khu vực.

Sườn cừu nướng Ninh Thuận

Sườn cừu nướng – món ngon đặc trưng của Ninh Thận mà bất kỳ du khách nào đến đây cũng nên ít nhất một lần thưởng thức.

Phần thịt cừu từ cổ trở xuống dùng làm món nướng là ngon nhất. Nên cắt thịt cừu dọc theo những chiếc sườn cừu, để vừa có thịt vừa có xương giúp dễ nướng, dễ cầm khi ăn. Thịt cừu có mùi nồng đặc trưng nên việc khử hoặc làm giảm đi mùi nồng đó là một bí quyết quan trọng trong cách chế biến những món ăn liên quan đến thịt cừu. Ướp sườn cừu với sả, tỏi và hành phi trong vòng 15 phút trước khi nướng là một cách vừa để làm giảm đi mùi nồng của thịt cừu vừa để ngấm gia vị, giúp món thịt nướng thêm đậm đà. 

Khách Tây trải nghiệm làm thợ bạc

Lần đầu tiên đến Tp. Hồ Chí Minh và ở lại đây 1 tuần, Say Da (quốc tịch Colombia) là dân du lịch “bụi” chính hiệu. Với tấm bản đồ trên tay, Say Da tìm đến Vietnam Silver House và có một trải nghiệm thú vị được làm thợ bạc, tự tay làm hoàn chỉnh một sản phẩm trang sức bạc theo phong cách truyền thống của Việt Nam. 

Khi đến Vietnam Silver House ở 68 Nghĩa Thục, Phường 5, Quận 5, chúng tôi gặp rất nhiều đoàn khách nước ngoài xếp hàng để được trải nghiệm nghề làm bạc độc đáo. Từ nền tảng kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động uy tín trong lĩnh vực chế tác – kinh doanh trang sức bạc ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn, Vietnam Silver House được ra đời từ ý tưởng mang những nét tinh túy của nghề thợ bạc Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế, cũng như góp phần làm cho văn hóa của nghề thợ bạc trở nên gần gũi hơn với người dân trong nước.

Đến Vietnam Silver House khách tham quan có thể tìm hiểu lịch sử tổ nghề, khám phá quá trình phát triển và những nét tinh hoa của nghề thợ bạc ở Việt Nam từ truyền thống thủ công xa xưa đến những công nghệ chế tác hiện đại.

Rất nhiều du khách nước ngoài đến tham quan và trải nghiệm tự tay làm ra các sản phẩm bạc tinh tế.

24 thg 7, 2018

Trải nghiệm phi xe tốc độ trên đồi cát ở Bình Thuận

Trò chơi không dành cho người yếu tim, du khách phải có tay lái vững vàng để vượt qua địa hình nhấp nhô. 

Bàu Trắng là một điểm du lịch thuộc tỉnh Bình Thuận, cách Phan Thiết khoảng 65 km về hướng Đông Bắc. 

Ngon bổ món đặc sản Hà Giang được làm từ dược liệu cực độc


Hà Giang là vùng biên giới cực bắc của Tổ Quốc. Nơi được biết đến với nhiều loại dược liệu quý. Trong đó, củ ấu tẩu không chỉ dùng làm vị thuốc mà còn được người dân nơi đây chế biến thành một món ăn độc đáo: Cháo ấu tẩu.

Bề ngoài giống củ ấu miền xuôi, nhưng là 2 loại hoàn toàn khác biệt.

Củ ấu tẩu mọc trên đá, rất cứng và độc. Trong y học, ấu tẩu có vị cay tê, tính nóng, có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

23 thg 7, 2018

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp huyền ảo của đèo Sa Mù


Không chỉ riêng Tây Bắc mới có những cung đường với cảnh sắc tuyệt đẹp. Ngay tại Quảng Trị, con đường đèo Sa Mù cũng khiến các phượt thủ mê mệt bởi cảnh sắc huyền ảo.

Đèo Sa Mù dài 19,8km nối hai xã Hướng Phùng và Hướng Việt thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị uốn quanh co, mây phủ trắng xóa.

Trải nghiệm cuộc sống thảo nguyên ở trại cừu Đồng Lách

Cách TP. HCM không quá 50 km có một cánh đồng cừu bát ngát, lộng gió, cùng những khung cảnh tuyệt đẹp như những thước phim… tất cả đủ để du khách có thể vứt bỏ những mệt nhoài, xô bồ của cuộc sống thường ngày. Đây được xem là một trong năm cánh đồng cừu đẹp nhất ở Việt Nam và đang là điểm đến thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ đến trải nghiệm và ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ cùng với gia đình và bạn bè. 

Đây được xem là một trong những cánh đồng cừu nổi tiếng của Việt Nam 

Hành trình du lịch Long Khánh bằng tàu hỏa

Nhắc đến việc di chuyển bằng tàu hỏa (xe lửa), chắc chắn đại đa số người dân sẽ nghĩ đây là phương tiện di chuyển phù hợp cho các chuyến đi xa ra các tỉnh miền Trung hoặc miền Bắc hoặc chí ít là Phan Thiết. Thực tế chúng ta vẫn có thể chọn phương tiện này cho các chặng ngắn (trên dưới 30 km) từ Biên Hòa đi Bình Dương (ga Dĩ An), thành phố Hồ Chí Minh (ga Sài Gòn ) thậm chí là thị xã Long Khánh (ga Long Khánh) và ngược lại.


Với các tiện ích như Mua vé tàu online bạn có thể đặt vé tàu mọi lúc mọi nơi ngoài ra các thông tin về Hành trình, Kiểm tra vé, Giờ tàu – Giá vé, Chương trình Khuyến mãi,... tất cả thông tin dễ dàng được tìm kiếm một cách nhanh chóng trên website của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Thưởng thức bánh bèo chén Tân Mai

Nói đến món ăn vặt ở Biên Hòa thì không thể không nhắc tới bánh Bèo chén Tân Mai hẳn nếu ai đã từng thưởng thức một lần thì chắc chắn sẽ còn quay lại rất nhiều lần bởi hương vị đặc trưng riêng của bánh bèo nơi đây. Quán nằm ở gần nhà thờ Tân Mai - Biên Hòa, chỉ bán vào buổi chiều từ khoảng 15 giờ cho đến 20 giờ hoặc cho đến lúc hết bánh. Mỗi ngày quán đều rất đông khách ghé thăm và thưởng thức đến nỗi nhiều khi bánh không đủ để phục vụ khách. Chủ quán phục vụ rất vui vẻ và chu đáo, đồng thời quán cũng được vệ sinh sạch sẽ nên khách có thể yên tâm thưởng thức. 


Công viên bảo tồn động vật hoang dã trên sông tại Quảng Nam

River Safari là thánh địa của 39 loài thú hoang dã quý hiếm với 42.000 cá thể gồm hổ Bengan, sư tử trắng, tê giác, linh dương, hươu cao cổ...

Mô hình River Safari – Khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã đầu tiên trên thế giới được khởi xướng tại Singapore. Đây cũng được xem là khu River Safari lớn nhất thế giới với hơn 52.000 cá thể động vật hoang dã thuộc 42 loài. Chi phí để phát triển River Safari tốn kém và khó vận hành gấp cả chục lần so với mô hình vườn thú thông thường. Vì vậy, mô hình vườn thú trên sông trên thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay. 

Hồ Lắk bình yên thơ mộng giữa lòng Tây Nguyên

Nếu bạn đã quá quen với việc đi biển, muốn tìm một địa điểm hoang sơ, mới lạ cho kỳ nghỉ của mình thì hồ Lắk sẽ là một điểm đến tuyệt vời.

Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 50 km về phía nam, thuộc thị trấn Liên Sơn, hồ Lắk là một thắng cảnh đẹp của vùng đất Tây Nguyên. Hồ được bao bọc bởi khu rừng nguyên sinh xanh mát và những dãy núi cao ngút ngàn.


Khởi nguồn từ mạch nước ẩn sâu trong dãy núi cao Chư Chang Sin và nối liền với dòng sông Krông Ana, hồ Lắk có diện tích rộng đến 500 ha và tọa lạc ở độ cao hơn 500 m so với mặt nước biển, được công nhận là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở Tây Nguyên và lớn thứ hai ở Việt Nam, sau hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn). Hồ Lắk hiện là điểm du lịch sinh thái thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước.

Củ ấu miền Tây - món quà vặt ngọt bùi của trẻ con vùng quê

Có vẻ ngoài đen đúa, ngộ nghĩnh, song bên trong củ ấu lại trắng ngần, vị ngọt bùi, là món ăn vặt một thời của trẻ con.

Vài tuần trước tôi có dịp về thăm quê. Tôi thích cảm giác mỗi khi xe chạy ngang xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp hay trên tuyến đường đi tỉnh ngang Vĩnh Long. Hình ảnh từng túp lều nhỏ ven đường, nhiều nồi ấu to đùng đang nghi ngút khói, cạnh đó là những túi củ ấu còn nóng hổi, khiến tôi nhớ mãi. Đó không chỉ là một món ăn đã gắn liền với tuổi thơ, không chỉ riêng tôi, mà có lẽ còn là ký ức của biết bao thế hệ.

Đến miền Tây, không khó để tìm mua củ ấu ở bất kỳ thời điểm nào, bởi người nông dân có thể trồng 3 vụ, mỗi vụ kéo dài 3 tháng trong năm. 

Hoa ngô đồng khoe sắc trên đảo Cù Lao Chàm


Cù Lao Chàm vẫn được biết đến là một xã đảo nhỏ nhắn của thành phố Hội An, xinh đẹp ẩn mình giữa thiên nhiên. Nhiều du khách sau khi thăm quan phố cổ Hội An thường tới nơi này để tận hưởng vẻ đẹp yên bình, hoang sơ. 

Độc đáo món dừa nướng Bến Tre

Sản phẩm dừa nướng "Ba Đốt" ở Bến Tre. 

Miền Tây là nơi ra đời của nhiều món nướng độc đáo, như: Cá lóc nướng, khoai lang nước, vịt nướng đất sét… Mới đây, miền Tây lại cho ra đời món dừa nướng độc đáo.

Trái dừa Bến Tre được nướng (đốt) trên bếp lửa, cho ra đời một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng vượt trội.

Món dừa nướng do một nông dân tên Trần Văn Phong ở huyện Châu Thành (Bến Tre) tạo ra từ quả dừa tươi có nhiều ở quê mình.

19 thg 7, 2018

Tháng chay Ramadan của người Chăm Islam ở Đồng Nai

Người Chăm ở Đồng Nai đa phần là Chăm Islam hiện có trên dưới 3.000 người, đa số sống tập trung tại ấp 4, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc và ấp 6 xã Bình Sơn, huyện Long Thành, số còn lại sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. 


Một năm theo Hồi lịch, người Chăm tổ chức nhiều lễ hội, trong đó có tháng Ramadan. Tháng Ramadan của người Chăm Islam còn được gọi đơn giản là Tháng ăn chay hay Tháng nhịn ăn. Tuy nhiên cách gọi chính xác nhất là tháng Ramadan vì các tín đồ Chăm Islam chẳng ăn chay hoàn toàn, cũng không nhịn ăn hoàn toàn.

Có một “Chợ Huế” ở Đồng Nai

Lần theo con đường quốc lộ 1A, tôi tò mò tìm ngôi chợ Quảng Biên mà người dân Đồng Nai gọi thân mật đó là “Chợ Huế”. Nghe nói có những nét rất Huế, ẩm thực rất Huế và con người rất Huế tại nơi đây.

Chợ Quảng Biên hiện tại thuộc xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Thoạt nhìn, chợ cũng giống như bao ngôi chợ khác, có đầy đủ, đa dạng các mặt hàng, thực phẩm, nhu yếu phẩm, đồ dùng trong gia đình, rau củ quả, đồ khô và các món ăn chế biến sẵn…

Bỏ qua những điểm chung của các ngôi chợ, tôi luồn lách vào các ngách nhỏ, tìm kiếm những thứ mà chỉ có được ở xứ Huế. Bắt gặp đầu tiên là quầy hàng đồ mã, trong đó có mặt hàng nón Huế. Cô bán hàng nói đặc tiếng Huế, giới thiệu từng loại nón, quai nón và độ bền, độ đẹp của nón. Cầm trên tay chiếc nón lá mỏng, quai lụa, kết chỉ tạo họa tiết, lại được nghe giọng Huế từ cô bán hàng, cảm giác rất lạ, bởi bắt gặp một dáng Huế nơi xứ Đồng Nai này.




Ngọn hải đăng trên bán đảo Sơn Trà

Nằm im lìm giữa núi rừng Sơn Trà hùng vĩ, ngọn hải đăng cổ Sơn Trà là một trong những địa danh ít người biết nhưng lại đẹp nổi bật giữa non nước xanh bạt ngàn. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng khi du khách đến thăm Đà Nẵng.

Hải đăng Sơn Trà hay còn gọi là hải đăng Tiên Sa, nằm tại đỉnh Hòn Sơn Trà với độ cao khoảng 223m so với mặt nước biển, là một trong những ngọn hải đăng đẹp nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ XX do Pháp xây dựng. Ảnh: PHƯỚC DANH 

Hoang sơ Bãi Rạng

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 5km, Bãi Rạng (bán đảo Sơn Trà) vẫn giữ nguyên nét đẹp ban sơ với cát vàng mịn màng, nước biển xanh thẳm, ghềnh đá nhấp nhô... Đây được xem là một trong những bãi biển đẹp nhất của thành phố.

Chỉ khoảng 10 phút chạy xe máy men theo đường Hoàng Sa, qua khỏi chùa Linh Ứng Sơn Trà, bạn sẽ thấy ngay đường xuống Bãi Rạng. Gửi xe xong, đi bộ một chút xuống ghềnh, toàn bộ khung cảnh biển được bao bọc bởi núi và những rặng cây xanh rì sẽ hiện ra, làm mê hoặc du khách.


Khung cảnh biển được bao bọc bởi núi và những rặng cây xanh rì làm mê hoặc du khách. Ảnh: Internet 

Về thăm chùa Nổi

Giữa vùng bồn trũng, Gò Chùa Nổi, ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An nổi lên, có đường kính tối đa 100m, mặt gò cao hơn mặt ruộng xung quanh 3-4m, được bao phủ bởi những đám cây dầu cổ thụ cao vút và một số cây trôm cổ thụ lâu đời. Thời chiến tranh, hầu hết quần thể cây cổ thụ này bị hủy diệt, ngày nay, còn lại 5 cây dầu và cây trôm mõ sống cùng thời gian như một “chứng nhân” lịch sử.

Toàn cảnh Gò Chùa Nổi (nhìn từ cầu treo trên sông Vàm Cỏ Tây) 

Gò Chùa Nổi là di tích khảo cổ học thời tiền sử. Vì nằm trên gò đất cao giữa vùng bồn trũng nên mỗi mùa lũ, kể cả trận lũ lịch sử năm 2000, chùa Nổi vẫn không bị ngập.

Đặc sắc Lễ cúng mừng được mùa của người M’nông

Trong khuôn khổ Chương trình “Đắk Nông - Mùa bơ chín” do UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức vào các ngày 18-23/7 tới, Lễ mừng Mùa bơ chín với việc tái hiện nghi lễ cúng mừng được mùa sẽ được tổ chức tại xã Đắk R’moan (Gia Nghĩa) do Ban Quản lý Công viên địa chất núi lửa Krông Nô thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, các nghệ nhân đang triển khai luyện tập các tiết mục theo đúng nghi lễ cổ truyền.

Dệt thổ cẩm, đan lát sẽ trình diễn tại Lễ mừng được mùa 

Cũng như các dân tộc anh em khác, đồng bào M’nông có một hệ thống lễ nghi vô cùng đa dạng, mỗi nghi lễ có một ý nghĩa riêng biệt. Trong đó, Lễ cúng mừng được mùa được đồng bào thực hiện ngay sau vụ thu hoạch, nhằm cảm tạ trời đất, thần linh đã che chở, phù hộ cho bon làng một mùa vụ no đủ, cây trái sum suê…

Thú vị con đường "ẩm thực" Quảng Ngãi

Tại Quảng Ngãi có một "con đường ẩm thực” với nhiều món ăn vừa miệng, hấp dẫn. Đó là đường Nguyễn Bá Loan (đoạn từ đường Trương Quang Trọng đến Lê Trung Đình, TP.Quảng Ngãi). Chỉ một đoạn ngắn, nhưng con đường luôn sôi động, tấp nập vào buổi sáng và buổi chiều, với những hàng quán thu hút đông đảo thực khách. 

Đến với đường Nguyễn Bá Loan, bạn có thể dễ dàng chọn cho mình món ăn yêu thích. Chỉ tính riêng món cháo cũng đa dạng với cháo vịt, cháo lòng, cháo lươn, cháo xương, cháo thịt bò. Đến với quán cháo vịt bà Hai, ngoài món cháo ăn kèm với thịt vịt luộc vừa chín tới, miếng thịt mềm dai, thơm ngon, quán còn có món lòng chưng nghệ và hẹ. Hay như món cháo lươn nấu với đậu xanh, củ nén bổ dưỡng; chủ quán còn chuẩn bị sẵn nghệ tươi xay nhuyễn cho khách hàng thoải mái cho vào bát cháo nóng hổi.

Còn quán cháo lòng bà Bảy được nhiều người biết đến bởi “bí quyết” luộc thịt, lòng vẫn giữ vị ngon ngọt, chấm với nước mắm ớt tỏi đậm đà. Ông Bảy, chủ quán cháo lòng cho biết, ban đầu quán cháo bán tại chợ Quảng Ngãi rất đông khách. Sau khi chợ bị cháy và xây lại chợ mới, nên chuyển quán về nhà trên đường Nguyễn Bá Loan. Quán vẫn duy trì lượng khách ổn định và được nhiều người ưa chuộng.


Con đường “ẩm thực” Nguyễn Bá Loan luôn nhộn nhịp mỗi sáng sớm và xế chiều. 

"Kho báu" từ những con tàu cổ

Con tàu cổ bị đắm ở vùng biển Dung Quất thuộc thôn Tuyết Diêm 3, xã Bình Thuận (Bình Sơn) được phát hiện cuối tháng 7.2017 khi đơn vị thi công nạo vét, thông luồng cảng biển và luồng quay tàu ở cảng Hào Hưng. Đây là con tàu thứ 7 được phát hiện trên vùng biển Quảng Ngãi.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cùng với Sở VH-TT&DL hiện đang khẩn trương triển khai công tác khai quật tàu cổ đắm tại vùng biển này.

Kết nối quá khứ và hiện tại 


Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: “Ngay trong khuôn viên của cảng biển Dung Quất đang phát triển kinh tế hết sức mạnh mẽ, lại có một công trình văn hóa khai quật tàu cổ xuất hiện. Điều này cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa quá khứ phát triển sầm uất và hiện tại".

Nhà sử học Dương Trung Quốc (thứ 2 từ phải sang) và các chuyên gia khảo cổ học hàng đầu trong nước khảo sát vị trí khai quật tàu đắm tại vùng biển Dung Quất.. 

18 thg 7, 2018

Dầu Giây - Một thời oanh liệt, một thời vàng son

Dầu Giây là thị trấn thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai ngày nay. Một địa danh gắn với thời kỳ lịch sử hào hùng, ghi dấu mốc của sự chiến thắng vẻ vang, là điểm gút giao thông trong sự phát triển của khu vực Đông Nam bộ. 

Ngã ba Dầu Giây – Địa danh một thời oanh liệt, một thời vàng son 

Đi tìm nguồn gốc xôi chiên phồng

Trong một lần tình cờ tôi được gặp bà Út Ha – được coi là người lưu giữ bí quyết chế biến ra món Xôi chiên phồng trứ danh, có nguồn gốc từ Biên Hòa, Đồng Nai. Bà Út Ha tên thật là Đinh Thị Ha, ngụ ở phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa. Bà là người tiếp quản Tân Hiệp Quán nổi tiếng, do mẹ bà là bà Huỳnh Thị Sớm, sáng lập năm 1952. Xưa quán nằm ngay đường Hàm Nghi, Biên Hòa, cạnh bờ sông Đồng Nai hiền hòa, mà nay là đường Cách Mạng Tháng Tám. 

Theo lời kể của bà thì từ khi mở quán, mẹ bà thường bán những món ăn bình dân phục vụ thực khách lao động là chính như bánh mì, hủ tiếu…Rồi dần dần Tân Hiệp Quán phục vụ các món ăn ngon hơn, chế biến cầu kỳ hơn như bánh canh đầu cá, chả giò, nem nướng, bì cuốn… Lúc này khách vãng lai từ các tỉnh lân cận ghé ăn nhiều hơn, quán trở thành điểm dừng chân đón khách Sài Gòn, Vũng Tàu, miền Tây… Sức phục vụ lớn, cần nhân lực nhiều, quán phải thuê thêm đầu bếp.




Nóng trời lại nhớ sương sâm

Khi cái nắng oi bức của mùa hè ập đến, cũng là lúc tôi nhớ về món thạch sương sâm, ăn kèm nước đường và hột é. Đó là món ăn vặt dân dã làm từ lá sương sâm mọc hoang trên đồi núi, từng mê hoặc hết thảy lũ trẻ thôn quê chúng tôi ngày trước.

Nhớ ngày xưa, lũ trẻ con chúng tôi chưa có cơ hội được thưởng thức đủ loại thức ăn vặt như bây giờ. Ngày ấy, quanh đi quẩn lại chỉ có đường đen, kẹo chanh đen, kẹo dẻo... bởi vậy, chúng tôi cứ háo hức chờ đến mùa hè, khi lá sương sâm vào mùa sinh sôi và chờ những ngày ba mẹ rảnh rang việc đồng áng... được ba mẹ làm cho món thạch sương sâm thanh mát, ngọt ngon.

Thạch sương sâm thanh mát, ăn kèm nước đường, hạt é là món ăn giải nhiệt, bổ dưỡng ngày hè. Ảnh: Ý THU 

Chim sẻ chiên giòn

Chim sẻ có thể chế biến nhiều món ngon, nhưng với tôi ngon nhất vẫn là món chim sẻ chiên giòn. Ai đã từng ăn món này một vài lần chắc chắn sẽ nhớ mãi...

Tôi nhớ ngày xưa, ở nông thôn, lứa tuổi thiếu niên như tôi, đứa nào cũng một buổi đi học, một buổi đi chăn bò. Mỗi lần chăn bò, chúng tôi rủ nhau bẫy chim sẻ. Dụng cụ bẫy chim của chúng tôi rất đơn giản, chỉ có hai tấm lưới, một vài con chim mồi, với bao trấu, chứ không như bây giờ. Bây giờ, người ta bẫy chim sẻ không dùng lưới mà thay vào đó là những cành cây quấn keo và sử dụng tiếng chim giả để nhử chim. Chính vì bẫy kiểu này mà chim sẻ ngày một ít dần.

Chim sẻ chiên giòn. Ảnh: Internet 

Mùa hè đến với thác Liliang

Từ vùng ven thị trấn Di Linh, men theo QL28 chạy vòng qua các đồi rẫy cà phê đến ngã ba vào thác Liliang khoảng chừng 12 km. Mới đây nhân dịp họp mặt lớp ngữ văn Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (cũ), chúng tôi đã đến thăm thác. Để đến thác, chúng tôi đi bộ trên con đường đất đỏ gồ ghề ven đồi dài 500 m, phía bên dưới là các tầng lá cà phê xanh tốt. Buổi xế trưa đầu hè không khí khắp vùng cao nguyên oi bức, nóng nực, vậy mà khi cả đoàn đến điểm đầu dừng chân để xuống thác đã thấy mát dịu lạ thường. Dòng suối Liliang từ thượng nguồn trong veo đến đây len qua các kẽ đá bắt đầu đổ xuống phía dưới thấp, tạo thành thác. Tận cùng của thác lại là con suối nhỏ cùng những cây cổ thụ. Hai bên con suối này vẫn to cao, thẳng tắp và rừng thông ở phía đồi bên trên tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình… Những ngày hè dài, các bạn hãy thử một chuyến đi mô tô ngược QL28 lên khám phá vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí thác Liliang. Từ thành phố biển Phan Thiết đến Liliang chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ. Thăm Liliang, bạn sẽ có chuyến dã ngoại đầy lý thú, hấp dẫn…


Thụy Khanh

Người nước ngoài thích thú với chợ quê ở miền biển xứ Nghệ

Phiên chợ quê Mai Hùng (TX. Hoàng Mai) với các món đồ dân dã và thức quà thơm ngon khiến các du khách ngoại quốc thích thú. 

Nằm kế bên cầu Hoàng Mai, chợ Mai Hùng là nơi buôn bán thân thuộc của bà con nhân dân trong vùng. Ảnh: Long Hồ