29 thg 7, 2020

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời'

Thốt nốt là loại cây đặc trưng gắn liền với hình ảnh đời sống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang. Thật thú vị khi chứng kiến nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' để cho ra loại đường thốt nốt thơm phức, vàng óng. 

Đường thốt nốt An Giang vẫn được nấu thủ công nên hấp dẫn du khách 

Do đặc thù địa hình thổ nhưỡng, ở An Giang chỉ có hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên cây thốt nốt sinh sôi phát triển tốt. Tất cả các bộ phận của cây thốt nốt đều được tận dụng từ thân, cho đến lá, hoa, quả để phục vụ cho đời sống hằng ngày. 

Thăm lăng mộ nàng Mỵ Ê

Câu chuyện bà Mỵ Ê, vương phi của vua Chiêm tuẫn tiết ở Lý Nhân, được phong thần và thờ phụng suốt 10 thế kỷ qua, rất đặc biệt, nhưng không ai biết lăng mộ bà Mỵ Ê ở đâu. Do một duyên may, chúng tôi đã được viếng thăm lăng mộ của vị nữ thần trinh liệt ấy trong một chuyến về Hà Nam…

Đình làng Phúc Mãn

Cầu ngói Khoa Trường và chuyện về một dòng họ ở Nghệ An

Cầu ngói Khoa Trường hay người dân địa phương còn gọi là cầu Trường bắc qua sông Rào ở xã Nghi Long (Nghi Lộc) được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam “thượng gia hạ kiều”. Cầu nay chỉ còn là kỷ niệm song trong mấy trăm năm tồn đã trở thành một chứng tích lịch sử gắn liền với đất và người Nghi Long và dòng họ Đinh Kim Khê nổi tiếng hiếu học, khoa bảng và yêu nước. 

Cây cầu do dòng họ Đinh xây dựng 


Lần tìm về lịch sử cây cầu chỉ còn trong quá vãng, tôi được Bí thư Đảng ủy xã Nghi Long Lê Văn Nghĩa giới thiệu gặp ông Đinh Văn Tam, một hậu duệ của dòng họ Đinh Kim Khê hiện đang sinh sống tại phường Đội Cung (TP. Vinh) và được ông kể nghe nhiều câu chuyện thú vị về cây cầu cũng như dòng họ nổi tiếng của mình. 

Cầu ngói Khoa Trường trong bức ảnh của người Pháp chụp. Ảnh tư liệu lịch sử 

Vườn dâu Tây Cà Mau Farm

Vườn dâu tây Cà Mau Farm tọa lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau là một địa điểm du lịch Cà Mau mới toanh vừa đi vào hoạt động nhưng đã thu hút đông đảo du khách gần xa đặc biệt là giới trẻ đến tham quan chụp hình.


Vườn dâu tây nằm cách trung tâm xã Lý Văn Lâm khoảng 1km. Đây là vườn dây tây đầu tiên của Cà Mau, thuộc Khu công nghiệp công nghệ cao – Cà Mau Farm và có lẽ cũng là vườn dâu duy nhất của miền Nam Sông Hậu. 

Măng Tây Tháp Mười – Nông Trại Ông Bà Tư – Đồng Tháp

Nông trại Ông Bà Tư tọa lạc tại ấp Mỹ Phú, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cách Trường THPT Phú Điền 200m. Nông trại vừa mới đi vào hoạt động đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đồng Tháp hấp dẫn được nhiều du khách nhất là các bạn trẻ đến tham quan chụp ảnh check-in.


Nông trại Ông Bà Tư rộng 2,6ha do chị Nguyễn Ngọc đầu tư vào khoảng tháng 3/2019. Các loại cây trồng được canh tác chủ yếu là sen, măng tây xanh, mận, nhãn…

28 thg 7, 2020

Đàn chim quý trên sông Đầm

Sau một ngày kiếm ăn, khoảng 4.000 con chim cò ốc đậu kín sông Đầm nghỉ ngơi và tối đến tung cánh lên bầu trời tìm chỗ ngủ.


Sông Đầm, có diện tích mặt nước rộng 200 ha và 300 ha ven bờ, trải dài xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú, cách trung tâm TP Tam Kỳ khoảng 4 km. Nơi đây có thảm thực vật, hệ động vật đa dạng, cá tôm, lau sậy, cói, sen, súng hòa quyện, tạo nên vẻ đẹp nguyên sơ. 

Những nơi lưu dấu cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở An Giang

Những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi ở Nam Bộ để truyền bá tư tưởng yêu nước. 

Tại An Giang, chùa Giồng Thành (phường Long Sơn, TX. Tân Châu) và chùa Hòa Thạnh (xã Nhơn Hưng, Tịnh Biên) là 2 địa chỉ mà cụ Phó bảng thường lui tới hoạt động, trở thành nơi minh chứng cho tinh thần cách mạng, lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc nói chung và nhân dân An Giang nói riêng.

Chùa Giồng Thành còn gọi là Long Hưng tự (phường Long Sơn) do hòa thượng Trần Minh Lý đứng ra khởi công xây dựng vào năm 1875. Sở dĩ chùa có tên Giồng Thành vì chùa được xây dựng trên một giồng đất cao và trên nền hào thành của nhà Nguyễn trước đây là Tân Châu Bảo. Chùa được xây dựng theo chữ “Song Hỷ”, gồm 3 gian: chánh điện, nhà giảng và hậu tổ.

Các món ăn ngon đặc sản Bạc Liêu nhất định phải thử

Bạc Liêu có sự giao thoa văn hóa giữa 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer nên ẩm thực nơi đây rất đa dạng, phong phú, là điểm dừng chân tuyệt vời cho những “tâm hồn ăn uống”. Ẩm thực Bạc Liêu có tính đặc thù riêng biệt dân dã, mộc mạc, những món ăn được làm ra dưới bài tay của người dân địa phương khiến ai đã thưởng thức một lần, khó lòng quên. Xin giới thiệu những món ăn ngon đặc sản Bạc Liêu nhất định phải thử.

Bánh xèo

Bánh xèo Bạc Liêu hấp dẫn bởi bột bánh xèo mềm, dẻo vừa độ, quyện vào mà không dính khi được xay bằng cối đá. Bánh ngon thêm phần do tráng khéo, cắn miếng nào, chổ nào cũng nghe vỏ bánh nổ giòn tan. Nhân bánh được làm bằng thịt ba chỉ hoặc thịt vịt xiêm băm nhuyễn, tép bạc, củ sắn, giá, đậu xanh và hành tây. Bánh xèo được ăn kèm với rau xà lách, cải xanh, húng quế, diếp cá… chấm cùng nước mắm được pha chế vừa mằn mặn, chua chua, ngọt ngọt, cay nồng vị tỏi ớt. Gắp một miếng bánh vàng, nhẹ nhàng cuốn với lá cải xanh, xà lách thêm vài chiếc lá dấp cá, rau thơm… rồi chấm vào chén nước mắm chua ngọt màu đỏ. Bánh xèo ăn khi còn nóng tan giòn nơi đầu lưỡi, béo tận chân răng. Mùi thơm nghi ngút của bánh, vị ngòn ngọt của tôm và nước chấm quyện trong hương nhãn đầu mùa khiến du khách không thể nào quên.

Vườn nhãn cổ Bạc Liêu

Vườn nhãn Bạc Liêu từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng, không chỉ vì hương vị ngọt thanh tao và hương thơm quyến rũ mà còn nổi tiếng về tuổi thọ. Những cây nhãn ở đây đều trên trăm năm tuổi nên người dân bản địa thường gọi là nhãn cổ với dáng vẻ gân guốc, uốn lượn tựa như những tác phẩm nghệ thuật mà tạo hóa đã khắc nên. 

Những cây nhãn ở đây đều trên trăm năm tuổi 

Nhãn Bạc Liêu đã đi vào nhiều trang thơ, bài hát và đã ở lại với đời sống của người dân Bạc Liêu hàng trăm năm nay. Đối với khách phương xa, có dịp du lịch Bạc Liêu, ai cũng một lần muốn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của những thân nhãn cổ hơn trăm tuổi và nếm vị ngọt ngon của nhãn cổ một thời trứ danh. 

Nghề gác kèo ong Rừng U Minh Hạ – Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề gác kèo ong của người dân ở hai huyện U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là nghề truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo các bậc cao niên trong nghề thì gác kèo ong hình thành rất sớm, từ những ngày đầu tiên con người đặt chân đến vùng đất này khai hoang mở cõi khoảng nửa cuối thế kỷ thứ XIX.

Người gác kèo giỏi cần phải có kỹ thuật, kinh nghiệm và bí quyết gia truyền. Nghề gác kèo mang đến cho đời nhiều mật ngọt và sinh ra nhiều thế hệ nghệ nhân lão luyện, có kinh nghiệm và tri thức, tâm huyết với nghề, yêu rừng và đàn ong.

Vào tháng 11 – 12 hằng năm, khi rừng U Minh hoa tràm nở rộ, các loài ong bay về chọn những nhánh tràm nằm xiên để đóng tổ. Biết quy luật này, những cư dân sống giữa rừng tràm bạt ngàn này phát hiện ra tập tính của loài ong mật là chỉ làm tổ ở những thân cây nghiêng như kèo nhà, từ đó họ tìm hiểu, nghiên cứu rồi nghĩ ra cách làm nhà cho ong, và nghề gác kèo ong ra đời như vậy.


Đền thờ Bác Hồ ở Bạc Liêu – Di tích lịch sử cấp Quốc gia

Bạc Liêu là một “vùng đất mới” về tuổi đời và bề dày văn hóa so với các vùng, miền khác, nhưng tại Bạc Liêu vẫn có những di sản văn hóa rất giá trị không kém phần đặc sắc và có ý nghĩa đối với du khách. Trong đó phải kể đến Đền Thờ Bác Hồ tọa lạc tại ấp Bà Chăng A, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, cách trung tâm huyện Vĩnh Lợi khoảng 5 km về hướng Tây – Nam và cách trung tâm TP. Bạc Liêu khoảng hơn 20km về hướng tây.

Cổng vào

Năm 1969, nghe tin Bác Hồ kính yêu mãi mãi đi xa, quân dân xã Châu Thới vô cùng bàng hoàng, đau đớn. Với tình yêu thương của Bác đối với nhân dân miền Nam ruột thịt nên nhân dân nơi đây có tâm nguyện chung là xây dựng Đền thờ Bác ngay tại quê hương để ngày đêm hương khói cho Người. Hàng ngàn cán bộ, nhân dân trong xã và huyện đã không sợ hy sinh, gian khổ, ngày đêm góp sức, góp công xây dựng Đền thờ Bác ngay chính mảnh đất đầy khói lửa, đạn bom Châu Thới anh hùng…

23 thg 7, 2020

Tinh hoa gốm Chăm

Những bức phù điêu, họa tiết trang trí, tượng vũ nữ apsara... bằng gốm được trang trí trong những đền đài rêu phong, cổ của người Chăm ở vùng Nam Trung Bộ vẫn tồn tại hơn 1000 năm nay; những điệu múa cổ xưa như múa lu, múa đội nước... cũng được các vũ nữ sử dụng gốm làm đạo cụ mô phỏng lại những nét văn hóa đặc sắc của người Chăm đang thu hút du khách gần xa. Có thể nói, gốm không chỉ là dụng cụ phục vụ đời sống mà nó còn được ví như “vật trung gian” để người Chăm giao tiếp với thế giới thần linh. Từ những thông tin trên đã thu hút chúng tôi về với làng gốm cổ Bàu Trúc ở Ninh Thuận để khám phá tinh hoa nghề làm gốm của người Chăm. 

Độc đáo Gốm Bàu Trúc 


Chúng tôi về Ninh Thuận, vùng đất khô hạn nhất Việt Nam giữa những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Nhiều hoạt động kinh tế, du lịch bị đình trệ do dịch COVID -19 và hạn hán nhưng tại làng gốm cổ Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn nhộn nhịp các hoạt động sản xuất. Tại các gia đình, các nghệ nhân vẫn cần cù nặn và các lò nung vẫn đỏ lửa để cho ra lò những mẻ gốm mới.


Làng gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay. Hiện nay, làng gốm Bàu Trúc có khoảng 500 hộ dân thì có đến hơn 90% trong số đó vẫn làm nghề gốm.

Ấn tượng ngôi nhà hơn 100 tuổi ở Phương Hòa

Ẩn mình trong khu vườn rộng gần 15.000 m2 dưới tán nhiều cây cổ thụ tại đường Mai Xuân Thưởng (phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum), ngôi nhà sàn bằng gỗ của gia đình cụ Nguyễn Thượng (1866 – 1962) mang vẻ đẹp cuốn hút đến khó tả đối với những người lần đầu đặt chân tới đây. Ngôi nhà đến nay đã hơn 100 năm tuổi và là công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp giữa kiến trúc nhà ở của người Pháp, người Bình Định và người Ba Na.

“Nếu yêu thích sự hoài cổ, thích hòa mình trong không gian xanh tĩnh lặng và đặc biệt muốn tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của làng Phương Hòa thì ngôi nhà cổ của gia đình cụ Nguyễn Thượng là một địa điểm lý tưởng”, anh bạn công tác bên Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã giới thiệu với tôi như vậy trong một lần trò chuyện về lịch sử của những ngôi làng bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa.

Từ lời giới thiệu đó, tôi tìm về thôn Phương Hòa để được ngắm ngôi nhà cổ ấy. Được biết, ở thôn Phương Hòa, đây là ngôi nhà có tuổi đời hơn 100 năm duy nhất được bảo tồn và gìn giữ cho đến thời điểm hiện tại. Gặp anh Vũ Hữu Đức - người đang trông coi ngôi nhà và cũng là cháu ngoại của cụ Nguyễn Thượng ngay đầu cổng nhà, anh liền dẫn tôi đi tham quan ngôi nhà và khu vườn. Rảo bước cùng anh Đức trên lối đi rợp bóng tre xanh dẫn vào ngôi nhà, tôi cảm nhận được sự khác biệt của nơi đây so với phần còn lại của thành phố, không gian yên tĩnh đến lạ thường.


Ngôi nhà của gia đình cụ Nguyễn Thượng ở làng Phương Hòa (thành phố Kon Tum) đến nay đã hơn 100 năm tuổi. Ảnh: ĐT 

Dấu ấn Kon Bưu

Làng Kon Bưu (thôn 4, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) nằm dọc Quốc lộ 24, bên dòng suối Đăk Biêu rì rầm chảy. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, làng Kon Bưu hiền hòa vẫn mang sức hút kỳ lạ đối với tôi.

Chuyện kể ở Kon Bưu 


Làng Kon Bưu hôm nay thật đông vui, bởi người và phương tiện giao thông qua lại nườm nượp. Ngồi trong căn nhà sàn bằng gỗ của già làng A Nhất, chúng tôi vô cùng thích thú khi được nghe ông kể về quá trình di dời làng từ rừng sâu, núi thẳm về bên dòng Đăk Biêu.

Xoay xoay ly trà đặc trong tay, già làng A Nhất cho biết, tên gọi chính thức của làng là Kon Biêu, do lấy tên từ con suối Đăk Biêu chảy qua làng với ý nghĩa là dòng nước mát quanh năm như mong muốn của dân làng là luôn thuận hòa, êm ấm. Nhưng trong quá trình giao tiếp, người dân từ đời này qua đời khác nói trại ra thành Kon Bưu. Mặc dù tên cũ của làng không còn nằm trong văn bản hành chính, nhưng nó còn đọng lại mãi trong lòng người dân, tựa hồ như dòng nước Đăk Biêu vẫn đem lại nguồn nước mát cho dân làng.

Nét đẹp gùi nam

Bao đời nay hình ảnh chiếc gùi luôn gắn liền với những người phụ nữ DTTS Bắc Tây Nguyên, nên ít người biết rằng, vật dụng gần gũi, quen thuộc này, vẫn còn một vẻ đẹp khác, mang hình dáng, đặc tính riêng dành cho người đàn ông. 

Ngày còn khỏe, thỉnh thoảng gặp chúng tôi, ông Phạm Liễm - cán bộ lão thành cách mạng ở thị trấn Đăk Rve (huyện Kon Rẫy) thường kể lại những kỷ niệm không thể nào quên ở vùng căn cứ cách mạng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ gian khổ. Trong số những kỷ vật được ông nâng niu giữ kỹ có chiếc gùi do đồng bào Xơ Đăng vùng Đông Trường Sơn (huyện Kon Plông) đan tặng. Đó là chiếc gùi dành riêng cho nam giới, từng ở trên lưng, theo ông đi khắp nẻo vùng sâu từ trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Được đan chủ yếu bằng dây mây, nó thể hiện ngay trong hình hài của mình sự tinh tế, khéo léo của nghệ nhân và chứa đựng sức sống thật đáng kinh ngạc. “Đi rừng đi núi, len lỏi cây cối, phải có cái này mới được...” - Ông Liễm nói .

Tu Mơ Rông - Mảnh đất giàu truyền thống văn hóa

Dân tộc Xơ Đăng là một tộc người sinh sống lâu đời trên mảnh đất Kon Tum, trong đó tập trung nhiều trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, người dân nơi đây đã sáng tạo và hình thành nên nét văn hóa cho riêng mình được thể hiện rõ thông qua ngôn ngữ giao tiếp, quan niệm về tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực, nghệ thuật tạo hình, văn hóa nghệ thuật dân gian… Những nét đẹp văn hóa ấy giờ đây đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn luôn chú trọng bảo tồn và phát huy.

Gìn giữ bản sắc


Nằm ngay dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, mảnh đất Tu Mơ Rông là nơi quần tụ của hơn 30.000 người, trong đó, chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng, chiếm trên 95%. Người Xơ Đăng đã sống trên mảnh đất này từ bao đời nay và có nhiều nét văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú mang nét riêng…Văn hóa của người Xơ Đăng nổi bật là nghệ thuật tạo hình dân gian với lối kiến trúc nhà rông tiêu biểu và các loại nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng, tơ rưng, ting ning, klông Put…các làn điệu dân ca, dân vũ. Hiện nay, người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông gìn giữ được hệ thống lễ hội diễn ra quanh năm, từ nghi lễ vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp cho đến những lễ hội liên quan đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Ngoài ra, còn có cả một kho tàng về tri thức văn học nghệ thuật dân gian như hát kể sử thi, điệu múa xoang, nhịp cồng chiêng uyển chuyển mê hoặc lòng người…được đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông gìn giữ.

Hòn Nghệ – Hướng dẫn đi Đảo Hòn Nghệ, Kiên Giang

Kiên Giang là chốn thiên đường biển đảo đẹp nhất Việt Nam. Ngoài đảo ngọc Phú Quốc, đảo Nam Du, đảo Hải Tặc, đảo Bà Lụa, Hòn Sơn… thì giờ đây Kiên Giang sẽ “níu chân” bạn bằng đảo Hòn Nghệ bởi vẻ đẹp bình yên, mộc mạc, khá hoang sơ chưa được nhiều người biết. Đến với Hòn Nghệ du khách không chỉ được thưởng thức hải sản tươi sống mà còn có thể trải nghiệm câu cá, ngắm cảnh biển đảo, tận hưởng không khí trong lành…

Hòn Nghệ

Chinh phục Ma Thiên Lãnh – Đỉnh núi cao nhất Hòn Sơn

Hòn Sơn hay còn gọi là Hòn Sơn Rái nằm giữa Hòn Tre và quần đảo Nam Du, cách đất liền khoảng 60km thuộc địa phận huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Với vẻ đẹp hoang sơ, biển xanh, cát trắng, nắng vàng cùng màu xanh bạt ngàn của núi rừng, Hòn Sơn trở thành một địa điểm du lịch và nghỉ dưỡng lí tưởng. 

Hòn Sơn 

Hòn Sơn có 7 đỉnh núi dính liền vào nhau, các đỉnh núi đều có truyền thuyết gắn liền với tên gọi của riêng mình, trong đó Ma Thiên Lãnh là đỉnh núi nổi tiếng hơn cả. Không chỉ cao nhất đảo với độ cao 450m so với mặt nước biển, mà nơi đây còn gắn liền những câu chuyện thần tiên đầy màu sắc liêu trai. 

Biển Khai Long – Khu du lịch Khai Long ở Cà Mau

Cà Mau không chỉ hấp dẫn khách du lịch về cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực mà còn là địa phương duy nhất tiếp giáp với biển Đông và biển Tây (vịnh Thái Lan) với bờ biển dài 254km. Biển Khai Long – Khu du lịch Khai Long là địa điểm du lịch Cà Mau lý tưởng cho những du khách muốn hoà mình cùng thiên nhiên, tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành từ rừng, biển.

Lần về nguồn cội, hỏi biển Khai Long có từ khi nào? Theo truyền thuyết kể rằng: Thuở xưa, những người di dân miền Trung, vùng kinh thành Thuận Hóa vào Nam khai phá, trên bước đường lưu lạc, thuyền neo biển này. Đêm ấy, bỗng dưng ánh chớp lóe lên rồi bỗng đâu một đám mây hình rồng kỳ lạ sà xuống giữa biển êm, nơi đoàn thuyền neo đậu. Đoàn người di dân thấy đây là điềm lành, liền thấp hương tạ ơn trời đất rồi lưu lại nơi miền đất này, cái tên Khai Long cũng từ đó mà có!


Khu du lịch Khai Long

20 thg 7, 2020

Món biển Nha Trang hút du khách

Với Nha Trang, nhiều người nhắc tới thành phố xinh đẹp này như một “thánh đường” của đồ hải sản, và các món ăn vặt khác cũng độc đáo, ngon hết biết.

Du khách và người dân địa phương ăn bánh canh chả cá, đặc sản Nha Trang - Ảnh: M.VINH

Nghe tới hải sản, người ta thường hỏi có mắc (đắt) hay không? Xin thưa, lòng Nha Trang rộng rãi tựa Sài Gòn, trung lưu, giàu có đều có thể có những ngày no nê, thong dong mà không phải xót xa cho cái màng túi tiền.

Có gì lạ ở đất Tháp?

Nói đến Phan Rang, người ta thường đùa: gió như Phan, nắng như Rang. Nơi cuối dải đất miền Trung này, không chỉ nắng gió là đặc trưng mà miền đất Tháp còn tiềm ẩn nhiều sắc màu cho bạn khám phá.

Biển Ninh Chữ, Ninh Thuận - Ảnh: GIA TIẾN

Hòn Tre – Hướng dẫn du lịch Hòn Tre, Kiên Hải, Kiên Giang

Bạn muốn đi du lịch biển đảo khu vực miền Tây Nam Bộ mà sợ chen chúc đông đúc thì hãy đến với Hòn Tre. Hòn Tre là hòn đảo nhỏ thuộc địa phận huyện Kiên Hải, Kiên Giang, với tổng diện tích khá khiêm tốn chưa đến 500 km2, nhưng sở hữu địa hình đa dạng, bao gồm rừng, núi, biển đảo,…với khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ đẹp đến nao lòng.

Hòn Tre

Nguyễn Duy Trinh - Chiến sỹ cách mạng tiêu biểu trên quê hương Xô viết anh hùng

Với 75 tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, gần 60 năm hoạt động cách mạng liên tục cả 3 miền Trung, Nam, Bắc, đồng chí Nguyễn Duy Trinh là chiến sỹ thuộc lớp cận vệ đầu tiên của Đảng, một học trò trung thành và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Người con ưu tú của quê hương xứ Nghệ 


Đồng chí Nguyễn Duy Trinh tên thật là Nguyễn Đình Biền sinh ngày 15/07/1910, tại làng Cổ Đan, tổng Đặng Xá (nay là xóm 12, xã Phúc Thọ), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, địa linh sinh hào kiệt anh tài, làm rạng danh truyền thống trên cả 2 phương diện võ công và văn nghiệp. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh là hậu duệ đời thứ 15 của Thủy tổ Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí. 

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh. Ảnh tư liệu 

Người Thái Nghệ An và tín ngưỡng về con trâu

Cái hình đầu trâu khắc trên 2 cánh cửa kho thóc hợp tác xã ở bản Mộng (vùng Khủn Tinh, Quỳ Hợp) mà tôi thấy hồi nhỏ đã gây cho tôi một ấn tượng rất mạnh. 

Sừng trâu được chạm trổ trên cửa của ngôi nhà người Thái. Ảnh tư liệu: Hồ Phương 

Tôi đi học vỡ lòng, từ nhà qua khu rừng Pả Đông (rú mồ), lội một con suối nhỏ, lên hết dốc là thấy ngay “cái đầu trâu”. Thú thật, tôi thấy sờ sợ. Ai đã khắc cái đầu trâu thật khéo léo? Mỗi cánh cửa là 1 cái sừng cong vút, ở giữa, chỗ buộc mũi (sẹo) là 1 cái khóa sắt to, đen. Hai con mắt trâu nhìn chòng chọc như muốn húc chết ngay kẻ nào dám bén mảng đến trộm.

Cuốn hút 'nét chạm trổ phượng long' của ngôi đền cổ làng trung du Nghệ An

Với lịch sử lâu đời, đền Cả ở làng Tú Viên, xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương là một trong những công trình cổ có nghệ thuật điêu khắc độc đáo 

Đền Cả được người dân làng Tú Viên xây dựng từ hàng trăm năm trước để thờ "Đức thánh Vận Hồ Đô thiên trấn quốc, Linh chiêu ninh thuận, lịch triều gia phong Thượng đẳng Đại vương". Xa xưa đền được lợp bằng tranh tre, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nay đền có 2 tòa hạ và thượng điện tọa lạc ở ngã ba làng Tú Viên. Ảnh: Huy Thư 

Lên rẻo cao Nghệ An xem hội chọi bò của người Mông

Chọi bò là một hoạt động văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông ở vùng cao Nghệ An, thể hiện tinh thần thượng võ và sự gắn bó với vật nuôi trong gia đình. Những cuộc chọi bò đã mang đến sự háo hức, hồi hộp và phấn chấn cho cư dân sinh sống trên đỉnh cao sương phủ. 

Một buổi sáng đầu tháng 7/2020, anh Xồng Bá Dênh ở bản Ca Nọi, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn) dắt chú bò lớn và khỏe nhất của gia đình đến sân tham gia hội chọi bò. Không riêng gì anh Dênh mà nhiều gia đình có bò khỏe ở các bản khác cũng đưa bò đến tham gia hội chọi, số lượng "đấu sĩ" bò lên tới hàng chục con. Ảnh: Công Kiên 

19 thg 7, 2020

Sân chim Vàm Hồ

Tui biết đến sân chim Vàm Hồ từ lâu lắm, hồi thiên niên kỷ trước lận á. Ấy là qua cuốn Non nước Việt Nam của Tổng cục Du lịch. Đó là một sân chim lớn ở miền Nam, cách thành phố Bến Tre khoảng 50 km, là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn con cò, con vạc cùng các loài chim khác như cồng cộc, le le. Diện tích Vàm Hồ khoảng 40 ha, trong đó có 15 ha rừng chà là nguyên sinh. Thấy thích quá!

Thuở đó tui chưa có dịp đi nhiều, chưa biết tới cái sân chim nào. Nghĩ thầm sân chim Bạc Liêu vốn nổi tiếng thì xa quá, sân chim Vàm Hồ ở Bến Tre gần hơn, chắc có dịp phải tới cho biết.

Chà Lạp - điểm 'giải nhiệt' ưa thích của du khách nơi 'chảo lửa' Đông Dương

Chảy qua bản Thái Đoọc Búa, xã Tam Thái, huyện miền núi Tương Dương, dòng Chà Lạp trong xanh, mát lạnh đang là điểm đến ưa thích của người dân trong và ngoài vùng trong những ngày nắng nóng. Cứ mỗi dịp cuối tuần có hàng trăm lượt người tìm đến đây để "giải nhiệt".

Từ trung tâm huyện Tương Dương xuôi về theo Quốc lộ 7A xuống xã Tam Thái khoảng 10 km, rồi rẽ vào đường lên biên giới xã Tam Hợp khoảng gần 4-5 km là đến khu vực tắm thuộc địa phận bản Đoọc Búa, xã Tam Thái. Khe Chà Lạp bắt nguồn từ biên giới nước bạn Lào, chảy vào xã Tam Hợp, qua bản Đoọc Búa, xã Tam Thái rồi đổ ra sông Cả. Dòng Chà Lạp luôn trong xanh, hiền hòa, mát mẻ, trong những ngày nắng nóng nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng của du khách ưa khám phá, có xu hướng tìm về với thiên nhiên. Ảnh: Đình Tuân 

Hành trình chinh phục đỉnh núi Puxailaileng cao nhất Bắc Trường Sơn

Puxailaileng là đỉnh núi cao nhất Bắc Trường Sơn với khoảng 2.720 m, thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn – Nghệ An). Chinh phục đỉnh Puxailaileng là niềm khao khát của không ít phượt thủ. 

Đỉnh Puxailaileng nằm trên dãy Puxai, thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn - Nghệ An), có độ cao khoảng 2.720 m, theo nghĩa tiếng Thái là nơi nhiều gió và rét (vùng rét sương). Sở Du lịch Nghệ An vừa tổ chức đoàn công tác khảo sát, chinh phục đỉnh núi này nhằm đánh giá tiềm năng xây dựng loại hình du lịch mạo hiểm gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc quanh khu vực này. Ảnh: Công Kiên 

Biển nhân tạo – Khu du lịch Nhà Mát – Bạc Liêu

Du lịch Bạc Liêu nhiều người nghĩ ngay đến quê hương của nghệ thuật đờn ca tài tử, hay những giai thoại về Công tử Bạc Liêu, cánh đồng điện gió hoặc những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như Quán âm Phật Đài, nhà thờ Tắc Sậy… Tuy nhiên, một trong những điểm đến thú vị mà nhiều người nhắc đến khi ghé thăm Bạc Liêu vào mùa hè này, đó chính là Khu Du lịch Nhà Mát. 

Khu du lịch Nhà Mát tọa lạc phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 7km. Với bãi biển nhân tạo lớn quy mô hoành tráng, hiện đại, nhiều trò chơi thú vị như tàu lượn trên không, đi xe điện đụng … thực sự là địa điểm tránh nóng lý tưởng cho du khách.

Muốn đến Khu du lịch Nhà Mát, từ TP HCM bạn đi theo cung đường QL1A tới địa phận tỉnh Bạc Liêu -> khi tới vòng xuyến có tượng đài Chiến Thắng ở Bạc Liêu thì đi thẳng về đường Trần Phú -> qua cầu Võ Thị Sáu – Ninh Bình -> Cao Văn Lầu tới gần biển sẽ thấy khu du lịch Nhà Mát. 


Cổng vào 

Vẻ đẹp cánh đồng muối Bạc Liêu

Bạc Liêu được xem là thủ phủ của cánh đồng muối ăn của Việt Nam, bởi đây là một trong những địa phương có diện tích sản xuất muối lớn nhất cả nước. Bạc Liêu có 2 địa phương làm muối nổi tiếng là huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải. Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, diêm dân ở Bạc Liêu đã tích lũy những kỹ năng thực hành và truyền nghề làm muối độc đáo, riêng có.

Nghề làm muối nhọc nhằn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khi trời nắng nhiều thì diêm dân trúng mùa, còn nếu bất chợt mưa dông đổ xuống khi muối chưa đủ độ mặn để cạo thì coi như công sức đổ xuống sông, xuống biển. Theo bà con diêm dân, mùa làm muối ở đây thường được bắt đầu từ khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau.

18 thg 7, 2020

Khám phá cung đường ven biển tuyệt đẹp ở Hà Tĩnh

Cung đường Thịnh Lộc (Lộc Hà) - Cương Gián (Nghi Xuân) 2020 thuộc Dự án nâng cấp tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng vừa được thông tuyến đầu năm được nhiều người đánh giá là một trong những tuyến đường đẹp ở Hà Tĩnh.

Dự án nâng cấp tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (đoạn Xuân Trường - thị trấn Lộc Hà) chạy qua 11 xã của 2 huyện Nghi Xuân và Lộc Hà có tổng chiều dài 32,68 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với tổng mức đầu tư 545,988 tỷ đồng. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 5/2018, dự kiến hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng vào tháng 6/2020.

Cung đường là đoạn nối từ điểm cuối xã Thịnh Lộc (Lộc Hà)...

Bồi hồi tưởng nhớ Chiêu Trưng…

Không biết tự bao giờ, mỗi dịp gần đến tháng 5 (âm lịch) người dân Thạch Hà, Lộc Hà (Hà Tĩnh) dù đi xa hay ở quê nhà đều bồi hồi mong chờ lễ hội đền Lê Khôi.

Đền thờ danh tướng Lê Khôi tại núi Nam Giới (Thạch Hải, Thạch Hà). Ảnh: Tư liệu

Tượng đài trong lòng dân

Lê Khôi (? – 1446) quê ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), là con trai của Lê Trừ, anh trai Lê Lợi. Ông là một trong những vị tướng kiêu hùng nhất của đội quân Lam Sơn đánh tan quân Minh giành lại độc lập dân tộc.

Làng rèn ở Hà Tĩnh “rực lửa” trong những ngày nắng nóng

Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng những người làm nghề rèn ở phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) vẫn hăng say lao động bên lò lửa rực đỏ…

Nghề rèn ở phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh nổi tiếng từ bao đời nay, nhưng hiện toàn phường chỉ còn 110 hộ theo nghề.

Thất Sơn (Bảy Núi) – báu vật đồng bằng sông Cửu Long

An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.536,68 km2, dân số gần 2,2 triệu người, là một vùng châu thổ trù phú hiếm có của hạ lưu vực sông MêKông, chiếm phần lớn trong vùng Tứ giác Long Xuyên. Thiên nhiên đã tạo cho vùng châu thổ này những tiềm năng vô giá thuộc loại nhất khu vực và thế giới; nổi bật nhất là: đất đai phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào – sinh thái ngập nước, khí hậu ôn hòa quanh năm; là trung tâm của nền văn hóa Óc Eo; và đặc biệt không chỉ có thế mạnh về lúa nước và cá nước ngọt mà còn là tỉnh duy nhất ở đồng bằng có nhiều núi.


Bảy Núi – Thất Sơn hùng tráng là vùng bán sơn địa nằm giữa vùng đồng bằng bằng phẳng, bao la của vùng cực Tây đồng bằng sông Cửu Long giáp Campuchia, trải dài trong phạm vi các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, thành phố Châu Đốc và huyện Thoại Sơn của tỉnh An Giang; tiểu vùng này gọi là vùng Bảy Núi, hay cũng gọi là Thất Sơn; tổng diện tích của 04 đơn vị trên chiếm 42% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, nhưng dân số trong vùng chỉ chiếm 25% dân số toàn tỉnh. Điểm quan trọng ở đây là vị trí địa kinh tế du lịch – thương mại qua biên giới và vị trí địa chính trị của nó – đây cũng là đặc trưng của vùng Tứ giác Long Xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long (giữa đồng bằng rộng lớn lại có núi rừng) có một không hai trên thế giới. 

Khám phá Khu Du lịch Sinh Thái Sông Trẹm – Cà Mau

Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Cách trung tâm huyện U Minh khoảng 20 km, từ thành phố Cà Mau, du khách đi xe khoảng 50 km hướng đường Xuyên Á đến xã Biển Bạch (huyện Thới Bình), rẽ trái qua cầu Sông Trẹm và từ đây, du khách đi thêm khoảng 5km nữa là sẽ tới Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm.

Bảng chỉ dẫn

Vườn dâu Cái Tàu Cà Mau – Xứ sở của loài dâu

Vườn dâu Cái Tàu thuộc xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30 km về phía Tây, tiếp giáp với rừng U Minh Hạ và dọc theo tuyến sông Cái Tàu. Vườn dâu này tồn tại và phát triển hàng trăm năm qua còn lưu giữ nhiều những cây dâu cổ thụ mang dấu ấn thời gian của vùng đất phương Nam xưa.

16 thg 7, 2020

Đến Kê Gà ngắm hải đăng hoàng hôn và …."đi bộ" trên biển

Nếu may mắn đặt chân đến đảo Kê Gà, Bình Thuận vào đúng thời điểm, du khách sẽ có thể khám phá một “bí mật” của tự nhiên mỗi năm chỉ có vài lần tại đây. 

Chỉ cần gõ chữ “Đảo Kê Gà”, chưa đầy 1 giây sẽ cho ra hơn 3,5 triệu kết quả. Điều đó cho thấy sức hút của hòn đảo nhỏ rộng chừng 3ha lớn đến thế nào…

Cách bờ vỏn vẹn chưa đầy 500m, việc di chuyển ra đảo tương đối dễ dàng. Trước đây, người ta thường đến đảo Kê Gà bằng thuyền thúng hoặc thuyền đánh cá của ngư dân. Sau này, khi du lịch phát triển hơn, người dân đã trang bị ca nô để đưa đón khách qua đảo. Chỉ vài phút là có thể đặt chân lên đảo. 

Mũi Kê Gà thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được xem là hòn đảo đẹp nhất ở tỉnh này nhờ hình dạng và vị trí địa lý độc đáo. 

Làng nghề ươm keo lai Hòa Hải

Nghề ươm cây keo lai đã giúp cho sự phát triển kinh tế của thôn miền núi Hòa Hải (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) ngày càng đi lên, đời sống của người dân nơi đây khấm khá hơn so với những năm trước đây.

Quy trình trồng và chăm sóc khép kín
Có dịp về thăm thôn miền núi Hòa Hải vào những ngày này, chúng tôi thấy hai bên QL14G bạt ngàn những cánh rừng trồng và những vườn ươm cây keo lai giống. Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Sơn, trưởng thôn kiêm Bí thư Chi bộ thôn Hòa Hải cho hay, hiện nay, toàn thôn có trên 120 hộ dân với khoảng 500 nhân khẩu đều làm giàu chính đáng đó là nghề ươm cây keo lai.

Chị Nguyễn Thị Năm đang chăm sóc vườn ươm. 

Một vài suy nghĩ về địa danh Đầu Sấu

Những con sấu nuôi nặng 90 kg.

Gần đây, các phương tiện truyền thông đưa tin anh Trần Văn Út ở KV1, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, trong lúc mò cá đã phát hiện được một mảng xương hàm trên của cá sấu lớn khổng lồ tại sông Cái Răng, nơi gần Vàm Đầu Sấu khiến cho nhiều người hết sức quan tâm. Nhân dịp này, tôi xin được tham gia một vài ý kiến về sự hình thành địa danh “ Đầu Sấu”.

Khám phá điện Mười Ba

Cùng với hang Bác Vật Lang, hang Công Đức, điện Mười Ba được xem là thử thách khắc nghiệt với những ai muốn trải nghiệm cảm giác ngập chìm trong lòng đá và kiểm chứng sự can đảm của bản thân.

Nghe đến điện Mười Ba, tôi cứ nghĩ đó là một am, miếu hay điểm thờ cúng nào đó trên núi Cấm. Nhưng thực chất, điện Mười Ba là một cái hang sâu hun hút. Với người dân cư ngụ trên núi, điện Mười Ba là chốn linh thiêng. Cùng với đoàn khảo sát hoạt động du lịch núi Cấm, tôi quyết thử một chuyến chinh phục hang động huyền bí này.

Để đến được điện Mười Ba, đoàn khảo sát phải đi qua những bậc đá lớn dẫn xuống một triền dốc. Phía trước điện có thờ một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát để du khách cầu nguyện trước khi vào hang. Người phụ nữ dẫn đường cho biết, phía trong điện Mười Ba khá tối nên phải mua 15 cây nến cắm dọc đường để mọi người thấy lối đi.

Vừa vào hang được chừng 10m thì cảm giác ngột ngạt vì thiếu dưỡng khí ập đến. Lúc này, thế giới trước mắt tôi chỉ toàn đá và đá. Tiếng cười nói của các thành viên trong đoàn cũng không còn, thay vào đó họ gọi nhau í ới để “giữ liên lạc”. 

Bắt đầu khám phá điện Mười Ba 

Vườn Cò Tư Sự – Điểm đến thú vị ở Cà Mau

Cà Mau là vùng ”đất lành chim đậu” với nhiều sân chim lớn nhỏ như Sân chim Tư Na Năm Căn, Sân chim Chà Là, Sân chim Ngọc Hiển… trong đó không thể không nhắc đến Vườn Cò Tư Sự.


Vườn Cò Tư Sự nằm ở ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, cách trung tâm huyện Thới Bình gần 7 km. Từ thành phố Cà Mau, du khách có thể lựa chọn đi bằng xe máy, ô tô dọc đường Xuyên Á hướng về Kiên Giang hay thuê ca nô từ Cà Mau đến vườn chim Tư Sự với khoảng cách 30 km.

Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Cà Mau

Chùa Bà Thiên Hậu người dân địa phương còn gọi là chùa Bà Mã Châu tọa lạc tại số 68, Lê Lợi, P.2, thành phố Cà Mau. Ngôi chùa có vị trí đắc địa phía trước giáp ngã 3 sông Cà Mau, chùa Bà Thiên Hậu là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hoa Cà Mau.


Trong suốt hàng trăm năm qua, kể từ những người Hoa đầu tiên vượt biển di dân từ quê hương mình đến nước ta để lập nghiệp, tạo dựng một cuộc sống mới thì họ cũng mang theo không ít nét đặc trưng của nền văn hóa phương Bắc, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa nước Nam. Và tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu, hiện vẫn được đông đảo người Việt, nhất là khu vực Nam Bộ và những gia đình người Việt gốc Hoa sùng bái.

Khu du lịch Hòn Đá Bạc – Cà Mau

Hòn Đá Bạc là cụm đảo thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Nhìn từ đất liền, hòn Đá Bạc giống như hòn non bộ kỳ thú giữa đại dương mênh mông. Người dân Cà mau gọi Hòn Đá Bạc là Con mắt ngọc của miền Tây, ngoài ý tôn vinh vẻ đẹp của đảo còn có ý ví nơi đây như một con mắt tinh tường canh giữ một vùng biển phía Tây của Tổ quốc.

Hòn Đá Bạc nhìn từ xa

Cụm đảo gồm có ba hòn: hòn Ông Ngộ, hòn Trọi, hòn Lớn (hòn Đá Bạc) được nối với nhau bởi những dải cầu đẹp mắt. Hòn Đá Bạc được hình thành cách đây 180 triệu năm (thuộc Jura giữa – Trung sinh) với tổng diện tích gần 6,5 ha. Ngoài hòn Trọi có diện tích không đáng kể, hai hòn còn lại được hình thành nhờ những tảng đá xếp chồng lên nhau. Đỉnh cao nhất ở hòn Lớn cao hơn mặt nước biển 50m.

14 thg 7, 2020

Không gian văn hoá dân tộc S’tiêng

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), một nơi có ý nghĩa đặc biệt góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của người S'tiêng nói chung và đồng bào sóc Bom Bo nói riêng. 

Điều ấn tượng của khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo là sự thay đổi trong cách thức trưng bày, đa dạng hóa các sản phẩm hay cách trang trí độc đáo của nhà dài truyền thống và khu phục dựng bản làng người sóc Bom Bo đều thể hiện rất rõ nét những đặc trưng của đồng bào nơi đây, góp phần quảng bá nét văn hóa dân tộc S’Tiêng đến với du khách khắp mọi miền.

Du khách chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi thưởng lãm những chiếc chày giã gạo đơn sơ nhưng chắc chắn, chiếc bẫy chông nhỏ bé nhưng lại rất hiệu quả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hay chiếc bầu hồ lô chứa nước uống hết sức tiện lợi... Các sản phẩm thủ công đã tạo thành yếu tố cơ bản trong văn hóa vật thể của cộng đồng người Stiêng, đáp ứng nhu cầu cơ bản về thẩm mỹ và nhu cầu an toàn trong sinh hoạt… Đây cũng là những mảnh ghép văn hoá đời sống đầy màu sắc của đồng bào S’Tiêng được đông đảo du khách trong và ngoài nước muốn khám phá và trải nghiệm.


Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng.

Dân ca M’nông chứa đựng bao nhiêu cái hay, cái đẹp!

Trong quá trình sinh sống và phát triển, đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã sáng tạo các giá trị văn hóa độc đáo như cồng chiêng, múa xoang, ẩm thực. Trong đó, hát dân ca (Nau M’pring) M'nông được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Nét văn hóa độc đáo

Dân ca là hình thức diễn xướng dân gian được người M’nông sáng tác, lưu truyền, thực hành trong cuộc sống, lao động hàng ngày như hát ru con, hát khấn thần trong các nghi lễ, hát đố, hát đồng dao, hát kể sử thi… 

Dân ca M'nông được khai thác, trình diễn trên sân khấu 

Vẻ đẹp hoang sơ của thác 5 tầng

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. 

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. 

Tầng thứ nhất của thác 5 tầng có dòng chảy lớn 

"Lộc trời" của Tây Nguyên

Mọc chủ yếu ở vùng đồi núi khu vực miền Trung và Tây Nguyên, 4 năm mới ra hoa kết trái 1 lần, vì thế, quả ươi được coi là “lộc trời”. 

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cây ươi sống chủ yếu dọc các con suối và sông Đồng Nai đoạn qua huyện Đắk R’lấp… Năm nay, cây ươi lại cho quả, bắt từ tháng 4 và có thể kéo đến cuối tháng 6. Thời tiết hạn hán kéo dài nên ươi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được xem là “được mùa”. 

Quả ươi được người dân thu lượm dọc sông Đồng Nai, đoạn qua xã Hưng Bình (Đắk R'lấp) đầu năm nay 

Hấp dẫn các món ăn từ rau chơr của người M’nông

Người M’nông sinh sống gắn bó với núi rừng. Vì vậy, họ xem những loại cây trái trong tự nhiên là sản vật và có thể chế biến thành món ăn hoặc vị thuốc quý. Cây chơr (theo tiếng gọi của người M'nông) là một loại cây rừng quen thuộc của người dân nơi đây, vừa là món ăn đặc sản nhưng cũng là vị thuốc quý của đồng bào.

Cây chơr hay còn gọi là cây móp gai, rái gai, mớp gai, càng tôm. Cây thường mọc dọc theo bờ ao, ven suối, trong môi trường bán ngập nước. Thân cây ngắn, phình to, mọc lấp lửng trên mặt đất (thường gọi là củ chơr). Rễ từ thân ăn sâu xuống đất. Hoa của cây móp gai vươn cao lên trên lá, cuống hoa tròn, phát hoa là một khối dạng hình vùi trống mang đầy hoa chung quanh… Lá có cuống dạng bẹ rời, trên mép và lưng cuống có nhiều gai nhỏ, khi cuống còn non gai mềm, khi cuống lá già gai sắc nhọn. 

Người M'nông hái rau chơr ở ven sông, suối 

Khám phá thác Già Làng ở Quảng Tân

Thác Già Làng hay gọi là thác 79 nằm trên địa bàn bon Mê Ra, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức (Đắk Nông). Để đi đến ngọn thác tuyệt đẹp này, du khách có thể đi từ UBND xã Đắk Wer đến bon Mê Ra tầm hơn 10km hoặc đi hướng từ xã Đắk R’Tíh (Tuy Đức) vào bon Mê Ra gần 20km.

Nước từ thượng nguồn về với ngọn thác 

Theo người dân nơi đây, sở dĩ thác có tên là thác Già Làng vì các đời già làng người M’nông từ trước đến nay đều ở gần dòng suối và ngọn thác này. Già làng người M’nông nơi đây đã từng chứng kiến những điều linh thiêng ở con thác. Các đời già làng luôn bảo vệ ngọn thác. Vì vậy, người dân quen gọi tên là thác Già Làng cho đến nay. 

12 thg 7, 2020

Đặc sắc trang phục truyền thống của người Thái ở Kiến Đức

Váy, áo, thắt lưng, khăn đội đầu… với những đường thêu chỉ xanh đỏ, hoa văn tượng trưng cây cối, hoa lá, chim muông. Những bộ phận ấy phối hợp hài hòa với nhau tạo nên một bộ trang phục uyển chuyển, thể hiện được vẻ đẹp, sự duyên dáng của người con gái Thái. Trang phục được mặc vào những dịp quan trọng như lễ cưới hỏi, lễ cúng tổ tiên, tham gia lễ hội cộng đồng và địa phương, tết nguyên đán…

Ở khối 8, thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp) hiện có làng người Thái với hơn 50 hộ sinh sống. Người Thái nơi đây chủ yếu là Thái đen, có nguồn gốc ở các tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa vào định cư từ trước năm 2000. Hơn 20 năm làm ăn, gắn bó với cao nguyên M’nông, đồng bào Thái nơi đây có nhiều đổi thay trong đời sống. Dù vậy, họ vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình trên mảnh đất đỏ bazan. 

Đồng bào Thái ở khối 8, thị trấn Kiến Đức (Đắk R'lấp) với trang phục truyền thống nhân các ngày lễ, hội 

Canh môn của người Ê đê

Canh môn (theo tiếng gọi người Ê đê là Djam bua) là một trong những món ăn độc đáo, đậm chất truyền thống của người Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Món ăn này hội tụ nhiều nguyên liệu tự nhiên và có quy trình chế biến cầu kỳ. Canh môn được xem là món ăn “cộng đồng”, không thể thiếu trong các dịp cúng lễ, đám tang, đám cưới... của người Ê đê.

Môn ngứa và lõi chuối non đã sơ chế để nấu món canh môn 


Theo người Ê đê, món ăn này bắt buộc phải có cây môn, ngon nhất là loại môn ngứa chưa được thuần hóa. Loại môn này còn mọc nhiều ở ven suối, vùng trũng trong rừng. Cây có bẹ nhỏ, lá xanh và gây ngứa. Khi gia đình, buôn làng có tiệc, người Ê đê mới vào rừng hái môn. Bẹ môn đem về bỏ đi phần lá, tước vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn. 

Ấn tượng vồ Ông Tà

Thoạt nghe đến vồ Ông Tà, tôi có chút bất ngờ bởi cái tên này còn khá xa lạ dù lắm lần đã dọc ngang vùng Bảy Núi. Theo sự chỉ dẫn của người quen, tôi đến khu vực này trong một ngày nắng hạ để tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ của vồ Ông Tà ẩn mình dưới chân núi Kéc thuộc xã Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang).

Con đường cát lún chạy ngoằn ngoèo qua những vườn cây xanh mát dẫn tôi đến với vồ Ông Tà. Giữa khung cảnh thiên nhiên trầm mặc, tiếng xe máy của tôi là thứ duy nhất "đánh động" không gian yên tĩnh này. Thi thoảng, vẫn có những căn nhà nằm lẫn khuất dưới màu xanh của lá. Tìm mãi mới có người hỏi thăm để biết còn bao lâu nữa mới đến được vồ Ông Tà.

Theo hướng dẫn của một cụ ông ngoài 70 tuổi, tôi quẹo sang con đường tráng xi-măng bằng phẳng dẫn lên vồ Ông Tà. Giữa màu xanh của cây cỏ, con đường màu trắng nổi bật lên như một dải lụa giữa thiên nhiên. Nếu anh bạn nào có flycam, hẳn sẽ rất thích với việc chụp ảnh từ trên cao để thấy rõ sự tương phản màu sắc ở khu vực này. Tiếng máy xe ngưng hẳn. Không gian trở về im lặng. Trước mặt tôi là con dốc khá cao, cũng được tráng xi-măng bằng phẳng. 

Miếu Ông Tà được người dân tới lui hương khói 

Hương vị rừng Bảy Núi

Mùa mưa đến cũng là lúc cây rừng Bảy Núi đơm bông, kết trái. Với nhiều người, trái cây rừng tuy không cao lương mỹ vị nhưng lại ẩn chứa tình cảm của quê hương, phảng phất một chút tuổi thơ của những ai lớn lên trong cái nắng, cái mưa của vùng Bảy Núi.

Bảy Núi những ngày mưa đất trời dịu mát. Những cánh rừng cũng vì thế trở nên xanh tươi. Lúc ấy, những đứa trẻ ở miệt bán sơn dã này bắt đầu “mùa ăn vặt” với mấy loại trái rừng. Theo quan niệm dân gian, cây nào không được trồng thuần dưỡng thì sẽ gọi là “rừng”. Bởi thế, những loài cây hoang dại mọc sát vách nhà thì trái của chúng vẫn được gọi là trái rừng như một lẽ tự nhiên. Theo chân người bạn về xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trong một ngày mưa, tôi men theo mấy con đường mòn dưới những hàng thốt nốt đi tìm trái chồi mồi. 

Dáng vóc thành phố hai bên bờ sông Mã

1. Vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng

TP Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã hùng vĩ và trù phú. Vùng đất cổ này, không chỉ ôm trong mình một nền văn hóa với bản sắc riêng, mà còn là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, có truyền thống vẻ vang trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bởi vậy, cách đây 216 năm, nơi đây đã được lựa chọn để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội của xứ Thanh.

Một góc TP Thanh Hóa hôm nay. (Ảnh: Phạm Nam)

Đầm Thị Tường – Địa điểm du lịch Cà Mau hấp dẫn

Đầm Thị Tường hay còn gọi Đầm Bà Tường được mệnh danh là “biển hồ giữa đồng bằng”, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về một nơi bình yên. Sự độc đáo của phong tục tập quán kết hợp với nhiều nét văn hóa của người dân bản địa đã tạo nên một vẻ đẹp hiếm có cho đầm Thị Tường.


Đầm Thị Tường nằm trên địa phận 3 huyện: Cái Nước, Trần Văn Thời và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Để đến được vùng sông nước rộng lớn này, du khách từ Cà Mau theo hướng Quốc lộ 1A đến chợ Rau Dừa, rẽ phải qua cầu Cái Bần, rồi chạy theo con đường nông thôn 3m, qua chừng 7km theo địa danh ấp Thị Tường (xã Hòa Mỹ) là đến Đầm Trong. Du khách cũng có thể từ chợ Rau Dừa đi thêm 2 km theo Quốc lộ 1A đến Kênh 4 Cống Đá, rẽ phải theo hướng chỉ dẫn về Khu Căn cứ Xẻo Đước, khoảng 8km là đến Đầm Giữa – điểm đến lý thú và đặc sắc nhất Đầm Thị Tường.