Hiển thị các bài đăng có nhãn người Lào. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Lào. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 4, 2024

Vào nhà mới - một nghi lễ quan trọng của dân tộc Lào

Trước khi chuyển đến nhà mới, người Lào ở xã Mường (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống để báo cáo với thần linh và tổ tiên của gia đình. Trong dịp này, con cháu và bà con chòm xóm quây quần cùng nhau chuẩn bị và vui chơi. Trải qua thời gian, phong tục này vẫn được đồng bào Lào duy trì.

Khi đến thời gian được chọn, gia chủ bắt đầu chuyển vào nhà mới

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…

Lễ hội “Bun Vốc Nặm” gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh. Người Lào quan niệm, khi bắt đầu bất cứ một sự kiện quan trọng nào thì việc dâng lên các lễ vật để báo cáo và xin phép thần linh là việc cần thiết để cầu mong thần linh phù hộ cho công việc diễn ra thuận lợi.

Tại lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc Lào. Qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một số hình ảnh trong lễ hội "Bun Vốc Nặm" năm 2024:

Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh với các lễ vật gồm lợn, gà, rượu, chè, xôi ngủ sắc, hoa quả, bánh kẹo...

Kết thúc nghi lễ cúng thần linh, xin nước mưa tại các gia đình trong bản để về cúng tượng rửa tượng Phật

Những nam thanh niên trẻ khỏe mang ống tre theo thầy đến các gia đình xin nước

Các gia đình trong bản mang nước mưa đứng 2 bên đường té nước vào đoàn rước với mong muốn được góp nước dâng lên cúng tượng Phật và cầu mong năm mới may mắn, sức khỏe, làm ăn phát đạt

Tiếp theo là lễ rửa tượng Phật với mong muốn tẩy uế, rửa đi hết những bụi bặm của trần gian trong một năm qua và cầu mong những điều mới mẻ, sạch sẽ nhất cho năm mới

Thầy cúng bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa, sau đó cho cả đoàn lễ đi vòng quanh chùa 3 vòng rồi cho phép mọi người được ca hát, nhảy múa phía trước chùa

Trong tiếng trống, chiêng, mọi người nắm tay trong vòng xòe đại đoàn kết

Bà con vui trong ngày hội

Các cô gái Lào chỉnh đốn y phục vui hội

Tại dòng suối Nậm Mu, các đại biểu, du khách và nhân dân cùng hòa mình vào lễ hội té nước của dân tộc Lào, cầu mong cho một năm mới sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu, may mắn ngập tràn

Du khách trải nghiệm bơi bè mảng

Thi bắt cá suối, một trong các hoạt động trò trơi tại lễ hội

Hà Minh Hưng

22 thg 4, 2023

Tưng bừng Tết té nước của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên

Ngày 14/4, cộng đồng dân tộc Lào sinh sống tại bản Na Sang 1 và Na Sang 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã tưng bừng tổ chức Tết truyền thống Bun Huột Nặm (Tết té nước). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên.

Nghi thức cầu khấn thần linh do bà mo chủ trì cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, sức khỏe dồi dào.

Từ sáng sớm, người dân trong bản Na Sang 1 chọn cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, rực rỡ nhất để chơi hội. Những con đường trong bản cũng được trang trí rực rỡ cờ hoa, không khí vui tươi, rộn ràng khắp bản làng. Đến khoảng 7 giờ 30 phút, từng đoàn người với những bộ trang phục lộng lẫy cùng nhau tụ hội về bãi đất trống cạnh bờ sông Nậm Núa để chuẩn bị cho các nghi thức của lễ hội. Những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Lào do phụ nữ trong bản biểu diễn.

25 thg 2, 2013

Về với Nà Luồng

Nằm nép mình bên dòng Nậm Mu hiền hòa, bản Nà Luồng (xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu), là nơi cư trú của trên 90 hộ đồng bào dân tộc Lào. Nhờ gìn giữ được những phong tục tập quán lâu đời, bản của người Lào ở Nà Luồng đã trở thành điểm đến thân thiện với du khách.

Theo dân gian, cách đây 300 năm, một bộ lạc người Lào du cư đã vượt qua Thanh Hóa, Sơn La… tìm nơi canh tác, cư ngụ, tới địa phận ven dãy Hoàng Liên Sơn thấy phong cảnh bình yên, có thể khai phá làm ruộng nước, mở mang cuộc sống, mới dừng chân hạ trại. Tại vùng đất ven dải Hoàng Liên Sơn ấy, người Thái đã làm chủ, người Lào xin phép được khai khẩn và định cư. Tộc trưởng người Thái rộng lòng tiếp đón và đệ đơn lên quan trên cho bộ lạc người Lào nhập cư.

Đến nay, trên tiến trình lịch sử của đất nước, Lào, Thái và các dân tộc anh em khác cư trú tại các thung lũng ven dải Hoàng Liên Sơn vẫn đoàn kết, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no theo đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, trong đó, rất chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa của người Lào không bị đổi thay theo thời gian và không gian, giúp bản Nà Luồng hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch bản làng, gắn liền với các yếu tố văn hóa truyền thống của cư dân.