30 thg 12, 2014

Khách nhà dài

Đến Tp. Buôn Mê Thuột du khách được thưởng thức một loại hình du lịch mới lạ của dân tộc Ê Đê ở buôn Kô Sia (phường Tân Lập) là thăm nhà dài và thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc được người dân nơi đây bảo tồn qua hàng nghìn năm.

Trước đây buôn Kô Sia là một buôn nhỏ của người Ê Đê với những nếp nhà dài êm đềm và là một trong bốn buôn cổ hình thành nên Tp. Buôn Mê Thuột ngày nay. Khi thành phố được mở rộng, buôn Kô Sia nay thuộc phường Tân Lập đã bị đô thị hóa và mất dần những nét văn hóa của người Ê Đê. Trước thực trạng đó, cách đây hơn 10 năm, già làng Ma Len tập hợp những người cao tuổi trong buôn lập nên đội cồng chiêng buôn Kô Sia nhằm truyền lại cho thế hệ trẻ ở buôn cách thức đánh cồng chiêng - nét văn hóa đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên.

Nhớ lại thời kỳ đó, già làng Ma Len cho biết: “Người Ê Đê ở Buôn Kô Sia chúng tôi thèm nghe tiếng cồng chiêng như con suối thèm nước vào mùa Tây Nguyên khô khát. Từ khi chúng tôi mở lớp truyền dạy cồng chiêng cho giới trẻ, tiếng chiêng được vang lên mỗi tối ở nhà dài át đi tiếng loa đài ngoài phố lũ, làng như được giải cơn khát âm thanh của đại ngàn”.

Cây nêu trừ tà và mang những điều may mắn cho du khách đến thăm nhà dài Ê Đê.

Quýt Bắc Sơn, món quà quý xứ Lạng

Quýt trồng trên các thung lũng, sườn đồi của huyện Bắc Sơn từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi bởi hương vị thơm ngon, đậm chất núi rừng.

Du lịch lên Lạng Sơn vào mùa đông, ngoài việc ngắm cảnh, chiêm ngưỡng hiện tượng băng tuyết kỳ thú trên đỉnh Mẫu Sơn, nhâm nhi nhiều đặc sản riêng có như vịt, lợn quay, phở chua, bánh ngải…, bạn cũng sẽ được thưởng thức những trái quýt vàng ươm, mọng nước.

Quýt vàng Bắc Sơn được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông ở đây. Mùa quýt chín vào khoảng cuối tháng 11 dương lịch đến tháng 1 năm sau, cũng là thời điểm giáp Tết Âm lịch. Sản phẩm quýt Bắc Sơn chủ yếu bán cho các thương lái đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh, các vùng lân cận và chợ. 

Quýt Bắc Sơn mọc nhiều ở các xã Nhất Hòa, Nhất Tiến. Ảnh: Hải.DCH. 

Nơi lưu giữ quá khứ vàng son của người Chăm

Là nơi lưu giữ cổ vật Chăm quy mô nhất cả nước, bảo tàng điêu khắc Chăm là điểm du lịch được nhiều người ghé thăm khi tới Đà Nẵng.

Nằm ngay trung tâm thành phố, bảo tàng điêu khắc Chăm nổi bật với nước sơn vàng, kiểu dáng kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phong cách Pháp và Chăm. Ngay ở sân trước, ban quản lý đã cho đặt những bức tượng điêu khắc Chăm bằng đá, kích thích sự tò mò của du khách. 

29 thg 12, 2014

Săn mật giữa rừng Pù Huống

Trong chuyến công tác về huyện miền núi Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An), tôi đã may mắn được theo chân nhóm thợ săn ong người bản địa. Rong ruổi suốt ngày khắp các ngọn núi, cánh rừng ở Pù Huống đã đem lại những trải nghiệm thú vị không thể nào quên về nghề săn "tinh hoa đại ngàn"...


Chúng tôi về xã Châu Hoàn, huyện miền núi Quỳ Châu đúng vào dịp mùa săn ong mật đang rầm rộ. Qua sự kết nối của một vài người quen, tôi đã được "bám đuôi" nhóm thợ săn ong gồm có 5 người ở bản Nật Trên. Được biết, đây là nhóm thợ săn ong đã có thâm niên hàng chục năm trong nghề.

Du lịch trải nghiệm: Mối lợi từ sự… tình cờ

Ngày càng có nhiều lữ khách khi đi du lịch, thích tìm cho mình những trải nghiệm riêng mà các hình thức tổ chức đại chúng không sẵn có. Và chính họ tự thiết kế các hành trình du lịch cho riêng mình, hoặc cho nhóm, tận dụng chính những kỹ năng sống của người bản địa để tham gia cùng họ trong công việc mưu sinh thường ngày. Từ đó nảy sinh những hình thức làm du lịch theo kiểu tự phát, không phát triển rầm rộ, không đại trà, nhưng mỗi hành trình đều mang những sắc thái riêng, hấp dẫn người trong cuộc.

Lênh đênh đầm phá

Đến Phá Tam Giang, muốn tham quan hệ thống nò sáo – cách đánh bắt truyền thống của người thủy diện (người sống trên nước), không dễ để tìm được một tuyến du lịch có tổ chức hợp lý. Thế nên, những lữ khách yêu thích khám phá thường tự tìm những ngư dân thuê đò, theo họ ra vùng đầm phá mênh mang để tiếp cận với cuộc sống trên sóng nước.

Anh Tốn, ngư dân ở làng Ngư Mỹ Thạnh ngay Phá Tam Giang, một mối quen của giới du lịch trải nghiệm, mỗi khi cần hỗ trợ là anh sẵn sàng lên đường, nguyên do bởi: “Thường ngày tui cũng đi quăng chài kiếm tôm cá thôi, nhưng có mấy chú ni kêu đi chung là tui đi liền, vừa vui vì có thêm bạn mới, thu nhập cũng khá so với một ngày đi lưới dù tui chỉ xin tiền dầu, còn lại công sức thì anh em muốn gửi lại bao nhiêu tùy hỉ”.

Anh Ba – ngư dân ở bãi Khem, Phú Quốc trong chuyến săn nhum cùng những vị khách phương xa

"Thượng đế" coi thường "cơm vua"

Nhu cầu lớn từ du khách đã làm ẩm thực cung đình của xứ Huế "biến tướng" thành giá trị của nghệ thuật gọt tỉa hoa lá trang trí thức ăn, che phủ sự bình dân, hay thành sân khấu của áo mão đóng giả vua và hoàng hậu; sản phẩm "Phiên chợ quê” ở Hội An biến thành hoạt cảnh sân khấu hóa trong nhà hàng. Nhiều sản phẩm du lịch khác bị sao chép, hạ giá thành, giảm chất lượng, trở thành sự nhố nhăng làm du khách thất vọng.


"Cơm vua" cho "Thượng đế”

Khoảng năm 2007, lần đầu tiên được thưởng thức "cơm vua", tôi không khỏi choáng ngợp trước bầu không khí vương giả được tạo nên xung quanh bàn ngự thiện. Căn bếp của bà Tôn Nữ Thị Hà, một trong số rất ít nghệ nhân thành danh về ẩm thực Huế, tham gia phục dựng những món ăn cung đình, không ồn ào như cảnh nhà hàng đông khách.

28 thg 12, 2014

Thăm điểm du lịch cuối trời Việt Nam

Ai đến Cà Mau nhất định cũng phải ghé Đất Mũi, đặt chân lên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Đứng trên đài quan sát, có thể thấy rừng mắm, đước.. xanh rì trải dài ngút mắt tiếp giáp với mây trời.


Chiếc ca nô khởi hành từ bến tàu ở Năm Căn lướt nhanh tựa mũi tên lao vào vùng nước mênh mông bát ngát, chẳng mấy chốc, ngoáy lại bờ xuất phát chỉ còn là một đường kẻ nhạt. Điểm đến của chúng tôi là Mũi Cà Mau. Người lái ca nô cho biết, từ Năm Căn xuống Mũi Cà Mau với quãng đường 60 km sẽ đi mất đúng 55 phút. 

27 thg 12, 2014

Săn lùng cua da

Mấy năm trước, cứ độ heo may về, ở các quãng sông Thương chạy qua địa phận các xã Tư Mại, Thắng Cương, Yên Lư, Đồng Việt, huyện Yên Dũng (Bắc Giang), người dân thường rủ nhau đi bắt cua da. Thế nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, những ngư dân thạo nghề nhất trong vùng cũng hiếm khi kiếm nổi chục con để hấp bia đãi khách.


Đặc sản lừng danh

Cua da, thứ đặc sản có thời kỳ từng bị ngư dân Yên Dũng xem thường đến mức chỉ dùng để nấu cám cho lợn, nay đã trở thành món "thượng vàng" trong những nhà hàng sang trọng, dù có giá trị kinh tế cao nhưng ngày càng hiếm.

Thăm nghĩa trang lớn nhất Việt Nam

Nghĩa trang Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, huyện Gio Linh (Quảng Trị). Vào những ngày rằm và mùng một, trên mỗi ngôi mộ đều có một cây hương nghi ngút cháy.


Nếu có dịp ra miền Trung, bạn hãy ghé lại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, thắp hương trên những ngôi mộ, nơi yên nghỉ của các liệt sĩ thuộc lực lượng Thanh niên xung phong, bộ đội, dân công hỏa tuyến..., những người đã xây dựng và chiến đấu bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại.

26 thg 12, 2014

Vẻ đẹp thanh bình ở làng quê Cổ Chất

Nằm nép mình bên dòng sông Ninh hiền hòa, trên trục đường đi từ trung tâm thành phố Nam Định ra biển Quất Lâm, làng Cổ Chất nổi tiếng với nghề nuôi tằm, ươm tơ là điểm dừng chân thú vị.

Cách trung tâm thành phố Nam Định chừng 20km, làng Cổ Chất thuộc xã Phương Đình, huyện Trực Ninh. 

Vẻ đẹp kiêu hùng trên đỉnh Pha Luông huyền thoại

Ở độ cao gần 2.000m, Pha Luông đang là một điểm đến đầy hấp dẫn với giới trẻ. Chinh phục ngọn núi này đòi hỏi lòng quả cảm và sức bền của những người có đam mê khám phá thực sự.

Cách thị trấn Mộc Châu 30 km, đỉnh Pha Luông được ví như nóc nhà của Mộc Châu, nằm giữa biên giới Việt - Lào. Từ đồn biên phòng Pha Luông ở chân lên tới đỉnh núi phải mất 3 - 4 tiếng đi bộ. 

"Phố thuốc núi” Nhà Bàng

Hơn 40 năm qua, những cửa hàng bán các loại thảo dược vùng Bảy Núi tại thị trấn Nhà Bàng (Tịnh Biên) đã quá quen thuộc với khách đi đường. Nhiều người gọi đây là “phố thuốc núi” bởi có rất nhiều vị thuốc từ núi rừng.

Nằm trong nội ô thị trấn Nhà Bàng, “phố thuốc núi” là nơi tập trung nhiều cửa hiệu chuyên kinh doanh thảo dược núi rừng.

Bà Lại Thị Mỹ Lệ, người có trên 40 năm gắn bó cùng thuốc núi, kể: “Mấy chục năm trước, nơi đây chưa có nhiều cửa hiệu buôn bán thuốc núi như bây giờ. Khi đó, tôi theo người cậu ruột đi tìm thảo dược của vùng Thất Sơn về bán lại cho bà con. Sau đó, những gia đình khác cũng bắt đầu hình thức kinh doanh này và dần dần “phố thuốc núi” được hình thành”.

Hiện nay, ngoài cửa hiệu Sáu Xứng của bà Mỹ Lệ, còn có 6 - 7 cửa hiệu khác như Minh Châu, Năm My... cũng chuyên kinh doanh thảo dược.

Một góc “phố thuốc núi” Nhà Bàng

25 thg 12, 2014

Cà phê chim Tao Đàn, thú vui tao nhã của người Sài Gòn

Vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa thưởng thức tiếng hót líu lo của những chú chim là nét hấp dẫn của cà phê chim ở công viên Tao Đàn diễn vào những ngày cuối tuần.

Tao Đàn là một công viên nổi tiếng của Sài Gòn, nằm trên bốn trục đường lớn là Nguyễn Thị Minh Khai, Trương Định, Cách Mạng Tháng 8 và Nguyễn Du. Với hàng cây cổ thụ có tuổi đời hơn trăm năm che phủ tạo bóng mát nên Tao Đàn luôn là điểm hẹn cuối tuần của nhiều người Sài Gòn. Các cặp gia đình đến vui chơi, thiếu nhi sinh hoạt cuối tuần, người về hưu đến tập dưỡng sinh và trong đó không thể thiếu những người chơi chim kiểng ở Sài Gòn.

Một góc quán cà phê trên đường Cách Mạng Tháng 8 thường là nơi hẹn hò của những người chơi chim vào các buổi sáng cuối tuần.Tại cổng gửi xe du khách đã thấy hàng trăm chiếc lồng chim treo lủng lẳng, xa xa vang những tiếng hót véo von nghe rất vui tai, đầy thích thú làm cho ta quên đi mệt nhọc thường nhật nơi phố thị xô bồ. 

Vừa thưởng thức cà phê, vừa ngắm và nghe chim hót là điểm thú vị của cà phê Tao Đàn. Ảnh: Văn Trãi. 

Bánh ngải của người Tày ở xứ Lạng

Món ăn được sử dụng trong các dịp cỗ bàn, lễ tết và được coi như một vị thuốc quý của người dân vùng đất nhiều núi thấp và đồi này.

Theo lời của những người phụ nữ Tày, do khí hậu Lạng Sơn quanh năm mát mẻ nên ngải cứu mọc nhiều trong vườn nhà, không phải chăm sóc nhiều, chỉ cần tưới nước là đã lên xanh tốt.

Loài cây này thường cao ngang ngực người, lá non xanh và có mùi thơm, ít vị đắng. Người dân bản địa xếp ngải cứu vào danh sách những thứ rau để ăn hàng ngày và là nguyên liệu để làm bánh trong ngày nông nhàn. Nhiều người đã nhìn vào cách một người phụ nữ Tày làm bánh ngải để đoán biết được độ khéo léo của họ. 

Thoạt nhìn, bánh ngải cứu của người Tày có hình dáng khá giống với món bánh dày của người dân tộc Kinh, tuy nhiên thay bằng màu trắng thì chiếc bánh lại có màu xanh, bóng nhẫy trông rất tươi mát. Ảnh: Kiều Như. 

Lăng Cô giữa lưng chừng biển, mây và núi

Nép mình dưới chân đèo Hải Vân hùng vĩ, lưng chừng giữa mây núi, lửng lơ giữa biển xanh, Lăng Cô duyên dáng chứng minh mình là một trong những vịnh biển đẹp nhất hành tinh.

Một góc thị trấn Lăng Cô nhìn từ đèo Hải Vân 

Lăng Cô là thị trấn nhỏ ven biển, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 70km, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 30km. Nơi đây phong cảnh hữu tình như tranh, vừa có biển, vừa có núi.

Lãng mạn hồ Trị An

Hồ Trị An (Đồng Nai) dần được du khách Sài Gòn biết đến trong khoảng gần 2 năm nay. Càng ngày hồ càng đẹp và có nhiều hoạt động vui chơi thơ mộng.


Nếu như trước đây, nơi đây chỉ là điểm hẹn lý tưởng của dân nghiền câu cá thì nay nó là điểm đến thú vị cho các gia đình. Hoạt động được nhiều gia đình thích thú nhất là du thuyền trên hồ đón bình minh hay đợi hoàng hôn, mang đến cho bạn những khoảng khắc tuyệt vời.

24 thg 12, 2014

Viếng ngôi chùa nổi tiếng nhất Nha Trang

Những ngày mùng 1 hay rằm, du khách đến Nha Trang sau khi tham quan cảnh đẹp thường tìm đến chùa Long Sơn thắp hương và thưởng thức các món chay. Từ trên chùa nhìn xuống, có thể ngắm thành phố Nha Trang trải rộng ra đến biển.


Chùa Long Sơn còn có những tên gọi khác như Chùa Phật trắng (Phật lớn), Kim Thân Phật tổ, Đăng Long tự… Đây là ngôi chùa nổi tiếng, nằm trong danh sách tham quan của một số tour du lịch đến Nha Trang. Có những Phật tử từ nhỏ đến lớn chỉ đi mỗi chùa Long Sơn vào ngày rằm, mùng một. Với dân Nha Trang, chùa Long Sơn còn là nơi hẹn hò, vãn cảnh và thưởng thức các món ăn chay. 

Thăm làng nghề thổ cẩm ở Châu Phong

Đến làng nghề ở An Giang, ai nấy đều trầm trồ khi chạm tay vào những dải thổ cẩm đa dạng, nhiều màu sắc, được dệt nên từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.

Nằm dọc hai bên bờ kênh Vĩnh An, đối diện thị xã Châu Đốc là làng Chăm Châu Phong, thuộc thị xã Tân Châu. Đây là ngôi làng cổ, còn mang đậm nét đặc trưng văn hóa Chăm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Thời gian dệt được một tấm thổ cẩm kéo dài khoảng 9 ngày hoặc cả tháng. Ảnh: Lâm Chiêu. 

Hoa trạng nguyên rực rỡ đường lên biên giới

Con đường dẫn lên Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An mùa này rực rỡ bởi những đóa hoa trạng nguyên đỏ rực hai bên đường.

Hoa trạng nguyên to gần bằng hai bàn tay 

Dù đã lên vùng giáp biên giới với Lào nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy loài hoa sặc sỡ này. Giữa cái lạnh như thấu vào xương, sắc đỏ của hoa trạng nguyên hiện lên giữa núi rừng trùng điệp, mang lại cho người qua đường chút hơi ấm hiếm hoi.

Bản Áng mùa này đẹp như 'thôi miên'

Thôn Bản Áng thuộc xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La), chỉ cách trung tâm huyện lỵ Mộc Châu khoảng 2 km. Thời điểm này tới Bản Áng, bạn sẽ bị 'thôi miên' bởi vẻ đẹp của những hồ nước thơ mộng, thung lũng hoa cải trắng, trạng nguyên đỏ thắm và cả những đồi thông dễ khiến người ta lầm tưởng đang lạc lối ở Đà Lạt.

Rừng thông Bản Áng ngày nắng 

23 thg 12, 2014

K'pan: Ghế độc mộc độc đáo

K'pan là tên một chiếc ghế của người Ê đê. Chỉ là chiếc ghế thôi, nhưng đây là chiếc ghế hết sức độc đáo.

Về mặt tinh thần, đây là chiếc ghế cao quý, mà mỗi buôn làng chỉ 1 đến 2 gia đình được sở hữu. Họa hoằn lắm, nếu buôn làng rất sung túc, giàu có thì mới có 3 hoặc tối đa là 4 gia đình có có k'pan. Gia đình được phép có k'pan chẳng những phải là gia đình khá giả mà còn là gia đình có lòng hào hiệp, thường giúp đỡ người trong buôn.

Về mặt vật chất, k'pan là một chiếc ghế dài khoảng 15 met, rộng 65 - 85 cm, dày khoảng 7 - 8 cm, 2 đầu hơi uốn cong, được đẽo từ một thân gỗ duy nhất! K'pan chính là một chiếc ghê độc mộc. Thời nay khi cây rừng đã bị tàn phá, không dễ gì làm được một chiếc k'pan.

Chính vì k'pan quan trọng như vậy cho nên từ lúc xin phép được làm k'pan, chọn cây để làm k'pan, thi công làm k'pan trong rừng... người chủ k'pan đều phải trãi qua những nghi lễ hết sức trịnh trọng. Đặc biệt là khi k'pan đã được làm xong, lễ rước k'pan từ rừng về nhà là một lễ hội lớn với những nghi thức trọng thể của cả buôn làng.

Lễ rước k'pan từ trong rừng về. Ảnh: Báo Công an TPHCM.

Đậm đà lẩu mực Đại Lãnh

Biển Đại Lãnh thuộc xã Đại Lãnh (H.Vạn Ninh, Khánh Hòa), nằm giữa đèo Cả và đèo Cổ Mã. Nơi đây ngoài cảnh đẹp với bãi biển hoang sơ còn có nhiều món hải sản ngon, mà nổi tiếng nhất là mực.

Lẩu mực gồm một nồi nước súp, trong đó có cà chua, thơm chín, gừng và một số gia vị khác kèm theo - Ảnh: Tấn Trực 

Đại Lãnh có hàng chục quán ăn, nhà hàng bán mực dọc hai bên đường. Quán nào cũng mực nướng, bún mực, gỏi mực, mì mực nhưng khách vẫn ưa nhất là món lẩu mực. Đặc biệt mực ở nơi đây luôn tươi. Hỏi ra mới biết ngư dân vùng này chuyên hành nghề đi mực bằng cách câu, giăng mành hoặc nhử lồng. Vì vậy lúc nào cũng có đủ các loại mực ống, mực cơm, mực nang chính hiệu.

Linh hồn phố cổ Hội An trong những món ăn vặt

Ai đã đến Hội An đều có những lý do khác nhau để quay lại. Giống như cô bạn tôi, người gốc Đà Nẵng nhưng tháng nào cũng phải ghé Hội An một lần, không là nhung nhớ.

Hội An nhung nhớ người ta một phần vì những món ăn vặt ngon lành, nhìn đã biết là phải nếm thử.

Trước một gian nhà chuyên bày bán đồ thủ công mỹ nghệ đặt một chiếc tủ kính 2 tầng, tầng dưới để những chiếc bánh nướng hình tròn, hình vuông màu vàng nâu, tầng trên là những chiếc bánh bảy sắc cầu vồng rực rỡ. 

Bánh bảy sắc cầu vồng trong một tủ kính ở Hội An - Ảnh: Thúy Hằng 

Về thăm xứ Đoài miền cổ

'Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng. Khói chiều mênh mông, sông đã buông nắng... Nhớ thương làng quê, lũy tre, bờ đê. Ước mơ trở về nghe mẹ hiền ru bên...', những câu hát tha thiết của Trần Tiến cứ văng vẳng trong suốt chuyến về Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), một chuyến đi về thăm xứ Đoài miền cổ. 

Ai bước chân vào làng cổ Đường Lâm cũng chắc hẳn dậy lên cảm xúc khó tả về một làng quê truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ 

Ghé thăm Phú Quốc, 1 trong 10 điểm đến mùa đông tuyệt nhất thế giới

Cuối năm 2014, Phú Quốc được trang web du lịch uy tín National Geographic bình chọn vào danh sách 10 điểm đến mùa đông tuyệt nhất. Điều gì đã làm nên một Phú Quốc đầy lôi cuốn và được yêu thích đến vậy?

Vẻ đẹp nguyên sơ, thanh bình, ấm áp đã đưa Phú Quốc trở thành một trong những điểm đến lý tưởng tại châu Á cho những du khách muốn lánh xa cái lạnh mùa đông. Dưới đây là 10 điểm không thể bỏ qua nếu bạn muốn cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của Phú Quốc.

1. Bãi Sao 


Làng xưa trong phố

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 10km, làng cổ Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là ngôi làng cổ kính, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và không gian văn hóa lâu đời của các làng ven đô trước xu hướng đô thị hóa hiện nay.

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi khi đến thăm làng cổ Đông Ngạc là đình làng. Theo cụ Phan Trác Thuật (92 tuổi) cho biết đình làng được xây dựng năm 1653 ở phía Bắc với kiến trúc 7 gian 2 dĩ, thờ 3 vị tiền hiền: Thiên – Nhân - Địa (tương đương Thiên là Thần Độc Cước; Nhân thần là một vị tướng được phong là Đô Đốc Đồng Xuyên Hầu; Địa thần là Bản thổ Thành Hoàng). Hàng năm, cứ vào ngày mùng 9 tháng Giêng (âm lịch) người dân lại tổ chức lễ hội rước các vị Thần thờ tại đình.

Đình làng cũng là nơi lưu giữ dấu tích về truyền thống hiếu học của dân làng cổ Đông Ngạc. Đến nay, đình làng vẫn còn văn bia 20 vị tiến sĩ là con dân trong làng từ thời thời Lê – Nguyễn ở khu văn chỉ.

Với sự hướng dẫn của ông Lê Văn Đôn, Trưởng tiểu ban Quản lý di tích tổ dân phố Đông Ngạc, chúng tôi đi sâu vào trong làng khám phá ngõ nhỏ mà xưa vẫn được dân làng gọi theo những tên “ngõ Đông”, “ngõ Ngạc”, “ngõ Kẻ”, “ngõ Vẽ”... Nằm trong những con ngõ nhỏ là không gian cuộc sống sinh hoạt yên bình của người dân trong những nếp nhà cổ với những mái ngói lớp đã nhuốm màu thời gian.

Làng Đông Ngạc (Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) hiện là ngôi làng cổ còn lưu giữ được những nét kiến trúc, văn hóa của làng ven đô trước xu hướng đô thị hóa.

22 thg 12, 2014

Du ngoạn hồ Tuyền Lâm ngày đông

Tháng 12, người Sài Gòn thích nhất là đổ lên Đà Lạt, ghé hồ Tuyền Lâm ngắm sương phủ lãng đãng, co ro trong cái lạnh tê tái hiếm hoi của tiết trời phương Nam luôn nóng bức.


Nằm giữa rừng thông bạt ngàn và dòng suối Tía huyền thoại, hồ Tuyền Lâm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 7km theo hướng Nam. Từ trung tâm Đà Lạt, bạn chạy ngược về phía đèo Preen, cách khu du lịch Datanla khoảng 2km rẽ trái, đi theo con đường dốc quanh co là đến hồ. 

Chợ xứ Quảng giữa lòng Sài Gòn

Đến chợ bạn sẽ được thưởng thức tô mì Quảng đúng nghĩa hay ăn một cái bánh thuẩn đậm chất miền Trung.

Nằm trên đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình, chợ Phường 11 bán đầy đủ đặc sản của người miền Trung, vì thế người dân thành phố thường gọi nơi đây bằng tên thân mật "chợ xứ Quảng"

Chợ Phường 11 trước đây được gọi là chợ Bà Hoa. Vào năm 1967, người phụ nữ tên Hoa đã mua mảnh đất trống ở khu vực này và lập chợ cho dân Quảng buôn bán mưu sinh. Với những người Quảng xa xứ ngôi chợ này là địa chỉ quen thuộc mỗi khi họ muốn tìm về một chút hương vị quê nhà.

Ban đầu chợ chỉ bán những vật dụng như kim, chỉ, phụ liệu may mặc. Thời gian trôi qua, nhiều người xứ Quảng đến sinh sống, lập nghiệp ở khu Bảy Hiền, quận Tân Bình. Để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, nhiều hàng hóa, thực phẩm từ miền Trung được chuyển vào, dần dần ngôi chợ trở nên phổ biến các mặt hàng xứ Quảng. 

Một góc chợ Bà Hoa với những hàng bánh tráng nướng thơm phức. Ảnh: Baoquangngai 

Băng rừng, vượt suối chinh phục đỉnh Hàm Lợn

Núi Hàm Lợn thuộc dãy Độc Tôn, Sóc Sơn, Hà Nội là một địa điểm khá quen thuộc với giới trẻ, đặc biệt với những ai đang có ý định tập dượt trước cho những chuyến leo núi dài ngày.

Nằm cách Hà Nội 40 km theo hướng cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài nên việc di chuyển tới đây không quá khó, chỉ mất khoảng trên dưới một giờ đồng hồ. Do vậy bạn có thể chinh phục đỉnh núi này trong ngày hoặc lưu lại lâu hơn nếu muốn ngắm hoàng hôn và bình minh trên đỉnh núi. 

19 thg 12, 2014

Ký ức mắm đồng

Nghe người già nhắc lại, hồi xưa cá đồng nhiều vô số kể, sản vật thiên nhiên ban tặng muốn ăn lúc nào cũng có, lớp trẻ chúng tôi cứ tròn mắt phát ham. Chính vì lượng cá nhiều, chế biến món ăn không hết nên mọi người nghĩ ra cách muối cá làm mắm để dành ăn dần trong những lúc thắt ngặt. Mắm đồng trở thành ký ức một thời của người xưa và là món xa xỉ giữa cuộc sống hiện đại ngày nay, bởi cá vẫn nhiều nhưng kiếm được cá đồng thì khó lắm.


Về cù lao ăn rắn mối

Rắn mối là loài bò sát có hình dáng giống với kỳ nhông nhưng mập mạp hơn nhiều và có lớp vảy bóng óng ánh. Chúng thường sống trong vườn nhà, dưới các lùm cây, bụi rậm vùng quê. Gọi là rắn mối vì thức ăn ưa thích của chúng là những con mối sống ở các ụ mối, trong các hốc cây mục, rỗng...

Nhiều người khi nhìn rắn mối đã thấy sợ nhưng ai đã một lần ăn thịt chúng thì đảm bảo không thể nào quên cái hương vị thơm ngọt, đậm đà.

Rắn mối đi kiếm ăn trong các hốc cây.

Người đàn ông bên đời bà Mộng Cầm: Hồ Lộng Địch - Người tài đất Phan

Xưa nay nhiều người biết đến bà Mộng Cầm cùng mối tình thời con gái với thi sĩ Hàn Mạc Tử, nhưng ít ai biết đến người chồng của bà - ông Hồ Lộng Địch, một người tài năng, trí tuệ. Ông Địch bằng tài năng và tình yêu của mình đã tạo lập một gia đình hạnh phúc , đóng góp không nhỏ cho sự hình thành và phát triển của xứ Phan.
Người con đất Quảng Trị

Hồ Lộng Địch sinh năm 1907 trong một gia đình có đông anh chị em tại ngôi làng nhỏ nằm đoạn cuối sông Thạch Hãn thuộc miền cát nóng Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cha là quan huyện, lại học hành đỗ đạt cao nên từ nhỏ anh em ông Địch được cha giáo dục rất kỹ đức tính cần cù, sự hiếu học và ý chí vượt khó vươn lên. Từ lúc lên năm lên bảy, Địch đã tỏ ra là một người thông minh sáng dạ. Cậu luôn được bọn trẻ con trong làng yêu thích vì nghĩ ra nhiều trò chơi hấp dẫn. Ông giáo làng đã khuyên cha cậu nên cho cậu học hành đến nơi đến chốn để sau này giúp đời. Sau khi học xong tiểu học ở Quảng Trị, Địch thi đậu vào Trường Quốc học Huế. Học được vài năm thì cha mất. Nhà chẳng có của cải gì, mẹ thì già yếu nên anh em ông Địch đùm bọc nhau sống. Các anh của ông phải vất vả lắm mới lo cho ông yên tâm học hành những ngày ở Huế. 

Ông Hồ Lộng Địch. 

18 thg 12, 2014

Có một Tây Nguyên thu nhỏ ở Đồng Xanh

Giữa mênh mông lúa xanh của cánh đồng xã An Phú, ngoại ô Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, công viên Đồng Xanh được coi là một bức tranh thu nhỏ của núi rừng Tây Nguyên, mang đầy đủ những đặc trưng truyền thống trong cuộc sống thường nhật của đồng bào nơi đây. 

Có diện tích 8ha, công viên Đồng Xanh được bao phủ bởi một màu xanh của cây cỏ, những cánh đồng và là nơi tập hợp các tư liệu văn hóa - lịch sử không chỉ của Gia Lai mà của cả Tây Nguyên hùng vĩ. Với thiết kế khá công phu, tinh tế qua những điểm nhấn, công viên Đồng Xanh còn được coi là một bức tranh thu nhỏ của núi rừng Tây Nguyên, mang đầy đủ những đặc trưng truyền thống trong cuộc sống thường nhật của đồng bào nơi đây: Mô hình kiến trúc nhà mồ, nhà rông, nhà dài. Qua truyền thuyết, những công trình này còn kết hợp với những hoa văn, họa tiết được tổng hợp và cách điệu trên biểu tượng Đài cảnh Tây Nguyên. Vào những dịp lễ tết, du khách còn được hòa mình vào không khí tưng bừng của các hoạt động sinh hoạt lễ hội cộng đồng của các buôn làng đồng bào dân tộc Tây Nguyên trong tiếng vọng của đại ngàn: Tiếng đàn T’rưng nước, tiếng cối giã gạo, âm thanh của dàn cồng chiêng...

Bên trong chợ trời thú vị bậc nhất thế giới tại Việt Nam

Tạp chí Conde Nast Traveler bình chọn 7 chợ trời thú vị nhất, trong đó có Long Biên (Hà Nội).

Chợ trời Long Biên có một sức hấp dẫn đặc biệt với du khách nhờ màu sắc rực rỡ, sự ồn ào và hối hả. Mới đây tạp chí Conde Nast Traveler vừa bình chọn chợ Long Biên (Hà Nội, Việt Nam) thuộc top 7 chợ trời thú vị nhất thế giới. 

Văn miếu Xích Đằng, niềm tự hào của người Hưng Yên

Được xây dựng từ đầu thế kỷ 17, Văn miếu Xích Đằng là nơi tôn vinh nền học vấn của người dân Phố Hiến và vẫn giữ nguyên nét cổ kính sau gần 400 năm.

Tọa lạc tại thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, Văn miếu Xích Đằng là điểm quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Xây dựng từ cuối thời Lê - thế kỷ 17 (khoảng năm 1701) và trải qua đợt trùng tu lớn vào năm 1839 (năm Minh Mạng thứ 20), Văn miếu Xích Đằng nay vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc cổ. 

17 thg 12, 2014

Cuối tuần vi vu Bảo Lộc, uống cà phê ở thác Dambri

Trên con đường lên Đà Lạt, dân phượt thường ghé lại Bảo Lộc, chạy thêm 20km nữa đến thác Dambri tuyệt đẹp. Ngồi trong cái quán nhỏ thơ mộng dưới chân thác, nhấm nháp ly cà phê thơm ngát và ngắm dòng thác ào ạt đổ, cảm giác cực kỳ thú vị. 

Dambri là 1 trong 5 thác đẹp nhất Lâm Đồng 

Với cấu tạo địa hình địa chất đặc biệt, cao nguyên Lâm Đồng là nơi hội tụ của rất nhiều thác nước hùng vĩ, trong đó cao nhất và đẹp nhất là thác Đambri, cách thị xã Bảo Lộc gần 20km.

Thác Dambri nằm trong khuôn viên khu du lịch sinh thái Dambri, ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển. Với diện tích hơn 300 ha, Dambri là khu du lịch sinh thái tuyệt đẹp nhờ sự kết hợp hài hòa giữa các công trình kiến trúc hiện đại và sự nguyên sơ, hoang dã của rừng nguyên sinh. 

Mùa hoa cải bên sông Đuống

Chuyến dã ngoại cuối tuần dọc theo đường đê sông Đuống sẽ đưa bạn đến với khung cảnh đồng quê thanh bình, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa hoa cải đang nở rộ.


Chạy xe theo đường Quốc lộ 5, rẽ vào đê sông Đuống từ ngã tư Cổ Bi hoặc dọc đường Quốc lộ 18B qua chùa Keo, bạn sẽ thấy những cánh đồng hoa trải dài, miên man, thơ mộng. 

Chốn bình yên nơi cảnh chùa Long Đọi Sơn

Là ngôi chùa cổ đã có lịch sử hàng nghìn năm tuổi còn lưu giữ được nhiều hiện vật có từ thời Lý, chùa Đọi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Nam, thu hút lượng lớn khách đến tham quan.


Chùa Long Đọi Sơn hay còn gọi là chùa Đọi có tên chữ Diên Linh Tự nằm trên đỉnh núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sử sách còn ghi lại chùa được khởi dựng vào thời Lý khoảng những năm 1054 - 1058 dưới triều vua Lý Thánh Tông. Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121. 

Những đóa hoa bất tử nơi Ngã ba Đồng Lộc

Trong chuyến về miền Trung vừa rồi, chúng tôi đã đến một địa danh nổi tiếng: Ngã ba Đồng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), nơi yên nghỉ của 10 cô gái Thanh niên xung phong (TNXP) anh hùng.


Mộ của 10 cô gái còn rất trẻ ấy nằm trên dãy đồi Trọ Voi cao vút thông xanh. Trên đài tưởng niệm các cô gái và trên 10 ngôi mộ, chỉ có một màu trắng tinh khiết đến nao lòng của hoa cúc trắng. Đã bao năm trôi qua, nhưng trên mộ họ lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Những bông cúc trắng lúc nào cũng tươi rói. 

Dạy nghề nơi cửa Phật

Nằm giữa một vùng cây cổ thụ rợp bóng, chùa KomPongChrây (còn gọi là chùa Hang) không chỉ nổi tiếng là một trong những ngôi cổ tự đẹp nhất tỉnh Trà Vinh, mà còn được giới Phật tử biết đến là nơi dạy nghề điêu khắc gỗ cho con em đồng bào Khmer ở miền Tây Nam bộ. 

Chùa Hang được xây dựng từ năm 1637 ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành. Chùa được người dân tỉnh Trà Vinh ví là “Ngôi trường nghề đặc biệt nơi cửa thiền”. Năm 2002, khi chùa Hang xây dựng lại ngôi chánh điện đã mời nghệ nhân Thạch Buôl ở xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long về vẽ các hoa văn, họa tiết và thực hiện điêu khắc một vài tác phẩm để trang trí. Nhìn thấy các tác phẩm điêu khắc từ gỗ rất đẹp của nghệ nhân Thạch Buôl, sư cả Thạch Suông đã mời ông ở lại để truyền nghề cho các vị sư trẻ. Lớp học đầu tiên có bốn vị sư trẻ theo học. Sau hai năm miệt mài học nghề, những vị sư này đều lành nghề. Dần dần, người học trước truyền nghề lại cho người đến sau. 

Chùa KomPongChrây (còn gọi là chùa Hang) nổi tiếng với nghề dạy điêu khắc gỗ cho con em đồng bào Khmer.

15 thg 12, 2014

Thăm lò hủ tiếu truyền thống Cần Thơ

Sợi hủ tiếu được làm từ hạt gạo trắng nõn, thon dài đã trở thành món ăn đặc sản cho vùng đất Cần Thơ “gạo trắng nước trong”. Ghé thăm một lò sản xuất hủ tiếu nơi đây, bạn có thể tận mắt thấy từng công đoạn làm ra sợi hủ tiếu ngon nổi tiếng. 

Sợi hủ tiếu miền Tây ngon nổi tiếng 

Về Cần Thơ, bên cạnh chợ nổi Cái Răng, điểm tham quan thú vị thứ 2 mà bạn nên ghé là lò sản xuất hủ tiếu truyền thống. Cái Răng có nhiều gia đình làm hủ tiếu, nổi tiếng nhất là lò Chín Cửu, Sáu Hoài... ở cầu Rau Răm, thu hút rất nhiều du khách nước ngoài ghé thăm. Bạn nên tham quan lò sản xuất vào buổi sáng để có thể tận mắt thấy hết được từng công đoạn làm ra sợi hủ tiếu gạo dai dai và có vị ngọt thanh. 

Góc châu Âu trong lòng phố

Những dãy phố đẹp, thơ mộng, những tòa nhà sang trọng, cổ kính được thiết kế theo kiến trúc phương Tây tạo nên các điểm nhấn ấn tượng ở City House Café (21 Huỳnh Khương An, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh) . 

Trong khuôn viên rộng chừng 
2000 m2, quán cà phê City House như một thế giới tách biệt với bên ngoài bởi những bức tường cao vững chắc cùng kiến trúc nhà tầng xoay vòng khép kín. Chín khu phố nhỏ được thiết kế xây dựng trong khuôn viên quán theo phong cách Châu Âu và được đặt theo tên của những loài hoa đẹp trong và ngoài nước mang tính ngẫu hứng và thi vị. Mỗi phố đều mang một vẻ đẹp, một phong cách riêng để khách đến đây tùy nghi lựa chọn theo ý thích của mình. Phố Tigon sang trọng với những kiến trúc góc cạnh cùng màu sắc tươi tắn nổi bật. Phố Rose lãng mạn với những ô cửa rêu phong cùng những ống khói cao, bức tường gạch cũ và tòa tháp nhọn trông thật cổ kính. Phố Tulip yên tĩnh với kiến trúc nội thất sang trọng, nằm khiêm tốn cạnh phố Lavender ồn ào náo nhiệt với ánh đèn như dát vào ban đêm, lấp lánh sau những cột đá kiên cố. Vào những ngày cuối tuần, phố Violet, phố Baby được treo thêm bong bóng và hoa trên những chiếc xe cổ cùng những ngọn nến trông thật lung linh…

City House là quán cà phê mang đậm lối kiến trúc Châu Âu.

Cung đường hoa Mộc Châu

Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) vốn được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa, hoa trái quanh năm. Đặc biệt vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 hằng năm là mùa của các loài hoa khoe sắc như hoa cải, hoa trạng nguyên, hoa mận, hoa dã quỳ, hoa xuyến chi... Cũng thời gian này, cao nguyên Mộc Châu trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho những người yêu thiên nhiên.

Vào cuối chiều thứ 6, Lê Hồng Quang, nhân viên truyền thông của kênh Truyền hình VTV9 thu xếp xong công việc ở Hà Nội và cùng các bạn phượt chuẩn bị cho chuyến đi cuối tuần lên cao nguyên Mộc Châu. Di chuyển bằng xe máy chừng 4 tiếng đồng hồ, Quang và nhóm bạn đã cảm nhận được cái se lạnh của dêm cao nguyên. Dự định vào buổi sáng hôm sau, cả nhóm sẽ đến với những cánh đồng cải trắng muốt ở Mường Sang, Ba Phách...chụp ảnh.

Theo Quang chia sẻ, với sự phát triển của mạng xã hội, thông tin để đến các địa điểm ngắm hoa ở Mộc Châu đã được các nhóm du lịch, nhóm phượt như cậu dễ dàng chia sẻ trên các diễn đàn. Thậm chí, nhiều phượt thủ còn cung cấp các thông tin hữu ích như nơi ăn, nghỉ, thời gian ngắm hoa, chụp ảnh đẹp nhất trong ngày và các tập tục của người dân bản địa khi giao tiếp.

14 thg 12, 2014

Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định

Dù hoang tàn, nhà thờ đổ thuộc xã Văn Lý, huyện Hải Hậu vẫn thu hút nhiều du khách và tay máy nhờ sự hội tụ của trời biển, nắng gió và cát trắng.

Trước đây, ngay bên bờ biển Xương Điền, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu này là một quần thể gồm nhiều nhà thờ lớn nhỏ. 

10 nhà thờ đẹp ở Nam Định

Là một trong những tỉnh có nhiều nhà thờ đẹp nhất cả nước, các công trình tôn giáo ở Nam Định mang đậm kiến trúc Gothic với những mái vòm nhọn đặc trưng.


1. Tòa giám mục Bùi Chu

Tọa lạc trên địa phận xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường từ năm 1885, trải qua hơn 100 năm cùng thời gian, tòa giám mục Bùi Chu vẫn uy nghiêm, bề thế. Với chiều dài 78 m, rộng 22 m và cao 15 m, nơi đây thường gắn liền nhiều sự kiện quan trọng. 

Bảo tàng ẩm thực Nhật Bản giữa Sài Thành

Nằm trong tổng thể chương trình “Quảng bá sức hấp dẫn của ẩm thực và văn hóa ẩm thực Nhật Bản” do Bộ Nông Lâm Thủy Sản Nhật Bản tổ chức, Bảo tàng Ẩm thực Nhật Bản đã được khai trương tại Trung tâm mua sắm Aeon Tân Phú Celadon, (Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh) để đón người dân Việt Nam và du khách quốc tế đến tham quan. 

Buổi lễ khai trương Bảo tàng Ẩm thực Nhật Bản được tiến hành với nghi thức đập rượu Kagami Biraki theo đúng truyền thống, tinh thần và văn hóa Nhật Bản. Rất đông du khách và các bạn trẻ Việt Nam đều cảm nhận một cách khá toàn diện về những điều đặc biệt từ ẩm thực xứ sở Mặt Trời mọc. Đây là điều mà ban tổ chức mong muốn mang đến cho thực khách Việt Nam đồng thời tạo điều kiện để các món ăn Nhật ngày càng gần gũi hơn với người Việt Nam.

Không chỉ bằng hình ảnh theo phương pháp trực quan sinh động, hay những đoạn phim giới thiệu về cách thức chế biến món ăn, thực khách Việt cũng có dịp được thưởng thức và hiểu rõ về một số món Nhật tiêu biểu. Ở đây, chính là việc hiểu thêm về ý nghĩa và tinh thần của Washoku trong các bữa ăn của người Nhật Bản. Hiện tại, ẩm thực truyền thống Nhật Bản (hay còn gọi là Washoku) đang ngày càng phổ biến rộng rãi ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. “Washoku” không chỉ là món ăn Nhật mà nó còn bao hàm trong đó cả cách chế biến, nghệ thuật kết hợp các nguyên vật liệu, cách bày trí các món ăn trên một bàn ăn và hơn hết đó chính là tình cảm được người nấu gửi gắm vào từng bữa ăn của người Nhật Bản. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, Washoku còn có chức năng xã hội quan trọng đối với người Nhật, thúc đẩy sự gắn kết gia đình và cộng đồng, giúp cuộc sống khỏe mạnh thông qua các món ăn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tàng Ẩm thực Nhật Bản nằm trong tổng thể chương trình “Quảng bá sức hấp dẫn của ẩm thực và văn hóa ẩm thực Nhật Bản”.

Chợ Nga giữa Sài Thành

Ngay trong lòng Tp. Hồ Chí Minh có một phiên chợ Nga luôn tấp nập du khách trong và ngoài nước tới thưởng lãm và mua sắm. Nhiều năm nay, chợ đã trở thành trung tâm giao thương hàng hóa lớn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Liên Bang Nga, đồng thời cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa, tìm hiểu lối sống, phong tục giữa công dân Việt Nam với công dân các nước trong khu vực và trên thế giới. 

Theo những tiểu thương trong chợ thì chợ Nga ở Tp. Hồ Chí Minh “ra đời” năm 1989 tại Công ty Bách hóa Tổng hợp (Bến Chương Dương, Quận 1), nơi chuyên kinh doanh và xuất khẩu những mặt hàng thời trang mùa đông, đồ thủ công mỹ nghệ sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Năm 1991, do biến động chính trị tại Liên Xô nên khu chợ này tạm dừng hoạt động. Đến giữa năm 2009, Công ty Cổ phần Tống Linh Giang tái thành lập lại chợ Nga tại cao ốc Central Garden (328 Võ Văn Kiệt, phường Cô Giang, Q.1).

Chợ Nga ngày nay có 3 tầng nhưng hoạt động mua bán chủ yếu diễn ra ở tầng triệt và tầng 1, tầng 2 dùng làm nơi đóng gói hàng hóa, thương phẩm. Hàng hóa ở chợ Nga rất phong phú nhưng mặt hàng chính tại đây vẫn là hàng thời trang chuyên dùng cho người dân xứ lạnh như: khăn choàng cổ, găng tay len, mũ len, áo lông vũ, áo bành-tô, áo khoác da rất dày và nặng... Các gian hàng tại chợ nằm san sát nhau, chỉ chừa một nối đi nhỏ vừa người để khách hàng di chuyển khi vào tham quan, mua sắm. Tầng 1 được nối với tầng triệt bởi thang máy, tại tầng này, chợ còn bán thêm đồ trang sức, túi sách da xuất khẩu, đồ gia dụng và vật dụng cá nhân.


13 thg 12, 2014

5 món ngon dưới 5.000 đồng ở Hội An

Thịt xiên nướng, bánh da lợn, các loại chè... là những món ăn có giá rẻ nhưng ngon miệng mà bạn có thể thưởng thức tại phố cổ.

Phố cổ Hội An hấp dẫn du khách bởi những ngôi nhà tường vàng cổ kính, những ngõ nhỏ yên bình, những con người hồn hậu, dễ mến và nhiều món ngon, giá rẻ. Dưới đây là gợi ý một số món ăn có giá dưới 5.000 đồng ở phố Hội.

Thịt xiên nướng

Thịt xiên nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhất là khi thời tiết se lạnh. Do vậy bạn có thể tìm thấy món này ở bất kỳ đâu trên dải đất hình chữ S và Hội An cũng không ngoại lệ. Ở đây, các hàng thịt xiên nướng được bán rong, tập trung chủ yếu bên sông Hoài và một số đường ven phố cổ như Bà Triệu, Hai Bà Trưng... 

Thịt xiên nướng ở Hội An có mùi thơm quyến rũ. 

Món cháo vịt thơm lừng ở dải đất hẹp nhất Việt Nam

Trong thời tiết lạnh giá của miền Trung vào mùa đông, bát cháo vịt nóng hổi và thơm ngào ngạt chính là giải pháp giữ ấm hiệu quả nhất.

Ở miền Trung, cháo vịt được bán quanh năm, nhiều nhất khi trời trở lạnh. Lúc này, những tiệm cháo vịt trở nên đông khách hơn. Hương thơm ngào ngạt cũng từ đây tỏa ra không khí, níu giữ bước chân người qua lại. 

Dễ tìm thấy nhiều tiệm ăn chỉ bán duy nhất cháo vịt ở miền Trung. Ảnh: Diệu Huyền. 

Điều khiến cháo vịt miền Trung trở nên đặc biệt là phần nguyên liệu và công thức chế biến khác lạ. Nguyên liệu nấu cháo sử dụng cả gạo nếp, gạo tẻ và đậu xanh trộn đều. Sau khi rang sơ, số nguyên liệu này được ninh nhừ trong nước luộc vịt để hương vị đậm đà hơn. Đặc biệt, phần nước luộc vịt trước đó đã được bỏ thêm một củ hành nướng và một chút gừng đập nhỏ nên thơm và ngọt hơn hẳn.

12 thg 12, 2014

Lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp

Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929) là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi bị cách chức quan, ông vào Nam năm 1911, sống ở nhiều nơi. Gần cuối đời, ông định cư tại làng Hòa An (nay thuộc thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp) cho đến khi qua đời ngày 26/11/1929 (27 tháng 10 Kỷ Tỵ). 

Sau hiệp định Geneve, đất nước bị chia cắt, mộ Nguyễn Sinh Sắc ở trong Nam, còn con trai ông lại là lãnh tụ ở miền Bắc. Mặc dù vậy, vào năm 1956, tổng thống Việt Nam Cộng Hòa lúc đó là Ngô Đình Diệm đã chỉ thị cho Bộ Kiến thiết tiến hành sửa sang, trùng tu ngôi mộ ông Nguyễn Sinh Sắc được đàng hoàng, tươm tất.

Sau 1975, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức xây dựng lại phần mộ của ông để tỏ lòng biết ơn và tôn kính. Công trình được khánh thành ngày 31/12/1977. Tháng 12 năm 2010, công trình được nâng cấp lên thành Khu di tích với tổng diện tích 9 ha.


Tượng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong khu di tích

Mùa nước 'ói', về đầm Ô Loan săn lịch huyết, cua gạch

Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa mưa lũ, nước từ nhánh sông Kỳ Lộ đổ về làm cho nước trong đầm Ô Loan dâng cao, đục ngầu, người dân quanh vùng gọi là mùa nước “ói”. Mùa này lịch huyết, cua gạch - những đặc sản nổi tiếng của đầm Ô Loan, rất ngon.

Chợ Cồn mùa nước “ói” 

Chợ Cồn ven đầm Ô Loan 

Ô Loan là đầm nước lợ nổi tiếng ở Phú Yên, có diện tích mặt nước hơn 1.200ha, giữa đầm có những hòn núi đá nhỏ gọi là Hòn Lao, Hòn Chùa, Hòn Khô. Cạnh đó có Vũng Lắm, Vũng Diều… mực nước sâu. Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa mưa lũ, nước từ nhánh sông Kỳ Lộ đổ về làm cho nước trong đầm dâng cao, đục ngầu, người dân quanh vùng gọi là mùa nước “ói”. Mùa mưa nước từ nhánh sông đổ về nhiều, lịch huyết, cua sống trong đầm nước lợ bị sốc nước ngọt, trồi đầu lên. Lúc này người dân sống ven đầm bơi sõng câu (một loại xuồng nhỏ) bắt lịch huyết, cua gạch- đặc sản trong đầm. 

Mê mẩn mắm Châu Đốc

Những dề cá khô xếp dài, hay những “núi” mắm hấp dẫn được xem là đặc sản độc đáo của Châu Đốc mà bất cứ ai khi có dịp đến đây cũng muốn tậu vài ký về làm quà.

Mắm Châu Đốc ngon nổi tiếng 

Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, cách TP.HCM khoảng 245km. Giáp biên giới Campuchia, Châu Đốc đặc biệt bởi sự pha trộn văn hóa Việt, Hoa, Chăm, Khmer. Điều này được phản ánh không chỉ trong kiến trúc, văn hóa mà còn vô cùng rõ nét trong ẩm thực.

Thành phố nằm bên bờ sông Hậu này có rất nhiều sản vật nhưng dường như người ta chỉ nhớ và nhắc nhiều đến mắm. Cá làm mắm ở Châu Đốc thì có quanh năm nhưng nhiều và ngon nhất là vào mùa lũ. Đó là mùa đánh bắt cá sôi động nhất, cũng là mùa làm mắm của người dân nơi đây. 

Về mảnh sân nhỏ ngày xưa của Bác Hồ

Từ thành phố Vinh, theo tỉnh lộ 49 đến km 13, gặp ngã ba Mậu Tài (tên xưa của làng Sài, quê cụ Hà Thị Hy, bà nội Bác Hồ), rẽ trái, theo đường nhựa khoảng 1km là làng Hoàng Trù, quê ngoại của Bác Hồ.


Như bao làng quê khác của Việt Nam cách đây hơn một thế kỷ, làng Chùa (tên địa phương của làng Hoàng Trù) bình dị với cây đa, bến nước, những hàng dâm bụt cùng lũy tre xanh ngắt...