Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 3, 2024

Bánh tráng Quảng Ngãi

Trên các mâm cúng ngày Tết, bánh tráng trở thành món không thể thiếu đối với người dân Quảng Ngãi. Những chiếc bánh tráng tròn thơm mùi gạo, mùi mè được đặt lên trên tất thảy các lễ vật trên mâm cúng, tạo nên nét đặc trưng cho mâm cúng của người Quảng Ngãi.

Bánh tráng luôn giữ vị trí đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của người Quảng Ngãi. Bánh tráng được ăn riêng, hoặc ăn kèm với nhiều món ăn khác, từ cháo, bún, mì Quảng, don, cho đến bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng xúc hến, bánh tráng gói ram, chả cá kẹp bánh tráng... Bánh tráng là một trong các lễ vật không thể thiếu trên các mâm cúng.

Bánh tráng được đặt lên trên các lễ vật trên mâm cúng.

25 thg 2, 2024

Bánh tráng Quảng Ngãi

Trên các mâm cúng ngày Tết, bánh tráng trở thành món không thể thiếu đối với người dân Quảng Ngãi. Những chiếc bánh tráng tròn thơm mùi gạo, mùi mè được đặt lên trên tất thảy các lễ vật trên mâm cúng, tạo nên nét đặc trưng cho mâm cúng của người Quảng Ngãi.

Bánh tráng luôn giữ vị trí đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của người Quảng Ngãi. Bánh tráng được ăn riêng, hoặc ăn kèm với nhiều món ăn khác, từ cháo, bún, mì Quảng, don, cho đến bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng xúc hến, bánh tráng gói ram, chả cá kẹp bánh tráng... Bánh tráng là một trong các lễ vật không thể thiếu trên các mâm cúng.

Bánh tráng được đặt lên trên các lễ vật trên mâm cúng.

21 thg 2, 2024

Ngọt thanh bánh chuối ngày rằm tháng 7

Đối với người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng, rằm tháng 7 được coi là cái tết lớn thứ hai trong năm sau Tết Nguyên đán. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau cùng chuẩn bị và thưởng thức những loại bánh, món ăn truyền thống. Một trong số đó không thể thiếu bánh chuối, loại bánh mang hương vị ngọt thanh, đậm chất quê.

Rằm tháng 7 đã đến rất gần, thời điểm này, nhiều gia đình ở Lạng Sơn đang tất bật mua sắm, chuẩn bị các nguyên liệu để làm các loại bánh như: bánh rợm, bánh gai, bánh chuối… Giống như nhiều gia đình người Tày, Nùng khác ở Lạng Sơn, năm nay, gia đình bà Trần Thị Nhị, thôn Hà Quảng, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan vẫn duy trì việc làm bánh chuối vào dịp rằm tháng 7. Trong lúc đang nhanh tay lau từng chiếc lá chuối, bà Nhị cho biết: Hằng năm vào dịp này, gia đình tôi thường làm bánh chuối, một loại bánh có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng. Nguyên liệu để làm bánh rất mộc mạc, dễ kiếm như: gạo nếp, chuối tây, đỗ xanh… nhưng để làm được ra những chiếc bánh thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của người làm. Chính vì sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong quá trình chế biến nên cặp bánh chuối bày cạnh mâm cỗ cúng của mỗi gia đình còn thể hiện cho tấm lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên.

Bà Trần Thị Nhị, thôn Hà Quảng, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan thực hiện công đoạn gói bánh chuối

Ngọt ngào hương vị bánh nướng lò củi truyền thống Tràng Định

Khi đất trời chuyển mình sang thu, không khí mát mẻ cũng là lúc Tết Trung thu về. Tháng 8 mùa thu, tìm về mảnh đất Tràng Định giàu truyền thống ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng như thạch đen, bánh khảo, cốm, khẩu sli, vịt quay… ta thật khó để cưỡng lại thứ hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ những chiếc bánh nướng mới ra lò. Không ai biết được nghề làm bánh trung thu ở đây có từ bao giờ, chỉ biết đây chính là thức quà không thể thiếu trong mâm cỗ trông trăng là sản phẩm truyền thống bao đời nay của người dân huyện Tràng Định.

Đến thăm nhà chị Nông Thị Hồi tại thôn Cà Cáy, xã Chi Lăng, huyện Tràng Định. Vừa bước chân vào cửa chúng tôi đã nghe được tiếng âm thanh lộp cộp của khuôn làm bánh nướng và hương thơm hấp dẫn của những chiếc bánh nóng hổi, vàng ruộm mới ra lò. Bên chiếc lò nướng đang rực lửa, ai nấy đều tất bật, hối hả thoăn thoắt từng động tác, người nhào bột, người trộn nhân, người nướng bánh… tất cả các công đoạn đều được làm thủ công để cho ra lò những chiếc bánh thơm ngon mang hương vị bếp củi truyền thống. Ngôi nhà và cũng chính là cửa hàng kiêm xưởng bánh trung thu của của gia đình chị Hồi những ngày này nhộn nhịp hơn bao giờ hết, dù không có biển quảng cáo nổi bật bắt mắt như những nơi khác nhưng tiếng lành đồn xa, những người xếp hàng mua bánh và mang nguyên liệu đến lò bánh để tự tay làm những chiếc bánh cho gia đình mình bằng lò nướng thủ công vẫn nườm nượp kéo đến.

20 thg 2, 2024

Bánh dày – lễ vật trong cưới hỏi của người Tày Xứ Lạng

Đối với đồng bào các dân tộc ở Lạng Sơn, chiếc bánh dày có ý nghĩa quan trọng trong những dịp lễ hội, đặc biệt là trong dịp cưới hỏi, bánh dày là một lễ vật không thể thiếu của người Tày nơi đây. Bánh dày trong lễ cưới hỏi không chỉ để thờ cúng tổ tiên mà còn thể hiện mong ước của gia đình về một hạnh phúc trọn vẹn, viên mãn.

Bánh dày là loại bánh truyền thống của người dân Xứ Lạng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời. Trong lễ cưới của người Tày từ xưa đã có tục lệ nhà chú rể đưa lễ vật bánh dày cho gia đình cô dâu. Thông thường, lễ vật nhà trai đưa sang nhà gái được thống nhất từ lễ ăn hỏi, ngoài một khoản tiền để nhà gái sắm sửa đồ dùng trong gia đình cho đôi vợ chồng trẻ thì nhà trai sẽ hỏi nhà gái lấy thêm bao nhiêu chiếc bánh dày để nhà trai chuẩn bị trước. Số bánh dày được căn cứ vào số lượng họ hàng thân thích trong gia đình nhà gái, thường là 50 đến 100 chiếc bánh cỡ nhỏ (to bằng miệng cốc uống nước) và một cặp bánh cỡ lớn bằng chiếc đĩa hay còn gọi là pẻng me (bánh mẹ). Đối với người Tày Lạng Sơn, bánh dày trong lễ cưới hỏi tượng trưng cho sự gắn kết hoà hợp trời đất, bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng của bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt nói chung và đồng bào các dân tộc Xứ Lạng nói riêng.

18 thg 2, 2024

Bánh tẻ Phú Nhi Lưu: nơi giữ hồn quê xứ Đoài

Trở lại làng nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) vào những ngày cuối năm, du khách có thể cảm nhận từ xa hương thơm của bánh tẻ, lá chuối. Ngôi làng với hơn 30 hộ, bếp luôn “đỏ lửa” hằng ngày để cho ra lò những chiếc bánh thơm lừng.

Dừng chân ghé lại cơ sở sản xuất Lan Tiến, chúng tôi được tận mắt chứng kiến những bàn tay lành nghề đang tạo ra những chiếc bánh tẻ. Vừa nhanh tay gói bánh, bà Đảm - chủ cơ sở, tâm sự: “Hiện nay, trong làng không còn ai nhớ nghề này xuất hiện từ bao giờ mà chỉ biết đã có hàng trăm năm nay. Các thế hệ cha ông đi trước vẫn hằng ngày truyền lại nghề cho thế hệ sau. Trải qua sự thăng trầm của lịch sử, nghề làm bánh tẻ ngày càng phát triển, có sự thay đổi đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng”.

15 thg 2, 2024

Hương bánh quê nhà

Chẳng biết tự bao giờ người dân quanh vùng thường gọi làng tôi với cái tên nghe vui tai “làng ướt bèo”. Ý người ta gọi cái tên ấy là bởi nó gắn liền với nghề làm bánh ướt, bánh bèo truyền thống được nối tiếp thế hệ này sang thế hệ khác kể từ khi lập làng, mở đất.

Theo Ô châu cận lục của học giả Dương Văn An thì Phù Lưu quê tôi là làng thứ 27 trong tổng số 50 làng thuộc huyện Hải Lăng, Phủ Triệu Phong xưa (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Làng được thành lập vào năm 1608 (thế kỷ XVII) gồm có 6 họ: Trần, Lê Trọng, Nguyễn, Trương Đình, Trương Đức, Lê Văn, trong đó có ngài Trần Thiên Đốc được vua sắc phong Bổn Thổ Khai Khẩn - Trần Quý Công với sắc tặng Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Tôn Thần... Nguồn gốc của làng xuất phát từ làng Phù Lưu, huyện Tống Sơn nay là huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Xưa, nghề làm bánh ướt, bánh bèo ở làng tôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công từ xay giã dần sàng chọn lựa những hạt gạo tròn mẫy, trắng tinh tươm, cho đến khi làm ra những chiếc bánh hiện diện trên bàn ăn mỗi gia đình. Trong kí ức tôi, cứ chừng khoảng 4 - 5 giờ sáng là rộn ràng tiếng gọi nhau của các bà, các mẹ, các chị quang gánh oằn vai nối nhau thành hàng dài tỏa đi khắp các nẻo đường bán buôn đến xế chiều mới trở về. Hay cứ mỗi độ chiều về từ đầu đến cuối làng bất cứ mùa nào đều phủ rợp một màu khói trắng tỏa ra từ những gia đình làm bánh nhóm lửa bằng củi dương (thân cây dương liễu) chuẩn bị cho phiên chợ của ngày hôm sau.

Bánh ướt cuốn thịt heo ba chỉ luộc cùng rau sống - Ảnh: Trương Chung

6 thg 2, 2024

Chợ bánh truyền thống người Hoa ở Sài Gòn nhộn nhịp ngày Tết

Chợ trên đường Phùng Hưng, quận 5, bán nhiều loại bánh của người Hoa như bánh trái lựu, bánh tổ, bánh đường, bánh phát tài, tấp nập mua bán những ngày cận Tết.


Chợ có tuổi đời hơn 50 năm nay nằm ở góc đường Phùng Hưng - Nguyễn Trãi. Tại đây, hàng chục sạp bánh đủ màu sắc nổi bật góc phố, nhộn nhịp buôn bán từ 20 tháng Chạp.

5 thg 2, 2024

Độc đáo món bánh gừng xứ Tiên

Đối với mâm cỗ tết, bên cạnh các loại bánh quen thuộc như: bánh chưng, bánh tét, bánh tro, bánh ú, bánh ít..., một số vùng quê ở Tiên Phước hiện còn giữ tục làm một loại bánh rất độc đáo: bánh gừng.

Bánh gừng truyền thống ở Tiên Phước.

Nói đến bánh gừng, nhiều người nhầm tưởng đây là loại bánh quen thuộc của người Chăm hay xa hơn, là loại bánh gừng đậm chất truyền thống gắn liền với tên vị tu sĩ Gregory của xứ Armenia từ thế kỷ 10. Bánh gừng xứ Tiên có cách làm và hình thức, hương vị đặc biệt.

24 thg 1, 2024

Bánh mì siêu mỏng chỉ có ở Huế, khách ta lẫn Tây đều ít biết

Bánh mì ép là đặc sản Huế ít thực khách biết đến. Hình dáng của món ăn này khá hài hước đối với nhiều người, một số ví như bản in 2D của bánh mì.

Bánh ép vốn là món ăn vặt phổ biến ở Huế, nhưng không phải khách du lịch nào cũng biết một biến tấu thú vị của đặc sản này là bánh mì ép. Khác với bánh ép vốn là bột lọc đổ vào khuôn cho chín sau đó mới thêm nhân, bánh mì sẽ được cho nhân vào bên trong từ đầu.

Sau đó, bánh mì sẽ được đem ép dẹp bằng chảo gang nóng. Thường bánh mì ép có nhân pate, trứng, chà bông, xúc xích... Bánh sẽ được ép giòn, sau đó cắt miếng vừa ăn hoặc thực khách tự xé tùy ý.

Bánh mì ép mỏng dẹt như tệp giấy. Ảnh: Foody

12 thg 1, 2024

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.

Cộng đồng người Mông (Nghệ An) chủ yếu sống quần cư trên các ngọn núi cao ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Dân tộc này hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng từ trang phục, lễ tết, ma chay, cưới hỏi…đến ẩm thực. Ảnh: Đào Thọ 

4 thg 1, 2024

Bánh bèo Hải Phòng - thức quà khoái khẩu của người đất Cảng

Ở Hải Phòng những ngày mùa đông, đĩa bánh bèo “lộ nhân” ăn kèm với bát nước chấm ấm nóng đã trở thành thức quà lót dạ cho những chiếc bụng đói.

Lang thang Hải Phòng những ngày đông, vẻ đẹp cổ kính pha lẫn sự thanh lịch của Nhà hát Lớn hay cái đẹp mộc mạc, nên thơ của phố Tam Bạc đã khiến nhiều du khách mải mê khám phá quên trời, quên đất. Để rồi khi mỏi bước chân, đứng giữa gió lạnh ù ù trên những cành phượng khẳng khiu, du khách mới nhận ra, cái bụng mình reo lên từ bao giờ.

Giữa phố phường Hải Phòng, muốn ăn cái gì ấm ấm, nhẹ nhàng để dành bụng ăn bữa cơm tối với người thân, món bánh bèo Hải Phòng đã trở thành lựa chọn của nhiều thực khách.

Chọn món này, vì nghe cái tên “bèo” lắm. Nó khiến người ta liên tưởng một món ăn lót dạ “nhẹ như bèo”, cả về giá cả lẫn khẩu phần ăn. Để ăn bánh bèo không cần phải ngó nghiêng tìm kiếm quá lâu. Cứ dưới những mái nhà cạnh mặt phố, các hàng bánh bèo hay ở ngay đó chờ thực khách.

Bánh bèo là món ăn đã gắn bó với tuổi thơ nhiều người tại Hải Phòng. Ảnh: Mai Hương

Giống như nhiều món ăn vỉa hè khác, người nấu ngồi một góc, thực khách ngồi ăn ngay cạnh đó. Trong lúc chờ đồ ăn lên, thực khách có thể ngắm nghía nhịp sống phố phường Hải Phòng buổi xế chiều, hoặc ngắm người bán hàng tất bật chuẩn bị phần ăn của mình.

Bà Dung, người phụ nữ đã bán bánh bèo hơn 40 năm ở trên phố Lê Đại Hành thoăn thoắt chuẩn bị đồ ăn. Bánh bèo được bà ủ trong thùng giữ nhiệt, bên trên lại phủ thêm một lớp vải trắng. Lấy từ thùng xốp lên một cặp bánh bèo, bà Dung nhẹ nhàng mở một mặt lá chuối rồi dùng con dao nhỏ cắt bánh thành sáu đến tám miếng.

Đĩa bánh đặt trước mặt, nhưng ai mới thưởng thức lần đầu chớ vội ăn ngay. Bà Dung ra nồi nước chấm, múc một bát nước con, rồi thả vào đó một viên chả thịt và hai viên chả quế. Một đĩa bánh bèo, một bát nước chấm, thế mới là đủ món.

Trên bàn của thực khách có thêm ớt xắt lát, rau mùi, quất. Thường là bát nước chấm sẽ có vị đặm nhẹ, ngọt thanh, ai thích ăn có vị chua dịu thì vắt thêm quất. Thực khách cho vào bát rau mùi trước, rồi mới thả ớt lên để miếng ớt nổi lên trên nền xanh, coi mới đẹp mắt.

Bánh bèo là món ăn mang đậm nét truyền thống với những nguyên liệu quen thuộc và có nước chấm ăn cùng. Ảnh: Lê Tuyến

Bánh bèo Hải Phòng ăn bằng dĩa, đó là loại dĩa nhỏ hay có trên bàn nhậu. Khẽ khàng xiên một miếng bánh, chấm ngập vào chén nước chấm rồi ăn. Vỏ bánh có ba phần đanh, bảy phần mềm, thơm mùi bột gạo. Phần nhân thơm phức mùi thịt, có chút ngậy, béo nhẹ của thịt mỡ, cái giòn sần sật của mộc nhĩ.

Bà Dung cho biết, nước chấm được hầm từ xương lợn đến nửa ngày trời, sau đó pha chế với nước mắm gia truyền theo công thức của bà. Một chén nước chấm ngon sẽ giúp phần bánh bèo thêm đậm vị, không nhanh ngán. Thực khách nào thích còn có thể húp chén nước chấm cho ấm bụng như món canh trong mâm cơm nhà.

Lại nói đến phần bánh bèo, để ra được những chiếc bánh thơm nịnh mũi, người thợ làm bánh phải xay bột, làm nhân bánh, phi hành, xếp lá vào khuôn. Vỏ bánh được làm bằng gạo tẻ. Sau khi ngâm nước khoảng 6 tiếng, gạo được đem xay nhuyễn thành bột rồi đem nấu chín, quấy đều tay đến khi sánh mịn.

Nhân bánh gồm thịt lợn (thường là phần nạc vai), hành phi, mộc nhĩ xay nhỏ. Phần nhân vừa làm nhân bánh bèo, vừa làm viên chả thịt ăn kèm trong nước chấm. Khác với bánh tẻ, bánh giò, người thợ làm bánh sẽ trộn đều nhân rồi cho vào khuôn cùng vỏ bánh đã hấp trước, hấp cách thủy khoảng một tiếng.

Bánh bèo đưa đến cho thực khách, phần nhân nổi lên khỏi vỏ bánh, lấp ló nhân thịt, mộc nhĩ xay nhỏ, thơm nhẹ mùi lá chuối tươi. Với giá khoảng 30.000 đồng/phần đầy đủ, bánh bèo đã trở thành món quà chiều phổ biến mùa đông dễ tìm như tại 41 Lê Đại Hành, 294 Lạch Tray, 147 Hàng Kênh... ở Hải Phòng. Hay thực khách có thể tìm đến chợ Chu Văn An, chợ Lương Văn Can.

Bánh bèo Hải Phòng tại Hà Nội. Ảnh: Ý Yên

Nếu có rủ ai đi ăn bánh bèo, thực khách nên nói rõ là đi ăn bánh bèo Hải Phòng. Vì cũng cùng cái tên này, ở Huế, Quảng Nam, Sài Gòn cũng có món bánh bèo nhưng cách ăn, hương vị hoàn toàn khác.

Người Hải Phòng chuộng ăn bánh bèo vào buổi chiều, du khách đến du lịch nơi đây phần nhiều cũng vậy. Trên những chiếc bàn nhỏ dưới góc phố, trong khu chợ nhỏ, thưởng thức đĩa bánh bèo béo ngậy, đậm đà, thực khách không chỉ thấy nhịp sống hối hả buổi chiều muộn mà còn được nghe nhiều câu chuyện bình dị của người dân Đất Cảng.

Lê Tuyến

Bánh bèo - đặc sản chỉ một tên nhưng đủ kiểu ăn khác nhau từ Bắc vào Nam

Bánh bèo đặc biệt khi chỉ có một tên gọi nhưng lại có nhiều phiên bản khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, khác biệt về cả hương vị lẫn cách ăn.

Vốn có nguồn gốc từ Cố đô Huế, bánh bèo là món ăn dân dã phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Cái tên “bánh bèo” độc đáo được đặt bởi món bánh này có hình dáng tương tự với chiếc lá của cây bèo.

Bánh bèo thường được làm từ bột gạo hấp chín, cùng với nước chấm và phần nhân phong phú, đa dạng tùy thuộc vào văn hóa ẩm thực của từng địa phương. Phần nước chấm của bánh bèo với nguyên liệu chính là nước mắm, thường được đổ trực tiếp lên thay vì chấm như những món ăn khác.

Dưới đây là những phiên bản của món ăn truyền thống này các tỉnh thành.

Bánh bèo Hải Phòng

Bánh bèo Hải Phòng có chén nước chấm thêm hai viên chả khiến thực khách liên tưởng đến bánh mì xíu mại Đà Lạt. Ảnh: Toplist

3 thg 1, 2024

Xôi ngọt xứ Quảng, nhớ vị bánh chè Palei

Món xôi ngọt của người Quảng có nét tương đồng với bánh xôi chè của người Chăm và luôn xuất hiện trong các dịp quan trọng như lễ tết, dâng cúng ông bà tổ tiên... 

Muk buh - bà chủ lễ đong gạo nếp làm bánh xôi chè.

28 thg 12, 2023

Độc đáo món bánh dày của người Pà Thẻn

Gạo được cho vào cối và giã nhuyễn.

Bánh dày là một món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết của người Pà Thẻn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang . Bánh được dâng lên cúng tổ tiên, thần linh để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình ấm no, hạnh phúc.Không những vậy bánh dày còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Bánh thể hiện tinh thần đoàn kết, sum vầy của gia đình, dòng họ.

25 thg 12, 2023

Thơm ngon bánh bèo thịt quay

Ở Quảng Ngãi, bánh bèo là món ăn phổ biến, trăm người trăm biết. Nhưng món bánh bèo ăn với thịt quay, rau sống thì có lẽ chưa có nhiều người dùng.

Ghé các quán bình dân, mái lợp tranh ven bãi biển Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ), bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon mà giá cả rất bình dân. “Mưa lay phay mà thịt quay bánh bèo thì ai mà chịu nổi”, chị chủ quán chào khách bằng một câu rất... kích thích dạ dày. Thoăn thoắt dỡ bánh từ nồi hấp đang bốc khói nghi ngút, chị nhanh tay xắt thịt quay. Từng miếng thịt nhỏ sắp ngay ngắn trên dĩa sứ trắng trông rất hấp dẫn.

Bánh bèo ăn cùng thịt heo quay rất hấp dẫn.

24 thg 12, 2023

Bánh xèo chay ngày mưa

Mùa đông mà được bưng đĩa bánh xèo dẻo thơm, vị đậm đà khiến người ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Đúc bánh xèo ngày mưa đông.

Ngày xưa khi tôi còn ở cùng với ba má nơi vùng núi cao xứ Quảng, đời sống còn nhiều khó khăn, nhà ai cũng cố gắng tích trữ nhiều lúa, bắp, khoai trong những ngày lạnh lẽo có cái để ăn thêm.

Ngoài những bữa cơm đạm bạc, thi thoảng má đổi món chuyển sang xay bột đúc bánh xèo cho cả nhà ăn thay cơm. Mỗi khi làm bánh cả nhà quây quần, rộn ràng ngõ trước ngõ sau.

23 thg 12, 2023

Lạ lẫm món bánh nghệ

Có tên là "bánh nghệ" nhưng bánh không có màu vàng cũng không làm từ nghệ. Đây là món bánh truyền thống Việt Nam, xuất hiện ở miền Trung và Nam Bộ cách đây hơn nửa thế kỷ, hiện đang được các nghệ nhân làm "sống" lại.

Nghệ nhân ẩm thực xe bánh nghệ bằng tay - Ảnh: T.VÂN

22 thg 12, 2023

Bánh ngào xứ Nghệ

Ngày bà ngoại tôi còn khỏe, bánh ngào là thứ không thể thiếu trên mâm cỗ Tết nhà tôi. Đó cũng là món bánh ghi dấu biết bao kỷ niệm của gia đình tôi.

Món bánh ngào thương nhớ

Kể từ sau khi bà mất, thấm thoát đã gần hai mươi năm nay, gia đình tôi vẫn giữ truyền thống cũ làm bánh ngào để cúng lễ.

Theo thời gian, bánh ngào không chỉ là món ăn được chế biến trong những thời điểm nhàn rỗi nhà nông mà còn có mặt trong nhiều nghi lễ truyền thống của người Việt.

15 thg 12, 2023

Hương vị bánh ú sắn

Mới đây, tôi được người thân biếu hai cặp bánh ú chế biến từ củ sắn tươi, nhân đậu đen, mang hương vị đậm đà quê kiểng, hương vị khiến tôi nhớ về thời bao cấp mà bữa cơm hàng ngày luôn gắn với củ sắn, củ khoai...

Bánh ú sắn. Ảnh: NGUYỄN ĐIỆN NGỌC

Trong những năm công tác ngành lâm nghiệp tại huyện Trà My (cũ), hàng tháng tôi được cấp 19kg lương thực, trong đó chiếm tới 70% độn. Chất độn chủ yếu là sắn lát phơi khô, họa hoằn lắm mới được một vài ký hạt bo bo hay mì sợi.