Sóc Trăng và Trà Vinh là 2 tỉnh sát bên nhau, cách nhau bởi con sông Hậu. Vì cách nhau bằng con sông nên đi đường bộ từ Sóc Trăng qua Trà Vinh phải đi qua cầu, đó là cầu Cần Thơ. Lộ trình là từ Sóc Trăng đi theo quốc lộ 1 ra tới Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ tới Vĩnh Long rồi từ Vĩnh Long đi quốc lộ 53 tới Trà Vinh, dài 150 km. Nếu muốn ngắn hơn một chút thì tách khỏi quốc lộ 1 ở thị xã Bình Minh, đi theo quốc lộ 54, dài 134 km (đường màu xám trên bản đồ).
30 thg 4, 2017
Du ngoạn Pù Mát
Cách thành phố Vinh (Nghệ An) khoảng 130 km về phía Tây Nam, Vườn quốc gia Pù Mát không chỉ nổi tiếng bởi cảnh đẹp hùng vĩ, thơ mộng mà còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn về tộc người ngủ ngồi Đan Lai thôi thúc du khách tìm đến khám phá.
Ngược dòng sông Giăng
Từ bến thuyền bên đập thủy lợi Phà Lài thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) chúng tôi ngược dòng sông Giăng, bắt đầu chuyến hành trình khám phá cuộc sống hoang dã của tộc người Đan Lai và đi tìm lời giải cho câu chuyện huyền thoại về tộc người ngủ ngồi giữa đại ngàn Pù Mát.
Người dân Đan Lai ở bản Búng sống giữa một thung lũng ở thượng nguồn sông Giăng, giáp biên giới Việt-Lào. Người Đan Lai có tục ngủ ngồi. Họ đốt lửa ở bếp để sưởi ấm, ngồi tựa trán vào đầu cây gậy mà ngủ. Ông La Văn Phòng (74 tuổi), người cao tuổi nhất của bản Búng giải thích, tục ngủ ngồi xuất phát từ việc trước kia người Đan Lai thường xuyên phải chạy loạn, đối mặt với thú dữ và một phần vì cuộc sống thiếu thốn nơi rừng thiêng nước độc.
Người Đan Lai ở bản Búng vẫn duy trì một số phong tục cổ xưa như lễ cúng tổ tiên vào ngày lễ, Tết, đầu tháng và ngày rằm (15 âm lịch hàng tháng), tục ăn trầu, tục lệ cưới hỏi. Trong bản có người làm thầy mo, họ tổ chức lễ cúng cho các gia đình có nhu cầu.
Ngược dòng sông Giăng
Từ bến thuyền bên đập thủy lợi Phà Lài thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) chúng tôi ngược dòng sông Giăng, bắt đầu chuyến hành trình khám phá cuộc sống hoang dã của tộc người Đan Lai và đi tìm lời giải cho câu chuyện huyền thoại về tộc người ngủ ngồi giữa đại ngàn Pù Mát.
Người dân Đan Lai ở bản Búng sống giữa một thung lũng ở thượng nguồn sông Giăng, giáp biên giới Việt-Lào. Người Đan Lai có tục ngủ ngồi. Họ đốt lửa ở bếp để sưởi ấm, ngồi tựa trán vào đầu cây gậy mà ngủ. Ông La Văn Phòng (74 tuổi), người cao tuổi nhất của bản Búng giải thích, tục ngủ ngồi xuất phát từ việc trước kia người Đan Lai thường xuyên phải chạy loạn, đối mặt với thú dữ và một phần vì cuộc sống thiếu thốn nơi rừng thiêng nước độc.
Người Đan Lai ở bản Búng vẫn duy trì một số phong tục cổ xưa như lễ cúng tổ tiên vào ngày lễ, Tết, đầu tháng và ngày rằm (15 âm lịch hàng tháng), tục ăn trầu, tục lệ cưới hỏi. Trong bản có người làm thầy mo, họ tổ chức lễ cúng cho các gia đình có nhu cầu.
Hiện nay, Vườn quốc gia Pù Mát đã mở tuyến du lịch khám phá thác ghềnh sông Giăng từ xã Môn Sơn đến hai bản Cò Phạt và bản Búng của người Đan Lai. Trong hai giờ du thuyến trên sông du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác thích thú khi khám phá vẻ đẹp của núi rừng Pù Mát.
Chùa Bửu Lâm - Đồng Tháp
Bửu Lâm là một ngôi chùa cổ ở Nam Bộ có tuổi đời trên 300 năm gắn liền với quá trình khai hoang lập ấp của địa phương, là một chứng tích đánh dấu sự hiện diện khá sớm của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long.
Hướng dẫn chúng tôi ra xem tận mắt một gốc cây sộp rất khổng lồ, bà Xuyến nói thêm: “Dưới gốc cây này là hầm chứa được khoảng 20 cán bộ của ta. Do bị người dân tuyên truyền tác động về sự huyền bí, linh thiêng của ngôi chùa nên bọn giặc rất hoang mang lo sợ không dám bắn phá vào cây sộp này. Thậm chí mỗi khi ngang qua gốc cây này, chúng còn dừng lại thắp nhang cầu nguyện được yên ổn.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuyến, 70 tuổi, người đã từng có thời gian ẩn náu, chiến đấu tại chùa Bửu Lâm kể lại: “Hồi đó chiến tranh ác liệt, tui cùng nhiều đồng chí được nhà chùa và nhân dân nuôi chứa dưới các hầm bí mật nhờ vậy mới thoát được sự càn quét, truy lùng của địch. Từ đó chùa này được tụi nó đặt tên là chùa “Việt Cộng”…
Hướng dẫn chúng tôi ra xem tận mắt một gốc cây sộp rất khổng lồ, bà Xuyến nói thêm: “Dưới gốc cây này là hầm chứa được khoảng 20 cán bộ của ta. Do bị người dân tuyên truyền tác động về sự huyền bí, linh thiêng của ngôi chùa nên bọn giặc rất hoang mang lo sợ không dám bắn phá vào cây sộp này. Thậm chí mỗi khi ngang qua gốc cây này, chúng còn dừng lại thắp nhang cầu nguyện được yên ổn.
Gốc cây sộp nơi có hầm bí mật nuôi chứa cán bộ
Cải xá bấu - đặc sản trăm năm xứ Bạc Liêu
Món ăn dân dã làm từ củ cải trắng theo chân người Triều Châu đến với quê hương công tử Bạc Liêu từ những năm đầu của thế kỷ trước.
Món đặc sản của người Tiều (Triều Châu) ở Bạc Liêu làm từ củ cải trắng, loại củ cải chứa nhiều đường vẫn thường được người Việt dùng để nấu canh hay nấu súp.
Về miền Tây ăn đủ món ngon từ con chang chang
Loài sò lạ chỉ có ở đồng bằng sông Cửu Long đang dần trở thành đặc sản đãi khách phương xa của bà con sống ở miền Tây Nam bộ.
Chang chang là loài nhuyễn thể sống trong môi trường nước ngọt vùi mình trong sình bùn ven sông hoặc dưới đáy sông. Loại sò này sống nhiều ở miệt Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, chúng có quanh năm nhưng nhiều nhất là sau Tết Âm lịch, rồi rộ lên từ cuối tháng 3. Nói rộ nhưng số lượng chang chang không nhiều, muốn ăn phải dặn trước người đi mò chừng mấy ngày trước đó.
Hủ tiếu Nam Vang - món ngon trăm năm của người Nam Bộ
Sợi hủ tíu dai, nước lèo đậm đà thơm lừng, mấy khúc ruột non, vài con tôm tươi, tô hủ tiếu Nam Vang từ cả trăm năm nay đã trở thành đặc sản của miền Nam.
Hủ tiếu Nam Vang xuất thân từ Phnom Penh (Campuchia), được du nhập vào Việt Nam từ hơn trăm năm trước và có những đặc điểm riêng. Ban đầu hủ tiếu Nam vang chỉ có hai nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu dai làm từ bột gạo, tuy nhiên theo thời gian, nồi hủ tiếu Nam Vang dần được Việt hóa.
Cầu chữ Y: Từ binh lửa đến mở rộng, phát triển
Cầu chữ Y sắp được nâng cấp xây dựng. Chiếc áo mới sẽ phủ lên cây cầu gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử thú vị.
“Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi” là câu vần nói về sáu cây cầu cổ, nổi tiếng của TP.HCM: cầu chữ Y, cầu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi. Câu vần này không nói rõ về quy mô, thứ tự, trình tự thời gian xây dựng từng cầu. Vì lẽ cầu chữ Y là cầu sinh sau đẻ muộn nhất (1938-1941), nhì Mống (1893-1894), tam Bông (1763), tứ Đường (1925), năm Nghè (khoảng 1725-1750) và sáu Lợi (1902).
Lạc bước trong con ngõ bích họa độc đáo giữa lòng thủ đô
Những mảng tường trong con ngõ Ao Dài (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được trang trí bằng những bức bích họa về các chủ đề đa dạng khiến nhiều người thích thú.
Con ngõ dài khoảng 400m tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội gần đây thu hút sự quan tâm đặc biệt của những người dân có dịp đi ngang qua bởi những bức bích họa độc đáo trên tường. Ảnh: Duy Phạm
29 thg 4, 2017
Choáng ngợp với khung cảnh “thập diện mai phục” trên dãy Tam Đảo
Chỉ trong chưa đầy một ngày, bạn có thể khám phá khung cảnh vừa liêu trai, vừa lãng mạn, không kém phần thử thách của 3 đỉnh thuộc dãy núi Tam Đảo...
Bạn cần một chuyến “chạy trốn” khỏi những khói bụi
nơi thành thị, cần chinh phục những thử thách mới mẻ của thiên nhiên để
chiêm nghiệm lại chính mình, hay đơn giản là bạn muốn hòa mình vào vẻ
đẹp của thiên nhiên để nạp thêm năng lượng? Chẳng phải đi đâu xa, hãy
xách ba lô lên đi 80km từ Hà Nội về thị trấn Tam Đảo và chinh phục 3
đỉnh núi thuộc dãy này. Đây là cung trekking còn mới nhưng đang được rất
nhiều bạn trẻ săn đón.
Cháo sườn Hàng Bồ
Trên phố Hàng Bồ (Hà Nội) có một hàng cháo sườn không lúc nào ngơi khách trong suốt hơn 25 năm qua.
Bà Lê Thị Điều bắt đầu bán cháo sườn ở phố Hàng Bồ (Hà Nội) từ ngày nghỉ hưu đến nay.
Chiêm ngưỡng lan rừng lung linh khoe sắc
Với sắc màu tự nhiên của đất trời đại ngàn, hàng trăm loài lan rừng đang bung nở khoe sắc trên dải đất biên cương Lai Châu.
Ở Lai Châu, lan rừng có hàng trăm loài, nhưng quý nhất là Thảo trầm và Loa kèn tím.
28 thg 4, 2017
Đẹp dịu dàng mùa hoa lê trắng ở nơi lạnh nhất Tuyên Quang
Cây lê được trồng đại trà từ năm 2001 và trở thành cây đặc sản của huyện vùng cao Na Hang (Tuyên Quang).
Hơn 27 ha lê bung nở ở xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Xã Hồng Thái nằm ở độ cao hơn 1.000 m, khí hậu ôn hòa.
Chùa Phố Cũ - Cao Bằng
Chùa Phố Cũ - Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nằm ở tổ 1, phố Cũ, phường Hợp Giang (Thành phố), là một trong những ngôi chùa lâu đời ở Cao Bằng. Ngoài giá trị kiến trúc, nghệ thuật, chùa Phố Cũ còn có giá trị lịch sử cách mạng to lớn.
Theo sách xưa, chùa được xây dựng vào thời Lê, năm Vĩnh Trị thứ 3 (tức năm 1679), có tên gọi là Quan đế Miếu, thờ Quan Vân Trường, một võ tướng nổi tiếng thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Đến thời nhà Nguyễn (1802 – 1820), chùa được sửa chữa lại, có xây thêm gian hậu cung, có bàn thờ Tam cấp để thờ Phật và được đổi tên thành chùa Phố Cũ. Hiện chùa còn lưu giữ 5 tấm bia đá khắc bằng chữ Hán của bốn đời nhà Nguyễn là các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái, ghi nhận công đức, cống hiến tiền của cho chùa.
Trải qua thời gian, chùa bị xuống cấp, năm 1945, nhân dân Thị xã (nay là Thành phố) đã quyên góp trùng tu lại, xây thêm lầu hai ở chính cung, kiến trúc hoa văn kiểu hoa thị, đắp rồng chầu thời Nguyễn. Sau khi trùng tu chùa, nhân dân rước đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương) về thờ.
Chùa Phố Cũ là ngôi chùa thờ tiền Thánh hậu Phật, cho nên trong chùa được chia làm hai phần thờ chính là: thờ Phật và thờ Thánh.
Theo sách xưa, chùa được xây dựng vào thời Lê, năm Vĩnh Trị thứ 3 (tức năm 1679), có tên gọi là Quan đế Miếu, thờ Quan Vân Trường, một võ tướng nổi tiếng thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Đến thời nhà Nguyễn (1802 – 1820), chùa được sửa chữa lại, có xây thêm gian hậu cung, có bàn thờ Tam cấp để thờ Phật và được đổi tên thành chùa Phố Cũ. Hiện chùa còn lưu giữ 5 tấm bia đá khắc bằng chữ Hán của bốn đời nhà Nguyễn là các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái, ghi nhận công đức, cống hiến tiền của cho chùa.
Trải qua thời gian, chùa bị xuống cấp, năm 1945, nhân dân Thị xã (nay là Thành phố) đã quyên góp trùng tu lại, xây thêm lầu hai ở chính cung, kiến trúc hoa văn kiểu hoa thị, đắp rồng chầu thời Nguyễn. Sau khi trùng tu chùa, nhân dân rước đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương) về thờ.
Chùa Phố Cũ là ngôi chùa thờ tiền Thánh hậu Phật, cho nên trong chùa được chia làm hai phần thờ chính là: thờ Phật và thờ Thánh.
Bức hoành phi khắc chữ nổi trên tường ở cửa chính có ba chữ Hán “Hiển Thánh Cung”.
Bình Liêu tháng 4 - mùa hoa trẩu
Những cây hoa trẩu nở trắng xóa trên đường tuần tra biên giới đông bắc, cùng tiếng kèn acmonica réo rắt của bạn đồng hành người Cẩm Phả đã khiến tôi không thể nào thôi nhớ Bình Liêu.
Con đường hoa trẩu Bình Liêu - Ảnh: Thủy Trần
Với nhiều khu vực ở miền núi phía Bắc, cây trẩu được trồng như một cây công nghiệp để lấy gỗ và hạt, vỏ được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. Dưới góc độ khám phá của dân phượt, cây trẩu ngày nay đang có thêm một tác dụng mới, mang tính thẩm mỹ và kinh tế, trở thành loài cây được lưu ý trên bản đồ du lịch mỗi độ sang hè.
Ngôi làng điển hình cho vùng quê Bắc Bộ khi xưa
Với bến nước, cổng làng, cầu đá… làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) là ngôi làng cổ mang đậm kiến trúc và văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ tồn tại đến ngày nay.
Theo các bậc cao niên của làng Nôm, không rõ tên làng bắt đầu từ đâu, chỉ biết khi xưa trai gái nên duyên vợ chồng đều phải cung tiến cho làng 20 mâm đồng hoặc làm vài chục mét đường bằng gạch đỏ. Ngày nay trên cổng làng còn khắc ba chữ “Đồng Cầu Môn” như một lời nhắn nhủ về lịch sử của làng.
Tĩnh lặng quán trà bên dòng sông Hương
Quán trà mộc mạc giản dị, dành cho những người yêu thích sự tĩnh lặng trong không gian bình yên, lãng mạn bên sông Hương.
Quán trà có tên là Trà thất, nằm bên sông Hương
trên đường đi chùa Thiên Mụ. Người Huế vẫn thường gọi là Trà thất Kim
Long, để phân biệt với một số trà thất khác. Đi qua phải để ý kỹ mới có
thể nhận ra tấm biển khiêm nhường nằm dưới mái cổng, đề ngắn gọn chữ
“Trà thất”.
Cận cảnh lễ cúng bản độc đáo của người Cống ở Lai Châu
Lễ cúng bản, một trong những sắc thái văn hóa cổ truyền trong đời sống tâm linh của đồng bào Cống được tổ chức thường niên vào tháng 4.
Người Cống trên cả nước hiện nay có khoảng hơn
2.000 người, trong đó chủ yếu sinh sống tập trung dọc sông Đà, thuộc địa
bàn xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Tới chợ vùng cao Lai Châu khám phá du lịch Tây Bắc
Chợ phiên vùng cao ở Lai Châu không chỉ là nơi để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi để đồng bào gặp gỡ, tâm tình...
Lai Châu có nhiều chợ phiên vùng cao, nhưng nổi
tiếng nhất vẫn là chợ phiên San Thàng (thành phố Lai Châu), chợ phiên
Dào San (Phong Thổ), chợ phiên Pa Tần (Sìn Hồ), chợ Sừng Sì Lở Lầu....
Ngây ngất sắc sưa tím trên bán đảo Sơn Trà
Bán đảo Sơn Trà níu bước du khách mỗi mùa sưa trổ hoa tím biếc.
Mùa này, trên đỉnh Sơn Trà phong cảnh đẹp tuyệt mỹ.
27 thg 4, 2017
TP Hồ Chí Minh rất phong phú Phong Phú
Ở quận 9, TPHCM có một con đường mang tên Đình Phong Phú. Trên đường Đình Phong Phú có một ngôi đình, đó là đình Phong Phú (dĩ nhiên!). Trước kia, nơi này thuộc ấp Phong Phú, xã Tăng Nhơn Phú, còn bây giờ là khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B. Trước nữa, từ cuối thế kỷ 19, nơi đây thuộc thôn Phong Phú, tổng An Thủy, hạt Sài Gòn (phải vậy rồi, vì tên đình phải lấy theo tên thôn mà!).
Ở quận 8, TPHCM có một con đường tên là đường Phong Phú. Trên đường Phong Phú có một ngôi đình, đó cũng là đình Phong Phú. Tên đình Phong Phú đặt theo tên thôn. Phong Phú là một thôn thuộc tổng Tân Phong Hạ, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, theo địa bạ triều Nguyễn lập năm 1836.
Ở quận 8, TPHCM có một con đường tên là đường Phong Phú. Trên đường Phong Phú có một ngôi đình, đó cũng là đình Phong Phú. Tên đình Phong Phú đặt theo tên thôn. Phong Phú là một thôn thuộc tổng Tân Phong Hạ, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, theo địa bạ triều Nguyễn lập năm 1836.
Từ đình Phong Phú ở đường Phong Phú quận 8, nếu ta đi ra theo hướng quốc lộ 50 khoảng 6 km thì tới xã Phong Phú, thuộc huyện Bình Chánh....
Thấy hông, phong phú Phong Phú thiệt mà!
Thấy hông, phong phú Phong Phú thiệt mà!
“Vương quốc” quýt hồng Lai Vung
Nằm bên dòng sông Hậu được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) được biết đến là “vương quốc” quýt hồng của vựa trái cây Đồng bằng sông Cửu Long. Loại trái cây này đã trở thành sản vật đặc biệt với hương vị thơm, ngọt, vỏ mỏng ít hạt, đang là mặt hàng giúp người nông dân nơi đây làm giàu.
Dọc theo hai con đường liên xã ở huyện Lai Vung là màu sắc bắt mắt của quýt hồng đang vào độ chín. Quýt hồng chủ yếu được trồng tập trung nhiều nhất tại các xã Vĩnh Thới, Tân Phước, Tân Thành và Long Hậu. Với diện tích canh tác gần 2000ha, mỗi năm, vùng quýt hồng Lai Vung cung cấp cho thị trường khoảng 40.000 tấn. Hiện nay, quýt hồng Lai Vung có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và đã được xuất khẩu đi một số nước trên thế giới.
Giá quýt hồng thường dao động từ 20 - 25 nghìn đồng/kg. Những năm được mùa, giá có thể lên đến 30.000đ/kg mà vẫn không đủ hàng để bán. Đặc biệt, cũng giống quýt hồng Lai Vung, cũng một kỹ thuật canh tác, nhưng khi đưa về trồng ở vùng khác, chủ yếu quanh khu vực châu thổ sông Cửu Long lại cho năng suất không cao, trái quýt cũng không ngon ngọt, đẹp, năng suất cao như ở Lai Vung. Chính vì vậy, vùng đất này được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long mệnh danh là "Vương quốc quýt hồng".
Dọc theo hai con đường liên xã ở huyện Lai Vung là màu sắc bắt mắt của quýt hồng đang vào độ chín. Quýt hồng chủ yếu được trồng tập trung nhiều nhất tại các xã Vĩnh Thới, Tân Phước, Tân Thành và Long Hậu. Với diện tích canh tác gần 2000ha, mỗi năm, vùng quýt hồng Lai Vung cung cấp cho thị trường khoảng 40.000 tấn. Hiện nay, quýt hồng Lai Vung có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và đã được xuất khẩu đi một số nước trên thế giới.
Giá quýt hồng thường dao động từ 20 - 25 nghìn đồng/kg. Những năm được mùa, giá có thể lên đến 30.000đ/kg mà vẫn không đủ hàng để bán. Đặc biệt, cũng giống quýt hồng Lai Vung, cũng một kỹ thuật canh tác, nhưng khi đưa về trồng ở vùng khác, chủ yếu quanh khu vực châu thổ sông Cửu Long lại cho năng suất không cao, trái quýt cũng không ngon ngọt, đẹp, năng suất cao như ở Lai Vung. Chính vì vậy, vùng đất này được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long mệnh danh là "Vương quốc quýt hồng".
Với diện tích gần 2.000 ha trồng quýt và hàng năm cung cấp cho thị trường trên 40.000 tấn/ năm, vùng đất Lai Vung được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long mệnh danh là "Vương quốc' quýt hồng. Ảnh: Công Đạt
Tinh hoa nghề mộc Chợ Thủ
Được mệnh danh là “Đệ nhất nghề mộc và chạm khắc gỗ vùng Tây Nam bộ”, làng mộc Chợ Thủ ở huyện Chợ Mới (An Giang) đã tồn tại và phát triển hơn 200 năm với những sản phẩm vang danh, được người tiêu dùng gần xa ưa chuộng.
Theo những cứ liệu lịch sử, đình Chợ Thủ được xây dựng vào năm 1786. Trong đình còn lưu giữ nhiều dấu tích khắc gỗ tinh xảo qua các bao lam, hoành phi, cột, kèo, điều đó cho thấy, nghề mộc nơi đây cũng có tuổi đời hơn 200 năm.
Khi thực dân Pháp chiếm Cao Lãnh thì các nghệ nhân tản cư về vùng Chợ Thủ. Từ đó, cứ cha truyền con nối, dần dần nhiều thanh niên đến học nghề và phát triển nghề ra một vùng rộng lớn.
Theo những cứ liệu lịch sử, đình Chợ Thủ được xây dựng vào năm 1786. Trong đình còn lưu giữ nhiều dấu tích khắc gỗ tinh xảo qua các bao lam, hoành phi, cột, kèo, điều đó cho thấy, nghề mộc nơi đây cũng có tuổi đời hơn 200 năm.
Hàng
năm, làng mộc Chợ Thủ tổ chức cúng tế 2 lần vào ngày 13/ 6 và 20 tháng
Chạp Âm lịch thờ tam vị thánh tổ là: Lịch Đại tổ sư, Lỗ Ban tiên sư và
Cửu Thiên Huyền Nữ.
|
Nghề chạm khắc gỗ ở Chợ Thủ có nguồn gốc từ miền Bắc theo hành trang của người Việt trên đường khai phá Nam Bộ, nghề này đã sớm được hình thành ở vùng Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Khi thực dân Pháp chiếm Cao Lãnh thì các nghệ nhân tản cư về vùng Chợ Thủ. Từ đó, cứ cha truyền con nối, dần dần nhiều thanh niên đến học nghề và phát triển nghề ra một vùng rộng lớn.
Bút Tháp cổ tự
Nằm bên bờ đê Nam sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), chùa Bút Tháp trải qua hơn 8 thế kỷ với bao thăng trầm của lịch sử vẫn giữ được nét đẹp nguyên sơ, độc đáo về cảnh quan, kiến trúc, thu hút hàng trăm lượt du khách thăm quan mỗi ngày.
Trong cuốn Địa chí Hà Bắc xuất bản năm 1982 và cuốn sách Nghệ thuật Việt Nam (L’art vietnamien) của nhà nghiên cứu người Pháp L. Bezacier, xuất bản năm 1944 có nói về lịch sử hình thành ngôi chùa Bút Tháp. Theo các cuốn sách trên, chùa Bút Tháp có từ thời Trần, tức khoảng thế kỷ XIII. Cả hai cuốn sách đều đề cập việc Trạng nguyên Lý Đạo Tái (1254-1334) sau khi từ quan đã có thời gian về chùa Bút Tháp tu hành, lấy pháp danh là Huyền Quang.
Đến thế kỷ XVII, hoàng tộc triều Lê đóng góp tiền của tu sửa lại chùa Bút Tháp với quy mô rất lớn. Ở các giai đoạn sau, chùa tiếp tục được tu sửa nhỏ nhiều lần, nhưng về cơ bản, kiến trúc hiện nay chủ yếu của thế kỷ thứ XVII, gồm các hạng mục: tam quan, gác chuông, tiền đường, thiêu hương, tòa Thượng điện, tòa Tích thiện am, nhà trung, phủ thờ, hậu đường và hai dãy hành lang ở hai bên.
Trong cuốn Địa chí Hà Bắc xuất bản năm 1982 và cuốn sách Nghệ thuật Việt Nam (L’art vietnamien) của nhà nghiên cứu người Pháp L. Bezacier, xuất bản năm 1944 có nói về lịch sử hình thành ngôi chùa Bút Tháp. Theo các cuốn sách trên, chùa Bút Tháp có từ thời Trần, tức khoảng thế kỷ XIII. Cả hai cuốn sách đều đề cập việc Trạng nguyên Lý Đạo Tái (1254-1334) sau khi từ quan đã có thời gian về chùa Bút Tháp tu hành, lấy pháp danh là Huyền Quang.
Đến thế kỷ XVII, hoàng tộc triều Lê đóng góp tiền của tu sửa lại chùa Bút Tháp với quy mô rất lớn. Ở các giai đoạn sau, chùa tiếp tục được tu sửa nhỏ nhiều lần, nhưng về cơ bản, kiến trúc hiện nay chủ yếu của thế kỷ thứ XVII, gồm các hạng mục: tam quan, gác chuông, tiền đường, thiêu hương, tòa Thượng điện, tòa Tích thiện am, nhà trung, phủ thờ, hậu đường và hai dãy hành lang ở hai bên.
Chùa Bút Tháp còn có tên là Ninh Phúc Tự, nằm ở phía Tây thôn Bút Tháp xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km về hướng Đông.
Mãn nhãn ngắm rừng hoa Trẩu trắng muốt nơi cực Tây Tổ quốc
Những ngày này khi đến Tây Bắc thì gần như ở bất kỳ đâu cũng có thể được thỏa mắt ngắm nhìn những rừng Trẩu trắng muốt mọc trên khắp các sườn đồi.
3 thg 4, 2017
“Xứ sở ngàn hoa” đất phương Nam
Nằm bên dòng sông Tiền phù sa màu mỡ, làng hoa ở Tp. Sa Đéc (Đồng Tháp) đã tồn tại và phát triển hơn 100 năm qua, được ví như “xứ sở ngàn hoa” của đất phương Nam. Sản phẩm hoa, cây cảnh của Sa Đéc hiện đang cung cấp cho nhiều thị trường trong và ngoài nước.
Nghề trồng hoa ở Sa Đéc có từ đầu của thế kỷ 20, xuất phát từ một số hộ trồng hoa cảnh ở xã Tân Quy Đông. Ban đầu, họ trồng chủ yếu để trang trí và làm quà biếu trong dịp Tết. Dần dần, số hộ trồng hoa tăng lên và mục đích trồng hoa cũng thay đổi, chuyển sang lĩnh vực kinh doanh, mua bán.
Hoa ở Sa Đéc không có mùa rõ rệt, dường như quanh năm lúc nào cũng có hoa, hoa từ các vườn nhỏ, ruộng to được tập kết về bến sông chuẩn bị cho cuộc hành trình đến tay những người tiêu dùng. Hoa cảnh Sa Đéc theo mọi ngả đường đi khắp miền Nam, miền Trung, thậm chí ra cả miền Bắc để phục vụ thú chơi của người dân cả nước.
Nghề trồng hoa ở Sa Đéc có từ đầu của thế kỷ 20, xuất phát từ một số hộ trồng hoa cảnh ở xã Tân Quy Đông. Ban đầu, họ trồng chủ yếu để trang trí và làm quà biếu trong dịp Tết. Dần dần, số hộ trồng hoa tăng lên và mục đích trồng hoa cũng thay đổi, chuyển sang lĩnh vực kinh doanh, mua bán.
Hoa ở Sa Đéc không có mùa rõ rệt, dường như quanh năm lúc nào cũng có hoa, hoa từ các vườn nhỏ, ruộng to được tập kết về bến sông chuẩn bị cho cuộc hành trình đến tay những người tiêu dùng. Hoa cảnh Sa Đéc theo mọi ngả đường đi khắp miền Nam, miền Trung, thậm chí ra cả miền Bắc để phục vụ thú chơi của người dân cả nước.
Một vườn ươm hoa giống của làng hoa tại Sa Đéc. Ảnh: Công Đạt
'Văn Thánh' đất Gia Định xưa giờ ở đâu?
Đại Nam Nhất Thống Chí - Lục Tỉnh Nam Việt của Quốc Sử Quán triều Nguyễn ghi: Văn Thánh Miếu được xây dựng ở địa phận thôn Phú Mỹ, huyện Bình Dương phía đông tỉnh thành Gia Định năm Minh Mệnh thứ 5 (1824).
Cầu Văn Thánh bắc qua rạch Văn Thách trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Lên Linh Quy Pháp Ấn ngắm bình minh
Chùa Linh Quy Pháp Ấn (hay còn gọi là Pháp Ấn Sơn - tỉnh Lâm Đồng) được ví là “Cổng trời”, bởi phong cảnh tuyệt đẹp của nó khi bình minh lên như khiến người ta lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Mặt trời lên tạo ra những ráng mây vàng óng ả trên những rặng núi - Ảnh: PHAN HUY
Pháp Ấn Sơn nằm trên một ngọn núi cao của vùng nông thôn xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm. Tuy thuộc vùng ngoại ô hẻo lánh, cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 20km nhưng mỗi ngày vẫn có nhiều nhóm bạn trẻ, du khách đến chùa đón bình minh từ sáng sớm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)