Hiển thị các bài đăng có nhãn sông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sông. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 11, 2023

Cảnh sắc “thiên đường hạ giới” trên dòng sông nổi tiếng Gia Lai

Chảy qua địa hình đồi núi chập chùng, dòng sông này có cảnh quan kỳ vĩ và đầy vẻ hoang sơ. Lưu vực sông chính là nơi phát tích của người Gia Rai...

Sông Ayun là một phụ lưu của sông Ba, chảy hoàn toàn trên địa phận tỉnh Gia Lai. Dù không quá lớn, dòng sông này có rất nhiều điều lý thú để khám phá.

7 thg 9, 2023

Cổ Chiên: Tên lạ của trường giang

Cổ Chiên, dòng trường giang rộng lớn và dài hơn 80 km, là chi lưu sông Tiền đổ ra Biển Đông. Hơn ba trăm năm qua theo dòng lưu dân xuôi về miệt đất phương Nam, xóm ấp cũng dần mọc lên sầm uất đôi bờ cùng bao câu chuyện ẩn mờ trong sương khói lịch sử.

Đoạn sông Cổ Chiên qua TP Vĩnh Long trước năm 1975 - Ảnh tư liệu

Chiều tháng 8, mưa giăng mờ sóng nước. Ở ngã ba sông mênh mông gần cầu Mỹ Thuận, ông lái đò Hai Phong rổn rảng cho biết đây là nơi hội tụ giữa dòng Tiền giang và Cổ Chiên trước khi con sông mang cái tên kỳ lạ này xuôi ra biển.

25 thg 1, 2023

Cuối dòng Vệ Giang

Hôm bữa bạn nhắn, ra Tết về mình chơi, uống ly rượu nhìn sông Vệ xanh như thuở tóc tơ khởi phát từ nguồn Ba Tơ. Ừ, sẽ về để nhìn hoa cúc, ngồng cải vàng óng trong nắng xuân. Một thảm xanh chen vàng dệt trong màu nước hiền lành như nụ cười con gái...

Bữa đó lụt lớn ở Huế, mấy anh em ngồi ngó mưa, đói quá bèn nghĩ cách kể chuyện ăn uống ở làng. Hoàng là người lạc quan, bình thường vẫn là trung tâm của những bay bổng khoáng đạt, nhưng hôm nay bỗng văng ra một câu: “Kiểu này thì giờ nhà anh chắc nước ngập lút hết rồi, không biết ba má ra sao...”. Không khí như trầm lại, mọi thứ trôi dạt như mưa ngoài kia đang gào thét và dòng nước đục bắt đầu bò dần lên...

Quê anh Hoàng ở xã Đức Thắng (Mộ Đức). Ra trường anh neo đời ở Huế chứ không về Quảng Ngãi. Ngày tôi về thăm quê anh, con nước Vệ Giang mùa thu xanh lá mạ. Sông thản nhiên nhưng lòng người thì u ám. Tôi vào chợ Long Phụng tìm mẹ anh để hỏi nhà. “Ừ, bác đang bán, con về trước...”. Lòng như lá héo, bởi lần này về là để thắp cho anh nén nhang. Hoàng nổi danh là cây tùy bút ở Huế. Anh ra đi trong một đêm gió trở mình.

Một khúc sông Vệ. Ảnh: HỒ NGHĨA PHƯƠNG

20 thg 11, 2022

Sông Vệ được chạm khắc trên Cửu đỉnh

Sông Vệ chưa phải là con sông lớn nhất, kỳ vĩ nhất trong bốn con sông lớn của Quảng Ngãi là Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Câu và sông Vệ. Thế nhưng, sông Vệ lại vinh dự được chọn khắc lên Dụ đỉnh, một trong Cửu đỉnh được đặt tại sân Đại nội Huế. Hơn 180 năm qua, Cửu đỉnh vẫn ở vị trí này, là bản nguyên gốc và duy nhất, chưa từng sửa chữa.

Dòng sông mùa lũ

Sông Vệ có chiều dài gần 90 km, là hợp lưu của hai nhánh chính, một là từ núi Đồng Khố, tỉnh Bình Định chảy qua, một là từ KBang, tỉnh Gia Lai chảy về hòa chung dòng ở địa phận huyện Ba Tơ. Sông có 5 phụ lưu cấp 1 và 2 phụ lưu cấp 2; trong đó phụ lưu đáng kể nhất là sông Liên, sông Tô và sông Mễ. Sông Liên nhập dòng với sông Tô ở thị trấn Ba Tơ chảy theo hướng tây nam - đông bắc. Sông Tô từ đồng Bia, xã Ba Tô chảy về hợp với dòng chính cách thị trấn Ba Tơ 18 km về phía hạ lưu. Sông Mễ chảy từ núi Mum về hợp với sông chính ở làng Teng, xã Ba Thành. Từ đây sông Vệ đổ xuống địa phận xã Hành Thiện (Nghĩa Hành), ra khỏi các vách núi, hẻm sâu, thung lũng để về xuôi với độ dài gần 60 km. Xuống đồng bằng sông chảy men theo vùng giáp ranh giữa hai huyện Mộ Đức, Tư Nghĩa, rồi về Cửa Lở, xã Đức Lợi và cửa Cổ Lũy, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi). Ở vùng hạ lưu sông Vệ có các chi lưu lớn là sông Thoa đưa nước về huyện Đức Phổ, sông Cây Bứa và sông Phú Thọ, sông Vực Hồng.

Dòng sông Vệ. Ảnh: Hồ Nghĩa Phương

6 thg 11, 2022

Hai dòng Vàm Cỏ của Long An

Long An là tỉnh duy nhất của miền Tây Nam bộ không có dòng Cửu Long chảy qua. Tuy nhiên, Long An có 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây gắn liền với đời sống, văn hóa và lịch sử của người dân Long An.

1. Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây thường bị nhầm lẫn là 2 nhánh của sông Vàm Cỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là 2 dòng sông hoàn toàn khác nhau, hòa làm một trước khi đổ ra biển. Cả 2 dòng Vàm Cỏ đều bắt nguồn từ Campuchia. Nếu Vàm Cỏ Đông chảy qua các huyện vùng thượng: Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức rồi vào Cần Đước trở thành Vàm Cỏ thì Vàm Cỏ Tây lại qua vùng Đồng Tháp Mười với các huyện, thành phố: Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thủ Thừa, Tân An, Châu Thành, Tân Trụ rồi nhập vào sông Vàm Cỏ và đổ ra cửa biển Soài Rạp.

Sông Vàm Cỏ Tây "ấp ôm" TP. Tân An (Ảnh: Phan Thư)

20 thg 9, 2022

Khám phá hệ thống sông, rạch dài hàng trăm kilomet trên đảo Phú Quốc

Ngoài những bãi biển xanh biếc thơ mộng, các khu nghỉ dưỡng sang trọng, có lẽ không có hòn đảo nào ở Việt Nam có nhiều những dòng sông, con rạch lớn như ở đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).


Nếu có dịp đến với Phú Quốc, chúng ta hãy thuê thuyền nhỏ thực hiện một chuyến đi ngược lên thượng nguồn tham quan 2 con sông lớn và tiêu biểu nhất của du lịch Phú Quốc. Đó là sông Dương Đông và sông Cửa Cạn.

Sông Cửa Cạn trên đảo Phú Quốc có chiều dài khoảng 15 km, bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh (xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc), chảy theo hướng Tây Tây Nam rồi đổ ra biển thuộc xã Cửa Cạn.

Dòng sông này chảy qua một số khu vực mà người dân địa phương quen gọi như: Rừng Cấm, đồng Cây Sao, đồng Bà... (Ảnh: Dũng Trương). 

13 thg 9, 2022

Sông Kinh đôi bờ xanh biếc

Dòng sông Kinh lấy nước từ cửa Đại đổ về cửa Sa Kỳ, tạo thành một tuyến đường thủy dài hơn 7 km, dòng nước lững lờ trôi qua các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi). Sự tác động của con người vào địa hình tự nhiên đã hình thành nên một dòng sông vừa có cảnh quan thơ mộng, vừa mang đậm nét đặc thù trong cách ứng xử của người dân miền Trung với thiên nhiên vùng ven biển.

Dòng sông Kinh xưa và nay là bức tranh sông nước hữu tình. Dẫu vậy, với các bậc cao niên, dòng sông Kinh thuở trước vẫn luôn chảy tràn trong trí nhớ. Ông Trương Quang Thao (80 tuổi), ở thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) cho biết, hơn nửa thế kỷ trở về trước, tuyến đường thủy sông Kinh khá nhộn nhịp, nhất là vào mùa mưa bão. Ghe thuyền chở đồ gốm Mỹ Thiện, cá chuồn muối, nước mắm, cá khô... từ cửa Sa Kỳ qua cửa Đại, rồi từ cửa Đại theo thuyền buồm ngược lên vùng đồng bằng các huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và đến vùng cao Sơn Hà. Ở chiều ngược lại, nậu buôn thuyền theo ghe mang hàng mỹ nghệ, dầu lửa, dầu rái từ bến Tam Thương trên sông Trà Khúc ra tận Sa Kỳ để bán ngược lên vùng đồng bằng và miền núi như Bình Sơn, Trà Bồng, một phần theo đường biển ra Cù Lao Ré (Lý Sơn).

1 thg 9, 2022

Cùng ngắm sông Giăng - “đặc sản” du lịch của miền Tây xứ Nghệ

Sông Giăng chảy qua địa bàn 3 huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương, sở hữu cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, được coi là “đặc sản” du lịch của miền núi Nghệ An.

Người dân dọc sông Giăng, tỉnh Nghệ An làm những bè nuôi cá, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

13 thg 6, 2022

Vàm Cỏ Đông-dòng sông của thơ mộng, huyền ảo

 

Sông Vàm Cỏ Đông đoạn qua tỉnh Tây Ninh dài 105km, bắt đầu từ thượng nguồn Campuchia và kết thúc địa phận thuộc tỉnh Long An. Dọc tuyến sông này ẩn chứa nhiều điều thú vị mà đến tận bây giờ chưa ai dám khẳng định đã khám phá hết.

15 thg 5, 2022

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Cần quan tâm đầu tư cho đường thủy

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Cần quan tâm đầu tư cho đường thủy

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam - Trần Đỗ Liêm nhận định, bình quân mỗi năm, ngân sách đầu tư cho đường thủy nội địa chỉ khoảng 2%, chưa tương xứng với những tiềm năng mà đường thủy mang lại.

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Hành trình giữ đất bên bờ kênh Chợ Gạo

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4 km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Hành trình giữ đất bên bờ kênh Chợ Gạo


Năm 1876, người Pháp sau khi chiếm đóng Nam kỳ đã cho đào kênh Chợ Gạo nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ, tạo ra tuyến đường thủy ngắn nhất từ Sài Gòn đi miền Tây. Sau hàng trăm năm khai thác, kênh hiện bị sạt lở nặng. Người dân sống hai bên bờ kênh đồng thuận với chính quyền địa phương để di dời nhà, nhường đất cho dự án bờ kè ngàn tỉ đồng.

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Trăm năm “con đường lúa gạo” Xà No

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Bài 3: Trăm năm “con đường lúa gạo” Xà No

121 năm trước, từ một cánh đồng hoang rộng hàng trăm ngàn hécta, người Pháp cho đào kênh xáng Xà No nối Cần Thơ - Kiên Giang. Nhờ có kênh, đất hoang được cải tạo, năng suất lúa tăng, nông sản thuận tiện vận chuyển. Kênh xáng Xà No vì vậy được ví như “con đường lúa gạo” miệt Hậu Giang cho đến ngày nay.

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Thoại Ngọc Hầu và kỳ tích Vĩnh Tế hà

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Thoại Ngọc Hầu và kỳ tích Vĩnh Tế hà

Ngày nay, đi từ ngã ba sông Châu Đốc (An Giang) đến sông Giang Thành (Kiên Giang), nhìn dòng Vĩnh Tế dài 87km nằm sát Quốc lộ N1 thẳng tắp như kẽ chỉ, khó có thể tưởng tượng con kênh huyền thoại này được đào tay chỉ với cuốc, thuổng bởi hơn 80.000 người trong suốt 5 năm, là kênh đào quy mô nhất thời phong kiến.

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Bảo Định - Kênh đào đầu tiên ở đất phương Nam

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4 km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Bảo Định - Kênh đào đầu tiên ở đất phương Nam

Bảo Định là dòng kênh được đào đầu tiên ở Tây Nam bộ, gắn với thời kỳ người Việt đến khẩn hoang vùng đất này. Đây từng là tuyến giao thông trọng yếu giữa miền Đông và Tây Nam bộ. Sau thời gian dài bị “bỏ quên”, dòng kênh này đang được “đánh thức” trở lại để phục vụ phát triển kinh tế, du lịch,...

Dòng kênh hơn 300 năm tuổi

Bảo Định là kênh đào quy mô lớn đầu tiên ở Nam bộ, một trong những con kênh có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của TP.Tân An, tỉnh Long An và TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Theo sách sử ghi chép lại, Nguyễn Cửu Vân chính là vị quan có công khai mở dòng kênh Bảo Định, giúp việc thông thương đi lại từ Vàm Cỏ Tây tới Tiền Giang được thuận lợi hơn. Trên dòng kênh đó có đoạn giáp nước, lênh đênh lơ lửng, nước không thể chảy mạnh, thuận tiện cho thuyền, ghe khách thương hồ nghỉ lại. Dựa trên lợi thế đó, khu vực Vũng Gù (Tân An xưa) dần phát triển.

Cửa sông Bảo Định đổ ra sông Vàm Cỏ Tây trên địa bàn TP.Tân An

Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, trong phần Sơn xuyên chí có ghi về Bảo Định hà như sau: "Bảo Định hà (tục gọi kinh Vũng Gù)... cửa sông gối vào sông Hưng Hòa (tức sông Vàm Cỏ Tây), cách phía Đông Bắc trấn lỵ 47 dặm rưỡi. Trước đây, phía Đông Bắc, sông nhỏ Vũng Gù chảy đến quán Thị Cai là hết; phía Tây, sông nhỏ Mỹ Tho chảy đến chợ Lương Phú (tục gọi Bến Tranh, đất thôn Lương Phú) là hết; khoảng giữa là ruộng đất liên tiếp từ Nam đến Bắc".

Năm 1705, Chính Thống Vân Trường Hầu đi đánh Cao Miên, để ngăn quân địch quấy rối, ông cho đắp lũy, đào chỗ đầu cùng của hai khúc rạch Vũng Gù và Mỹ Tho cho thông nhau. Sau đó, ông lại cho đào sâu thêm thành đường ghe, thuyền đi lại. Trong Tân An xưa có ghi: “Sông Bảo Định nối liền Vàm Cỏ Tây qua Tiền Giang tại tỉnh lỵ Mỹ Tho".

Thời xưa, sông này là hai khúc rạch nhỏ nhờ Vân Trường Hầu là Nguyễn Cửu Vân nối liền cả hai làm một, thông thương từ Vũng Gù qua sông Mỹ Tho. Đến năm 1819, vua sai đào thêm và nới rộng, đặt tên là Bảo Định hà; ghe, tàu đi lại thuận tiện từ Tân An qua Mỹ Tho và các tỉnh miền Hậu Giang. Kể từ khi hoàn thành, kênh Bảo Định luôn giữ vai trò quan trọng về các mặt: Quân sự, thủy lợi, giao thông và cung cấp một phần nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng.

Thành phố bên dòng Bảo Định

Trong ký ức của những người dân xưa, dòng Bảo Định cùng với Vàm Cỏ Tây là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân TP.Tân An. Dòng sông bồi đắp phù sa, hội tụ thương hồ, trù phú một thời. Dòng sông hẹn hò của tao nhân mặc khách, nhân tài hào kiệt,... Hơn 300 năm qua, kênh Bảo Định vẫn chở nặng những giá trị về kinh tế, lịch sử, văn hóa để bồi đắp và kiến tạo cho đôi bờ từ TP. Tân An đến TP. Mỹ Tho.

Liên thông thủy lưu hai dòng sông mẹ là sông Tiền và Vàm Cỏ Tây, sông Bảo Định xả phèn, biến vùng đất ngập trũng của các xã thuộc huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang và một số địa phương tỉnh Long An thành đất trồng lúa. Và bây giờ ở những khu vực này đang thành vùng đất vườn trồng được nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Dòng sông mang nặng ân tình như dòng sữa mát thơm cho Tây Nam bộ.

Kênh Dương Văn Dương dẫn nước ngọt phục vụ sản xuất cho huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An

Hiện tại, do nhu cầu thay đổi nên sông Bảo Định không còn giá trị giao thông toàn tuyến Cửu Long như xưa nữa. Trên tuyến sông này, chính quyền TP.Tân An từng bước xây cầu Bảo Định, kè kiên cố với cảnh quan hai bên bờ sông thông thoáng, xinh đẹp. Gần đây nhất, TP.Tân An tiếp tục đầu tư xây dựng đoạn từ kênh Vành đai đến đường Võ Văn Môn (song song đường Nguyễn Cửu Vân). Đường Nguyễn Cửu Vân chạy dọc theo bờ kênh Bảo Định như một lời tri ân về bậc tiền nhân có công gầy dựng nên vùng đất Vũng Gù đông đúc để về sau trở thành TP.Tân An như hiện nay.

Phó Chủ tịch UBND TP.Tân An - Võ Hồng Thảo cho biết, dự án Kè sông Bảo Định là 1 trong 3 công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Tân An lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Dự án gồm các hạng mục: Xây dựng kè và công viên sau kè, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Công trình sau khi hoàn thành góp phần chỉnh trang đô thị, chống sạt lở bờ sông Bảo Định, tạo trục cảnh quan xanh, sạch, đẹp ven 2 bên bờ sông Bảo Định, góp phần cho thành phố đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2025 theo hướng đô thị thân thiện, văn minh, hiện đại.

Tại Long An, ngoài dòng kênh Bảo Định, còn có kênh Dương Văn Dương. Đây là con kênh lớn nhất, chảy qua địa bàn huyện Tân Thạnh. Trước đó, dòng kênh dài gần xuyên suốt vùng Đồng Tháp Mười có tên tiếng Pháp. Sau khi Dương Văn Dương hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truy phong ông hàm Thiếu tướng và lấy tên ông đặt cho con kênh này. Kênh Dương Văn Dương nối liền các kênh Đông Điền, kênh Nguyễn Văn Tiếp, tỉnh Đồng Tháp và kênh Bắc Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Từ dòng kênh này, nước có thể tỏa đi khắp nơi trong huyện, thông qua hệ thống các con rạch chằng chịt, liên thông nhau. Đây cũng là tuyến giao thông thủy quan trọng nhất Tân Thạnh, song song với Đường tỉnh 837. Dòng kênh này có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Tân Thạnh khi dẫn nước ngọt từ sông Tiền về phục vụ sinh hoạt và sản xuất của huyện.


Nhà văn Sơn Nam từng nhận xét: Kênh không chỉ giúp ghe thuyền đi từ biển tới Cần Thơ dễ dàng mà còn đồng thời giúp cho hàng ngàn ngôi nhà mọc lên ven hai bên bờ. Nhưng không chỉ có những dòng kênh đi mở cõi, cách đây chừng hơn 30 năm, hàng trăm tuyến kênh ở vùng sâu hơn, xa hơn của biên giới Đồng Tháp Mười cũng được đào và đắp, hệ thống lại. Chính những dòng kênh này đã góp phần biến cả dải đất hoang vu Đồng Tháp Mười thành một vựa lúa lớn nhất cả nước và đó cũng là cột mốc biến Việt Nam từ nước thường xuyên thiếu gạo, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất, nhì thế giới cho tới tận ngày nay.

Thanh Nga - Thường Sơn

17 thg 4, 2022

Những bãi bồi trên sông Trà

Những gò bồi ven sông là một phần hợp nên sinh cảnh của dòng sông Trà Khúc. Hình ảnh đó đã đi vào lòng người Quảng Ngãi với niềm thương nhớ về dòng sông quê thơ mộng.

Sông Trà Khúc phát nguồn từ cao nguyên Đắc Tơ Rôn, có đỉnh núi cao 2.350m, được hợp nước của bốn con sông sông Rhe (Hre), Xà Lò (Đak Xà Lò), Rin (Dak Krin) và sông Tang (Dak Ong). Từ ngã tư Ly Lang, sông có tên là Trà Khúc và chảy xuôi theo hướng tây - đông hơn 130km, rồi đổ ra cửa Đại Cổ Lũy.

Hồn quê trên sông Trà

Do đặc điểm địa hình, dòng sông ngắn, có sự chênh lệch khá lớn về độ cao giữa vùng núi rừng và cửa sông, nên lưu tốc dòng chảy từ thượng nguồn về trung lưu rất mạnh, đặc biệt là về mùa mưa, xảy ra hiện tượng bào mòn lòng sông và xói lở hai bên bờ sông Trà Khúc. Mặt khác, lượng mưa hằng năm tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian chỉ chừng hơn 2 tháng của mùa mưa, do tác động của những cơn mưa lớn và liên tục, nước từ các khe, suối, sông con, mạch ngầm thường xuyên gây ra những vụ sạt lở núi, cuốn đất, đá, cát, mùn, thực vật gãy đổ, trôi theo dòng nước đục ngầu ra dòng chính của con sông, rồi cuốn về phía hạ lưu.

Núi Ấn - sông Trà. Ảnh: H.K

22 thg 3, 2022

Kênh Lò Đường - Nơi hứng chịu nỗi đau thảm sát thời chiến tranh

Sự tàn khốc của chiến tranh không ai không khiếp sợ. Khi hòa bình, những câu chuyện thời chiến được nhắc lại vẫn là những vết thương khó lành. Càng xót xa hơn khi đó là những vụ thảm sát người dân vộ tội. Trong đó, vụ thực dân Pháp thảm sát 64 người dân tại kênh Lò Đường thuộc ấp Bình Phú, làng Bình Hòa, tổng Cửu Cư Thượng, quận Thủ Thừa, tỉnh Tân An (nay thuộc ấp 1, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) vào ngày 28/01/1947 là một nỗi đau rất lớn.

Con kênh Lò Đường của làng Bình Hòa đã bao lần nạo vét, mở rộng nhưng nỗi đau nơi ấy vẫn còn được người dân nhắc lại. Nó là minh chứng lịch sử thời chiến tranh, nơi diễn ra vụ thảm sát đau thương.

25 thg 1, 2022

Con sông đào đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ

Cho đến cuối thế kỷ 19, sông Bảo Định là con đường thủy huyết mạch kết nối miền Tây Nam Bộ với Sài Gòn – Gia Định.

Là thủy lộ nối liền sông Vàm Cỏ Tây ở thành phố Tân An, Long An với sông Tiền ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, sông Bảo Định là dòng sông có vai trò đặc biệt trong lịch sử khai phá đồng bằng sông Cửu Long

24 thg 1, 2022

Khám phá dòng sông Tiền huyền thoại miền Tây Nam Bộ

Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và vai trò thiết yếu với cuộc sống của cư dân địa phương, sông Tiền còn là nơi ghi dấu chiến công hiển hách của dân tộc...

Chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển Đông, sông Tiền là một trong hai nhánh sông chính đã bồi đắp nên vùng đồng bằng Sông Cửu Long trù phú của mảnh đất hình chữ S

Những điều bất ngờ ít người biết về dòng sông Hậu

Trong văn hóa Nam Bộ, sông Hậu đã đi vào nhiều câu ca như “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre/ Thấy bông lúa đẹp thương về Hậu Giang”...

Cùng với sông Tiền, sông Hậu là một trong hai phân lưu của sông Mekong, hệ thống sông nồi đắp nên đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Sông Hậu còn mang tên gọi khác là sông Ba Thắc, bắt nguồn từ tên Bassac theo cách gọi của người Khmer.

9 thg 12, 2021

Sông Kẻ Vạn ở Cố đô Huế

Sông Kẻ Vạn được đào vào năm 1814-1815, dưới thời vua Gia Long, còn được gọi là Hữu Hộ Thành hà. Chiến thuyền của nhà Nguyễn từng đi lại tấp nập trên dòng sông này.

Nằm ở phía Tây của Kinh thành Huế, sông Kẻ Vạn là một dòng sông gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Cố đô Huế.