25 thg 3, 2023
Thổi hồn vào lá bồ đề
Chế tác cầu kỳ
Những người đam mê nghệ thuật trên địa bàn tỉnh từ lâu đã quen với các dòng tranh: Sơn dầu, tranh giấy, khảm trai… Những năm gần đây, người chơi tranh còn được tiếp cận với dòng tranh làm từ lá bồ đề vô cùng độc đáo. Một trong những người chế tác dòng tranh này là chị Mai Anh Phương.
Là người đam mê nghệ thuật, đặc biệt với dòng tranh thư pháp, chị Mai Anh Phương thường trang trí trên các loại trái cây để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Khi thị trường ngày càng đòi hỏi cao về tính mới lạ, độc đáo, chị Phương bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu dòng tranh làm từ lá bồ đề.
Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, dấu tích nền văn hóa cổ
Theo các chuyên gia, những di vật, phế tích và các giá trị của văn hóa Óc Eo thuộc Vương quốc Phù Nam cổ. Năm 1944, cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret được tổ chức ở phía Đông núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn). Địa điểm khai quật đầu tiên là ở gò Óc Eo, nơi mà sau này được ông lấy tên đề nghị đặt danh xưng cho một nền văn hóa cổ đại phân bố rộng khắp, đó là “Văn hóa Óc Eo”.
Sắc màu ô môi!
24 thg 3, 2023
Đưa dúi về nhà
“Bông ô môi rơi đầy trước ngõ…”
Mùa ô môi ký ức
Những ngày giữa tháng 3, trời chuyển dần vào hạ. Cái nóng gay gắt của mặt trời nên mọi thứ co mình lại. Duy chỉ có ô môi lại chọn thời điểm khắc nghiệt nhất của thiên nhiên làm mùa đẹp nhất cho mình. Loài cây ấy, quanh năm lặng lẽ, bỗng chốc trơ trụi lá, rồi nhú ra hàng trăm, hàng ngàn chùm bông hồng tươi rực rỡ.
Mùa thả diều cũng đúng thời điểm ô môi nở rộ. Đám con nít cứ chiều chiều chân không ra ruộng, thơ thẩn dưới gốc ô môi chỉ còn bông với trái. Cánh diều từ ấy bay lên, lẫn trong cái mùi hăng hăng của rơm rạ tháng 3. Bóng ô môi trải dài trên chân ruộng, hòa lẫn trong những cánh diều sôi nổi. Diều căng gió, bay lượn như chở những ước mơ. Đám con trai lúc ấy rỗi việc, sực nhớ tới tán ô môi đầy bông. Chẳng ai rủ ai, cùng trèo lên bẻ cả nhánh cây dài hàng mét. Có lẽ ô môi “hào phóng”, nên chẳng ảnh hưởng gì đến sự sống của cây.
Chờ mùa bằng lăng!
Hoa vàng anh nở đỏ rực ở suối Moọc
23 thg 3, 2023
Mùa chim yêu giữa tháng Ba
Vài ngày cuối tháng 2 và kéo dài qua đến tháng 3, đội quân săn ảnh chim ở TP.HCM tất bật ngược xuôi để chộp những bức ảnh đẹp của loài lông vũ vào mùa yêu đương.
Vài ngày cuối tháng 2, giới săn ảnh chim ở TP.HCM kéo nhau qua khu đất trống cạnh đình thần An Khánh (TP Thủ Đức, qua cầu Thủ Thiêm 2 rẽ phải) để chụp ảnh 3 đôi chim trảu đầu hung (tên khoa học: Green Bee-eater; Bộ Sả Coraciiformes; Họ Trảu Meropidae) đang chọn nơi này làm ổ.
Căn nhà cũ của bà Từ Cung bị bỏ hoang
Vết thời gian trong nhà vườn 150 năm ở xứ Huế của công chúa triều Nguyễn
22 thg 3, 2023
Đỉnh thiêng Fansipan - 'Nàng thơ' cho các nhiếp ảnh gia vươn tầm quốc tế
21 thg 3, 2023
Nguyễn Thành Phương là ai?
Ở Biên Hoà - cũng như ở nhiều nơi khác trên khắp nước Việt Nam - có những con đường mà chắc các bạn cũng như tui không biết tên đường đó là tên ai. Một trong những con đường như vậy là đường Nguyễn Thành Phương, con đường ở phường Thống Nhất chạy ngang qua đầu cầu Hiệp Hoà sang Cù lao Phố.
Chuông chùa Ngũ Hộ - cổ vật trở về từ Tokyo
Chuông là một trong hơn 300 hiện vật đang được giới thiệu tại triển lãm Di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Bắc Ninh, kéo dài đến hết tháng 3. Chuông chất liệu đồng, đường kính 42 cm, cao 100 cm, nặng 120 kg. Quai chạm hình rồng hai đầu, miệng ngậm viên ngọc, hai chân trước quỳ xuống, thân uốn cong tạo thành quai treo.
Thân chuông chia làm bốn phần, phân cách bằng năm đường gờ chỉ chạy suốt từ trên xuống đến núm chuông. Bốn núm chuông phân đều bốn mặt, kích thước bằng nhau. Bốn phần của thân chuông mỗi phần lại chia làm hai ô. Ô trên hình chữ nhật đứng, ô dưới hình chữ nhật nằm. Bốn ô trên đúc nổi bốn chữ lớn theo trình tự: Ngũ, Hộ, Tự, Chung, kèm theo minh văn chữ Hán nêu triết lý Phật giáo, nguồn gốc ra đời của chuông. Bốn ô dưới trang trí hoa văn và chữ.
"Chậm đò ho" bài dân ca mang đậm bản sắc văn hoá của người Thổ
Ấn tượng lễ hội voi Buôn Đôn
Theo đó, Lễ hội voi Buôn Đôn năm nay chỉ tập trung vào các nội dung mang tính thân thiện để tôn vinh vẻ đẹp của voi như thi trang điểm cho voi, thi voi đẹp, thi voi chào khán giả, tổ chức tiệc buffet cho voi, cho voi tương tác thân thiện với du khách… còn các hoạt động mang tính cạnh tranh dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của voi như đua voi, thi voi vượt sông, voi đá bóng, voi kéo co, voi diễu hành trên đường phố… như ở các kì lễ hội trước đều được bãi bỏ.
Với hình thức tổ chức mới và giàu ý nghĩa này, du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng hình ảnh những chú voi Tây Nguyên hùng dũng, khỏe mạnh nhưng cũng đáng yêu, thân thiện và gần gũi với con người nhờ được chăm sóc, bảo vệ tốt.
20 thg 3, 2023
Biển Hồ Trà, không phải Biển Hồ Chè
Biển Hồ là một hồ nước mênh mông xanh ngắt trên cao nguyên có độ cao 1.000 met. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng ở Pleiku, tùng nhiều lần được đưa vào thơ, nhạc. Kỳ thật, Biển Hồ gồm 2 hồ nước lớn thông nhau, phía Nam là hồ Tơ Nưng chính là Biển Hồ mà xưa nay người ta vẫn thường nhắc tới, phía Bắc là khu vực đồn điền trà và chùa Bửu Minh được gọi là Biển Hồ trà.
Bỏ cưỡi voi, để... cười cùng voi
Từ ngày 10-2 đến nay, Trung tâm du lịch Buôn Đôn (thuộc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk - Simexco 2-9) đã bỏ hình thức du lịch cưỡi voi sang cười cùng voi để bảo tồn những chú voi nhà cuối cùng. Việc thay đổi hình thức này cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Rừng mận trăm tuổi ít người biết tới đang mùa khoe sắc
Từ Hà Nội, chúng tôi lại có một cái hẹn lên Tây Bắc khám phá những vùng đất mới. Không chỉ có những thắng cảnh hùng vĩ, thiên nhiên tươi đẹp, Tây Bắc còn được mệnh danh là xứ sở của muôn hoa. Du khách đã quá quen thuộc với những loài hoa mang vẻ đẹp hoang sơ chốn núi rừng như: hoa ban, hoa mơ, hoa đào, hoa trẩu, hoa tam giác mạch.. và đặc biệt không thể bỏ qua loài hoa mận.
Độc đáo giàn hoa giấy 'khủng' đỏ rực phủ cả căn nhà bên bờ sông Cà Ty
Những ngày này, giàn hoa giấy nhà ông Hai Chương nở rộ. Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa khô, hoa giấy lại nở hoa.
Giàn hoa giấy nhà ông Hai Chương nằm ở cuối đường Phạm Văn Đồng, sát bờ sông Cà Ty và ngay trước cổng giáo đường Đông Hải, thuộc phường Hưng Long, TP.Phan Thiết.
Nhạc sư Lê Văn Tiếng - Trọn đời vì đờn ca tài tử
“Dấu mốc” cầm ca tân điệu
Cầm ca tân điệu vốn được xem là tác phẩm mang tính lịch sử, cột mốc trong việc truyền dạy ĐCTT Nam bộ. Sách có 60 bài bản tài tử, với 20 bản tổ được sắp xếp thành hơi điệu rành mạch theo hệ thống bắc, hạ, nam, oán, cùng 40 bài bản khác được phát triển phong phú, đáp ứng nhu cầu của âm nhạc sân khấu cải lương. Mỗi bài bản đều có phần chữ nhạc do Lê Văn Tiếng phụ trách và phần lời ca do Trần Phong Sắc biên soạn. Bài bản được in song song, ăn khớp chữ nhạc với lời ca, rất dễ đọc với những ai theo đuổi ĐCTT.
Nhà nghiên cứu Văn nghệ dân gian Võ Trường Kỳ nhận định: “Từ đó (thời điểm Cầm ca tân điệu ra đời - PV) về sau, việc truyền dạy ĐCTT không bị tam sao thất bổn, phát triển rộng mạnh khắp các vùng, miền trong cả nước. Cầm ca tân điệu có thể xem là dấu mốc quan trọng định hình phát triển loại hình nghệ thuật dân tộc vừa đậm nét dân gian, vừa mang tính hàn lâm bác học”.
Tình đất, tình người ở Đá Biên
1. Nhà ông Tờ nằm heo hút bên bờ kênh Bắc Bỏ, cạnh Khu tưởng niệm Liệt sĩ Trung đoàn 207. Ông Tờ kể, hơn 30 năm trước, sau khi rời quân ngũ, ông đưa gia đình đến đây để khai khẩn đất hoang. Khu vực kênh Bắc Bỏ, ấp Đá Biên, trước đây không một bóng người, trên bờ là rừng tràm, cỏ dại um tùm, không có lối đi, dưới kênh ngập đầy bèo, lục bình, muốn vào được chỉ có thể đi bằng xuồng. Đường đi khó khăn, vất vả nên có khi phải mất nửa ngày mới tới được khu vực có dân cư.
Hành trình 26 năm giải mã chiếc đàn sừng hươu cổ 2.000 năm tuổi
- PV: Thưa ông, ông có thể chia sẻ với độc giả về hoàn cảnh phát hiện hiện vật đặc biệt này?
Nhà nghiên cứu Vương Thu Hồng: Di tích Gò Ô Chùa được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia ngày 15/9/2009. Địa điểm này thuộc xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng. Đây là di tích khảo cổ học (di chỉ - mộ táng) có quy mô lớn, tầng văn hóa dày và nhiều hiện vật.
Năm 1986, di chỉ được cán bộ Bảo tàng Long An (nay là Bảo tàng - Thư viện tỉnh) phát hiện. Từ năm 1997-2008, tỉnh triển khai 5 mùa khai quật. Thành tựu hợp tác - nghiên cứu, khai quật giữa các nhà khảo cổ học Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đã ghi nhận rằng đây là một ngôi làng cổ, di chỉ xưởng sản xuất gốm. Đồng thời, đây cũng là một khu nghĩa trang quy mô lớn với nhiều di cốt người, động vật tùy táng cùng nhiều loại hình công cụ phong phú. Khu di chỉ này thể hiện những nghề thủ công đặc sắc trong giai đoạn người cổ Gò Ô Chùa bước những bước chân đầu tiên từ thời kỳ nguyên thủy sang thời kỳ văn minh Óc Eo.
'Cụ' da khắc ghi ký ức làng An Thạnh
Xe dừng bên gốc “cụ” da có bộ rễ xù xì, tua tủa từ trên cao buông xuống bám khít vào gốc cây mẹ phô dáng “kỳ, cổ, quái” đầy vẻ uy nghi. Dưới chân cổ thụ là những lư nhang, am thờ; cạnh đó là một ngôi cổ miếu loang lổ màu rêu xám xỉn.
19 thg 3, 2023
Tháp chuông ở nhà thiếu nhi
Hồi đó lâu rồi, trong một dịp làm anh khách lạ đi lên đi xuống ở đường phố Pleiku, tui thấy thấp thoáng phía xa nhô lên một tháp chuông. Có tháp chuông thì tất nhiên là có nhà thờ chớ còn gì nữa. Vốn thích tìm hiểu về các kiến trúc chùa, nhà thờ, tui rảo bước về hướng đó để chụp vài tấm hình. Tới nơi, tui mới ngạc nhiên kêu lên: Ủa, hổng phải nhà thờ! Đó là nhà thiếu nhi tỉnh Gia Lai.
Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma nằm gần giữa cung đường ven biển từ sân bay quốc tế về Nha Trang. Nơi này ngày càng thu hút nhiều người tìm đến.
Lần đầu đặt chân đến khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, chị Lê Thảo Nhi - 35 tuổi, từ Vũng Tàu - dắt tay con trai leo lên những bậc thang hướng về phía tượng đài "Những người nằm lại phía chân trời". Dọc lối đi những hàng hoa giấy hồng thẫm nở bung giữa nền trời xanh.
Đặc sản mảnh đất cố đô Huế du khách có thể mua về làm quà
1. Trà cung đình Huế
Nhắc đến thức trà hảo hạng nhất hiện nay chắc chắn không thể bỏ qua trà cung đình Huế. Được biết đây là loại trà được làm nên từ nhiều loại thảo dược tốt cho sức khỏe, thời xưa chỉ được dùng để dâng lên vua chúa. Ngày nay trà cung đình Huế đã trở thành đặc sản trứ danh của vùng đất cố đô, du khách thập phương ghé nơi đây đều mua về làm quà.
Món ngon Lai Châu du khách nên thử một lần
1. Xôi tím Lai Châu
Nhắc đến món ngon Lai Châu chắc chắn không thể bỏ qua đặc sản xôi tím trứ danh. Món ăn này vừa dẻo thơm mùi nếp nương vừa có màu tím bắt mắt. Đây là món ăn truyền thống của người Thái, Dáy ở Lai Châu, được làm nên từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ.
Bên trong Thảo Cầm Viên - top 10 sở thú lâu đời nhất thế giới
Trải nghiệm những món ngon Hà Tĩnh, ăn một lần là nhớ mãi
Cháo canh
Nhắc đến "bản đồ" món ngon Hà Tĩnh chắc chắn không thể bỏ qua món cháo canh. Cháo canh hay một số địa phương còn gọi là bánh canh, cháo bánh canh là món ăn đặc trưng của các tỉnh ven biển miền Trung. Tuy nhiên, ở Hà Tĩnh từ cách chế biến và thưởng thức có nhiều nét riêng biệt, không lẫn đi đâu được. Sợi bánh canh 100% được làm từ bột mì nên có độ mềm, dẻo vừa phải.
Dấu thời gian trên nhà thờ đá trăm tuổi ở Gia Lai
Trải qua hơn một thế kỷ, nhà thờ cổ xây dựng năm 1909 đến nay chỉ còn tàn tích mặt phía trước cùng một phần tháp chuông, ban thờ đá cổ.
Nhà thờ hài hòa giữa kiến trúc Gothic kiểu Pháp với kiến trúc Tây Nguyên. Phía trước giáo đường còn dòng chữ "Kỷ Dậu niên" - đánh dấu năm xây dựng. Bên dưới tháp chuông còn vẹn nguyên tượng Chúa Jesus trên cây Thánh giá.
Chiêm ngưỡng làng du lịch tốt nhất thế giới tại Thái Nguyên
17 thg 3, 2023
Thăm dinh Sơn Trung
Về thăm thủ phủ cá basa
Vang bóng một thời
Nhiều năm qua, Đảng bộ TP. Châu Đốc phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có để đẩy nhanh tốc độ phát triển, nhất là quá trình đô thị hóa. Năm 2022, tuy mới bước ra khỏi đại dịch COVID-19 nhưng Châu Đốc đón 4 triệu du khách đến tham quan, trải nghiệm, điều đó nói lên sức quyến rũ của thành phố trẻ. Trong số 4 triệu du khách về Châu Đốc, có nhiều nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế về đây khảo sát chuẩn bị đầu tư nhiều dự án quan trọng, cùng chính quyền địa phương và người dân nơi đây làm giàu chính đáng.
Về Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú) thăm đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành - Di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia
Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, dấu tích nền văn hóa cổ
Theo các chuyên gia, những di vật, phế tích và các giá trị của văn hóa Óc Eo thuộc Vương quốc Phù Nam cổ. Năm 1944, cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret được tổ chức ở phía Đông núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn). Địa điểm khai quật đầu tiên là ở gò Óc Eo, nơi mà sau này được ông lấy tên đề nghị đặt danh xưng cho một nền văn hóa cổ đại phân bố rộng khắp, đó là “Văn hóa Óc Eo”.
16 thg 3, 2023
Chinh phục đỉnh Tà Xùa bằng cung trekking 12 km
Đỉnh Tà Xùa có độ cao 2.865 m so với mực nước biển, nằm trong top những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Nhiều người chọn cung trekking từ hướng Trạm Tấu để có nhiều trải nghiệm hơn con đường từ phía Sơn La, nơi xe ôtô có thể lên được tận nơi. Hành trình chinh phục đỉnh núi cả hai chiều là 25,2 km.
Quán cà phê trong căn nhà hơn 100 tuổi ở Hà Giang
Chuối nếp nướng vào top món tráng miệng ngon nhất thế giới
"Món ăn giòn, nóng hổi và thơm, ngon nhất khi thưởng thức cùng nước cốt dừa, đậu phộng rang. Đây là thứ nhất định phải thử khi đến Việt Nam", báo Mỹ giới thiệu.
Chuối nếp nướng là món ăn vặt dân dã ở miền Tây, ngày nay có thể tìm thấy tại nhiều tỉnh thành cả nước. Chuối sứ lột vỏ rửa qua nước muối loãng rồi ướp với 2-3 thìa canh đường, 1/4 thìa cà phê muối trong 30 phút. Gạo nếp trộn nước cốt dừa sau khi đồ chín dàn mỏng ra, đặt chuối lên trên, cuộn tròn rồi quấn trong lá chuối sau đó nướng. Khi lá chuối cháy xém, vỏ xôi giòn vàng, dậy mùi thơm là được.
10 thg 3, 2023
Chuyện về đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi
Về thăm Gia Miêu Ngoại trang
Nghè cổ hơn 400 tuổi ở xứ Thanh
Chuyện về mộ ba ông Tướng họ Lý dưới chân núi Tùng
9 thg 3, 2023
Bài tụng ca về phở
Anh Mai Việt Hùng đưa tui tới ăn phở tại một tiệm mà anh gọi là Phở Thơ, ngoài lý do đây là một tiệm phở ngon còn có một lý do khác: giữa quán có một tấm bảng thiệt lớn, đăng nguyên bài thơ ca ngợi phở của nhà thơ nổi tiếng Tú Mỡ.
'Ghềnh đá đĩa' triệu năm của Tây Nguyên
Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm
Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn
8 thg 3, 2023
Đảo Dấu - điểm đến nhiều trải nghiệm
Theo sách "Đại Nam nhất thống chí" biên soạn vào thời Nguyễn, đảo có tên là Song Ngư hoặc Cồn Dừa, còn trong dân gian, ngư dân địa phương gọi là đảo Hòn Dấu bởi nó được đánh dấu trên bản đồ làm mốc cho tàu thuyền qua lại các luồng lạch cửa biển.
Hang quan tài trên đỉnh núi tây Thanh Hoá
Trong số những điều kỳ bí ở vùng đất Mường Ca Da cổ này, có những câu chuyện kỳ lạ liên quan đến một hang núi chứa quan tài táng trên sườn núi. Người dân địa phương gọi động táng này là hang Phi hay hang Ma.
Tiệm mì tươi gần 90 năm của gia đình gốc Hoa
Tiệm mì nằm trong hẻm trên đường Lê Đại Hành, quận 11, vừa đủ một chiếc ôtô đi qua nhưng luôn đông khách, nhất là buổi sáng và ngày cuối tuần. Như nhiều tiệm mì của người Hoa ở Sài Gòn, nơi đây nổi bật với chiếc xe mì trang trí những bức tranh kính vẽ điển tích của các nhân vật truyện Tam Quốc. Theo chủ tiệm, xe này cũng đã "phục vụ" gần 40 năm nay, là chiếc thứ tư mà quán sử dụng từ ngày đầu.
Ông Huy là đời thứ ba nối nghiệp nghề bán mì tươi của gia đình. Chủ đầu tiên là ông Tư Ky, từ Trung Hoa di cư sang Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ trước. Ban đầu đây chỉ là gánh mì nhỏ bán ở đầu hẻm, một thời gian sau chuyển lên xe đẩy đi quanh khu chợ Thiếc, nơi có đông người Hoa sinh sống. "Đến những năm 70 thì quán yên vị bên trong hẻm đến bây giờ, cũng chỉ cách chỗ ban đầu chưa đến trăm mét", người đàn ông 57 tuổi nói.
Quán cà phê phong cách tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay thường gọi là Đạo Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ. Thực hành cơ bản của thờ Mẫu bao gồm các lễ cúng, lên đồng, hát văn và lễ hội. Năm 2016, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thăm lại Láng Linh
Tín ngưỡng thiêng liêng
Tôi đến đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (Bửu Hương tự) vào một buổi trưa nắng đổ. Khung cảnh khu di tích lịch sử - văn hóa này ít khi vắng khách, nhất là trong thời điểm cận kề lễ giỗ của Đức Cố Quản. Người dân từ khắp nơi đổ về đây, thắp nén hương tưởng nhớ công lao của ông cùng đội nghĩa binh Gia Nghị. Với họ, Quản cơ Trần Văn Thành được gọi với danh xưng vừa thành kính, vừa gần gũi: Đức Cố.
Đời ốc
Thala trong phum, sóc
5 thg 3, 2023
Ta là Alpha và Omega
Nhà thờ giáo xứ Thuận Hòa (KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai) có kiến trúc khá độc đáo.
Thiết kế nhà thờ được gợi cảm hứng từ đoạn sách khải huyền: “Bấy giờ tôi thấy Trời mới, Đất mới và Trời cũ Đất cũ đã biến mất và tôi thấy thành Thánh Giêrusalem mới từ Trời và từ nơi Thiên Chúa mà xuống, rồi tôi nghe từ phía ngoài có tiếng hô to: Đây là nhà tạm Thiên Chúa sống cùng nhân loại, người sẽ là Thiên Chúa sống cùng họ, Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21:1-4) và nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa Trời và Đất, Thánh đường biểu hiện cho “Trời mới, Đất mới" trong thiên niên kỷ mới.Những thức quà đặc sản mang đậm hương vị Hưng Yên
Hãy cùng điểm qua 5 thức quà đặc sản Hưng Yên mà các vị khách có thể ghé mua nếu có dịp đến thăm mảnh đất trữ tình này.
Tương Bần
Một trong những đặc sản không thể không mua về làm quà khi đến Hưng Yên có lẽ phải nhắc đến tương Bần. Một thức quà vừa dễ mua, dễ chế biến, có thể chiều lòng cả những người “sành ăn” nhất. Tương Bần được sản xuất rộng rãi nhất ở thị trấn Bần Yên Nhân, nơi có nhiều gia đình làm nghề lâu năm.
Để làm ra thành phẩm cuối cùng phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, chăm chút từng bước để đảm bảo tương được tươi ngon, chuẩn vị. Tương Bần được đánh giá là loại nước chấm "thần thánh" chẳng kém cạnh các món mắm nổi tiếng nào.
5 món ăn đặc sản bạn nhất định phải thử khi đến Hưng Yên
Bánh cuốn Phú Thị được mệnh danh là đặc sản ăn ngon nhớ lâu của người dân Hưng Yên. Đặc trưng của bánh cuốn làng Phú Thị là lớp vỏ bánh trắng tinh cuộn bên trong là nhân thịt ăn kèm với nước chấm chua ngọt rất dễ ghiền. Món ăn này giản dị, không hào nhoáng, không cầu kì nhưng rất dễ chiều lòng thực khách. Nếu có dịp đến vùng đất Văn Giang Hưng Yên, bạn nên thưởng thức thử món bánh cuốn Phú Thị để cảm nhận sự khác biệt.
Gà Đông Tảo
Gà Đông Tảo - đặc sản tiến Vua, là loại gà quý hiếm và hảo hạng ở Việt Nam. Chính vì vậy gà Đông Tảo được bán với giá "trên trời" và không dễ dàng để mua. Đặc trưng của loại gà này là chân to và khỏe, thịt thơm, khác biệt hoàn toàn so với các loại gà thông thường. Không ít người sành ăn đã phải tìm về huyện Khoái Châu, Hưng Yên để mua gà Đông Tảo chính hiệu. Một vài món ăn được chế biến từ gà Đông Tảo như: gà hấp nấm, chân gà hầm thuốc bắc, gà ủ muối, da gà bóp thính,...
Bún thang lươn
Nhắc đến bún thang nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đặc sản ở Hà Nội, tuy nhiên ở Hưng Yên cũng có đặc sản bún thang với hương vị khác hoàn toàn. Món ăn đồng quê dân dã này từ lâu đã trở thành "huyền thoại" trong lòng người dân nơi đây. Bún thang lươn Hưng Yên vừa dễ ăn vừa bổ dưỡng với những nguyên liệu quen thuộc như bún, lươn đồng, thịt gà xé, giò, trứng thái sợi, rau răm, thịt ba chỉ,... Tô bún thang lươn Hưng Yên thơm ngon tuyệt hảo nhiều màu sắc nhờ sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu.
Ếch om Phượng Tường
Thêm một món ăn đậm hương vị đồng quê Hưng Yên mà bạn nên thử khi ghé nơi đây chính là món ếch om Phượng Tường. Món ăn này trứ danh khắp nơi bởi cách chế biến cầu kỳ, màu sắc bắt mắt, mùi thơm quyến rũ và hương vị khác biệt, tinh tế. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của ếch kết hợp với nhiều gia vị đặc trưng gây kích thích vị giác. Nếu đã đến đây bạn nhất định không được bỏ qua món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn này nhé!
Chả gà Tiểu Quan
Món chả gà Tiểu Quan nổi tiếng xuất phát từ huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Được biết để làm ra món chả thơm ngon, người dân nơi đây phải thực hiện nhiều bước công phu, kĩ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu.
Thành phẩm cuối cùng phải đảm bảo các tiêu chí như miếng chả màu vàng óng, có độ kết dính, không bị bở, thơm mùi thịt gà và thoang thoảng hương vỏ quýt. Chả gà Tiểu Quan có thể dùng kèm với xôi, cơm trắng, đảm bảo càng ăn càng ghiền.