Có khá nhiều bài hát viết về Đồng
Nai, trong đó có những bài rất quen thuộc với người nghe cả nước, như:
Trị An âm vang mùa xuân, Đêm thành phố đầy sao (mà một thời gian dài bị
ngộ nhận là viết về TP Hồ Chí Minh, xin xem ở đây), v.v...
Năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 310 năm Biên Hòa - Đồng
Nai, tỉnh Đồng Nai có tổ chức bình chọn 10 ca khúc hay nhất viết về
Đồng Nai. Kết quả bình chọn đó như sau (xếp thứ tự ABC theo tựa đề):
1. Biên Hòa bờ bến yêu thương - TG : Thi Đường
2. Cồng vang đêm Chiến khu Đ - TG : Khánh Hòa
3. Đồng Nai mùa sầu riêng - TG : Trần Viết Bính
4. Đồng Nai ngày mới - TG : A Lý Phượng Tuyền
5. Dòng sông Đồng Nai - TG : Trương Quang Lục
6. Ngọt lòng cây trái Đồng Nai - TG : Vũ Đan Huyền
7. Tiếng hát Đồng Nai - TG : Hải Triều
8. Trị An âm vang mùa xuân - TG : Tôn Thất Lập
9. Về Đồng Nai - TG : Xuân Hồng
10. Về Đồng Nai quê em - TG : Thái Hải
Những
năm trước khi nói đến du lịch Pleiku người ta thường chỉ nhắc đến Biển
Hồ, thế nhưng gần đây các tour du lịch đến Pleiku đều có một điểm tham
quan mới: chùa Minh Thành, tọa lạc tại số 348 Nguyễn Viết Xuân, phường
Hội Phú, thành phố Pleiku..
Chùa Minh
Thành không phải là một ngôi chùa cổ, chùa được khai sơn năm 1964. Công
trình hiện nay được khởi công từ năm 1997, sau mười năm trùng tu chùa đã
cơ bản hoàn thành, và hiện nay vẫn đang tiếp tục. Chùa do Đại đức Thích
Tâm Mãn làm trụ trì. Điều đáng ghi nhận là Đại đức đã tốt nghiệp thủ
khoa Cao học Mỹ thuật học Phật giáo tại Đài Loan. Các bạn có thể đọc bài
viết sau của ông về quan điểm thiết kế chùa Minh Thành: Chùa Minh Thành.
Trên
cao nguyên mờ sương, bước chân đến khuôn viên chùa ta thấy lòng lâng
lâng thoát tục. Cảnh tượng vừa trầm mặc, vừa uy nghi trong một không
gian rộng mở khiến lòng ta nhẹ đi, rũ bỏ mọi phù du của cuộc đời...
Mặt tiền chùa
Núi Ba Thê
còn có tên gọi là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn. Đây là một ngọn núi
nằm lẻ loi giữa đồng tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo,
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Đường về thương cảng Óc Eo xưa
Miền sơn cước
Xe
chạy xuyên qua cánh đồng Thoại Sơn mênh mông, bát ngát, lúa chín vàng.
Từ thành phố Long Xuyên theo tỉnh lộ 943, chúng tôi đi về hướng Tây
hướng về Núi Sập. Dòng Thoại Giang (còn gọi là Thoại Hà) là một công
trình thế kỷ do ngài Thoại Ngọc Hầu chỉ huy. Đã có hàng vạn lượt dân
công, cơm nắm mo cau, chân đất đầu trần, tứ phương tụ họp về đây phá
rừng, đào đắp, nạo vét kênh bằng những công cụ thô sơ để cho hôm nay
dòng Thoại Giang chảy xuôi về biển.