Hiển thị các bài đăng có nhãn người K'Dong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người K'Dong. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 2, 2021

Ðộc đáo Tết Khỉ của người Ca Dong

Vào những ngày cuối năm, khi ruộng rẫy đã thu hoạch xong, kho lúa đã đầy, người Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) tại xã Đăk Ring, huyện Kon Plông lại tất bật chuẩn bị đón lễ hội lớn nhất trong năm– Tết Khỉ. Cũng giống như Tết Nguyên đán, Tết Khỉ đối với người Ca Dong đánh dấu một năm cũ qua đi, năm mới đã đến cùng những ước nguyện tốt lành.

Với mong muốn tìm hiểu về Tết Khỉ, tôi vượt hơn trăm cây số để đến với người Ca Dong ở làng Măng Lây, thôn Vắc Y Nhông, xã Đăk Ring - nơi bà con còn lưu giữ và kế thừa truyền thống tốt đẹp phong tục này qua bao đời nay.

Năm nay, vào ngày 3/12 (âm lịch), làng Măng Lây tổ chức Tết Khỉ. Trong tiết trời giá buốt, sương mù bao phủ núi rừng, dân làng Măng Lây quây quần bên bếp lửa hồng tí tách. Với giọng trầm đục, già A Tóc đưa tôi vào câu chuyện của người Ca Dong. Rằng, chẳng biết từ bao giờ, người Ca Dong ở đây đã coi loài khỉ như linh vật. Người xưa quan niệm, ở mỗi dãy núi, cánh rừng luôn có một Ông Khỉ xua đi tai ương, vận rủi, gìn giữ từng cây lúa, hạt thóc để giúp mùa màng bà con bội thu, lương thực đủ đầy. Cũng vì thế mà vào mỗi thời điểm vụ mùa kết thúc, người Ca Dong luôn tổ chức một lễ cúng để tỏ lòng biết ơn, đồng thời gửi gắm kho thóc của mình để Ông Khỉ trông coi đến khi vụ mùa mới bắt đầu. Theo dòng thời gian, lễ cúng này đã trở thành Tết Khỉ trong đời sống của người Ca Dong.

Dựng cây nêu đón Tết Khỉ. Ảnh: T.T

3 thg 6, 2018

Độc đáo làn điệu dân ca Ca Dong

Ẩn sau những ngọn núi cao trong không gian bao la của đại ngàn, những làn điệu dân ca của người Ca Dong thường gợi lên những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với lối sống, cách nghĩ của họ, tạo nên giá trị văn hóa truyền thống bền vững, đóng vai trò củng cố mối quan hệ gia đình, dòng họ, bản làng, duy trì trật tự kỷ cương trong cộng đồng Ca Dong với nhau, tạo nên một tổng thể thống nhất.

Nét đẹp của các làn điệu dân ca Ca Dong


Trong kho tàng văn nghệ dân gian của người Ca Dong, những làn điệu dân ca truyền thống luôn mang đậm chất trữ tình, vừa sáng tạo, vừa thể hiện tình cảm ngọt ngào, sâu lắng, rất được họ ưa thích. Những làn điệu dân ca: Ra nghế, ca lêu, plét, a hội, dê ôdê, đến làn điệu k’cheo truyền thống ra đời từ trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt đời sống thường ngày không phải là ngoại lệ, thể hiện tâm tư tình cảm của người Ca Dong cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi để dân làng no cái bụng, sống gắn bó, hài hòa với thiên nhiên, núi rừng. Đây còn là một trong những sản phẩm văn hóa độc đáo, được người Ca Dong gìn giữ và phát huy. Hát khi lên rẫy, hát trong những ngày lễ hội ăn trâu, Tết, cưới xin, hội tụ gia đình, vui chơi, giải trí, hát khi ru em bé ngủ, trai gái Ca Dong hát tỏ tình với nhau trong những cánh rừng già nguyên sinh.

Già làng Hồ Văn Dinh dân tộc Ca Dong thể hiện làn điệu dân ca k’cheo truyền thống qua tiếng chiêng của mình. 

24 thg 3, 2013

Đặc sản kiến và trứng kiến của người K’dong

Tục ăn kiến đã tồn tại từ bao đời nay trong đồng bào K'dong ở huyện Sơn Tây, từ món ăn khác lạ đối với nhiều người giờ trở thành món ăn đặc sản kỳ diệu của vùng núi rừng này. 

Mỗi ngày đi rẫy về, cụ Đinh Văn Nhú ở xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây cũng đem theo về vài tổ kiến. Cụ Nhú cho biết: Loài kiến này đồng bào nơi đây thường gọi là kiến chua, kiến hay ghép các lá cây lại và làm tổ trên ngọn cây. Đến mùa sinh sản kiến có rất nhiều trứng, đây chính là món ăn rất thú vị của đồng bào K'dong.

Cụ Nhú vào rừng lấy tổ kiến về. 

Sau khi lấy tổ kiến về, cụ Nhú dùng lá cây khô thui nhưng chỉ đủ lượng nóng cho kiến vừa héo, không được để kiến và trứng cháy đen. Khi lấy ra khỏi tổ, kiến và trứng được sàng sạch rác, rồi chế biến các món ăn.