31 thg 10, 2018

Các món ngon làm từ khoai mì ở Sài Gòn

Từ lâu, người Việt Nam đã sáng tạo những món ăn vặt từ các loại củ miền quê dân dã, đặc biệt là củ khoai mì. Nhắc đến khoai mì thì mọi người đều biết vì đây là loại củ quen thuộc được chế biến thành nhiều món ăn chơi ngon lành, hấp dẫn ở Sài Gòn.



Mít tố nữ Long Khánh

Từ hồi tui còn nhỏ xíu, tui đã nghe nói mít tố nữ là loại trái cây đặc sản của Long Khánh. Mít thì ở đâu cũng có, nhưng mít tố nữ hiếm hơn, ngon hơn (tất nhiên là mắc tiền hơn) và Long Khánh là nơi có mít tố nữ nhiều nhứt, ngon nhứt. Là con nít mà, nghe quê mình có loại trái cây như vậy là sướng rồi. Đâu cần biết có chính xác không (có muốn biết cũng... chả có cách nào để biết), chỉ cần sướng là đủ!



Mà mít tố nữ ngon thiệt. Thơm lừng! Đúng như người ta nói thơm như múi mít. Điều tuyệt vời nữa là khi xẻ trái mít tố nữ ra, chỉ cần nắm cái cùi giở lên là ta có một chùm múi mít, chớ không phải ngồi gở từng múi mít ra như mít thường. Đó cũng là lý do tại sao người ta xẻ chớ không chặt trái mít tố nữ.

Lên đỉnh núi Múa

Thời gian gần đây, khách Tây đã đến Việt Nam thường nhắc đến từ Mua Caves' nhiều trên mạng xã hội cũng như blog cá nhân bởi cảnh sắc núi non đẹp như tranh vẽ. Trong tháng 8 năm 2018, vượt qua cả Tràng An, Tam Cốc hay chùa Bái Đính, Hang Múa thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư (Ninh Bình) xuất sắc đứng đầu top 5 điểm đến tại Ninh Bình trên trang du lịch số 1 thế giới TripAdvisor. 

Theo truyền thuyết, thuở đời Trần giữ vị trí ngôi vương đã chọn nơi đây xây dựng An Thái Vi và thường xuyên đến để xem các cung tần, mỹ nữ hát múa và từ đó cái tên này được ra đời. 

Hang Múa nhận được nhiều lời khen khi đem tới một vẻ đẹp độc đáo, hòa quyện của lịch sử văn hóa với thiên nhiên của vùng đất Cố đô. Nơi đây được ví là Vạn lý trường thành của Việt Nam với 486 bậc thang đá rêu phong cổ kính sẽ đưa bạn lên đỉnh Hang Múa.

Khu du lịch sinh thái Hang Múa thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư (Ninh Bình).

Độc đáo món ram bắp của người Quảng Ngãi

Về Quảng Ngãi, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức ram bắp (“bắp” là cách gọi quả ngô của người miền Trung, Nam), món ăn dân dã mà thơm ngon, có thể chinh phục bất kỳ thực khách khó tính nào. 

Ram bắp là món ăn vô cùng đặc biệt và người dân xứ Quảng rất tự hào về nó. Bởi chỉ có ở Quảng Ngãi, người ta mới nghĩ ra món ăn độc đáo này.

Ram bắp độc đáo ở chính nguyên liệu. Thông thường, các loại ram thường được gói từ thịt, trứng, mộc nhĩ… Còn với ram bắp, nguyên liệu chính lại là… bắp. Thịt có thì ngon hơn, không có cũng… ngon như thường.

Làm món ram bắp khá đơn giản. Trước tiên, cần chọn những quả bắp đã đặc sữa (bắp non quá hay già quá đều không ngon). Sau đó, dùng dao hai lưỡi bào quanh quả bắp. Các nguyên liệu khác như hành lá, hành củ, thịt lợn đều được thái nhỏ. Tiếp theo, trộm bắp đã bào cùng hỗn hợp hành, thịt. Nêm một ít nước mắm, đường, muối, bột ngọt và hạt tiêu cho vừa ăn rồi trộn đều cho thấm. Như vậy là đã có thể gói ram. 


Yên bình trên biển Phan Rang

Vào buổi sớm ở xứ biển Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, mọi thứ trở nên thi vị trong cảnh núi non kỳ vĩ, không gian trong trẻo.

Phan Rang là một trong những xứ biển nổi danh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ.

Người Mông ở Lai Châu hồ hởi làm du lịch

Từ những bàn tay chỉ quen với cày cuốc, người Mông ở bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã làm quen với cách tiếp đón, mời chào khách.

Từ cánh rừng thông rộng hàng chục ha cách đây hơn 10 năm, người dân ở bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã khai thác để phát triển du lịch sinh thái, gắn với văn hóa dân tộc Mông

Tượng mẹ Âu Cơ bên bãi biển Đà Nẵng

Bức tượng bí ẩn bên bờ biển Đà Nẵng mang một ý nghĩa hướng về nguồn cội sâu sắc khi khắc họa hình ảnh Mẹ Âu Cơ - nhân vật huyền thoại có thể được coi là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên hiện diện trong lịch sử dân tộc và trong tâm linh của những người con nước Việt.

Giữa công viên Biển Đông bên bãi biển Phạm Văn Đồng ở thành phố Đà Nẵng có một bức tượng bằng đá trắng khá lạ mắt, khiến những du khách đi qua đây không khỏi cảm thấy tò mò

Bộ hài cốt 2.300 tuổi còn nguyên vẹn giữa Hà Nội

Bên trong mộ cổ Châu Can, bộ hài cốt 2.300 tuổi được đặt nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt song song với thân người bọc bằng những lớp vải mỏng hoặc lớp lá chẻ nhỏ đan lại một cách cẩn thận...

Mộ cổ Châu Can là một hiện vật thu hút sự quan tâm đặc biệt tại trưng bày chuyên đề Báu vật Khảo cổ đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội

Mực nái Biển Rạn, không ăn 'mất nửa cuộc đời'

Từ điển hải sản có lẽ phải thêm loại mực mà dân Biển Rạn (Quảng Nam) gọi là mực nái. Đây là loại mực ngon đến nỗi cánh mày râu muốn “giành ăn” với phụ nữ nên mới có câu “Mực nái con gái không nên ăn”.

Mực nái trước khi chế biến. Ảnh: Quang Viên 

Hải âu săn mồi trên biển Kiên Giang

Những ngày này, khách theo các tàu cá, hoặc tàu khách ra biển Kiên Giang sẽ được thưởng thức tuyệt cảnh săn mồi đẹp mắt của những chú hải âu biển. 

Đàn hải âu bay lượn sau tàu cá để săn mồi - Ảnh: NGỌC TÀI

25 thg 10, 2018

Bản Tày làm du lịch cộng đồng

Không chỉ được trải nghiệm các ngôi nhà sàn của người dân bản Tày, du khách đến với Bắc Sơn còn được chiêm ngưỡng thung lũng lúa tuyệt đẹp, các mái nhà lợp ngói âm dương thanh bình và hòa mình vào những đêm nhạc hội cộng đồng sôi động.

Những mái nhà sàn san sát ở Quỳnh Sơn nhìn từ trên cao - Ảnh: HẢI DƯƠNG

Cách Hà Nội khoảng 170km theo quốc lộ 1A, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - từng được biết đến với cuộc khởi nghĩa du kích Bắc Sơn - ngày nay không chỉ là vùng đất với cảnh sắc tươi đẹp và phong phú các giá trị văn hóa truyền thống, mà còn được biết đến nhiều nhờ những bản du lịch cộng đồng tại các thôn bản Tày, xã Quỳnh Sơn.

Dinh thự ven biển Nha Trang của vua Bảo Đại

Khu nhà có 5 biệt thự mang phong cách kiến trúc Pháp với góc nhìn ra biển và có bãi tắm riêng. 

Biệt thự Cầu Đá hay còn gọi là Dinh Bảo Đại - nơi ở trước đây của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương - là tên gọi chung của một quần thể kiến trúc gồm 5 ngôi biệt thự. Công trình được xây dựng trên núi Cảnh Long thuộc phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang. 
Quần thể nằm trên phần núi nhô ra phía biển với diện tích khoảng 12 ha, có độ cao 50 m so với mực nước biển. Năm ngôi biệt thự được đặt theo tên các loài cây được trồng nhiều trong khuôn viên. Ảnh biệt thự Bông Giấy - Les Bougainvillées

Cầu Trường Tiền - Nét thơ xứ Huế

Cầu Trường Tiền hay còn gọi là Tràng Tiền, duyên dáng soi bóng trên dòng sông Hương đã hơn một thế kỉ qua, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của vùng đất cố đô, và là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng nhất của xứ Huế.

Hình ảnh nữ sinh trong tà áo dài bên cạnh cầu Trường Tiền từ lâu đã trở thành biểu tượng rất riêng của xứ Huế. Ảnh: PĐ. 

Làng Cơ Tu “bước vào” kỷ nguyên số

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kỷ nguyên số không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế mà còn mở ra một chân trời kết nối giữa con người với con người.


Phải đến đầu năm 2017 thì Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và chính quyền các đô thị lớn mới bàn nhiều về những cơ hội, thách thức trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngành y tế thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh tại các bệnh viện, tiến tới việc lưu trữ hồ sơ y tế cá nhân, dùng liên thông giữa các bệnh viện. Ngành tư pháp, công an cũng chỉ mới thí điểm quản lý mã số định danh công dân thay cho chứng minh nhân dân, hộ khẩu… Trong khi đó, tại các bản làng Cơ Tu khuất lấp giữa đại ngàn Trường Sơn đã thực hiện số hoá cơ sở dữ liệu dân cư, phục vụ quản lý hành chính từ hơn 3 năm nay.

Gà đốt lá chúc - món chỉ ngon khi ăn ở An Giang

Huyện Tri Tôn không chỉ có cảnh đẹp mà còn là "thiên đường" dành cho những ai thích khám phá ẩm thực. Điển hình là các món ăn mang nét đặc trưng ẩm thực Campuchia du nhập vào Việt Nam. Với món gà đốt trứ danh tại vùng đất này, bữa trưa là thời điểm lý tưởng để bạn thưởng thức sau buổi sáng dạo chơi.

Món gà đốt trứ danh ở An Giang. Ảnh: Chấn Phong. 

Gà đốt là món ăn truyền thống của người Khmer ở An Giang. Mới nghe qua, món ăn có vẻ đơn giản nhưng lại có cách chế biến kỳ công. Gà được chọn phải là những con thả vườn, thịt tại chỗ để đảm bảo độ tươi. Sau sơ chế, đầu bếp sẽ ướp với sả, ớt, lá chúc, tỏi, đường, muối với lượng vừa đủ. Trong lúc đợi gà thấm gia vị, người dân sẽ chuẩn bị bếp đốt, nồi đất đã được xếp một lớp muối cùng sả và lá trúc dưới đáy.

24 thg 10, 2018

Chùa Bửu Minh - chốn du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến với Pleiku

Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên do sự yên bình từ khung cảnh. Tháp chùa trang nghiêm, quanh năm đứng giữa bốn bề là những đồi chè xanh hút mắt

Chùa Bửu Minh - một trong những ngôi chùa ra đời sớm nhất tại Gia Lai. Ảnh: Chu Thế Dũng

Về vùng đất “7 hồ 3 thác”

Vùng đất Măng Đen (Kon Plông)- nơi được mệnh danh là “Đà Lạt 2” của Tây Nguyên, không chỉ hấp dẫn hút khách du lịch thập phương bởi khí hậu trong lành, vẻ đẹp hoang sơ, hữu tình mà còn là mảnh đất đầy triển vọng cho phát triển nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao ở Đông Trường Sơn hùng vĩ...

Ấn tượng vẻ đẹp 


Măng Đen (huyện Kon Plông) nằm ở độ cao trung bình 1.000-1.500m so với mực nước biển, có khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình dao động từ 16-
200C, độ ẩm trung bình 82-84%, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh, rừng có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên.

Hồ Đăk Ke hấp dẫn khách du lịch. Ảnh: P.N 

Khám phá Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Vùng Đồng Tháp Mười là nơi lý tưởng cho những ai muốn “trốn” khỏi thành phố ồn ào, về với thôn quê, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng những phút giây yên ả. Nhất là vào mùa nước nổi, đến với Đồng Tháp Mười, du khách có thể hiểu sâu hơn về con người, bản sắc văn hóa, khung cảnh thiên nhiên cũng như thưởng thức những sản vật tự nhiên, đặc trưng.

Long An - miền đất hiền hòa, con người chân chất, nơi có nhiều điểm du lịch thơ mộng, níu chân du khách mỗi lần ghé qua. Đến với Long An vào mùa nước nổi, tầm khoảng tháng 7 đến tháng 10 (âm lịch) hàng năm, du khách không thể bỏ qua vùng Đồng Tháp Mười với hệ sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng, đặc trưng riêng. Bên cạnh đó, những sản vật tự nhiên góp phần tăng thêm sự hấp dẫn cho chuyến đi của mình. 

Đến với Làng nổi Tân Lập, du khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên nhiều thú vị 

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc ở chùa Ông

Chùa Ông tọa lạc tại xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa), đến đây du khách không chỉ được tận hưởng phút giây thanh tịnh mà còn được chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Chùa Ông cách TP.Quảng Ngãi 10km về hướng đông. Trước mặt chùa là một nhánh của dòng sông Vệ hiền hòa xuôi về cửa Đại hướng ra Biển Đông. Vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, về chùa Ông du khách luôn có cảm giác thư thái, bởi những luồng gió mát từ sông và vẻ đẹp nên thơ, thanh tịnh của chùa.

Chùa Ông - nơi còn lưu giữ nguyên vẹn những giá trị nghệ thuật cổ xưa. ẢNH: TRƯỜNG AN 

Độc đáo dinh Đá Tượng

Chỉ một nơi mà người này gọi là dinh, người kia gọi là đình và cả hai cùng đúng. Cộng vào đó là lối kết cấu theo kiểu sân hạ, sân trung, sân thượng mà cả Quảng Ngãi như chỉ có ở nơi này. Đó là dinh Đá Tượng (hay còn gọi là đình Trung Sơn).

Dinh Đá Tượng nằm ở phía dưới đường vào hồ chứa nước Núi Ngang, cạnh Quốc lộ 24, thuộc thôn Trung Sơn, xã Ba Liên (Ba Tơ). Dinh nằm khuất trong vòng cây xanh, cạnh ngôi trường tiểu học và khu dân cư với cây rừng cao vút.

Dinh Đá Tượng nằm khuất trong rừng cây xanh. 

Ngắm toàn cảnh đền thờ vua Quang Trung - núi Dũng Quyết

Từ 230 năm trước, vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) đã coi núi Dũng Quyết là vị trí yết hầu trên con đường xuyên Việt, là nơi khởi đầu trong quá trình xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô. Cùng ngắm các hình ảnh chụp từ trên cao để thấy một Dũng Quyết kiêu hùng và không kém phần thơ mộng. 

Với vị trí đắc địa, từ xa xưa nơi đây trở thành căn cứ quân sự trọng yếu của đất nước. Trong ảnh: Toàn bộ Toàn cảnh Phượng Hoàng Trung đô nhìn từ cầu Bến Thủy. Ảnh: Sách Nguyễn 

23 thg 10, 2018

Mộc mạc chợ phiên Tân Dương

Không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ Tân Dương (Bảo Yên) còn là nơi để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, tâm tình.

Khu bán hàng thổ cẩm. 

Chợ Tân Dương nằm ven Quốc lộ 279, họp vào thứ Sáu hằng tuần. Từ sáng sớm, người dân các bản ở Tân Dương và các xã lân cận đến chợ mang theo những sản vật gia đình. Tại khu vực họp chợ hiện nay, trước kia là chợ trâu khá sôi động, tuy nhiên, những năm gần đây, trâu được thương lái mua về chăm sóc, vỗ béo và bán cho các trang trại, nên chợ chuyển dần sang bán các loại nông sản, hàng tiêu dùng thiết yếu và nông cụ... Giao thông ngày càng thuận lợi, quy mô chợ được mở rộng, nhiều tiểu thương ở nơi khác cũng đến buôn bán, trao đổi hàng hóa ở đây, vì vậy, một góc chợ đã bắt đầu xuất hiện những gian hàng bán quần áo, đồ điện tử… Ông Hoàng Văn Quân, người dân sống gần chợ Tân Dương cho biết, trước đây chưa có chợ, mọi sinh hoạt của đồng bào các dân tộc nơi đây phần lớn là tự cung, tự cấp, muốn đi chợ, bà con phải ra thị trấn Phố Ràng hoặc ngược lên Nghĩa Đô. Từ ngày có chợ phiên, nhiều loại nông sản ở địa phương đã trở thành hàng hóa mang lại thu nhập cao cho nhiều người dân.

Ngôi chùa ở Sài Gòn có nhiều bình gốm nhất Việt Nam

Chùa Pháp Hoa có tuổi đời gần 100 năm, hiện sở hữu khoảng 10.000 bình gốm của nhiều nền văn hóa, niên đại khác nhau. 

Chùa Pháp Hoa được xây dựng từ năm 1928, tọa lạc trong một con hẻm trên đường Thích Quảng Đức (quận Phú Nhuận, TP HCM). Chùa theo hệ phái Phật giáo Bắc tông. 
Trước đây chùa giản dị với mái lợp tranh. Sau đợt trùng tu lớn vào năm 1993, chùa có quy mô như hiện tại với chánh điện, trai đường, tháp Đa Bảo, phòng khám bệnh cùng nhiều tượng Phật... 

Chùa xưa trong phố Tây Ninh

Chùa Phước Lâm có lẽ là ngôi duy nhất trong Thành phố còn giữ được “hồn xưa bóng cũ” của Phật giáo Tây Ninh thời mở đất. Sau kiến trúc mặt tiền ở hành lang trước với tầng lầu, tô đá rửa ở thập kỷ 60 thế kỷ trước; vẫn còn lại những cột, kèo gỗ nâu đen bóng và mấy lớp mái chùa lợp ngói âm dương khấp khểnh sạm màu rêu mốc.

Chùa Phước Lâm.

Huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà Đen

Núi Bà Đen cao 986 mét so với mực nước biển và được xem là cao nhất Đông Nam bộ. Theo sách “Gia Định Thành Thông Chí”, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà.

Cũng theo các bậc kỳ lão, tên gọi núi gắn liền với những giai thoại ly kỳ của Bà Đen, người được vua Gia Long phong thánh hiệu "Linh Sơn Thánh Mẫu".

Ngày nay, cứ đến dịp rằm tháng giêng (âm lịch) hàng năm, cả triệu lượt khách hành hương khắp nơi tìm về núi Bà Đen để viếng, bái Linh Sơn Thánh Mẫu.

22 thg 10, 2018

Bún cá Kiên Giang

Nói một cách không ngoa là người miền châu thổ sông Cửu Long rất khôn khéo trong cách đặt tên cho sản phẩm của quê hương. Chỉ nghe tên gọi, du khách có thể liên tưởng ngay đến thành phần tạo nên sản phẩm, vị trí địa lý nơi ra đời; và có thể so sánh với sản vật của nơi khác như bún mắm Trà Vinh, tàu hủ ky Bình Minh, bánh xèo Vườn nhãn Bạc Liêu,...


Riêng Kiên Giang, thiên nhiên có phần ưu ái cho vùng đất này vì ở đồng bằng sông Cửu Long, đây là tỉnh có biển, có đảo, có rừng và có cả đồng bằng phì nhiêu, nhiều sông rạch với nhiều sản vật phong phú đa dạng là hệ động thực vật, đặc biệt là thủy-hải sản.

Có một “thung lũng vàng Tú Lệ” ở miền Tây xứ Nghệ

Vào mùa lúa chín, bức tranh phong cảnh đa sắc màu trên cánh đồng của người dân xã Hạnh Dịch, huyện miền núi Quế Phong níu giữ bước chân của những du khách khi đến với mảnh đất này. Có nhiều người ví rằng, cánh đồng Hạnh Dịch như một thung lũng Tú Lệ (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) ở miền Tây Nghệ An. 

Xã Hạnh Dịch (Quế Phong) hiện có hơn 2.000 đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Người Thái ở xã Hạnh Dịch thuộc hai dòng chính là Tày Thanh (một số nơi phát âm là Táy) và Tày Mường. Ảnh: Thành Cường 

Hồ Goong mơ màng trong yên bình mùa thu

Khi trời trở lạnh, nắng bắt đầu vàng mật hơn, một góc hồ Goong quen thuộc với người dân phố Vinh như trở nên mơ màng hơn dù nhịp sống hàng ngày vẫn vậy, dù con đường nhỏ và hàng cây, bãi cỏ vẫn chẳng khác mọi ngày. 

Những ngày mùa thu yên bình đến lạ với màu nắng vàng hanh hao xuyên qua kẽ lá trước khi buông mình xuống mặt hồ. Ảnh: Lê Thắng 

"Ngon đã mồm" với món lươn cay nồng xứ Nghệ ngày gió mùa

Nhiều người nói rằng, đến Nghệ An mà chưa thưởng thức các món lươn thì xem như… chưa đến! Dẫu biết là bởi quá yêu, quá mê mảnh đất và đặc sản xứ này mà có phần quá lời vậy, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, các món từ lươn đồng ở Nghệ An quả thực hết chỗ chê. Ngày trời se lạnh, ngồi bên quán sáng vỉa hè hay nhà hàng sang trọng, “dõng dạc” gọi tô cháo lươn, súp lươn, hoặc lươn xào sả ớt để thấm thía vị ngọt ngon đến gắp cuối cùng. 

Hình như con lươn là loài thủy sản nước ngọt có ở khắp đồng ruộng bãi bờ trên đất nước Việt Nam. Các món ngon từ lươn cũng rất đa dạng: miền Nam có lươn nổ muối, canh chua lươn trái giác, lươn cuốn thịt rán giòn, lươn um nước dừa…; miền Bắc có lươn om chuối, miến lươn, lươn hấp muối sả… Mỗi vùng mỗi miền có một kiểu nấu khác nhau, riêng ở Nghệ An, chỉ vài ba cách chế biến dân dã đã đủ làm nên thương hiệu “lươn xứ Nghệ” nức tiếng gần xa.

Cháo lươn Nghệ An. Ảnh: Trung tâm XTDL tỉnh 

Mùa hoa lau hoang sơ phía núi

Vào mùa thu, ven những sông suối ở huyện miền núi Quỳ Hợp, hoa lau nở trắng xóa tạo nên khung cảnh kỳ thú. 

Những ngày cuối thu, đến huyện miền núi Quỳ Hợp, đi qua bản Còn xã Châu Quang, thấy trắng xóa những bãi lau nhỏ ven suối Nậm Tôn. Bản Còn trước đây là một phần của Mường Khủn Tinh, là một mường cổ của người Thái xứ Nghệ. Ông Lương Viết Thoại, một cư dân bản Còn cho hay: Trước đây lau rất nhiều nhưng việc khai thác quặng trên địa bàn đã làm biến đổi dòng chảy Nậm Tôn và diện tích các bãi lau cũng thu hẹp. Ảnh: Vi - Thủy 

Dựng lại cơ đồ từ sự điêu tàn của làng lụa Mã Châu

Ông Trần Hữu Phương từng gồng mình đứng giữa những thân dâu cuối cùng bên bờ sông Thu Bồn, đơn thương độc mã trong cuộc chiến sống còn, quyết không để tiếng lạch cạch của khung cửi, con thoi biến mất vĩnh viễn ở làng lụa Mã Châu... 

Nghệ nhân Trần Hữu Phương bên khung cửi...

Ông Phương là người rất kiên định với lụa và xem nghề ươm tơ, dệt lụa là cuộc sống của mình. Nhờ có ông, làng lụa Mã Châu bên bờ sông Thu Bồn đã khôi phục nghề dệt lụa truyền thống

Ông Hoàng Châu Sinh (nguyên chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, Quảng Nam)

Chùa Tây An ở Châu Đốc, An Giang

Chùa Tây An nằm ở chân núi Sam đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1847.

Nằm ở chân núi Sam, TP Châu Đốc, chùa Tây An được Tổng đốc Doãn Uẩn lập vào năm 1847, trải qua nhiều lần mở rộng, trùng tu. Đây còn là nơi bắt nguồn cho văn hóa tôn giáo của người dân quanh vùng nói riêng và miền Tây nói chung. 

18 thg 10, 2018

Nhà cổ 369 tuổi nguyên vẹn nhất xứ Đoài

Ngôi nhà làm bằng gỗ và đá ong có tuổi thọ nhiều nhất tồn tại trong làng Việt cổ. 


Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) là ngôi làng thuần Việt tối cổ, một trong những cái nôi của dân tộc Việt. Làng có 956 ngôi nhà cổ, trong đó có căn được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850… Những ngôi nhà cổ đều được làm từ các vật liệu truyền thống: đá ong, gỗ xoan, tre, gạch đất nung, ngói với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian.

Trong số này phải kể đến ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng đã được tổ chức Unesco công nhận là ngôi nhà được giữ nguyên trạng nhất ở làng cổ Đường Lâm với tuổi đời 369 năm. 

Ngỡ ngàng cảnh sắc mùa thu trong rừng ngập mặn Rú Chá

Rừng Rú Chá, thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, Thừa Thiên – Huế, là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm còn lại trên phá Tam Giang.

Cách trung tâm TP. Huế khoảng 15 km đi theo Quốc lộ 49 rẽ trái qua đập Thảo Long, TX Hương Trà, mất khoảng hơn 30 phút chúng tôi mới đến được rừng Rú Chá. Đây là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm còn lại trên phá Tam Giang

Ngắm đồi mâm xôi đẹp nổi tiếng trong mùa vàng Mù Cang Chải

Là một trong những điểm đến nổi tiếng trong mùa vàng Mù Cang Chải, đồi mâm xôi ở La Pán Tẩn được mệnh danh là ngọn đồi đẹp nhất trung du Tây Bắc.

Những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10, Mù Cang Chải (Yên Bái) bước vào mùa lúa vàng đẹp nhất trong năm, hấp dẫn những đoàn người nối nhau về đây tận hưởng mùa thu trọn vẹn trong hương thơm lúa chín. Một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm chính là đồi mâm xôi thuộc xã La Pán Tẩn.

Đình làng Đình Bảng - tuyệt tác kiến trúc cổ xứ Kinh Bắc

Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) có kiểu kiến trúc đình nhà sàn độc đáo, là ngôi đình cổ kính nổi tiếng bậc nhất xứ Kinh Bắc.

Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng từ năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành

Tiên Yên – Vùng đất biên cương nhiều dấu ấn văn hóa dân gian

Từng được biết đến là nơi "rừng thiêng nước độc” nhưng giờ đây, huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) đang là điểm du lịch hấp dẫn bởi nét văn hóa độc đáo.

Huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) đang là điểm đến của nhiều du khách bởi nơi đây có rất nhiều nét đẹp văn hóa dân gian của cộng đồng các dân tộc anh em. Đặc biệt, những lễ hội truyền thống được phục dựng nguyên gốc đã tạo nên những bản sắc riêng về đất và người Tiên Yên. 


Phố cũ Tiên Yên được các nhà nhiếp ảnh ghi lại từ trên cao. 

15 thg 10, 2018

Hoài niệm Hà Nội phố thế kỷ 19

Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và giáo dục lớn của cả nước, là biểu tượng cho các giá trị văn hóa của dân tộc và là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Mới đây, Cục Văn thư và Lưu trữ quốc gia phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức triển lãm “Hoài niệm Hà nội phố” để người dân Thủ đô và công chúng có cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử, văn hóa, đất và người Thăng Long - Hà Nội trong những năm đầu thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX. 

Triển lãm diễn ra tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, số 18, đường Vũ Phạm Hàm (Hà Nội) đến hết 31/12/2018.

Hơn 130 phiên bản tài liệu, hình ảnh, bản đồ, bản vẽ kỹ thuật… được lựa chọn trưng bày tại triển lãm “Hoài niệm Hà Nội phố” đã tái hiện đời sống sinh hoạt, văn hoá, tôn giáo của người dân Hà Nội. Đến với Triển lãm du khách bắt gặp khu phố cổ - nơi lưu giữ dấu ấn của một “Hà Nội ba sáu phố phường” thuở xưa; Thành cổ Hà Nội với quy mô và kiến trúc độc đáo; Văn Miếu Quốc tử Giám - Trường Đại học lâu đời nhất Việt Nam; thắng cảnh Hồ Tây cùng nhiều di tích lịch sử bao quanh; Hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn cùng các công trình mang đậm phong cách kiến trúc Á - Âu thời Pháp thuộc…

Tuồng cổ Dá hai cần được đầu tư để bảo tồn

Đồng bào dân tộc Nùng ở các huyện Trùng Khánh, Hòa An (Cao Bằng) có một di sản văn hóa phi vật thể rất đặc sắc, đó là loại hình nghệ thuật tuồng Dá hai, được phát triển từ nghệ thuật diễn trò rối dây có thời xa xưa. Tuy nhiên hiện nay, loại hình nghệ thuật này chưa được phổ biến rộng rãi như hát then của người Tày- Nùng nên chưa vẫn chưa có nhiều người biết đến.

Dá hai - loại ca kịch mang nhiều màu sắc 


Dá hai là loại ca kịch mang tính tổng hợp, đặc sắc, gần gũi với nhân dân bằng sự hòa trộn giữa lời ca, tiếng nhạc, điệu múa vô cùng phong phú và hấp dẫn.

Theo nhà phê bình lý luận về sân khấu Tuấn Giang, Viện Sân khấu-Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội thì loại hình sân khấu tuồng Dá hai của người Nùng ở các huyện Trùng Khánh, Hòa An (Cao Bằng) bắt nguồn từ trò múa rối Mộc thầu hý (múa rối que) của người Choang di cư vào nước Đại Việt thế kỷ XVIII, khoảng năm 1730. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Mộc thầu hí là nghệ thuật múa rối que, rối dây, rối tay, do các nghệ nhân dân gian diễn mua vui tại hội làng, phố chợ để bán đồ chơi, con rối, thuốc lá rừng. Những con rối dây diễn trò ngoài chợ thường chỉ to bằng ngón tay cái, được nghệ nhân điều khiển bằng hệ thống dây để diễn trò đánh kiếm, đao, kích, múa gậy… 

Những con rối được hóa thân nhân các nhân vật huyền thoại trong các vở diễn Mộc thầu hý (diễn rối dây). 

Ngọt ngào khúc hát ru của đồng bào Tà Ôi

Với đồng bào Tà Ôi, những khúc hát ru không chỉ phong phú về nội dung, chan chứa sắc thái biểu cảm mà còn đa dạng về hình thức, thể hiện một cách chân thành tình cảm của đồng bào Tà Ôi.

Tiếng hát ru không thể thiếu được trên cánh võng, bên vành nôi đong đưa, trên đôi tay trìu mến của mẹ. Mỗi dân tộc có một làn điệu hát ru của riêng mình. Nhưng dù thuộc dân tộc nào, con người đều lớn lên trong tiếng hát ru dịu ngọt của mẹ hiền.

Khúc hát ru từ tay mẹ


Những lời ru của người Tà Ôi thường theo lối ứng tác thường là những khúc ca ngắn nhưng thể hiện sinh động công việc của đồng bào từ xa xưa như: làm nương rẫy, săn bắn, se sợi kéo chỉ, dệt zèng... Hình ảnh con người trong bài hát là con người lao động và bài hát ru cũng là khúc hát ngợi ca tinh thần lao động.

Phố chè Thái sầm uất bậc nhất ở Sài Gòn

Gần 20 năm nay, người thích chè Thái ở Sài Gòn đều biết đến khu vực đường Nguyễn Tri Phương, quận 10. 

Nhắc đến chè Thái, nhiều thực khách có thể nhớ tới mùi sầu riêng thơm nức đi kèm vị sữa ngọt ngào. Khách phương xa muốn thưởng thức món ăn, nhiều người Sài Gòn sẽ gợi ý: "Ra Nguyễn Tri Phương ăn nhé". 

Mít tố nữ, đặc sản Long Khánh

Mít tố nữ là một giống mít đặc biệt, có tên gọi xuất phát từ tương truyền xa xưa, có nàng trinh nữ mang tên Tố Nữ đem lòng yêu chàng trai nghèo tên gọi Tố Nam. Giống mít được trồng nhiều nhất ở Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Mít tố nữ là loại trái cây bản địa của vùng Đông Nam Á. Ngoài ra, mít tố nữ cũng được trồng ở Úc, Ấn Độ và Queensland. Ảnh lozi

Những cánh cổng ở làng homestay An Bàng

Từ một làng chài nghèo khó, An Bàng (Hội An, Quảng Nam) sau hơn 5 năm đã vươn mình thành một làng homestay nổi tiếng khắp thế giới.

Một cánh cổng ở làng homestay An Bàng. Ảnh: H.V.M 

Khởi phát cho mô hình homestay ở đây là Lê Ngọc Thuận (hiện là Chủ tịch Hiệp hội homestay tỉnh Quảng Nam), một người con của làng An Bàng.

14 thg 10, 2018

Quán cà phê hoa đẹp như cổ tích ở Sài Gòn

Khách vừa uống cà phê, vừa chiêm ngưỡng những bông hoa thơm ngát, rực rỡ sắc màu chưng trong tiệm.

Mô phỏng kiểu cà phê hè phố Paris, Bonjour Cafe The Art trên đường Thảo Điền, quận 2 đưa khách lạc vào không gian cổ tích với thiết kế khu vườn đầy hoa. 

Tịnh xá Ngọc Sơn bên bờ vịnh Nha Trang

Hiện tại, dù chưa được nhiều du khách biết đến, tịnh xá Ngọc Sơn thực sự là một địa điểm rất đáng để khám phá ở thành phố biển Nha Trang.

Nằm ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang, tịnh xá Ngọc Sơn là một công trình kiến trúc Phật giáo hấp dẫn của thành phố biển nổi tiếng miền Trung

Lên Bắc Hà khó cưỡng rượu ngô Bản Phố

Lên Bắc Hà, du khách sẽ có một trải nghiệm đáng nhớ được xem đồng bào nấu rượu ngô nhấm nháp ly rượu thơm nồng, để rồi khó quên vị rượu ngô Bản Phố.

Ngô là thành phần chính để nấu rượu. Tuy nhiên, để làm nên hồn cốt hương vị đặc trưng của rượu ngô truyền thống Bản Phố không thể thiếu men rượu.

Mùa chim làm tổ lớn nhất trong năm ở Đồng Tháp

Khi ngoài đồng con nước phủ tràn bờ đê cũng là lúc hàng trăm loài chim tụ về khu Tràm Chim, Đồng Tháp để chuẩn bị cho mùa sinh sản.

Bánh tráng sắn

Bánh tráng sắn-loại bánh tráng mà chỉ ở vùng trung du các địa phương Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam)… mới có. Những quả đồi như bát úp, thường khô hạn vì thiếu nước tưới thì chỉ có sắn (có nơi bà con còn gọi là khoai mì hay khoai xiêm) mới trụ nổi.
Hom sắn (gốc sắn cưa thành từng đoạn khoảng 10cm) cắm xuống đất, không phân tro, tưới tắm gì mà vẫn chịu thương chịu khó đâm chồi, nảy lá. Và chỉ một năm sau là mỗi gốc cho một chùm củ lúc lỉu, mập mạp. Sắn là cây lương thực quan trọng của người dân quê Quảng Nam chỉ sau cây lúa. 

Bánh tráng sắn, món ăn dân dã của người Quảng. Ảnh: K.E 

Làng nổi Tân Lập “khoác” áo mới

Số lượng khách đến tham quan Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) tăng lên hàng năm, đặc biệt là dịp cuối tuần, góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh Long An, thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển.

Khách sạn 8 tầng với 32 phòng phục vụ chỗ lưu trú cho du khách 

Làng nổi Tân Lập được tỉnh đầu tư xây dựng năm 2003 với diện tích hơn 135ha, vùng đệm rộng 500ha. Giai đoạn đầu khai thác, lượng khách đến đây trung bình mỗi năm khoảng 10.000 lượt người. 

Tổng Binh ở đâu?

Có những địa danh gắn với lịch sử hình thành của một vùng đất, nhưng nó không phải là tên gọi để chỉ một đơn vị hành chính của vùng đất đó. Tổng Binh ở phía đông huyện Bình Sơn là trường hợp như vậy. Dân Lý Sơn có câu ca dao để nói về địa danh này: “Trời trong ngó thấy Tổng Binh/ Muốn về thăm mẹ bực mình chẳng nghe”. Từ Lý Sơn, chỉ có thể nhìn thấy Tổng Binh khi “trời trong” mà thôi.
Trong quá trình tiến về phương Nam để định hình đất nước chữ S như hôm nay, cha ông ta đã cắm những cột mốc quan trọng sau bước chân mở cõi của những binh phu lẫn những lưu dân chân đất. Tổng Binh ở xã Bình Hải (Bình Sơn) là một “cột mốc” như thế.

Vì sao có tên Tổng Binh?
Nhà giáo Nguyễn Đình Thảng, thầy dạy Hán Nôm khoa Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Huế những năm 70-80 của thế kỷ trước, quê vùng đông huyện Bình Sơn đã có lần giải thích theo cách hiểu biết của ông về tên gọi này: “Tổng Binh là chỗ duyệt binh thôi”.

Vịnh Việt Thanh, xã Bình Hải (Bình Sơn) nơi trước đây hơn 500 năm được xem như bàn đạp để Đại Việt tiến quân vào đất liền. ẢNH: TL 

Vẳng xa tiếng thoi đưa...

Những triền dâu xanh ngắt nằm dọc bãi bồi ven sông Phước Giang thuộc các xã Hành Nhân, Hành Dũng (Nghĩa Hành) giờ không còn nhiều, nhưng thoảng đâu đó vẫn có một mùi thơm của tằm nhả tơ và vọng lại âm thanh của tiếng thoi đưa.
Sông Phước Giang là nơi hội tụ của các con sông, suối từ huyện Minh Long đổ về. Hằng năm, nhờ lượng phù sa sông mẹ bồi đắp, người dân đôi bờ sông Phước Giang đã trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Những năm 80 của thế kỷ trước, bên dòng sông Phước Giang là những triền dâu xanh ngút tầm mắt, vang vọng tiếng thoi đưa. Nghề trồng dâu, nuôi tằm một thời đã đem lại cuộc sống no đủ cho người dân ở làng quê này.

Dấu xưa bên dòng Phước Giang
Ông Lê Văn Tùng, ở thôn Kim Thành (xã Hành Dũng) nhớ lại: "Hồi trước, làm ruộng ba năm không bằng nuôi tằm một lứa". Nghề nuôi tằm rất vất vả, nên người xưa có câu: “Làm ruộng ăn cơm nằm/ Nuôi tằm ăn cơm đứng". Chu kỳ của tằm chỉ có 21 ngày, từ khi nở đến lúc trưởng thành phải phân làm 4 giai đoạn.

Lá dâu cho tằm ăn phải ráo và sạch. 

13 thg 10, 2018

Bánh xèo củ hũ dừa bình dân tại Cần Thơ

Nằm trên con đường Cái Sơn - Hàng Bàng, vừa nhỏ lại vừa xa trung tâm thành phố Cần Thơ nhưng quán bánh xèo ở đây không bao giờ ngơi khách ra vào.

Bánh xèo miền Tây không khó tìm ở Cần Thơ, nhưng để kiếm một quán bánh xèo “đúng chất” với giá cả phải chăng, du khách không thể bỏ qua quán Bảy Tới, một địa chỉ ăn uống nổi tiếng nằm trên đường Cái Sơn - Hàng Bàng.

Ấn tượng đầu tiên của du khách về quán là dãy bếp dựng sát tường ngay gần cửa vào. Thông thường, các quán ăn thường đặt bếp ở sau nhà, khuất tầm mắt thực khách. Ở đây, hàng bếp than củi với những khuôn đúc vỏ bánh được bày ra trước mắt cho thực khách trong lúc chờ đợi có thể quan sát sự khéo léo của người đầu bếp.

12 thg 10, 2018

Quán bar sân thượng lâu đời nhất Sài Gòn

Từng là nơi tụ hội của các phóng viên chiến trường xưa, Rooftop Garden trở thành điểm đến cho du khách khám phá lịch sử Sài Gòn. 

Tọa lạc tại tầng thượng thuộc khách sạn Rex ngay tại trung tâm Sài Gòn, Rooftop Garden Bar có một tầm cao vừa đủ để thoát khỏi sự náo nhiệt của phố thị. Từ đây, thực khách vẫn có thể quan sát nhịp sống sôi động của người Sài Gòn.


Five O’clock Follies là tên gọi cũ của quán bar. 

Bar từng được CNN bình chọn là “một trong 1.000 nơi phải đến trước khi nhắm mắt” và gắn liền với tên gọi Five O’clock Follies từ thập niên 1960. Khi đó, đây là nơi tụ hội của các phóng viên chiến trường và giới chức sau giờ làm việc.

Trường Taberd Sóc Trăng - nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Theo dòng thời gian, dù ngôi Trường Taberd xưa đã thay đổi nhiều, nhưng dư âm đêm 23/9/1945 vẫn sống mãi trong lòng người dân Sóc Trăng với bầu không khí ấm cúng tình đồng chí, đồng đội, tình người dân chan chứa đối với đoàn quân cách mạng, những tù chính trị từ nhà tù Côn Đảo được Đảng, Chính phủ giao cho Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng thay mặt nhân dân cả nước đón tiếp và chăm sóc. 

Chân dung chủ tịch Tôn Đức Thắng tại nhà trưng bày

Trường Taberd, nằm trên đường Tôn Đức Thắng, thuộc phường 6, thành phố Sóc Trăng. Trước đây do tổ chức Công giáo của chính quyền thực dân Pháp xây dựng từ năm 1912 để phục vụ cho việc nuôi dạy học sinh tiểu học nội trú, trước nữa gọi là trường La San, được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Với diện tích trên 10.000
m2, Trường có đường giao thông đi lại rất thuận tiện, có 4 mặt tiền quay ra 04 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, giáp với 04 con đường bao bọc chung quanh trường: hướng Đông là đường Tôn Đức Thắng, hướng Tây là đường Calmette, hướng Nam là đường Lê Lợi và hướng Bắc là đường Lai Văn Tửng.