29 thg 1, 2018

Đẹp ngỡ ngàng rừng cao su mùa thay lá miền giáp biên giới Lào

Thời tiết sang đông, hầu hết các loại cây đều thay lá để cùng nhau đâm chồi nảy lộc khi mùa xuân đến. Từ cuối tháng 11 âm lịch hàng năm những vườn cao su cũng trút bỏ lớp lá cũ để mùa xuân sang đâm chồi lộc biếc.

Vào khoảng thời gian cây rụng lá lại tạo nên những cảnh đẹp nên thơ đến ngỡ ngàng níu chân những ai có dịp đi qua khu vực này.

Tại một số huyện phát triển trồng cây cao su như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh. Những vườn cao su ở đây có tuổi đời từ 3 đến 10 năm đang thời kỳ khai thác mủ.

Vào mùa này, khi có dịp đi qua những vườn cao su mọi người đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của rừng cây cao su mùa thay lá. Những cơn gió nhẹ đưa những chiếc lá rời cành bay trong gió. Dưới các gốc cây những chiếc lá khô phủ một lớp bàng bạc khá dày trên mặt đất tạo nên khung cảnh rất nên thơ.

Những vườn cao su bắt đầu rụng lá. Lúc này những cây cao su chỉ còn những cành cây khẳng khiu. 

Bắt đầu từ tháng 11 âm lịch, những vườn cao su bắt đầu trút lá. Ảnh: N. Duyên. 

Thăm khu “Ký ức làng chài” trong lòng bán đảo Sơn Trà

Tới khu sinh thái bán đảo Sơn Trà, thăm khu Ký ức làng chài - nơi được xem là chốn bồng lai tiên cảnh, là biển cả giữa đại ngàn.

Bảo tàng Đồng Đình – Khu vườn của ký ức bao gồm 5 mảng Chuyên đề: Nhà ký ức làng chài, Nhà trưng bày mỹ thuật – Nhà biệt thự, Nhà trưng bày cổ vật – Nhà Rường, Nhà ký ức đời rừng – Phòng ký ức quê nhà và Nhà sinh hoạt cá nhân – Nhà quản lý

Hoa mơ nở trắng cao nguyên Mộc Châu

Về Mộc Châu những ngày này, bạn sẽ thấy như lạc vào thế giới khác bởi vẻ đẹp mộc mạc mà thanh khiết khi hoa mơ nở trắng rừng.

Mộc Châu là vùng đất đẹp bốn mùa quanh năm, mà đẹp nhất, hữu tình nhất là khi những sắc hoa khoe thắm trên cao nguyên này.

27 thg 1, 2018

Những góc riêng của Huế

Dẫu không chủ đích đến Huế, nhưng trong cuộc hành trình Bắc Nam của những chuyến xe dong ruỗi, Huế vẫn là điểm được chọn để dừng lại, có thể là ở lại một đêm, có thể là vài giờ đồng hồ, để ít nhất một lần bước chân vào kinh thành Huế, nghĩ về vương triều nhà Nguyễn xa xưa.

Có lẽ du khách không khỏi có sự nao nức, dẫu chỉ đi một vòng trong khuôn viên hoàng thành rộng tới 520 ha kia, để tưởng tượng cảnh vua ngồi ngai vàng thượng triều, cảnh cung tần mỹ nữ dạo chơi hay những buổi yến tiệc vua chúa đã từng diễn ra.


Một góc tường thành.

Một ngày trên đảo Quan Lạn

Thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đảo Quan Lạn có diện tích hơn 11 km2 với dân số hiện vào khoảng gần 8.000 người. Một ngày trên đảo Quan Lạn, du khách được trải nghiệm những cảm giác thú vị từ phong cảnh thiên nhiên đến các công trình tôn giáo, các món ăn hấp dẫn, đồng thời có dịp tìm hiểu cuộc sống cư dân địa phương. 

Buổi sáng, du khách dậy sớm đón bình minh, thăm các làng chài, bãi cào ngao, săn sá sùng… Chiều đến, du khách thăm viếng các đình chùa trên đảo như đình Quan Lạn, đền Trần Khánh Dư, chùa Linh Quang Tự, và ra các bãi tắm còn hoang sơ để được ngâm mình dưới làn nước trong xanh. 


Đảo Quan Lạn nằm giữa Vịnh Bái Tử Long.

Thu về bên dòng sông Năng

Sông Năng gắn liền với hai thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Bắc Kạn là thác Đầu Đẳng và động Puông. Khi mùa thu về, cảnh sắc hai bên bờ sông mang vẻ đẹp quyến rũ, những hàng cây lá úa vàng rủ xuống dòng sông, soi bóng dưới làn nước trong xanh, xa xa một vài chiếc thuyền nhỏ của người đi đánh cá, chốc chốc có những đàn cò trắng vỗ cánh tung bay về phía rừng…

Sông Năng mùa thu có nhiều đoạn nước xanh biếc, trong vắt đến mức có thể nhìn thấy những đám rêu xanh tận đáy. Sông như chiếc gương trời khổng lồ soi hình bóng núi và những làng bản của đồng bào Tày, Mông. Những gì đẹp nhất của sông Năng khi vào thu có thể nhiều người vẫn chưa biết mỗi khi đến thăm Hồ Ba Bể.


Vào thu, cánh rừng bên sông như nhuộm một màu vàng.

Rong chơi ở Tà Phìn

1. Ra khỏi Sa Pa trên con đường hướng về thành phố Lào Cai chừng hơn 6 km thì có một con đường rẽ bên trái. Không có bảng hướng dẫn, chỉ có thể tìm đường bằng cách hỏi miệng với cô chủ tiệm bán tạp hóa ở ngã ba: “Cô ơi, có phải đây là con đường đi Tà Phìn”. Cô chủ tiệm gật đầu. Con đường theo sự chỉ dẫn của cô chủ tiệm tạp hóa là một con đường có đủ loại ổ gà, ổ trâu, ổ… voi. Đi một đoạn thì gặp một trạm thu phí nho nhỏ ven đường, cô nhân viên ăn nói ngọt ngào: “Dạ, mỗi đầu người bốn chục ngàn ạ!”. Tiền trao tay rồi qua cổng, không có vé, chẳng biên nhận.

Phải ghìm chặt tay lái để lạng lách trên những con dốc, bên dưới ruộng lúa vào mùa lúa chín với màu vàng quyến rũ, nhưng muốn nhìn ngắm thì chỉ có cách duy nhất là dừng xe, có chỗ hố sâu, tay lái suýt chao té xuống…



Kỳ thú Mường Hum

Mường Hum thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là một vùng đất hoang sơ, thơ mộng, nơi sinh sống của người dân tộc Mông, Hoa, Giáy, Dao, Hà Nhì… Tiết trời Mường Hum quanh năm mát mẻ, vì vậy cây cỏ quanh năm tươi tốt. Mường Hum thu hút du khách tìm đến thường vào mùa xuân và mùa thu. Mùa này, Mường Hum đẹp như một bức tranh thiên nhiên quyến rũ. 

Những triền núi chập chùng, nhấp nhô uốn lượn với những vạt rừng xanh thẳm. Phía dưới là những thửa ruộng bậc thang như những đường viền tô điểm một cách khéo léo cho đồi núi. Vào thời gian thu hoạch, ruộng bậc thang Mường Hum rực vàng lúa chín. Đứng trên những mỏm đá, phóng tầm mắt ra xa, du khách không khỏi trầm trồ với hình ảnh những sóng lúa đang lượn trên đồng. 


Ruộng bậc thang như những đường viền tô điểm vẻ đẹp cho những triền núi Mường Hum.

Trải nghiệm leo đỉnh Hàm Lợn

Leo núi theo kiểu đi từng bậc thang lên đỉnh là chuyện bình thường và dễ dàng. Nhưng kiểu mò mẫm đường mòn từ ngọn núi này qua ngọn núi khác lại là một trải nghiệm khác biệt và thú vị với những người ưa thích du lịch khám phá.

Bài kiểm tra thể lực


Hàm Lợn là một ngọn núi thuộc dãy Độc Tôn ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, với độ cao khoảng 460 m so với mực nước biển. Ngọn núi này cách Hà Nội chỉ chừng 40 km, không xa đô thị nhưng vẫn còn khá hoang vu. Bởi vậy nên nhiều bạn trẻ thích đến đây, tổ chức cắm trại bên hồ Hàm Lợn hoặc leo núi.

Nhiều bạn trẻ cho rằng leo lên đỉnh Hàm Lợn, mặc dù ngọn núi này không cao, nhưng sẽ giống như một bài kiểm tra thể lực cho một hành trình gian nan khác là leo đỉnh Fansipan, ngọn núi cao nhất Việt Nam nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Anh Thành Vinh (Sóc Sơn – Hà Nội) nhận xét: “Khác với Fansipan, Hàm Lợn không có một đường mòn chính thức nào cả, nên rất dễ lạc”. Thi thoảng đường đang đi đột ngột biến mất. Thay vào đó là những đám dương xỉ rậm rạp, bụi bặm, những bờ bụi cao quá đầu người. Đoàn leo núi luôn cần một người thông thạo địa hình và thành viên cần bám rất sát người dẫn đường này để tránh lạc. 


Vượt qua các cánh đồng trước khi đến chân núi Hàm Lợn.

Về quê hương của những điệu vọng cổ

“Bên nước mặn biển cho muối nhiều, bên nước ngọt, phù sa vun bồi” là lời giới thiệu về mảnh đất Bạc Liêu trù phú. Không chỉ nổi tiếng bởi những điệu vọng cổ, giai thoại về bác Ba Phi hay công tử Bạc Liêu một thời, mảnh đấy này còn mặn mòi vị muối, thắm đượm tình người.

Nặng phù sa, nặng nghĩa tình 


Nằm trong lòng Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu tiếp giáp Cà Mau - địa đầu phía Nam của Tổ Quốc. Đúng với đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, Bạc Liêu gắn với hình ảnh của phù sa trĩu nặng theo dòng Mê Kông ra biển, bồi đắp qua mấy trăm năm tạo thành gò, bồi tươi tốt, những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Rừng đước mênh mông san sát theo hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ở đây khí hậu đặc trưng với hai mùa nắng mưa rõ rệt. Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này không chỉ có những miệt vườn cây trái trĩu cành, thóc lúa nặng bông mà còn có cá tôm miền biển, những cánh đồng muối trắng tinh nổi tiếng một vùng. 

Biểu diễn đờn ca tài tử. 

Lưu giữ hương vị lạp sườn Mường Khương

Nhờ có công nghệ bảo quản tốt, người ta có thể làm lạp sườn quanh năm. Nhưng với những người làm lạp sườn ở Mường Khương (Lào Cai), tháng 10 âm lịch là thời điểm làm ra món lạp sườn ngon và đúng vị nhất. 

Bí kíp chế biến món lạp sườn ngon


Từ lâu món lạp sườn gác bếp hay hun khói đã trở thành món ăn truyền thống, sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày và là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, Xuân về ở Mường Khương. Không ai nhớ rõ nguồn gốc của món lạp sườn này. Nhưng theo các cụ cao niên thì có lẽ món lạp sườn bắt nguồn từ những ngày còn khó khăn. 

Lạp sườn được hong khói. 

Làng làm quỳ vàng duy nhất tại Việt Nam

Kiêu Kỵ là làng nghề truyền thống chuyên làm vàng quỳ thuộc đất Đông Ngàn, Kinh Bắc xưa (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Đến Kiêu Kỵ hôm nay, từ xa đã nghe thấy những âm thanh đập quỳ vang vọng khắp xóm làng.

Ở làng Kiêu Kỵ hiện có hàng trăm hộ gia đình chuyên kinh doanh vàng quỳ, nhiều hộ sản xuất với quy mô lớn tới 20 thợ làm việc. Nhờ vậy, hàng trăm thanh niên và người cao tuổi trong làng có việc làm với thu nhập ổn định.

Anh Vũ Huy Giao, người dân làng nghề vàng quỳ Kiêu Kỵ đang miệt mài giã quỳ. Ảnh: Trịnh Bộ 

Đao đao, nhạc cụ đơn sơ, độc đáo của người Khơ Mú

Ban đầu là một dụng cụ sản xuất, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử người Khơ Mú đã biến ống nứa nhỏ thành loại nhạc cụ gần gũi, thân thuộc, làm phong phú đời sống tinh thần và làm giàu bản sắc văn hoá, âm nhạc của mình. 

Dấu ấn trong đời sống của cư dân nông nghiệp vùng núi phía Bắc


Đao đao (đao) hay thăm đao đao từ lâu luôn có mặt trong mọi sinh hoạt của người Khơ Mú và người Thái ở vùng núi phía Bắc. Được làm từ một ống nứa, nguyên liệu tự nhiên gần gũi và gắn bó thân thuộc với người Khơ Mú, đao đao vốn là 1 công cụ sản xuất vô cùng sáng tạo của người Khơ Mú.

Chính vì ngôi nhà truyền thống của người Khơ Mú là dạng nhà sàn, mái lợp cỏ gianh - loại thực vật sinh trưởng mạnh mẽ, che phủ tốt khi phơi khô và liên kết với nhau bằng tre, nứa và lạt. Đo gianh, chải gianh là công việc thường xuyên, gắn liền với việc làm nhà, bảo dưỡng mái nhà của đồng bào. Ống nứa nhỏ này được đồng bào sử dụng trong quá trình kết gianh làm mái nhà là một dụng cụ hữu dụng, kết tinh tri thức dân gian qua quá trình lao động lâu dài. 

Phụ nữ Khơ Mú độc tấu đao đao. 

24 thg 1, 2018

Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay

Ngày 20/7/1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt Sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức, đến ga cuối cùng tại trung tâm Tp. Mỹ Tho đánh dấu sự ra đời của ngành Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), một trong số ít nước có hệ thống đường sắt hiện đại khi đó. Sau hơn 132 năm phát triển, mạng lưới đường sắt chính của Việt Nam với tổng chiều dài 2600 km nối liền các khu dân cư, trung tâm văn hóa nông nghiệp và công nghiệp suốt từ Bắc vào Nam. Chi phí vận doanh thấp, độ an toàn cao, thân thiện môi sinh, tiêu hao ít năng lượng và tài nguyên đất đai... là những ưu điểm nổi trội của đường sắt. 

Những bánh hỏa xa mang khát vọng “Đổi mới”
 


Địa hình đất liền Việt Nam chạy dài hướng Bắc - Nam theo bờ biển hình chữ S, có lẽ vì thế, mà từ năm 1936, người Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa đã xây dựng mạng đường sắt dọc Việt Nam với tổng chiều dài 2600km. Trong thời gian chiến tranh, tuyến đường sắt bị chia cắt và được phục hồi sau khi đất nước thống nhất năm 1975. Đường sắt Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và ngày nay, đang tiếp tục phát triển với hai nhiệm vụ quan trọng là kết nối du lịch và vận chuyển hàng hóa.

Đậm đà hương vị tương bần Hưng Yên

Tương Bần - thứ nước chấm đã được xếp vào hạng “đặc sản” của đất Phố Hiến như câu ca xưa vẫn nhắc “Dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần”. Những bí quyết và kinh nghiệm của nghề làm tương làng Bần (thị trấn Bần - Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) vẫn tồn tại và ngày càng phát triển.

Nghề làm tương Bần là nghề ông cha để lại, nay là vốn sinh nhai của người dân làng Bần. Dẫn chúng tôi vào thăm cơ sở sản xuất tương của gia đình, chị Nguyễn Thị Hường (chủ cửa hàng tương nếp Hường Đạt) cho biết: Để làm được một mẻ tương ngon phải mất nhiều tháng và đòi hỏi sự cẩn thận, tinh tế và cả những kinh nghiệm dân gian. Tương ngon bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu. Gạo chọn làm tương là loại nếp cái hoa vàng, đỗ tương phải mới, đều hạt, không sâu mọt, muối tinh trắng sạch. Những thứ nguyên liệu ấy, qua bàn tay và kinh nghiệm chế biến của người dân làng Bần đã gói ghém được tinh túy của đất trời tạo nên một đặc sản.

Người làm tương phải xem tương hàng ngày . Ảnh: Trịnh Văn Bộ 

Nơi lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung

Tại đàn tế Núi Bân ở Thừa Thiên - Huế, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã tế cáo trời đất và đọc chiếu lên ngôi hoàng đế nước Việt với niên hiệu Quang Trung, khởi đầu triều đại Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.

Nằm ở xã Thủy An, thành phố Huế, núi Bân là một biểu tượng lịch sử oai hùng của vùng đất Phú Xuân - Huế xưa

Ngâm nga điệu ca trù Chanh Thôn

Các nghệ nhân ca trù trong một tiết mục biểu diễn. Ảnh minh họa 

Ca trù là loại hình diễn xướng dân gian Việt Nam mà không nước nào trên thế giới có. Làn điệu ca trù đã tạo nên nét bản sắc Việt bao đời nay. 

Trong dòng chảy lịch sử nước ta, ca trù xuất hiện vào khoảng thời nhà Lê và trở nên thịnh hành trong suốt thời phong kiến về sau, đặc biệt phát triển mạnh trong cung đình, những nơi giải trí của quan tước nên không phải người bình dân nào cũng được thưởng thức.

Du khách đổ xô đến đồng hoa hướng dương lớn nhất Việt Nam

Cánh đồng hoa hướng dương ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An đang trong thời điểm nở rộ, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh. 

Nằm ở nông trường 19/5, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, đồng hoa hướng dương có diện tích gần 100 ha. Mỗi năm, hoa hướng dương thường nở hai dịp, vào tháng 3-4 và tháng 11-12. Ảnh: Hiep Le Duc. 

Rộn ràng mùa gặt... tam giác mạch

Cây tam giác mạch là loại cây lương thực trong thời điểm giáp hạt của đồng bào các tỉnh miền núi phía Đông Bắc.

Tam giác mạch sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu ẩm và mát với nhiệt độ 15 - 22 độ C. Khi mới nở, hoa sẽ có màu trắng hồng phớt nhạt, sau đó chuyển dần qua hồng và tím hồng trước khi tạo hạt. 

Mắt cá ngừ đại dương, sò huyết "ăn là mê" ở xứ hoa vàng cỏ xanh

Những đặc sản làm nên thương hiệu của vùng đất Phú Yên phải nhắc đến mắt cá ngừ đại dương và sò huyết, trong đó sò huyết đầm Ô Loan là “danh bất hư truyền” khó nơi nào có thể sánh bằng.

Phú Yên mấy năm gần đây ngày càng được nhiều du khách yêu thích. Vùng đất được mệnh danh là "hoa vàng trên cỏ xanh" nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch đẹp, nơi đây cũng được biển cả hết mực ưu ái, được ví như “thủ phủ cá ngừ đại dương” vì ngư dân làng biển Phú Câu (Tuy Hòa) là những người đầu tiên phát triển nghề câu loại cá này vào năm 1994. 

Nhiều thực khách "khiếp vía" khi thấy mắt cá ngừ. Ảnh: I.T 

21 thg 1, 2018

Trường Quốc Tử Giám của Cố đô Huế

Không chỉ là trung tâm học vấn của nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám ở Huế từng được coi là thắng cảnh thứ 18 trong 20 thắng cảnh của Cố đô Huế.

Được thành lập từ năm 1803, trường Quốc Tử Giám ở Huế là học phủ tối cao của triều Nguyễn. Đây chính là nơi đã đào tạo ra nhiều quan chức ưu tú và sĩ phu yêu nước trong lịch sử Việt Nam

Chiếc xích đu và cây dừa đổ 'huyền thoại' ở Phú Quốc

Hình ảnh cây dừa đổ treo xích đu trên nền biển xanh ngắt ở Bãi Sao từ lâu đã quen thuộc với du khách khi nhắc về Phú Quốc. 

Trong loạt ảnh du khách check-in ở Phú Quốc trên Instagram, bạn dễ dàng tìm thấy hình ảnh cây dừa đổ và chiếc xích đu bằng gỗ. Hiện ở Phú Quốc không hiếm nơi treo xích đu trên cây dừa nghiêng bên bờ biển để du khách chụp ảnh. Nhưng địa điểm đầu tiên nổi tiếng với hình ảnh này là Bãi Sao. Ảnh: linhlaplalaplanh18. 

7 món ngon phải thử tại ngôi chợ lâu năm nhất Hội An

Chợ Hội An có từ thế kỷ 17, nay là điểm đến nổi tiếng với nhiều món như cao lầu, bánh ướt hay bánh xèo. 


Cao lầu

Cao lầu là món ngon mà bất kỳ du khách nào tới Hội An cũng nên thử một lần. Từng được báo Anh khen ngợi là món ăn "chứa đựng lịch sử của cả Hội An", một tô cao lầu ngon phải có sợi mì vàng mềm mại được làm từ nước giếng cổ, nhào kỹ.

Những sợi mì được đặt gọn ghẽ dưới đáy tô cùng một ít giá trụng, rau quế, húng lìu, bên trên là vài lát thịt xá xíu, tôm, thịt gà, da heo chiên giòn. Thực khách cho thêm ớt xanh ăn kèm sẽ ngon hơn. Mỗi tô có giá từ 30.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ. 

Có một Đồng Tháp Mười thu nhỏ ở Long An

Là 1 trong 3 tỉnh thuộc tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Long An có tiềm năng khá phong phú về tài nguyên du lịch, đặc biệt là du lịch tự nhiên dựa trên các giá trị cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng.

Độc đạo xuyên rừng! 


Nhắc đến du lịch Long An, có lẽ các bạn trẻ sẽ nghĩ ngay đến Làng nổi Tân Lập với con đường xuyên rừng tràm dài 5km. Đó được xem là địa điểm “check in” không thể bỏ qua của các bạn “ưa di chuyển”. Vào dịp cuối tuần, nếu bạn muốn về với thiên nhiên, đắm mình trong màu xanh cây cỏ và tiếng hót chim trời thì lựa chọn tốt nhất là về Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập. Với địa thế thuận lợi, cách TP.Tân An khoảng 60km, men theo Quốc lộ 62, du khách có thể chọn Làng nổi Tân Lập như địa điểm xả stress vào dịp cuối tuần. 

Đến Làng nổi Tân Lập, ngoài trải nghiệm đường xuyên rừng tràm đặc biệt, du khách có thể khám phá cảm giác ngồi xuồng ba lá len lỏi giữa những con rạch nhỏ trong rừng tràm để có được trải nghiệm chân thật nhất về thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười. Ảnh: Thanh Mỹ 

20 thg 1, 2018

Một chiều đông dạo Bãi Xép Phú Yên

Kể từ sau thành công của bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", Bãi Xép - Gành Ông, Phú Yên trở nên nổi tiếng và đến nay vẫn chưa hết hot.

Bãi Xép - Gành Ông nằm ở xã An Chấn, huyện An Tuy, tỉnh Phú Yên, là một trong những bối cảnh chính trong bộ phim truyền hình này. 

Du khách đến đây không chỉ tham quan ngắm cảnh ở Gành Ông tuyệt đẹp, mà còn dạo chơi tắm biển bãi Xép đầy hoang sơ. 

18 thg 1, 2018

Chùa Sư Muôn - Hùng Long tự

Hầu hết các tour du lịch Phú Quốc đều có một điểm đến là chùa Sư Muôn, tức Hùng Long tự. Có vài lý do khiến ta nên đến đây, nhưng có một lý do... trật lất (thường được các hướng dẫn viên vốn không phải dân Phú Quốc, nói bô lô ba la): Đây là ngôi cổ tự, ngôi chùa đầu tiên được xây dựng trên hòn đảo này.

Hùng Long tự, ngôi chùa không cổ, kiến trúc cũng khá bình thường

Giếng nghìn năm tuổi và người gánh nước thuê lâu nhất ở Hội An

Cụ Nguyễn Đường hiện đã 90 tuổi vẫn ngày ngày gánh nước ở giếng Bá Lễ, phố cổ Hội An. 

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thông tin & Du lịch Quảng Nam, giếng Bá Lễ được người Chăm xây dựng từ trước thế kỷ 10, có độ sâu khoảng 12 m, diện tích khoảng 10 m2. Hiện tại, giếng nằm trong một con ngõ nhỏ trên đường Phan Chu Trinh (phường Minh An, TP Hội An), gần lối vào phố cổ.

Giống như thánh địa Mỹ Sơn, chất kết dính các mảng gạch của giếng cũng được làm từ chất liệu bí ẩn. Hàng thế kỷ đã đi qua, giếng không hư hỏng, mạch nguồn nước vẫn trong vắt, dồi dào và trở thành điểm thu hút du khách khắp nơi với sự kỳ bí này.

Giếng cổ Bá Lễ còn lại ngày nay. Ảnh: Sophia. 

Khu biệt thự cổ giữa rừng thông Đà Lạt

Những biệt thự cổ mang kiến trúc Pháp gần 100 năm tuổi nay thuộc khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Villas Dalat là chốn dừng chân yêu thích của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài mỗi lần ghé thăm Đà Lạt.

Thấp thoáng trong không gian trên sườn đồi, ánh nắng chiều đổ bóng thông ngàn càng tô điểm thêm vẻ đẹp cổ kính đến huyền hoặc của những căn biệt thự cổ nằm trên đường Lê Lai, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng (nên còn gọi là khu biệt thự Lê Lai - PV). Cách trung tâm thành phố không xa, song khu biệt thự lại được sở hữu không gian tĩnh lặng riêng biệt. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm phố phường Đà Lạt phía trung tâm, hay cũng có thể nhìn qua thung lũng đầy hoa ngay ngoại ô Đà Lạt theo một hướng khác.

Trải qua gần 1 thế kỷ, khu biệt thự Lê Lai còn được coi là chứng nhân lịch sử của một Đà Lạt thuở sơ khai. Ngoài những nét kiến trúc cổ độc đáo, những vật dụng sinh hoạt còn lại trong các căn biệt thự gợi nhớ về cuộc sống xa hoa của giới thượng lưu Pháp vào đầu thế kỷ 20 tại Đông Dương như: công tắc đèn, sàn lát gỗ, hệ thống cửa sổ được làm bằng gỗ quý, lò sưởi…

Khu biệt thự cổ Lê Lai nằm yên bình trên một khu đồi gần trung tâm Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Tư liệu

Cổng chào hình vòm đặc trưng kiến trúc Pháp thể hiện nét kiến trúc cổ kính của khu biệt thự cổ Lê Lai. Ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt

Làng lụa Hội An

Xứ Quảng là quê hương của nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó không thể không nói đến những làng lụa ở hạ lưu sông Thu Bồn. Nghề ươm tơ dệt lụa “một thời vang bóng”, nay đang hồi sinh, tìm lại vị trí, thương hiệu của mình bởi sự ra đời của làng lụa Hội An bên thềm đô thị cổ - di sản văn hóa thế giới.

Dòng sông lụa mượt mà


Từ thế kỷ XVI - XVIII, những bậc tiền nhân khai khẩn đã sớm nhận ra đất xứ Quảng rất phù hợp với nghề trồng dâu, nuôi tằm. Làng lụa bên sông Thu Bồn gắn liền với sự tích Bà chúa Tàm tang Đoàn Quý Phi và Thế tử Nguyễn Phúc Loan. Xuất thân từ một cô gái làm nghề trồng dâu nuôi tằm, sau khi trở thành Quý Phi của chúa Thượng, bà đã khuyến khích nông dân các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa lúc bấy giờ chú trọng phát triển nghề nuôi tằm dệt lụa, nhờ đó mà nghề tằm tang - dệt lụa ở xứ Đàng Trong có điều kiện mở mang. Sản phẩm tơ lụa Quảng Nam lúc đó chuyên cung cấp cho vua chúa và giới quý tộc hoặc xuất khẩu đi nước ngoài. 

Kéo kén. Ảnh: Trần Tấn Vịnh 

Cây mây trong đời sống của người Cơ Tu

Cũng như các dân tộc thiểu số khác sinh sống lâu đời ở khu vực núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên… cây mây chiếm một vị thế quan trọng trong sinh hoạt, đời sống, ẩm thực, văn hóa… của người Cơ Tu sinh sống trên dãy Trường Sơn.

Cây mây trong đời sống sinh hoạt


Mây thường mọc ở các khu rừng âm u trên dãy Trường Sơn với hàng chục loài mây (C’ree) như: mây song, mây nước, mây voi, mây cám… Mây mọc thành bụi, có dây mây mọc dài đến vài chục mét. 


Vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ của đầm Vân Long

Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Khu bảo tồn này nằm ở phía Đông Bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Được đưa vào khai thác du lịch từ năm 1998 và hiện là một trọng điểm du lịch của Quốc gia Việt Nam.

Từ năm 1960, một tuyến đê dài hơn 30 km được đắp bên phía tả ngạn để trị thủy sông Đáy, biến Vân Long thành một vùng đất ngập nước rộng 3.500 ha, kéo những loài chim di trú dừng chân kiếm ăn trên đường tránh rét. Những quả núi bị cô lập thành những đảo đá giữa thung nước mênh mông đã "tình cờ" trở thành cứu cánh cho nhiều loài động, thực vật thoát khỏi bàn tay triệt phá của con người. 

Vẻ đẹp hoang sơ ở đầm Vân Long. 

17 thg 1, 2018

Đà Lạt bừng sáng mùa mai anh đào

Một tháng trước Tết Mậu Tuất 2018, du khách kéo đến Đà Lạt đông nghịt. Họ du xuân sớm chăng? Không hẳn. Lý do là để 'say đắm' với mai anh đào nở rộ. 

Mai anh đào Đà Lạt - Ảnh: Quốc Huy

'Mùa xuân sang có mai anh đào'

Những ngày này ở TP Đà Lạt, dưới những tán hoa mai anh đào, nhiều du khách say sưa chụp hình cho mình, chụp hình những cây hoa.

Nhiều du khách chúng tôi gặp và trò chuyện đã không ngại thổ lộ rằng họ đến Đà Lạt "rất gấp gáp", chỉ chờ một dòng tin nhắn: "Mai anh đào đã nở" là lên đường để kịp ngắm hoa trong cái nắng lạnh thi vị của chốn cao nguyên.

Về Hậu Giang ăn cháo lòng Cái Tắc

Đến thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A - Hậu Giang), chúng tôi không khỏi cảm giác háo hức thưởng thức món cháo lòng. 

Cháo lòng Cái Tắc. Ảnh: Hoàng Thám

Chị Nguyễn Ngọc Thúy, chủ một quán cháo lòng có từ năm 80 của thế kỷ trước, tọa lạc trên quốc lộ 61, là một phụ nữ trạc năm mươi tuổi ngoài. Chị cười khi được chúng tôi hỏi vì sao cháo lòng ở Cái Tắc nổi tiếng.

Hoa mận trái mùa e ấp bên non

Hoa mận trái mùa. Ảnh. Hoàng Huế 

Mộc Châu, bất chấp sương giá, hoa dại tím hồng vẫn nở khắp các sườn đồi, chân núi, trạng nguyên đỏ rực khoe sắc ven đường và những cánh hoa mận trái mùa tinh khôi sắc trắng. 

Mộc Châu, điểm đến thu hút du khách gần xa của Tây Bắc. Những ngày đông giá, Mộc Châu dường như càng e ấp, càng dịu dàng trong giá rét, trong hơi thở của những đám sương quấn quýt cành lá không chịu tan theo ánh nắng lạc mùa. Không phải mùa chính của hoa mận, nhưng vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết đó lại ru lòng người mê say. 

Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu

Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà) được biết đến không chỉ là ngôi nhà thờ của một làng rộng lớn, có lịch sử lâu đời trên đất Đà Nẵng, mà đây còn là nơi tế tự một nhân vật lịch sử nổi tiếng của quê hương An Hải. Đó là Thoại Ngọc Hầu - Nguyễn Văn Thoại, một danh tướng lừng lẫy trong Nam ngoài Bắc, được dân Châu Đốc, An Giang tôn kính như một vị thần.

Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu hoàn thành việc nâng cấp, xây dựng vào cuối tháng 3-2009 trong khuôn viên rộng 4.250 m2 với kinh phí gần 7 tỷ đồng. 

Chiếc gùi trong cuộc sống của đồng bào vùng cao

Chiếc gùi (còn gọi là bế) là vật dụng quen thuộc, biểu trưng cho nét văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc ở miền Tây Nghệ An. Cuộc sống ngày nay đã có nhiều thay đổi nhưng chiếc gùi vẫn là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình vùng cao. Nghề đan gùi, vì vậy đang tìm thấy chỗ đứng. 

Để có được một chiếc gùi, người đan phải trải qua rất nhiều công đoạn như: chọn nguyên liệu, xử lý nguyên liệu, chọn mẫu và tiến hành đan. Ảnh: Hồ Phương 

Độc đáo bia cổ bốn mặt chữ ở Nghệ An

Tồn tại hơn 300 năm, bia đá Kiên Nghĩa tại đền thờ Trần Hưng Nhượng ở xóm Xuân Hòa, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương được xem là tấm bia cổ độc đáo, có giá trị lớn trong nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật. 

Bia Kiên Nghĩa nằm trong khuôn viên đền thờ Trần Hưng Nhượng thuộc cụm di tích đền thờ Quận công Trần Hưng Học – Trần Hưng Nhượng ở xã Thanh Xuân (Di tích lịch sử Quốc gia từ năm 1996). Ảnh: Huy Thư 

16 thg 1, 2018

Về Cái Mơn, thăm quê Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên

Tuy còn nhiều tranh luận xung quanh cuộc đời và sự nghiệp, nhưng người dân Bến Tre vẫn xem ông là niềm tự hào xứ sở. Vì vậy, không chỉ lưu giữ cái sẵn có, nhiều nơi còn lập mới nhiều công trình... 

Xứ Cái Mơn được biết đến như thủ phủ hoa kiểng, cây giống nức tiếng, nhưng vẫn giữ được nét hồn nhiên, mộc mạc của làng quê đặc chất Nam bộ với hình ảnh những con đường quê nho nhỏ vắt mình qua những vườn cây xanh, quả ngọt. Và người dân chân chất nơi đây thì luôn rộng mở tấm lòng hiếu khách.

Trương Vĩnh Ký, còn được gọi là Pétrus Ký, sinh ngày 6.12.1837 tại làng Cái Mơn (huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh-Long - nay là xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre) được xem như nhà bác học bách khoa bởi sự hiểu biết sâu rộng hiếm có. Ông là 1 trong số 18 nhà bác học danh giá nhất thế giới trong cuộc bầu chọn Toàn cầu bác học danh gia năm 1874, khi mới ngoài 30 tuổi.

Khám phá bí mật trong nhà thờ Mằng Lăng

Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Nằm ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam

Ba nhà thờ ở Huế tuyệt đẹp

Ba nhà thờ ở Huế có kiến trúc tuyệt đẹp này là địa điểm du khách không thể bỏ qua nếu tham quan Cố đô dịp Giáng sinh.

Tọa lạc ở phường Phú Nhuận - thành phố Huế, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là nhà thờ nổi tiếng bậc nhất ở Huế. Đây cũng là một trong những nhà thờ Công giáo tráng lệ nhất ở Việt Nam. Công trình được xây dựng từ năm 1959 - 1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc.

15 thg 1, 2018

Trương Tấn Bửu

Trương Tấn Bửu là một trong Ngũ hổ tướng của nhà Nguyễn (gồm Lê văn Duyệt, Trương Tấn Bửu, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn văn Trương, Nguyễn văn Nhân). Ông đã từng có thời gian làm tổng trấn, phó tổng trấn Gia Định thành (thời đó, Gia Định thành gần như toàn cõi Nam bộ). Ông mất năm 1827, vua Minh Mạng ban cho hai ngàn quan tiền và năm cây gấm tống cẩm để giúp làm việc tang lễ. Đích thân tả quân Lê Văn Duyệt coi lo việc chôn cất Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu và xin cấp tự điền (ruộng đất để thờ tự) và người giữ mộ. Lăng Trương Tấn Bửu gồm ngôi mộ và một đền thờ trong khuôn viên rộng hơn 2.300 m2 có tường rào bao bọc, nay nằm trên đường Nguyễn thị Huỳnh, Phú Nhuận.



Vang danh đặc sản cua Năm Căn - Cà Mau

Huyện Năm Căn (Cà Mau) có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có nhiều lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh con tôm, một loại thủy sản khác cũng đã khẳng định được thương hiệu và hiệu quả kinh tế là con cua.

Nuôi cua sinh thái 


Cua Cà Mau hầu hết được nuôi thâm canh theo hướng tự nhiên, sinh thái trong các vuông tôm, kết hợp với rừng và các loài thủy sản khác. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển, có hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ. Bên cạnh đó, môi trường khí hậu ổn định nên tạo được lượng thức ăn tự nhiên dồi dào cho con cua phát triển nhanh, thịt cua ngon hơn những vùng khác. 

Người dân thu hoạch cua biển trong vuông tôm. Ảnh: Chúc Ly 

Ngon ngọt mực một nắng Phú Yên

Một trong số những đặc sản của Phú Yên mà khách du lịch không thể bỏ qua là mực một nắng do ngư dân đánh bắt và sơ chế. 

Để mực một nắng được thơm ngon, ngư dân phải rửa mực bằng nước biển, sau đó đem phơi ở nơi nhiều ánh nắng, nắng to.

Quan trọng nhất là mực chỉ phơi "đủ 1 nắng”, thông thường nếu gặp trời nắng gắt người dân có thể phơi khoảng 2 đến 3 tiếng cho mực vừa se lại, sờ không dính tay trước khi đi vào chế biến các món ăn khác nhau hay làm quà biếu... 

Mực một nắng nướng chấm tương ớt là món khoái khẩu. Ảnh: Văn Hào 

Sò huyết đầm Ô Loan - đặc sản Phú Yên

Những đặc sản làm nên thương hiệu của vùng đất Phú Yên phải nhắc đến mắt cá ngừ đại dương và sò huyết, trong đó sò huyết đầm Ô Loan là “danh bất hư truyền” khó nơi nào có thể sánh bằng.

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của miền Trung mà còn là nơi có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú như tôm, cua, cá, ghẹ, sứa, hàu … Nhưng thứ làm nên thương hiệu của cùng đất này lại là mắt cá ngừ đại dương và sò huyết. Trong đó, sò huyết đầm Ô Loan là một trong những đặc sản “danh bất hư truyền” của vùng đất Phú Yên mà khó nơi nào có thể sánh bằng.


Ảnh: Văn Hào 

Nhà thờ đẹp nhất vùng sông nước miền Tây

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến sự uy nghi, hoành tráng, tĩnh lặng của ngôi nhà thờ được nhiều người đánh giá là đẹp, cổ kính bậc nhất miền Tây.

Thánh đường họ đạo Mặc Bắc. 

Bà Trần Thị Vĩnh, ngụ TP Hồ Chí Minh nhận xét khi đến đây: “Nhà thờ này có lối kiến trúc rất đẹp, độc đáo và có nét tương đồng như nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn lại có diện tích rộng lớn, nhiều công trình phụ, bóng cây xanh, thật xứng đáng là kỳ quan miền Tây sông nước…”

Khám phá nhà thờ Nhọn nổi tiếng ở Quy Nhơn

Điểm đặc biệt của nhà thờ Chính tòa Quy Nhơn là tháp chuông nhọn hoắt như đầu chiếc bút chì. Đây là lý do người dân địa phương gọi là nhà thờ Nhọn.

Nằm ở số 122 Trần Hưng Đạo, Nhà thờ chính tòa Qui Nhơn hay có tên nhà thờ Nhọn là công trình kiến trúc độc đáo

Thăm di tích chiến tranh giữa lòng Hà Nội

Có lẽ hồ Hữu Tiệp ở Hà Nội là di tích chiến tranh duy nhất trên thế giới có chứa xác một "pháo đài bay" B-52 của Mỹ.

Di tích chiến tranh Hồ Hữu Tiệp là một hồ nước nhỏ nằm giữa làng hoa Ngọc Hà nổi tiếng của đất Hà thành xưa. Sẽ không có nhiều người biết đến hồ nước này, nếu không có một sự kiện xảy ra vào đúng 45 năm trước

14 thg 1, 2018

Mười năm không gặp, tưởng tình đã cũ...

Tôi đến Phú Quốc lần đầu năm 2007. Chuyến đi ấy để lại nhiều kỷ niệm ngọt ngào vì đi cùng những người bạn thân thiết: anh Phạm Đình Quát, anh Lê Hoàn, anh Lê Hồng Đức, anh Hà Duy Thiện... Những người bạn mới quen thì rất nặng tình với Phú Quốc, giúp tôi hiểu và yêu hơn hòn đảo xanh này: anh Trần Kiêm Đính, cha con bạn Trịnh Công Phát... Anh Trần Kiêm Đính không phải dân Phú Quốc, mà là dân Cần Thơ nhưng là người rất quan tâm đến việc phát triển du lịch ở miền Tây Nam bộ, đặc biệt là Phú Quốc.


Bãi biển Phú Quốc, năm 2007

Đi Mộc Châu, tận hưởng nét vẽ thác Tát Lau

Thác Tát Lau. Ảnh. Hoàng Huế 

Mộc Châu, mỗi mùa một loại hoa khoe sắc. Mộc Châu, đi chỗ nào cũng thấy cảnh sắc tươi đẹp, từ một thác Dải Yếm đẹp tựa nàng thơ của xứ Mộc đến thác Tát Lau, đẹp như một nét vẽ giữa bát ngát núi đồi.

Thác Tát Lau nằm ngay cạnh con đường chính dẫn ra cửa khẩu Lóng Sập, nằm giữa một vùng đồi rộng bao la.

Tát Lau là tên theo tiếng Thái, được đặt tên theo đặc điểm của khu thác. Thác nằm trong khu vực xã Bó Sập, nơi đa số là đồng bào người Thái sinh sống. Xưa, giữa một vùng cỏ lau tươi tốt có một con thác ngày đêm rì rào, bà con người Thái lấy luôn đặc điểm này đặt tên thác, có nghĩa là dòng thác ở giữa rừng lau. Nhưng hiện nay, bà con ở Bó Sập đã cải tạo lại khu thác, xây dựng thêm một số hạng mục, xây cầu đi dọc theo các sườn thác, các khu chòi ngắm cảnh, phó bỏ cỏ lau để trồng hoa, tạo cảnh quan hòa trộn nét hiện đại và nét mộc mạc của thác. 


Dốc 79 Đạ Tẻh - cung đường đo sự gan góc của phượt thủ

Dốc cao thẳng đứng, đường đi gian nan, hiểm trở - đó là con dốc 79 ở Đạ Tẻh, Lâm Đồng - địa danh dân mê phượt nên khám phá ít nhất một lần.

Hành trình khám phá cung đường nổi danh với mức độ hiểm trở này, điểm xuất phát là thị trấn Madagui (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), đi đường ĐT21 đi 15km rồi rẽ phải đến một con đường hẹp nhỏ đối diện với Trường Tiểu học Triệu Hải. 

Ảnh: Nam Phạm 

Đặc sản chuối khô Cà Mau

Những ngày này, hàng trăm hộ làm nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau lại tất bật chuẩn bị hàng để phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Làng chuối khô tại xã Trần Hợi có tuổi thọ gần 100 năm