Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Cửu Long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Cửu Long. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 12, 2023

Mối duyên Quảng Ngãi - Gò Công

 1.

Nhân vật lịch sử gắn bó với đất Gò Công và được người Gò Công quý yêu, trân trọng nhứt có lẽ là Bình Tây đại nguyên soái Trương Định. Ca dao có câu:

Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương đám lá tối trời đánh Tây

Ở xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông - tức khu vực Đám lá tối trời ngày xưa - hiện có đền thờ Trương Định, là di tích cấp quốc gia.

8 thg 12, 2023

Bồng bềnh kẹo mây

Hồi tôi còn nhỏ, ba mẹ thường chạy cơm từng bữa, nên quà vặt là thứ rất xa xỉ, ngoài tầm với. Một lần, tôi được nhỏ bạn cho "ăn ké" một góc nhỏ xíu của cây kẹo bông gòn trắng tinh. Kể từ đó, tôi cứ nhớ mãi vị ngọt ơi là ngọt của đám mây bồng bềnh ấy.


Mấy chục năm trôi qua, kẹo bông gòn vẫn xuất hiện nhiều nơi, chưa bị các loại bánh kẹo thời thượng “đưa vào dĩ vãng”. Có lẽ, sự độc đáo về hình dáng của chúng bắt mắt khách hàng, nhất là trẻ nhỏ.

Đình Thoại Ngọc Hầu: “Top 100” điểm đến ấn tượng Việt Nam

Mái đình cổ kính ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ.

7 thg 12, 2023

Muôn kiểu quà vặt từ lá dứa càng ăn càng ghiền ở miền Tây

Lá dứa là nguyên liệu quan trọng được người miền Tây dùng làm rất nhiều loại bánh ngon miệng, hấp dẫn.

Bánh bông lan lá dứa

Bánh bông lan là món bánh quen thuộc, phổ biến. Khi cho nước lá dứa vào cùng bột bánh, thành quả sẽ vô cùng bắt mắt. Chưa kể lá dứa còn đem đến hương thơm thoang thoảng, vị ngọt nhẹ dễ ăn.

Bánh bông lan lá dứa có màu sắc đẹp mắt. Ảnh: Foody

6 thg 12, 2023

Rực rỡ Kiến An Cung

Kiến An Cung (còn có tên gọi khác là chùa Ông Quách) là ngôi chùa có tuổi đời trăm năm, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp). Đây là một trong những điểm du lịch, tham quan nổi tiếng ở thành phố này. Ngôi chùa vừa cổ kính vừa ghi dấu án kiến trúc tiêu biểu của văn hoá Trung Hoa đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990.

Kiến An Cung (còn có tên chùa Ông Quách) có niên đại gần trăm năm tuổi tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp với kiến trúc cổ kính đậm dấu ấn Trung Hoa.

30 thg 11, 2023

Về An Giang khám phá văn hóa độc đáo ở làng Chăm Châu Phong

Làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu) là một trong những điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến tỉnh An Giang.

28 thg 11, 2023

Đến Hà Tiên viếng lăng Mạc Cửu

Khu di tích lăng Mạc Cửu là một địa chỉ văn hoá, lịch sử ấn tượng của thành phố Hà Tiên, nơi thể hiện sự biết ơn và tình cảm của người bản địa qua nhiều thế hệ dành cho vị “Tổng trấn Hà Tiên” Mạc Cửu - người có công lớn trong việc khai phá và phát triển vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc hơn 3 thế kỷ trước.

Theo sử liệu, Mạc Cửu (1655-1735) là người gốc Trung Quốc, vì thời cuộc nên đã đưa gia đình đến Việt Nam rồi xuôi về phương Nam lập nghiệp. Năm 1680 ông đến xứ Hà Tiên và nhận thấy cơ hội phát triển kinh tế nên đã dừng chân tại nơi này. Nhờ có tài kinh doanh và khả năng lãnh đạo, ông đã từng bước gầy dựng cơ sở và thu hút người dân gần xa theo về đây lập nghiệp. Nhận thấy Nhà Nguyễn khi đó đang thực hiện công cuộc mở mang lãnh thổ về phương Nam nên Mạc Cửu đã chủ động dâng vùng đất này cho Nhà Nguyễn vào năm 1708. Nhờ vậy, ông được chúa Nguyễn Phúc Chu phong ông làm “Tổng trấn Hà Tiên” và tiếp tục để ông quyền quản lý vùng đất này, duy trì tục lệ cha truyền con nối sau này. Trải qua 7 đời dòng họ Mạc nắm quyền cai quản đã biến xứ Hà Tiên hoang sơ thành một trong những địa điểm giao thương sầm uất trong khu vực.

Sau khi Mạc Cửu mất, người con trai trưởng là Mạc Thiên Tích xây dựng lăng mộ dưới chân núi Bình San trong thời gian 4 năm (1735 - 1739), là nơi an táng Mạc Cửu và những người thân tộc của dòng họ Mạc sau này.

Toàn cảnh quần thể khu di tích lịch sử - văn hóa núi Bình San, nằm cạnh chân núi là lăng Mạc Cửu, phía trước lăng là hồ sen rộng lớn tạo cảnh núi non thanh bình.

26 thg 11, 2023

Sống động Làng bích họa “Không gian ký ức” văn hóa Khmer tại Trà Vinh

Dịp lễ Ok om bok (cúng trăng) năm nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh đã hoàn thành việc bảo dưỡng Làng bích họa “Không gian ký ức”. Đây là 1 trong 30 hạng mục thuộc Dự án Làng văn hóa du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh đã được khánh thành vào cuối năm 2018, nhưng đã hư hỏng nặng thời gian qua.

Sơ đồ làng bích họa "không gian ký ức" nằm trong Làng Văn hóa Du lịch Khmer Trà Vinh (ấp Ba Se, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, Trà Vinh)

25 thg 11, 2023

Vườn quốc gia Tràm Chim - nơi bảo tồn sếu đầu đỏ

Nằm cách TP HCM 150 km, Vườn quốc gia Tràm Chim rộng gần 7.400 ha, với hệ sinh thái đất ngập nước cuối cùng còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười xưa.

Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông) là nơi sinh sống của hơn 230 loài chim, trong đó có 32 loài quý hiếm, 16 loài nằm trong sách đỏ. Năm 2012, Tràm Chim được công nhận khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng mang tính quốc tế) thứ 2.000 của thế giới, thứ tư của Việt Nam. Trong ảnh là một góc của vườn quốc gia. Ảnh: Ngọc Tài

24 thg 11, 2023

Rạch Giá – thành phố cổ xưa và hiện đại

Khi nhắc tới Kiên Giang, nhiều du khách sẽ nghĩ ngay đến đảo ngọc Phú Quốc xinh đẹp nằm ngoài khơi xa, nhưng cũng nhiều người nghĩ ngay đến thành phố Rạch Giá, nơi được coi là đô thị sầm uất có tuổi đời hơn 3 thế kỷ nằm bên bờ Đông vịnh Thái Lan. Rạch Giá mang một vẻ đẹp quyến rũ khi vừa ẩn chứa những giá trị cổ kính nhưng lại mang những gam màu tươi mới hiện đại về một đô thị đáng sống.

Thành phố với những giá trị cổ xưa

Nếu lần đầu tiên đến Rạch Giá, có lẽ nhiều du khách sẽ đi qua và check-in đầu tiên chính là cổng Tam Quan, nằm trên con đường lớn Nguyễn Trung Trực, một trong những trục đường chính vào nội đô thành phố – như một sự chào mừng khách quý đến với Rạch Giá. Cổng Tam Quan được xem là biểu tượng của du lịch Rạch Giá, là “chứng nhân” lịch sử cho sự phát triển của thành phố và gắn liền với đời sống tinh thần người dân địa phương. Cổng được xây dựng từ năm 1955 với tổng thể kiến trúc của công trình này bao gồm ba cánh cổng hình vòng cung mềm mại với một cổng to ở giữa và hai cổng nhỏ hai bên, phía trên mỗi cổng là phần mái hai tầng, lối kiến trúc này mang đậm phong cách kiến trúc cổng đình, làng Việt Nam khi xưa.

Ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp từ bến tàu Rạch Giá.

21 thg 11, 2023

Thăm cây da trăm tuổi xứ đầu nguồn An Phú

Hơn 300 năm song hành cùng mưa nắng, cây da Long Bình (thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã chứng kiến biết bao sự đổi thay của đất trời, là nơi lưu giữ niềm tin, tình đất, tình người Long Bình với quê hương, xứ sở...


Tọa lạc tại thị trấn Long Bình, cây da Long Bình gắn chặt với tên gọi “Giồng cây da”. Địa danh dân gian ấy đã chứng minh sự có mặt của “cụ” cây này từ những ngày lớp lưu dân đầu tiên đến “cắm dùi”, lập ấp ở vùng đất đầu nguồn.

11 thg 11, 2023

Lạ miệng với “phở ốc hến”

Sự kết hợp giữa bánh phở, hải sản cùng nước dùng chua cay mà chủ quán Dì Út (nằm trên đường Lý Văn Lâm, Phường 1, TP Cà Mau) gọi tên là “phở ốc hến” đã mang lại trải nghiệm vị giác hấp dẫn, mới lạ cho thực khách.

Anh Lâm Huy Hoàng và Lâm Anh Tuấn (ngụ Phường 8, TP Cà Mau) là người đã tạo nên sự kết hợp độc đáo này. Họ là anh em ruột, cùng có nhiều năm kinh nghiệm đứng bếp nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh. Dù có công việc ổn định, nhưng hai anh em vẫn quyết về quê lập nghiệp vì mong muốn được ở gần gia đình.

Anh Lâm Anh Tuấn cùng anh trai của mình đã sáng tạo cách nấu phở ốc hến.

10 thg 11, 2023

Chút tình U Minh Hạ

“U Minh và U Minh Hạ khác nhau à?", những người bạn ngạc nhiên khi chúng tôi khẳng định như thế. U Minh Hạ là cách gọi bao hàm cả không gian - thời gian văn hoá của xứ sở cây tràm ở Cà Mau. Nói rộng ra một chút, theo hành trình khẩn hoang, mở đất về phương Nam, U Minh là cách gọi thiên nhiên ban sơ “u u minh minh”, mà Nhà Nam Bộ học Sơn Nam cắt nghĩa nôm na là “hoang vắng, đen tối” và chưa xa, ở thế kỷ XIX, “vùng Cà Mau (được) hiểu là U Minh Hạ”.

Ðón bạn ở xứ Cù Lao Dung, nằm cuối nguồn Sông Hậu, nơi hợp lưu dòng nước các cửa: Trần Ðề (Sóc Trăng), Ðịnh An (Trà Vinh) và Ba Thắc (Bassac, Sóc Trăng). Tôi may mắn từng được đến Cù Lao Dung trong cảm giác quen thuộc và cũng nhiều điều mới mẻ. Lần đó, Tiến sĩ Trịnh Công Lý, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sóc Trăng, tâm sự rằng: “9 cửa sông Mê Kông mà người ta hay nhắc đến, thiệt ra đâu còn đầy đủ. Như ở Cù Lao Dung này, cửa Ba Thắc chỉ còn dấu tích lờ mờ và hầu như rất khó nhận biết”.

6 thg 11, 2023

Khám phá “Ốc đảo” Chắc Ri

Mùa khô, Chắc Ri là con rạch nhỏ, men theo đồng ruộng xanh ngắt, thuộc phường Vĩnh Nguơn (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang). Nhưng khi nước nổi tràn đồng, xóa nhòa ranh giới đường mòn, đường đê, Chắc Ri trở thành “ốc đảo”. Nhịp sống mùa nước cứ thế nhẹ nhàng trôi qua ở địa danh đặc biệt này.

Kiến trúc độc đáo của chùa Chim ở Cù Lao Giêng

Tọa lạc trên Cù Lao Giêng, xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang),chùa Phước Thành (hay còn gọi là chùa Chim) có kiến trúc độc đáo, thu hút du khách đến tham quan và chiêm bái.

Đến với chùa Phước Thành, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng với sắc vàng bao phủ cả ngôi chùa. Ảnh: T.T

5 thg 11, 2023

Chuyện ăn lẩu trâu nhúng mẻ ở Long Xuyên

1. 

Lần đầu tiên tui nghe nói tới món mẻ là khi đi Cà Mau khoảng hơn hai chục năm trước. Trên đường ra Mũi, cậu hướng dẫn viên hỏi tui trưa nay thích ăn món gì. Tui hỏi Cà Mau có món gì ngon. Cậu ta hào hứng giới thiệu: Anh ăn cơm mẻ cho lạ miệng.

Mới nghe từ này lần đầu nên tui hỏi: Cơm mẻ là cơm gì?
  • Cơm mẻ là cơm nguội người ta để cho thiu có mùi chua chua đó anh. Ăn ngon lắm!
Khỏi nói, nghe tới đây là tui nhợn rồi nên từ chối ăn món đặc sản cơm thiu đó. Cậu hướng dẫn viên tiu nghỉu, nói: Ờ, ở thành phố chắc nhiều người hổng ăn được món này.

Vài năm sau (tức là cách đây gần hai chục năm) tui đi Long Xuyên chơi với Cảnh Toàn. Tối, Toàn rủ: Anh em mình đi ăn lẩu trâu đi anh. Lẩu trâu nhúng mẻ nổi tiếng Long Xuyên luôn đó!

Món thịt trâu nhúng mẻ. Ảnh: Bachhoaxanh.com

4 thg 11, 2023

Chùa Phật Bốn Tay ở Biên Hòa và...

 Nhà văn Sơn Nam từng viết rằng ông rất tâm đắc với câu ca dao:

Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp duyên thì kết, gặp chùa thì tu

Câu ca dao nói lên tính phóng khoáng, xuề xòa, sao cũng được của người dân Nam bộ. Ra đường gặp tượng có dáng vẻ linh thiêng thì cho rằng đó là tượng Phật, đã là tượng Phật thì đem vô chùa thành kính phụng thờ mà không cần biết đó thật sự là tượng gì, của ai.

Trường hợp này đã xảy ra đối với chùa Bửu Sơn ở Biên Hòa, còn được gọi là chùa Phật Bốn Tay.

Chùa Bửu Sơn - Biên Hòa. Ảnh: PHN 2018

Về Bảy Núi nghe suối “hát”

Mùa mưa đến, những con suối ở Bảy Núi (tỉnh An Giang) chuyển mình, có khi rì rào, có khi róc rách, tạo nên khúc nhạc âm vang giữa núi rừng...

Hàng nghìn người tham gia ngày hội mùa nước nổi

Hàng nghìn người dân, du khách dự ngày hội mùa nước nổi đặc trưng vùng sông nước miền Tây với các trò chơi dân gian, rộn vang một góc quê thuộc huyện Châu Phú.


Lần đầu tiên tổ chức ngày hội, Châu Phú chọn cánh đồng xả lũ, ven đường tỉnh 945. Hai bên đường là cánh đồng mênh mông nước, sâu khoảng một mét.

Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, nằm phía hữu ngạn sông Hậu, cách TP HCM khoảng 200 km. Huyện có dân số gần 250.000 người, chủ yếu sống bằng nghề nông. Đồng ruộng nơi đây khá màu mỡ do được phù sa bồi đắp.

30 thg 10, 2023

Chùa Phật Bốn Tay ở Biên Hòa và...

Nhà văn Sơn Nam từng viết rằng ông rất tâm đắc với câu ca dao:

Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp duyên thì kết, gặp chùa thì tu

Câu ca dao nói lên tính phóng khoáng, xuề xòa, sao cũng được của người dân Nam bộ. Ra đường gặp tượng có dáng vẻ linh thiêng thì cho rằng đó là tượng Phật, đã là tượng Phật thì đem vô chùa thành kính phụng thờ mà không cần biết đó thật sự là tượng gì, của ai.

Trường hợp này đã xảy ra đối với chùa Bửu Sơn ở Biên Hòa, còn được gọi là chùa Phật Bốn Tay.

Chùa Bửu Sơn - Biên Hòa. Ảnh: PHN 2018