Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử - Giai thoại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử - Giai thoại. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 12, 2023

Người thôn nữ và mối duyên với anh hùng Lê Lợi

Để có một chiến thắng Lam Sơn, chấm dứt những tội ác bạo tàn, dã man của giặc Minh... "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ/ Nặng nề những nỗi phu phen/ Tan tác cả nghề canh cửi” (Bình Ngô đại cáo), lập nên vương triều Hậu Lê dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, là biết bao sự đóng góp sức người, sức của, trong đó không thể thiếu vai trò của những người phụ nữ. Hoàng phi Trinh liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân là một trong những trường hợp như vậy.

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền thờ Bà Am (thôn Hội Hiền, xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân). Ảnh: Chi Anh

26 thg 11, 2023

Lịch sử bi tráng phía sau lăng Tam công Đại vương ở Bắc Ninh

Theo như thần phả, thần tích còn truyền lại thì cả ba vị Tam công Đại vương cùng sinh ngày 15/8/137 TCN (Giáp Thìn), cùng mất ngày mùng 2/12/112 TCN (Kỷ Tỵ).

Ngay dưới chân đê sông Đuống, thuộc địa phận làng Đồng Đoài, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, lăng Tam công Đại vương là nơi thờ phụng ba vị nhân thần được tôn làm thành hoàng của ba làng Đồng Đông, Đồng Đoài và Đồng Văn xưa.

24 thg 11, 2023

"Công tác cán bộ" Quảng Nam thời Minh Mạng

Triều Minh Mạng phân hạng địa phương để phân bổ quan lại và xử ý rất nghiêm quan lại vi phạm. Việc sử dụng, quản lý quan lại dưới thời Minh Mạng là bài học còn ý nghĩa đến ngày nay.

Nhà Nguyễn rất coi trọng cửa biển Đà Nẵng nên phái thêm nhiều quan viên đến coi giữ. Ảnh: T.L

1 thg 11, 2023

Truyền thuyết đẫm nước mắt về mối tình bi thảm trên đèo Ô Quy Hồ

Đằng sau khung cảnh gây choáng ngợp của con đèo nổi tiếng này là một truyền thuyết được kể lại qua nhiều đời về mối tình buồn thảm giữa chàng trai Ô Quy Hồ và con gái Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Nằm trên quốc lộ 4D ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đèo Ô Quy Hồ là cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất miền Bắc Việt Nam.

30 thg 10, 2023

Chùa Phật Bốn Tay ở Biên Hòa và...

Nhà văn Sơn Nam từng viết rằng ông rất tâm đắc với câu ca dao:

Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp duyên thì kết, gặp chùa thì tu

Câu ca dao nói lên tính phóng khoáng, xuề xòa, sao cũng được của người dân Nam bộ. Ra đường gặp tượng có dáng vẻ linh thiêng thì cho rằng đó là tượng Phật, đã là tượng Phật thì đem vô chùa thành kính phụng thờ mà không cần biết đó thật sự là tượng gì, của ai.

Trường hợp này đã xảy ra đối với chùa Bửu Sơn ở Biên Hòa, còn được gọi là chùa Phật Bốn Tay.

Chùa Bửu Sơn - Biên Hòa. Ảnh: PHN 2018

10 thg 9, 2023

Về dấu mốc người Tây tìm đến đất Quảng

Từ thế kỷ 15, 16, nhiều nước tư bản phương Tây tìm đến phương Đông để buôn bán, khai thác tài nguyên và nhất là truyền giáo. Với vị trí cửa ngõ đường biển quốc tế, đất Quảng đã sớm in dấu chân thuyền nhân phương Tây từ buổi đầu, cách nay đã nửa thiên niên kỷ.

Thương cảng Hội An đầu thế kỷ 18. Ảnh: T.L

8 thg 9, 2023

Truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ làm nên tên gọi núi Bà Đen

Ngọn núi cao nhất Nam Bộ là nơi phát tích của tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, gắn với hai truyền thuyết lâu đời có liên quan đến một người phụ nữ mà dân gian gọi là Bà Đen.

Cao 986 mét, núi Bà Đen được biết đến với tư cách "nóc nhà" của toàn vùng Nam Bộ. Ngọn núi này là nơi phát tích của tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, gắn với hai truyền thuyết lâu đời có liên quan đến một người phụ nữ mà dân gian gọi là Bà Đen.

14 thg 7, 2023

Giải mã những dấu tích bí ẩn tại thành cổ Châu Sa

Qua thăm dò, các nhà khoa học đã giải mã được nhiều dấu tích bí ẩn tại thành cổ Châu Sa – công trình do người Chăm tạo dựng cách đây hàng nghìn năm ở Quảng Ngãi.

Thành Chăm bằng đất duy nhất còn sót lại

Châu Sa còn có tên gọi khác là thành Hời. Tòa thành cổ này nằm cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Ngãi 7 km về phía đông bắc, cạnh tuyến quốc lộ 24B. Phía nam của thành giáp sông Trà Khúc, phía bắc giáp sông Hàm Giang, phía đông giáp cánh đồng Dinh, phía tây giáp núi Bàn Cờ.

Di tích Thành cổ Châu Sa. Ảnh: Tiền Phong.

13 thg 6, 2023

Truyện cổ M'nông: Kể chuyện đàn đá linh

Ngày xưa, có một bon sống ở ven bờ suối Dak Glung Dak Jơl, họ sống đã biết bao đời. Vào ngày hội, ngày mùa, ngày cúng tế ông bà, dân làng cảm ơn thần đất trời, thần rừng, thần núi đã cho họ cuộc sống ấm no hạnh phúc. Họ vui ngày hội bằng tiếng chiêng, họ vẫn luôn nhớ đến một giàn chiêng đá (goong lu) có ý nghĩa tâm linh được nhắc đến từ đời này sang đời khác.

Truyện cổ M'nông: Sự tích bon Ktah

Từ xa xưa, trong bon Bu Prâng có một già làng có đám lúa sát bờ sình ở đầu bon. Ở cạnh gần đó, ông đã dựng một cái chòi canh nhỏ để trông coi rẫy. Đến mùa lúa trổ, ông sai con gái mình ra ngoài chòi đuổi chim vì chim ăn lúa nhiều quá. Cô nghe lời cha mang theo khung dệt thổ cẩm để vừa đuổi chim, vừa dệt vải. Ở chòi, cô thường hát, hát rất hay, giọng hát trong như dòng suối đầu bon.


Ngày nào cũng như vậy, cô đuổi chim, dệt vải và tiếng hát của cô cứ ngân nga hòa nhịp theo dòng suối. Cô không biết rằng, có một chàng trai, con của Thần Bùn Lầy nơi này đã nghe giọng hát hay của cô mà đang lần tìm đến. Chàng đứng cạnh một gốc cây to ở gần đó lắng nghe từng lời ca, tiếng hát của cô. Hôm nào chàng cũng đến đó để nghe hát. Rồi một hôm, chàng đi thẳng vào chòi gặp mặt cô gái và xin làm quen. Tuy mới biết nhau ban đầu mà cả hai người như cảm thấy thân thiết với nhau từ lâu, họ không thể xa rời nhau được. Ngày nào họ cũng hẹn gặp nhau trên chòi rẫy nhỏ bé. Tiếng hát, tiếng suối như nhịp cầu nối liền bến bờ tình yêu và hạnh phúc của chàng và nàng mà lũ chim rừng nơi đây đã cất tiếng hát ca ngợi. Cứ mỗi lần cô gái đến chòi, cô chỉ gõ ba tiếng vào khung cửi thì tức khắc chàng trai hiện lên từ dưới sình lầy, bước lên trò chuyện với cô. Hai người đã quen mắt ưng bụng với nhau, không rời nhau một ngày nào.

20 thg 5, 2023

Sự tích thác cùi

Sự tích giải thích nguồn gốc tên gọi trước đây của thác Diệu Thanh là Leng Dũn (thác Cùi) và bon Phũng (bon Cùi). Truyện còn cho thấy hậu quả của tập quán cưới vợ cưới chồng trong cùng họ hàng (hôn nhân cận huyết) là con cái dễ mắc các dị dạng, dị tật bẩm sinh, bệnh lý di truyền và nòi giống bị suy thoái...

Thác Diệu Thanh. Ảnh tư liệu

Ở một bon gần một con sông có một cái thác rất đẹp, nước trong đến nỗi đứng trên bờ nhìn xuống có thể đếm được từng hòn đá, nhìn thấy cá bơi. Tiếng thác chảy quanh năm rì rầm, làm vui nhộn cho bon làng.

11 thg 4, 2023

Chuyện tình chàng phò mã họ Phạm

 

Trong ảnh là mộ của ông ngoại vua Tự Đức. Nói chi tiết là lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, thân sinh của bà Từ Dụ, vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức.

Sau khi Phạm Đăng Hưng mất (1825), triều đình cho xây dựng tại Gò Công - quê nhà của ông - nhà thờ và lăng mộ dòng họ Phạm Đăng đúng theo kiến trúc dành cho lăng tẩm vua quan lúc bấy giờ, và được người đời gọi là Lăng Hoàng gia. Tại Lăng Hoàng gia, không chỉ có lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng mà còn mộ nhiều người khác trong dòng họ Phạm.

10 thg 3, 2023

Chuyện về mộ ba ông Tướng họ Lý dưới chân núi Tùng

Theo thần tích về tiểu sử, sự nghiệp của ba ông tướng họ Lý cho biết: Ở thôn Bồ Điền, huyện Thuần Lộc, phủ Hà Trung có gia đình lớn họ Lý (chồng tên Phục, vợ tên Đào Thị Vĩ) là cặp vợ chồng có hiểu biết, hiếu đễ giữ nếp nhà nhưng mãi đến 40 tuổi mà hai vợ chồng vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm, hai vợ chồng nhặt được một bé trai mang về nuôi, đặt tên Công Thành. Hai vợ chồng càng chăm làm điều thiện, tu nhân tích đức, sau một thời gian mang thai, đến ngày 17 tháng 8 năm Bính Ngọ, người vợ sinh đôi đều là con trai, tướng mạo khác thường. Ông bà đặt tên người anh là Công Mỹ, người em là Công Hoằng.

Nhân dân và du khách đến dâng hương tại Khu mộ ba ông tướng họ Lý dưới chân núi Tùng, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc).

12 thg 1, 2023

Về Bạc Liêu, nghe chuyện xưa Nọc Nạng

Vùng đất Bạc Liêu những năm đầu thế kỷ XX nổi tiếng với những sự kiện nông dân nổi dậy, đứng lên chống áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và tay sai. Vụ án Nọc Nạng ở Giá Rai và vụ án Chủ Chọt Trần Kim Túc ở Ninh Thạnh Lợi là những minh chứng. Về đồng Nọc Nạng hôm nay, chuyện xưa như được tái hiện qua từng hiện vật, không gian.

Mô hình tái hiện trận tử chiến của anh em ông Mười Chức tại Nọc Nạng.

6 thg 1, 2023

Long Hưng - Điểm tựa Chu Diên

Sử cũ ghi Chu Diên thời Lương là địa giới phía Nam sông Thiên Đức, trải từ tả ngạn sông Hồng đến hữu ngạn sông Thái Bình. Chu Diên là kho người, kho của và căn cứ dấy binh của Lý Bí lập nước Vạn Xuân. Sử cũ không chép giặc theo các sông Bạch Đằng, Kinh Thầy, Văn Úc hay sông Thái Bình để vào Long Biên. Đường tiến quân của chúng có thể là sông Luộc hoặc cửa sông Thái Bình rồi ngược sông Tràng Thưa đánh thẳng vào giữa Chu Diên, nên khi bất lợi ở Chu Diên đại quân ta mới ngược lên cửa Tô Lịch mà không bị chặn đường. Vậy là trong trận quyết tử này, quân dân Bắc Chu Diên (Hải Dương, Hưng Yên) và Nam Chu Diên (Thái Bình ngày nay) đều chạm trán địch, quyết sống chết cùng địch.

Làng Hạ Phán, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, địa danh cổ nằm trong dải Nam Chu Diên, căn cứ kháng chiến nhà Tiền Lý thế kỷ thứ VI.

16 thg 12, 2022

Cứ địa thủy chiến

Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, thiên tài quân sự thời nhà Trần (1226 - 1400) từng chỉ huy quân đội nhà Trần 3 lần đánh tan đế quốc Nguyên Mông bạo tàn. Ông chỉ rõ: “Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi, bốn mặt vây đánh, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, nước nhà góp sức nên quân giặc phải chịu bị bắt”. Thời nhà Trần, các vua Trần và Hưng Đạo vương đều nhận thấy rõ vai trò to lớn của hậu phương, chủ động chọn vùng hạ lưu sông Hồng, trong đó có 3 lộ: Kiến Xương, An Tiêm, Long Hưng (ngày nay là các huyện Hưng Hà, Thái Thụy, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Kiến Xương) là vùng đất rất thuận lợi về giao thông, đất đai màu mỡ, cư dân đông đúc, nông nghiệp phát triển giúp nhà Trần dấy nghiệp và được nhà Trần hậu đãi...

Đền Hệ, xã Thụy Ninh (Thái Thụy), địa bàn chiến lược của nhà Trần thế kỷ XIII trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

Tuệ thông trang tĩnh

Theo sử cũ, cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai nổ ra vào tháng Chạp năm Giáp Thân (1284). Lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành, vua Nguyên Hốt Tất Liệt cử Thái tử Thoát Hoan làm Trấn Nam vương cùng Bình Chương A Lý Hải Nha dẫn 50 vạn quân chia đường vào Đại Việt.

Cụm di tích đền, đình, chùa Bồng Lai, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, nơi thờ tướng Yết Kiêu cùng quân tướng nhà Trần thế kỷ XIII.

Nam bang đệ nhất

Tương truyền, xưa lắm, có một đoàn quân qua làng Sơn Cao (còn có tên gọi khác là Sơn Đường, nay thuộc xã Hòa An, huyện Thái Thụy) đã đào giếng để lấy nước ngọt nấu ăn. Vì xung quanh toàn là bãi ngập nước và là nước lợ nên họ đã chọn làng Sơn Cao, nơi cao nhất vùng để đào giếng. Có truyền ngôn rằng, những giếng cổ còn sót lại ở làng Sơn Cao có từ thời tiền Lý (Lý Bí thế kỷ thứ VI), lúc đó Lý Bí đóng quân ở vùng này. Để cho cát không lở xuống lòng giếng, quân lính dùng vại sành ghép thành giếng, vì vậy có tên giếng Vại, gần đó có “ngã ba hàng hầu” chính là nơi họp chợ bán sò và hầu biển... Xưa làng Sơn Cao nằm sát biển, nay biển đã lùi xa vài ki-lô-mét...

Tục thờ cá Ông, linh vật trong tín ngưỡng dân gian được thờ trong đình làng Sơn Thọ, xã Thái Thượng, địa danh cổ trước khi chia tách của làng Sơn Cao, nay thuộc xã Hòa An, huyện Thái Thụy.

Danh điềm dụng xỉ

Các tài liệu khảo cứu khẳng định, thời Lý - Trần (từ năm 1010 đến năm 1400), chế độ ruộng đất phân hạng thành 4 tầng lớp: Hoàng tộc, quan lại triều đình, thứ dân và nô tỳ. Đứng đầu là “đẳng cấp” hoàng tộc (tôn thất) có vị trí đặc quyền, đặc lợi, xuất hiện thời nhà Lý (1010 - 1225), hưởng thuế các lộ, có thang mộc ấp (ruộng đất canh tác như trang trại) và có gia nô (người ở làm thuê không công). Thời nhà Trần (1226 - 1400), đẳng cấp này vẫn duy trì nhưng có điền trang đại sở hữu tư hữu đồng thời hưởng lộc triều đình...

Cùng với sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý..., dòng Diêm Hộ cũng là nguồn nước ngọt dồi dào không chỉ cung cấp nước cho canh tác nông nghiệp mà còn là phòng tuyến quân sự của các triều đại phong kiến.

Giang môn yếu hải

Dân gian vùng Nam sông Luộc vẫn còn truyền tụng câu ca: “Nhất cao là núi Tản Viên/Nhất sâu là nước Thủy Tiên, Phú Hà”. Phú Hà là làng cổ nằm cạnh ngã ba sông Hồng và chi lưu sông Luộc, nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà. Lại có câu: “Trăm cửa bể phải nể cửa Vường, cửa Vường phải nhường cửa Luộc” (cửa Tuần Vường, nay thuộc khu vực giáp ranh xã Hồng Lý (Vũ Thư) và xã Hồng Minh (Hưng Hà), điều đó cho thấy từ ngàn xưa Thái Bình là vùng đất trù mật được bao bọc bởi các con sông, phù sa bồi đắp nên bờ bãi xanh tươi, cũng là “giao lộ” của những dòng sông tiềm ẩn thế mạnh quân sự, tạo nên phòng tuyến bảo vệ giang sơn...

Chi lưu sông Hồng và sông Luộc, một trong những “giang môn” trọng yếu thời Lý - Trần và các triều đại về sau trong sự nghiệp bảo vệ giang sơn Đại Việt.