2 thg 3, 2016

Mê hoặc U Minh Thượng

Theo Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF, Vườn quốc gia U Minh Thượng của Việt Nam vừa được Công ước Ramsar trao bằng công nhận là khu Ramsar của thế giới.

Chim điên điển - Ảnh của VQG U Minh Thượng 

Ramsar là công ước quốc tế về bảo tồn, sử dụng hợp lý các vùng đất ngập nước và công nhận các chức năng sinh thái nền tảng, các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa, kinh tế của các sinh cảnh. Ghi tên rừng U Minh lên bản đồ Ramsar thế giới, đồng nghĩa với việc khẳng định cam kết trong công tác bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học quan trọng của một khu đất ngập nước đặc biệt: sinh cảnh rừng tràm trên đất than bùn cùng với sự đa dạng các loài thực vật, chim, thú, bò sát và cá. 


Theo WWF, U Minh Thượng chính thức trở thành khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam và thứ 2.228 của thế giới. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam quảng bá hình ảnh đặc biệt của mình ra cộng đồng thế giới, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các du khách trong và ngoài nước trong tương lai; Đồng thời, cũng là cơ hội để kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc nghiên cứu, bảo tồn và sử dụng bền vững hệ sinh thái đầm lầy ngập nước với thảm thực vật thủy sinh, được xem như hệ sinh thái tiêu biểu của vùng đầm lầy đất than bùn vùng U Minh khi xưa, một trong số ít nơi còn tồn tại đất than bùn ở Nam Bộ nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Khu vực rừng U Minh Thượng thực sự là thảm thực vật đa dạng sinh học, nơi đáng để khám phá cho những ai đam mê du lịch sinh thái đến những vùng hoang sơ của miền Nam Việt Nam. Một vài hình ảnh được chụp từ khu vực Ramsar thứ 8 của Việt Nam do WWF thực hiện:

Cò ốc (cò nhạn) - Ảnh: Hoàng Minh Đức 


Đầm lầy đồng cỏ ngập nước theo mùa lẫn tràm - Ảnh: Vũ Ngọc Long 


Đồng cỏ ngập nước theo mùa xen lẫn tràm - Ảnh: Trần Văn Thắng 

Đồng cỏ ngập nước theo mùa - Ảnh: Trần Văn Thắng 

Khỉ trên đường Hồ hoa mai - Ảnh: Phạm Quốc Dân 

Máng dơi - Ảnh: Vũ Ngọc Long 

Rừng tràm xen lẫn sậy - Ảnh: Trần Văn Thắng 

Tê tê Java - Ảnh: Lê Hồng Tuyến 

Sân chim rừng U Minh - Ảnh: Trần Văn Thắng 

Sinh cảnh mở-thực vật thủy sinh - Ảnh:Trần Văn Thắng 

Tổ Cò trắng - Ảnh:Vũ Ngọc Long 

Lam Nghi - Ảnh: WWF cung cấp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét