Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Lắk. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Lắk. Hiển thị tất cả bài đăng
28 thg 4, 2025
Gà nướng cơm lam
Một món ăn dân dã được chế biến đơn giản nhưng phải khéo lắm mới tạo ra hương vị gây thương nhớ. Và có lẽ, phải thưởng thức khi ngồi giữa khung cảnh thiên nhiên thì mới cảm hết độ ngon của món ăn.
18 thg 4, 2025
Làng gốm cổ duy nhất còn lại ở Tây Nguyên
Ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có làng gốm thủ công của người Mnông. Đây là làng gốm cổ duy nhất còn lại trên địa bàn Tây Nguyên.
Sau khi lấy đất sét về, bà con loại sạch tạp chất, đặt đất lên cối giã nhuyễn rồi mới tạo phôi để chế tác sản phẩm. Khác với cách làm gốm ở các vùng miền, người M'Nông không dùng bàn xoay mà để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70 cm, người làm gốm di chuyển quanh đế. Sau đó, người làm gốm sử dụng thanh tre vót mỏng để tạo hình, dùng miếng vải ướt để làm nhẵn sản phẩm, rồi phơi sản phẩm đến độ khô nhất định, nghệ nhân mới dùng que vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá cuội chà bề mặt cho bóng, rồi tiếp tục phơi khô trong bóng râm.
Cuối cùng các sản phẩm gốm được xếp trên đống củi khô. Sản phẩm nhỏ xếp bên trong, lớn xếp xung quanh phía ngoài, rồi đốt lửa nung gốm đến khi tất cả đỏ rực. Cuối cùng là sử dụng vỏ trấu, mùn cưa để hun tạo màu đen bóng đặc trưng riêng của gốm Yang Tao.
Dưới đây là hình ảnh công đoạn làm gốm thủ công của người Mnông:
Sau khi lấy đất sét về, bà con loại sạch tạp chất, đặt đất lên cối giã nhuyễn rồi mới tạo phôi để chế tác sản phẩm. Khác với cách làm gốm ở các vùng miền, người M'Nông không dùng bàn xoay mà để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70 cm, người làm gốm di chuyển quanh đế. Sau đó, người làm gốm sử dụng thanh tre vót mỏng để tạo hình, dùng miếng vải ướt để làm nhẵn sản phẩm, rồi phơi sản phẩm đến độ khô nhất định, nghệ nhân mới dùng que vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá cuội chà bề mặt cho bóng, rồi tiếp tục phơi khô trong bóng râm.
Cuối cùng các sản phẩm gốm được xếp trên đống củi khô. Sản phẩm nhỏ xếp bên trong, lớn xếp xung quanh phía ngoài, rồi đốt lửa nung gốm đến khi tất cả đỏ rực. Cuối cùng là sử dụng vỏ trấu, mùn cưa để hun tạo màu đen bóng đặc trưng riêng của gốm Yang Tao.
Dưới đây là hình ảnh công đoạn làm gốm thủ công của người Mnông:
Các gùi đất sét nghệ nhân đào về để làm nguyên liệu
Đặt đất lên mặt sau của cối gỗ để giã
Công đoạn giã đất cho thật nhuyễn
Lê Hường
13 thg 4, 2025
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
11 thg 4, 2025
Đến với Đắk Lắk mùa “con ong đi lấy mật”
Tháng 3 ở Tây Nguyên đã đi vào thơ ca, đặc trưng với hình ảnh “mùa con ong đi lấy mật”. Đây là thời điểm tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc và cũng là lúc hoa cà phê nở rộ tại Đắk Lắk. Điều này đã tạo cho du khách những ấn tượng khó phai khi đến Đắk Lắk trải nghiệm du lịch.
Cùng các con tản bộ dọc rẫy cà phê đang mùa hoa nở trắng muốt tại một điểm du lịch trải nghiệm nông nghiệp ở Đắk Lắk, chị Nguyễn Thị Phương Phương (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tận hưởng hương hoa cà phê ngào ngạt, vừa kể câu chuyện về "con ong đi làm mật" như trong thơ ca.
Chị Nguyễn Thị Phương Phương chia sẻ bản thân cũng từng là nông dân cà phê nên mỗi mùa hoa như thế này, những ký ức xưa lại ùa về: “Vườn cà phê với rất nhiều hoa và ngào ngạt hương thơm thì cảm xúc về một mùa ấm no sắp về vẫn hiện lên nên tôi rất thích. Dù gia đình không còn rẫy nhưng bây giờ có con nhỏ thì tôi vẫn hay đến những chỗ như thế này, có hoa, có cây cà phê để các con được trải nghiệm, được cảm nhận văn hóa cũng như không khí ở Tây Nguyên”.
Chị Nguyễn Thị Phương Phương chia sẻ bản thân cũng từng là nông dân cà phê nên mỗi mùa hoa như thế này, những ký ức xưa lại ùa về: “Vườn cà phê với rất nhiều hoa và ngào ngạt hương thơm thì cảm xúc về một mùa ấm no sắp về vẫn hiện lên nên tôi rất thích. Dù gia đình không còn rẫy nhưng bây giờ có con nhỏ thì tôi vẫn hay đến những chỗ như thế này, có hoa, có cây cà phê để các con được trải nghiệm, được cảm nhận văn hóa cũng như không khí ở Tây Nguyên”.
9 thg 3, 2025
Lễ rước hồn lúa của người Mnông Gar
Cộng đồng người Mnông Gar (một bộ phận của dân tộc Mnông) ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk tin rằng trong hạt lúa có linh hồn, thần lúa giúp gia đình sản xuất thuận lợi, được mùa, không chỉ đủ ăn mà còn có lúa dư thừa để đổi trâu, bò, vật dụng cần thiết. Vì thế, để có những vụ mùa bội thu, người Mnông Gar thực hiện nhiều nghi lễ cúng thần lúa, trong đó Lễ rước hồn lúa về kho được bà con nơi đây gìn giữ, phát huy đến ngày nay.
28 thg 2, 2025
Chợ tình độc đáo trong lễ hội Hảng Pồ ở Tây Nguyên
Lễ hội Hảng Pồ, hay còn gọi là Hội chợ trên đồi là sự kiện văn hóa đặc sắc của người Tày, Nùng ở Tây Nguyên.
Vào cuối dịp tháng Giêng hàng năm, tại thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) diễn ra Lễ hội Hảng Pồ, hay còn được gọi Hội chợ trên đồi. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày, Nùng.
Lễ hội Hảng Pồ vừa mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh, vừa là dịp để cộng đồng người Tày, Nùng gặp gỡ và gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc.
Vào cuối dịp tháng Giêng hàng năm, tại thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) diễn ra Lễ hội Hảng Pồ, hay còn được gọi Hội chợ trên đồi. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày, Nùng.
Lễ hội Hảng Pồ vừa mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh, vừa là dịp để cộng đồng người Tày, Nùng gặp gỡ và gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc.
23 thg 2, 2025
Bếp lửa Tây Nguyên – Hơi ấm từ ngàn đời
Giữa không gian yên bình của những ngôi nhà dài trong các buôn làng Tây Nguyên, bếp củi luôn giữ một vị trí đặc biệt. Khi thì nằm giữa gian chính, nơi những câu chuyện đời nối tiếp nhau theo ngọn lửa reo vui, khi lại nép vào một góc nhỏ nơi gian cuối, lặng lẽ tỏa hơi ấm từ bếp than hồng.
2 thg 2, 2025
Rừng khộp lớn nhất Việt Nam đẹp nao lòng vào mùa thay lá
Cứ độ cuối mùa đông, đầu mùa xuân hàng năm, khu rừng khộp của Vườn quốc gia Yok Đôn vào mùa thay lá. Cảnh sắc của rừng khộp lớn nhất Việt Nam khiến ai chiêm ngưỡng đều rất thích thú.
Vườn quốc gia Yok Đôn cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk khoảng 38 km. Vườn có diện tích hơn 115.000 ha, lâm phần trải rộng giữa hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và tiếp giáp với Vương quốc Campuchia.
Nét đặc trưng của Vườn quốc gia Yok Đôn là khu vực có tính đa dạng sinh học cao với hơn 1.000 loài thực vật, 650 loài động vật, có nhiều loài quý hiếm.
Vườn quốc gia Yok Đôn cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk khoảng 38 km. Vườn có diện tích hơn 115.000 ha, lâm phần trải rộng giữa hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và tiếp giáp với Vương quốc Campuchia.
Nét đặc trưng của Vườn quốc gia Yok Đôn là khu vực có tính đa dạng sinh học cao với hơn 1.000 loài thực vật, 650 loài động vật, có nhiều loài quý hiếm.
31 thg 1, 2025
Ăn cà đắng mới hiểu lòng người Êđê
Là nguyên liệu không thể thiếu, hương vị của cà đắng đã trở thành phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực của người Êđê và là nét biểu trưng độc đáo cho tính cách bộc trực, hào sảng của người dân Tây nguyên.
Cà đắng vừa hái trên rẫy - Ảnh: V.N.A.
Ẩm thực Êđê là một phần của văn hóa Tây nguyên và trở thành một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Đó là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn hay cả bữa ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua và đắng.
30 thg 1, 2025
Buôn của người Êđê yên bình giữa phố ngày giáp Tết
Giữa nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, buôn Ako Dhông (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) vẫn giữ không gian yên bình và đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của người Êđê.
Chiều 28-1 (29 Tết), một nhóm người nước ngoài đến từ Pháp vẫn rong ruổi đi bộ ngắm nhìn những ngôi nhà dài của người Ê đê nằm yên bình ngay trung tâm đô thị hiện đại bậc nhất Tây Nguyên.
Đây không chỉ là nơi tái hiện lối sống buôn làng Tây Nguyên mộc mạc, mà còn khéo léo hòa quyện với phong cách sinh hoạt thành thị.
Buôn Ako Dhông (TP Buôn Ma Thuột) vẫn giữ không gian yên bình và đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của người Êđê - Ảnh: THẾ THẾ
Chiều 28-1 (29 Tết), một nhóm người nước ngoài đến từ Pháp vẫn rong ruổi đi bộ ngắm nhìn những ngôi nhà dài của người Ê đê nằm yên bình ngay trung tâm đô thị hiện đại bậc nhất Tây Nguyên.
Đây không chỉ là nơi tái hiện lối sống buôn làng Tây Nguyên mộc mạc, mà còn khéo léo hòa quyện với phong cách sinh hoạt thành thị.
18 thg 1, 2025
Vẹn nguyên bản sắc văn hóa Mnông bên hồ Lắk
Hồ Lắk được ví như viên ngọc quý, điểm du lịch hấp dẫn của đại ngàn Tây Nguyên. Dòng nước mát lành hồ Lắk không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lúa nước, mà còn sản sinh nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú. Nơi đây cũng trở thành vùng đất văn hóa đặc trưng của xứ sở voi, nghề đánh bắt thủy sản bằng thuyền độc mộc gắn với những nghi lễ độc đáo.
18 thg 12, 2024
Ẩm thực của người Ê-đê
Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt.
2 thg 12, 2024
Tụt mood ở bảo tàng Đắk Lắk
Bảo tàng Đắk Lắk được xây dựng trong khuôn viên của nơi mà ngày xưa là Biệt điện Bảo Đại. Khuôn viên này rộng gần 1 ha với nhiều cây xanh, thảm cỏ. Ngôi biệt điện Bảo Đại vẫn còn được giữ lại làm nơi tham quan. Do đó, đến đây ta sẽ tham quan cả 2 điểm luôn (mua vé 2 lần).
Bảo tàng Đắk Lắk. Ảnh: PHN
Đọc những lời giới thiệu hấp dẫn như vậy, khi bước chân vào nơi trước đây là Biệt điện Bảo Đại, nhìn thấy tòa nhà bảo tàng uy nghi tui thấy phấn khích vô cùng. Tội gì không chụp một tấm hình để check-in!
Quầy hàng lưu niệm giống một gian hàng hội chợ. Ảnh: PHN
Một góc khác ở tiền sảnh của bảo tàng. Ảnh: PHN
Đoàn khách mà tui tháp tùng có lẽ không phải của một công ty du lịch, mà là của một tổ chức ngoài Bắc, căn cứ vào giọng nói và kiểu nói chuyện của họ (nói nhiều, nói lớn tiếng). Và nhất là căn cứ vào phong thái của anh chàng (có lẽ là) trưởng đoàn. Anh chàng này thỉnh thoảng đệm vào giữa lời của cô thuyết minh những câu nói đùa - không, thực chất là những câu ghẹo gái - rất kém duyên, thô tục (đó là nói nhẹ, còn nói cho đúng thì phải gọi là mất dạy), và chẳng có tí gì liên quan đến văn hóa du lịch.
Một số hiện vật trưng bày ở bảo tàng Đắk Lắk. Ảnh: PHN
Về hình thức trưng bày và những hiện vật, hình ảnh trưng bày thì khách quan mà nói tuy không như tui kỳ vọng khi đọc những lời giới thiệu trên mạng nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu. Về phía người thuyết minh, trình bày trôi chảy, mạch lạc, nhưng... Cái mà cô thiếu là cái hồn, cái chất Tây nguyên. Khi cô giới thiệu về những nét văn hóa, những đồ dùng sinh hoạt, những tập tục... của người Tây nguyên ta nghe như một học sinh thuộc bài đang trả bài chớ không phải một người đang tâm tình cho ta nghe về những nét đẹp của quê hương mình.
Cũng không chê trách cô được, vì như lời tự giới thiệu cô là người Nghệ An, vào Tây nguyên sinh sống chưa lâu chớ không hề là dân bản xứ! Mà thật ra không cần giới thiệu, chỉ nghe giọng nói thôi là biết cô xuất thân từ nơi khác.
Thật tình, cho dù thuyết minh có tốt hơn đi nữa thì cảm xúc của tui cũng đã bay đi tứ tán rồi khi phải đi chung với một đám đông hỗn độn, trò chuyện huyên náo, được điểm tô thêm bằng những câu đùa thiếu hẳn sự có duyên!
Một số hiện vật trưng bày ở bảo tàng Đắk Lắk. Ảnh: PHN
Điểm nhấn đặc biệt của buổi tham quan - theo lời của hướng dẫn viên - là cả đoàn được xem một buổi chiếu phim đặc biệt. Đó là bộ phim về Chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột năm 1975.
Đó là một đoạn phim tài liệu mà có lẽ tôi, bạn đã từng xem đâu đó nhiều lần trong gần 50 năm qua về những tháng ngày bi thảm tháng 3/75 ở Buôn Ma Thuột. Bi thảm của bên thua cuộc, nhưng hùng tráng của bên thắng cuộc. Có khác chăng là trước nay bạn và tui xem ở một khung cảnh khác, còn bây giờ tui và anh bạn mình là 2 kẻ lẻ loi đại diện cho bên thua cuộc đang xem cùng một đám đông của bên thắng cuộc. Khán giả, người tổ chức chiếu phim và cả người làm phim đều là người của bên thắng cuộc.
Cái đám đông ấy hò hét, vỗ tay khi xe tăng của quân giải phóng tiến rầm rộ hay khi đạn pháo của quân giải phóng nổ vang. Và cười to khi màn ảnh chiếu những đoàn người chạy tán loạn...
Cao trào diễn ra ở cuối phim, khi đoàn quân giải phóng chiến thắng tiến vào Buôn Ma Thuột. Nhạc khải hoàn hùng tráng vang lên.
Như đám trẻ con chơi game hò hét khi trên màn hình hiện lên dòng chữ Congratulation! You Win!, đám đông trong trong khán phòng gào rú: Hoan hô! Thắng rồi! Thắng rồi! và vỗ tay ầm ĩ.
Bảo tàng Đắk Lắk. Ảnh: PHN
Anh bạn cùng đi run rẩy nắm tay tôi kéo ra khỏi phòng chiếu phim và lẩm bẩm chửi thề: ĐM! Anh không phải là người phục vụ trong quân đội VNCH, nhưng là người dân Tây nguyên, đã sống ở đây thời gian ấy và có rất nhiều người thân trong đám người thất thểu chạy loạn hồi tháng 3/1975 được thể hiện lại trong phim.
Còn tui, sự hưng phấn khi mới bước vô bảo tàng Đắk Lắk vốn đã giảm sút rất nhiều thì giờ tuột xuống tới tận đáy, đúng với cái từ mà giới trẻ ngày nay hay dùng: tụt mood!
💔💔💔
Tui ra khỏi bảo tàng Đắk Lắk, bước sang Biệt điện Bảo Đại. Bạn tui chắc bị tụt mood nặng quá nên biểu tui vô tham quan một mình đi, ảnh không vô.
Tui và bạn tui ở Biệt điện Bảo Đại. Ảnh: PHN
Người phụ trách thuyết minh ở đây lại cũng là một người Nghệ An. Bài thuyết minh của anh ta nhấn mạnh những thú vui chơi của Bảo Đại ở Đắk Lắk (vua mà) chớ không nói gì đến kiến trúc của biệt điện.
Tâm trạng cũng đã chùng xuống khá nặng nên tui cũng chẳng quan tâm gì, đi rảo qua các phòng để tham quan. Phải nói 2 điều:
- Một là nếu chỉ tham quan các đồ nội thất trong biệt điện thì thua xa cái dinh khác như Dinh 1, Dinh 2, Dinh 3 ở Đà Lạt. Và tui nghĩ nếu so với biệt phủ của các quan thời nay chắc còn thua xa hơn nữa.
- Hai là hiện giờ Biệt điện Bảo Đại chỉ là một công trình phụ trong khuôn viên thực sự của mình (công trình chính là Bảo tàng Đắk Lắk) nên không được chăm chút đúng mức.
Một số hiện vật bên trong Biệt điện Bảo Đại. Ảnh: PHN
Vậy là kết thúc chuyến tham quan Bảo tàng Đắk Lắk và Biệt điện Bảo Đại của tui. Bạn thấy thế nào? Vui không?
Phạm Hoài Nhân
15 thg 11, 2024
Bên trong Biệt điện Bảo Đại
Biệt điện Bảo Đại, thường được người dân Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) ví von như 'khu rừng thu nhỏ' giữa trung tâm thành phố, là địa điểm có không gian thoáng mát, yên tĩnh dành cho du khách có dịp ghé thăm.
Di tích lịch sử Biệt điện Bảo Đại tọa lạc tại P. Tân Tiến, trung tâm thành phố, là công trình kiến trúc độc đáo và là nơi duy nhất tại Buôn Ma Thuột còn bảo tồn được nhiều cây cổ thụ, cây nguyên sinh hơn trăm năm. Theo nhiều tài liệu, trước năm 1905, nơi đây từng là khuôn viên Nhà hàng Maison Lefévre.
Di tích lịch sử Biệt điện Bảo Đại tọa lạc tại P. Tân Tiến, trung tâm thành phố, là công trình kiến trúc độc đáo và là nơi duy nhất tại Buôn Ma Thuột còn bảo tồn được nhiều cây cổ thụ, cây nguyên sinh hơn trăm năm. Theo nhiều tài liệu, trước năm 1905, nơi đây từng là khuôn viên Nhà hàng Maison Lefévre.
14 thg 11, 2024
Biệt điện Bảo Đại: Địa danh văn hóa, lịch sử nổi tiếng
Đây cũng là chứng nhân cho sự thay đổi lịch sử của vùng đất Buôn Ma Thuột.
Ngược dòng lịch sử
Nơi đây trước năm 1905 là nhà hàng Maison Lefévre, năm 1914 xây dựng làm Tòa đại lý quận trưởng, đến năm 1926 được cải tạo và xây dựng thành tòa nhà như hiện nay và được gọi là Tòa Công sứ, theo dân địa phương gọi là Sang Ae Prong (Nhà ông lớn). Năm 1950, nơi này được chọn làm khu nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại và tên Biệt điện Bảo Đại được ra đời từ đây.
Khuôn viên và kiến trúc độc đáo
Từ cổng ngoài khuôn viên đi vào khoảng 200 m là tòa Biệt điện rộng hơn 2.000 m² nằm trên một cồn đất nhân tạo chính giữa khuôn viên cao gần 2 m so với mặt đất và được kè đá vững chắc.
Bậc tam cấp lên toà Biệt điện được thiết kế cao dần vào phía trong, tạo cảm giác nhẹ nhàng, sảng khoái như đang dạo bước trên ngọn đồi thoai thoải. Với diện tích rộng về chiều ngang, kiến trúc Biệt điện trở nên có hình dáng như ngôi Nhà dài truyền thống của dân tộc Ê Đê với sàn gỗ, mái nhọn. Tuy nhiên, với tường nhà và cột trụ được dựng lên bằng bê tông và sơn vàng rực rỡ kết hợp hài hòa với lối kiến trúc đơn sơ mộc mạc ngôi Nhà dài truyền thống, chất cổ điển của núi rừng Tây Nguyên kết hợp sự tinh tế hiện đại trong kiến trúc châu Âu thời bấy giờ đã tạo nên một Biệt điện độc đáo và ấn tượng.
Không gian bày trí nhã nhặn đầy hoài niệm
Biệt điện Bảo Đại là một di tích lịch sử nằm tại số 4 đường Nguyễn Du, thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Đây là địa điểm tham quan lý tưởng của những du khách thích khám phá lịch sử cũng như tìm hiểu nét độc đáo văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Ngược dòng lịch sử
Nơi đây trước năm 1905 là nhà hàng Maison Lefévre, năm 1914 xây dựng làm Tòa đại lý quận trưởng, đến năm 1926 được cải tạo và xây dựng thành tòa nhà như hiện nay và được gọi là Tòa Công sứ, theo dân địa phương gọi là Sang Ae Prong (Nhà ông lớn). Năm 1950, nơi này được chọn làm khu nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại và tên Biệt điện Bảo Đại được ra đời từ đây.
Khuôn viên và kiến trúc độc đáo
Khuôn viên Biệt điện rộng gần 7 ha với đa dạng nhiều loại cây, hoa trồng xung quanh và đặc biệt là 2 cây đại thụ (long não) hơn trăm năm tuổi cao gần 30 m với thân dáng xòe rộng nằm hai bên lối vào như 2 chiếc lọng lớn tạo bóng mát quanh năm.
Từ cổng ngoài khuôn viên đi vào khoảng 200 m là tòa Biệt điện rộng hơn 2.000 m² nằm trên một cồn đất nhân tạo chính giữa khuôn viên cao gần 2 m so với mặt đất và được kè đá vững chắc.
Bậc tam cấp lên toà Biệt điện được thiết kế cao dần vào phía trong, tạo cảm giác nhẹ nhàng, sảng khoái như đang dạo bước trên ngọn đồi thoai thoải. Với diện tích rộng về chiều ngang, kiến trúc Biệt điện trở nên có hình dáng như ngôi Nhà dài truyền thống của dân tộc Ê Đê với sàn gỗ, mái nhọn. Tuy nhiên, với tường nhà và cột trụ được dựng lên bằng bê tông và sơn vàng rực rỡ kết hợp hài hòa với lối kiến trúc đơn sơ mộc mạc ngôi Nhà dài truyền thống, chất cổ điển của núi rừng Tây Nguyên kết hợp sự tinh tế hiện đại trong kiến trúc châu Âu thời bấy giờ đã tạo nên một Biệt điện độc đáo và ấn tượng.
Xung quanh Biệt diện có một rừng cây cổ thụ bao bọc, đa dạng về chủng loại, đáng chú ý nhất là có 2 cây long não trồng đối xứng ở 2 bên đường vào có dáng rất đẹp và hiếm thấy. Đây có thể là một trong những cây long não to nhất ở Việt Nam
Không gian bày trí nhã nhặn đầy hoài niệm
Bước lên những nấc thang cửa chính tòa Biệt điện chính là phòng khách, bên phải là phòng làm việc, phòng ngủ, bên trái là phòng họp của vua Bảo Đại.
Phòng khách là nơi trưng bày nhiều kỷ vật có giá trị văn hóa lịch sử cùng với hai bức ảnh chân dung vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương, bàn ghế tiếp khách, các chứng tích và hình ảnh vua Bảo Đại đi săn bắn.
Phòng làm việc gồm nhiều di vật như bàn ghế làm việc, trên đó có điện thoại, 2 hàng quốc kỳ của các nước, khung kệ để vật dụng với nơi cao nhất là di ảnh vị vua sáng lập ra triều Nguyễn đó là hoàng đế Gia Long, bên dưới có pho tượng vua Khải Định (cha vua Bảo Đại) và hình ảnh tư liệu và di vật trong thời kỳ làm việc khi còn tại vị.
Phòng ngủ với chiếc giường và bộ bàn ghế nhỏ được bày trí đơn giản với 2 bức ảnh vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương đã đượm màu thời gian, khiến các du khách tham quan không tránh khỏi bồi hồi.
Phòng họp được bày trí sang trọng với chiếc bàn bằng gõ dài có hai hàng quốc kỳ hai bên. Đây là nơi vua Bảo Đại tiếp đón và nghị sự với công sứ các nước, trên tường là bản đồ Việt Nam được khảm xà cừ với 4 chữ “Độc Lập - Tự Do” trên nền gỗ gõ đen bóng kết hợp với chiếc trống đồng tạo nên một không gian hài hòa nhưng không kém phần uy nghiêm.
Đi xuống theo lối cầu thang là nhà bếp, phòng ăn, hầm rượu và bước ra là mặt sau Biệt điện cũng là khuôn viên rộng lớn với nhiều cây đại thụ tạo bóng mát quanh năm cho tòa nhà.
Không gian sang trọng bên trong biệt điện. Bên cạnh là nhiều kỷ vật có trị văn hóa lịch sử. Đặc biệt là chân dung của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương đã nhuốm màu thời gian, khiến du khách không khỏi bồi hồi nhớ về một thời lịch sử đã qua của đất nước
Các vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày còn sót lại cũng đã được trưng bày tại Biệt điện
ĐỖ TRỌNG DANH
Giảng viên trường đại học Hoa Sen - khoa Kinh tế Quản trị - ngành Digital Marketing
5 thg 10, 2024
Bảo tàng Thế giới cà phê
Đây là một điểm đến “hot” suốt thời gian qua trên bản đồ du lịch và truyền thông. Bảo tàng tọa lạc tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
25 thg 9, 2024
Lên Đắk Lắk trekking đồi cỏ Pal Sol
Đồi cỏ Pal Sol là điểm trekking “mới nổi” ở Tây Nguyên, nằm giáp ranh giữa tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai, nhưng phần lớn diện tích thuộc địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk.
23 thg 8, 2024
Độc đáo nghi thức rước rể của đồng bào Ê Đê
Trong khuôn khổ các hoạt động nhân "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tái hiện nghi thức rước rể độc đáo của dân tộc mình.
Theo phong tục của người Ê Đê, sau mùa rẫy, ngày rộng tháng dài, lúa gạo đầy kho.... các cô gái Ê Đê có thể đi hỏi chồng. Khi được đôi bên đồng ý, cô gái Ê Đê sẽ về nhà chồng để ở dâu từ 01 đến 03 năm (tùy vào sự thỏa thuận của 2 bên gia đình). Nhà trai được thách cưới và nhà gái sẽ lo mọi chi phí cưới, hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà.
Theo phong tục của người Ê Đê, sau mùa rẫy, ngày rộng tháng dài, lúa gạo đầy kho.... các cô gái Ê Đê có thể đi hỏi chồng. Khi được đôi bên đồng ý, cô gái Ê Đê sẽ về nhà chồng để ở dâu từ 01 đến 03 năm (tùy vào sự thỏa thuận của 2 bên gia đình). Nhà trai được thách cưới và nhà gái sẽ lo mọi chi phí cưới, hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà.
13 thg 6, 2024
Nhà thờ chính tòa Ban Mê Thuột
Nhà thờ Thánh Tâm (Cathédrale du Sacré-Cœur) ở số 02 đường Phan Chu Trinh, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ngoài việc là ngôi nhà thờ chính tòa của giáo phận Ban Mê Thuột còn là một điểm tham quan du lịch đẹp.
Nhà thờ Thánh Tâm vẫn thường được gọi bằng tên Nhà thờ chính tòa Ban Mê Thuột, được xây dựng trên một khoảnh đất có diện tích 828 m², có chiều dài 45 m, rộng 12 m. Điểm độc đáo của ngôi nhà thờ là kiến trúc mô phỏng theo nhà dài của người Ê Đê.
16 thg 5, 2024
Hoàng hôn cực chill bên Đại lộ Võ Nguyên Giáp
Rộng tới 60m, Đại lộ Võ Nguyên Giáp nay trở thành địa điểm cực chill ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nhất là khi hoàng hôn buông xuống, thành phố lên đèn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)