25 thg 3, 2016

Tận mắt xem công đoạn chế biến “cà phê chồn” từ chất thải của chồn

Ở Đà Lạt hiện có nhiều gia đình nuôi chồn để chế biến cà phê chồn, họ cho chồn ăn trái cà phê chín, rồi lấy hạt cà phê từ phân chồn làm sạch và rang.

Tại xã Tà Nung, cách trung tâm TP. Đà Lạt chừng 20 km, có nhiều hộ gia đình nuôi chồn để chế biến cà phê.
 
Loài chồn vòi hương được các gia đình nuôi để làm ra loại cà phê chồn

Chồn ăn trái cà phê chín, hạt cà phê đi qua dạ dày và ruột chồn, các men tiêu hóa (enzym) đã thấm qua lớp vỏ trấu đã bị bào mòn, thấm nhẹ vào nhân cà phê

Các gia đình nếu muốn chăn nuôi chồn, phải được địa phương cấp phép và có giấy chứng nhận

Trong tự nhiên, loài chồn chỉ ăn trái cà phê khi thức ăn khan hiếm, vì thế không phải cứ đâu có cà phê là ở đó có cà phê chồn

Trong mùa cà phê, trung bình cứ 3 ngày mới cho chồn ăn cà phê một lần, còn bình thường cho chồn ăn các thức ăn khác như trứng gà, trừng chim, cơm…

Một con chồn trong mùa cà phê có thể cho 1 kg cà phê chồn. Gia đình nào nuôi từ 15 – 20 con chồn, trong 1 vụ cà phê có thể thu hoạch 100 kg hạt cà phê chồn.

Hạt cà phê do chồn hương ăn vào rồi thải ra.

Với cà phê chồn thô thế này, người ta có thể lưu giữ trong vòng 10 năm mà không bị hỏng

Nghe thì có vẻ... mất vệ sinh, nhưng hạt cà phê từ phân chồn khá sạch.

Hạt cà phê thu từ chất thải của con chồn.

Hạt cà phê từ phân chồn được xử lý làm sạch mọi vết bẩn và yếu tố không an toàn thực phẩm, sau đó được rang theo một kỹ thuật tiêu chuẩn. 

Đà lạt là vùng thâm canh cà phê, với 2 loại chủ yếu là Arabica và Robusta. Trong ảnh là khu vực trồng cà phê Arabica.

Cây cà phê Robusta có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m

Cà phê chồn nuôi có giá rẻ hơn nhiều so với cà phê chồn thiên nhiên. Bởi lẽ: 650.000 ha ca phê Tây Nguyên cho tổng sản lượng là 1,7 triệu tấn, nhưng người ta chỉ thu hoạch được nhiều lắm là 100 kg cà phê chồn thiên nhiên (có giá thành vô cùng cao: khoảng 2.000 USD/kg). 

CTV Vũ Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét