Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ hội. Hiển thị tất cả bài đăng
7 thg 7, 2025
Hàn Sơn kỳ ngộ duyên thiên sắc
Những ngày này, về với đền Hàn (còn gọi là đền Phong Mục, đền Hàn Sơn), làng Phong Mục, xã Triệu Lộc, lòng người chộn rộn niềm vui hội. Câu ca xưa: “Dù ai buôn bán trăm bề/ Mười hai tháng sáu nhớ về Hàn Sơn” như một lời mời gọi thân tình của đất và người nơi đây gửi tới du khách muôn phương...
3 thg 7, 2025
Nhộn nhịp múa lân sư rồng tại Lễ hội vía Bà chúa xứ núi Sam
Những ngày Lễ hội vía Bà chúa xứ núi Sam, trên các tuyến phố của Tp. Châu Đốc không khó bắt gặp những đoàn múa lân sư rồng với tiếng trống, kèn rộn rã.
Tham gia sự kiện diễu hành có khoảng 68 đoàn lân sư rồng đến từ các tỉnh thành phố: Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang… Lân sư rồng được ví như là biểu tượng của điều lành, sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc. Vào ngày Lễ phục hiện rước tượng Bà các đoàn lân được bố trí diễu hành dọc theo cung đường đỉnh Núi Sam. Điều này không chỉ thu hút người dân trong khu vực mà còn kéo theo du khách từ các vùng xa đến để hòa mình vào không khí trang trọng và sôi động của lễ hội.
Múa lân, sư, rồng là sự kết hợp độc đáo nghệ thuật dân gian. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba linh vật với nhau. Các động tác được sử dụng trong nghệ thuật múa lân, sư, rồng đều mang đậm nét đặc trưng của võ thuật cổ truyền Việt Nam.
Tham gia sự kiện diễu hành có khoảng 68 đoàn lân sư rồng đến từ các tỉnh thành phố: Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang… Lân sư rồng được ví như là biểu tượng của điều lành, sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc. Vào ngày Lễ phục hiện rước tượng Bà các đoàn lân được bố trí diễu hành dọc theo cung đường đỉnh Núi Sam. Điều này không chỉ thu hút người dân trong khu vực mà còn kéo theo du khách từ các vùng xa đến để hòa mình vào không khí trang trọng và sôi động của lễ hội.
Múa lân, sư, rồng là sự kết hợp độc đáo nghệ thuật dân gian. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba linh vật với nhau. Các động tác được sử dụng trong nghệ thuật múa lân, sư, rồng đều mang đậm nét đặc trưng của võ thuật cổ truyền Việt Nam.
2 thg 7, 2025
Lễ sum họp cộng đồng của đồng bào M’nông
Vừa qua, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đã phối hợp tổ chức tái hiện Lễ sum họp cộng đồng (R'Nglắp bon) của người M'Nông. Đây là một nghi lễ quan trọng, độc đáo và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự gắn kết cộng đồng mạnh mẽ của dân tộc này.
Lễ sum họp cộng đồng mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người M’Nông. Đây là dịp cộng đồng cùng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đồng thời tăng cường tình đoàn kết giữa các bản làng. Lễ sum họp cộng đồng thường được tổ chức vào đầu mùa mưa, khi vạn vật sinh sôi, đầy ắp nhựa sống.
Khi khách từ các bản làng đến tham dự buổi lễ, đồng bào M’Nông thực hiện nghi thức đón tiếp nồng hậu tại cổng làng. Trong âm hưởng cồng chiêng và những câu hát dân gian, khách được mời quây quần bên nhau như một gia đình lớn trước khi nghi lễ chính bắt đầu.
Phần lễ chính diễn ra quanh cây Nêu được dựng từ sáng sớm trong không khí trang nghiêm. Các lễ vật được chuẩn bị tùy theo điều kiện của làng gồm heo, gà, cơm lam, bánh chuối, rượu cần... và được bày biện trang trọng. Già làng cùng một phụ nữ uy tín được lựa chọn để làm chủ lễ với nghi thức hiến sinh, bôi máu vật tế lên thân cây Nêu, tượng trưng cho sự kết nối với thế giới tâm linh.
Tiếp đó, già làng thực hiện nghi thức khấn cầu no ấm, đặc biệt nhấn mạnh lời nguyện cầu gắn kết, hóa giải mâu thuẫn, khẳng định tình đoàn kết giữa các bản làng và cộng đồng dân tộc anh em. Sau đó, hai vị chủ lễ mời mọi người uống rượu cần và chia cơm lam như lời chúc no đủ, bình an, thịnh vượng.
Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi với tiếng cồng chiêng và tiếng cười rộn rã. Mọi người cùng nắm tay múa hát quanh cây Nêu, hòa mình vào những điệu múa truyền thống và thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm hương vị núi rừng.
Việc tái hiện Lễ sum họp cộng đồng không chỉ nhằm nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa M’Nông mà còn là cầu nối lan tỏa tinh thần đại đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Trong không gian đậm đà bản sắc văn hóa, qua những nghi thức linh thiêng và khoảnh khắc sum họp chân tình, người M’Nông đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc: đoàn kết, sẻ chia và trân trọng cội nguồn là nền tảng vững chắc cho một tương lai bền vững và phát triển.
Lễ hội Tâm r’nglắp bon góp phần thắt chặt tình cảm giữa đồng bào M’Nông và các dân tộc anh em.
Lễ sum họp cộng đồng mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người M’Nông. Đây là dịp cộng đồng cùng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đồng thời tăng cường tình đoàn kết giữa các bản làng. Lễ sum họp cộng đồng thường được tổ chức vào đầu mùa mưa, khi vạn vật sinh sôi, đầy ắp nhựa sống.
Người M’Nông chuẩn bị lễ vật dâng lên các vị thần dưới cây Nêu trong nghi thức cúng.
Khách được chào đón bằng dàn cồng chiêng ngay từ cổng làng
Không khí đón khách diễn ra nồng hậu, thân tình
Già làng và phụ nữ uy tín được chọn làm chủ lễ
Máu vật tế được bôi lên thân cây Nêu, biểu tượng kết nối con người với thần linh
Khách và chủ cùng tham gia nghi lễ cúng chính
Khách ngồi quây quần cùng dân làng, chuẩn bị bước vào nghi lễ chính.
Tiếp đó, già làng thực hiện nghi thức khấn cầu no ấm, đặc biệt nhấn mạnh lời nguyện cầu gắn kết, hóa giải mâu thuẫn, khẳng định tình đoàn kết giữa các bản làng và cộng đồng dân tộc anh em. Sau đó, hai vị chủ lễ mời mọi người uống rượu cần và chia cơm lam như lời chúc no đủ, bình an, thịnh vượng.
Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi với tiếng cồng chiêng và tiếng cười rộn rã. Mọi người cùng nắm tay múa hát quanh cây Nêu, hòa mình vào những điệu múa truyền thống và thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm hương vị núi rừng.
Thiếu nữ M’nông trình diễn điệu múa truyền thống.
Cồng chiêng vang rền trong ngày lễ trọng đại
Lễ sum họp cộng đồng (R'Nglắp bon) thể hiện sự gắn kết cộng đồng mạnh mẽ của dân tộc M'Nông
Thực hiện: Việt Cường
20 thg 6, 2025
Tháng 5 âm lịch - 'Tiệc quan' tưởng nhớ công lao của Quan Lớn Tuần Tranh
Tháng 'Tiệc quan' với nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của di tích lịch sử - văn hoá đền Tranh.
Đầu tháng 3/2025, Lễ hội đền Tranh xuân Ất Tỵ năm 2025 được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay đã để lại nhiều ấn tượng đặc biệt đối với nhân dân, du khách thập phương tham dự.
Lãnh đạo UBND huyện Ninh Giang, thị trấn Ninh Giang, Ban Quản lý di tích đền Tranh cùng thủ nhang dâng hương Quan Lớn Tuần Tranh vào tháng "Tiệc quan" - tháng 5 âm lịch năm 2025
Đầu tháng 3/2025, Lễ hội đền Tranh xuân Ất Tỵ năm 2025 được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay đã để lại nhiều ấn tượng đặc biệt đối với nhân dân, du khách thập phương tham dự.
14 thg 6, 2025
Độc đáo lễ hội cầu ngư ở vạn chài Lộ Diêu
Lễ hội cầu ngư Vạn chài Lộ Diêu diễn ra tại thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) không chỉ gìn giữ vẻ đẹp văn hóa làng biển, mà còn có nhiều nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Ngày 10-6, Lễ hội cầu ngư đã diễn ra tại thôn Lộ Diêu. Đây là lễ hội truyền thống đặc trưng của vùng duyên hải miền Trung, là dịp để ngư dân bày tỏ lòng tôn kính với biển cả, cầu mong mưa thuận gió hòa, tàu thuyền ra khơi bình an, nhiều tôm cá.
Từ 5h sáng, đoàn thuyền ra khơi làm lễ nghinh Ông - Ảnh: DŨNG NHÂN
Ngày 10-6, Lễ hội cầu ngư đã diễn ra tại thôn Lộ Diêu. Đây là lễ hội truyền thống đặc trưng của vùng duyên hải miền Trung, là dịp để ngư dân bày tỏ lòng tôn kính với biển cả, cầu mong mưa thuận gió hòa, tàu thuyền ra khơi bình an, nhiều tôm cá.
31 thg 5, 2025
Lễ Mạng Ma của người Xinh Mun
Mỗi độ xuân sang, khi hoa rừng bung nở trắng xóa khắp núi đồi, cũng là lúc người Xinh Mun ở Sơn La rộn ràng chuẩn bị cho Lễ Mạng Ma. Đây là nghi lễ truyền thống đậm sắc màu tín ngưỡng và cũng là dịp cả bản cùng quây quần, dâng lễ cầu an, gửi gắm mong ước về sức khỏe, sự bình yên, đồng thời tưởng nhớ tổ tiên, kết nối sự thiêng liêng giữa các thế hệ của người Xinh Mun.
30 thg 5, 2025
Lễ hội cúng thần núi, thần rừng của người Cơ Tu
Vừa qua, trong khuôn khổ chuỗi hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu đến từ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tái hiện lại Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ. Đây là lễ cúng thần núi, thần rừng thiêng liêng bậc nhất của đồng bào dân tộc Cơ Tu.
10 thg 5, 2025
Hội Kiêng gió của người Dao
Hàng năm, khi rừng hồi, rừng quế nhuộm lá, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) lại bước vào một ngày hội lớn - Hội Kiêng gió. Vào ngày này, người Dao ở Bình Liêu vui chơi, hò hẹn, cùng say trong men rượu, men tình.
Một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Dao ở bản Thanh Phán, xã Ðồng Văn, huyện Bình Liêu còn được gìn giữ và duy trì đến ngày nay, đó là Lễ hội Kiêng gió. Người Dao ở nơi đây lấy ngày mồng 4/4 âm lịch làm ngày Kiêng gió.
Vào ngày này, không một thành viên nào ở nhà vì người dân quan niệm nếu trong nhà có người thì thần gió sẽ không vào. Họ lặng lẽ rời nhà từ sớm, để khi thần gió vào nhà sẽ mang đi những rủi ro, phiền muộn của năm cũ và đem vào nhà những điều tốt lành, sự ấm no, sung túc.
Tái hiện Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Phán
Một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Dao ở bản Thanh Phán, xã Ðồng Văn, huyện Bình Liêu còn được gìn giữ và duy trì đến ngày nay, đó là Lễ hội Kiêng gió. Người Dao ở nơi đây lấy ngày mồng 4/4 âm lịch làm ngày Kiêng gió.
Vào ngày này, không một thành viên nào ở nhà vì người dân quan niệm nếu trong nhà có người thì thần gió sẽ không vào. Họ lặng lẽ rời nhà từ sớm, để khi thần gió vào nhà sẽ mang đi những rủi ro, phiền muộn của năm cũ và đem vào nhà những điều tốt lành, sự ấm no, sung túc.
Hội Kiêng Gió - Tiếng gọi từ lòng núi của người Dao Thanh Phán
Khi nắng Xuân còn đọng trên nương ngô và mây trắng chưa kịp rời đỉnh núi Cao Xiêm, ngày 4/4 âm lịch hằng năm, người Dao Thanh Phán ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) lại rủ nhau xuống chợ mừng Hội Kiêng Gió. Không cần lời hẹn, họ tìm đến nhau bằng tiếng hát giao duyên, chén rượu thơm nồng và sắc áo rực rỡ tạo nên một ngày hội rộn ràng, ấm áp giữa núi rừng biên giới.
Theo tín ngưỡng của đồng bào Dao Thanh Phán, vào ngày 4/4 âm lịch, nếu trong nhà có người thì thần gió sẽ không thể vào. Vì thế, cả gia đình sẽ rời nhà từ sáng sớm, để khi thần gió đến sẽ cuốn đi những rủi ro, phiền muộn của năm cũ, đồng thời mang theo điều lành, sự ấm no, may mắn đến cho gia chủ.
Đối với người Dao, đây là một ngày Tết đặc biệt, riêng của dân tộc mình
Theo tín ngưỡng của đồng bào Dao Thanh Phán, vào ngày 4/4 âm lịch, nếu trong nhà có người thì thần gió sẽ không thể vào. Vì thế, cả gia đình sẽ rời nhà từ sáng sớm, để khi thần gió đến sẽ cuốn đi những rủi ro, phiền muộn của năm cũ, đồng thời mang theo điều lành, sự ấm no, may mắn đến cho gia chủ.
8 thg 5, 2025
Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì
Đồng bào dân tộc Hà Nhì có nhiều phong tục đặc sắc, trong đó có Tết mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một trong bảy cái Tết trong năm theo phong tục cổ truyền của người Hà Nhì.
Tết mùa mưa được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, khi bắt đầu mùa mưa và khi lúa đã đến thì con gái, dân bản sẽ họp bàn và thống nhất ngày cúng.
Tết mùa mưa được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, khi bắt đầu mùa mưa và khi lúa đã đến thì con gái, dân bản sẽ họp bàn và thống nhất ngày cúng.
29 thg 4, 2025
Hội làng ở ngôi đình đẹp nhất Xứ Đoài
Hàng năm, vào ngày mồng 8 tháng 2 âm lịch, người dân làng So (thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại tưng bừng khai hội làng mình. Đây không chỉ là dịp để dân làng tưởng nhớ các vị Thành hoàng mà còn là cơ hội gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.
25 thg 4, 2025
Hàng vạn người dự Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Năm 2021, Lễ hội này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ năm 2023 đến nay, Lễ hội được UBND thành phố Đà Nẵng chủ trì tổ chức với quy mô cấp thành phố.
21 thg 4, 2025
Độc đáo nghi thức rước nước trong Lễ hội làng Bát Tràng
Năm 2025, làng gốm Bát Tràng của Việt Nam chính thức là thành viên của Làng nghề thủ công sáng tạo Thế giới. Hòa chung niềm vui đó, Lễ hội làng gốm Bát Tràng năm nay đã được lan tỏa và vươn xa ra ngoài không gian làng quê. Ấn tượng nhất của Lễ hội làng gốm Bát Tràng là nghi thức rước nước để tế tại đình làng cổ Bát Tràng nhằm tưởng nhớ công lao đức tổ nghề, tự hào về nghề gốm truyền thống cha ông truyền lại, gửi gắm ước vọng cầu cho quốc thái dân an, sự hòa bình, an vui cho quê hương, đất nước.
17 thg 4, 2025
Đặc sắc Lễ hội Mường Xia
Khi núi rừng Mường Xia thức giấc trong sắc xuân chan hòa, đồng bào Thái xã Sơn Thủy (Quan Sơn) lại nô nức bước vào ngày hội lớn diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm, đó là Lễ hội Mường Xia. Đây được xem là dịp để tri ân Tư Mã Hai Đào, người khai phá và gìn giữ vùng đất biên cương.
10 thg 4, 2025
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La
Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai
Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.
Hàng năm, đồng bào Raglai tổ chức nhiều lễ hội, trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới là lễ hội quan trọng trọng nhất. Lễ thường diễn ra theo chu kỳ 5,7 hoặc 10 năm, tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình và kéo dài trong 3 ngày, vào khoảng tháng 3 – 4 âm lịch, sau khi kết thúc một vụ mùa.
Hàng năm, đồng bào Raglai tổ chức nhiều lễ hội, trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới là lễ hội quan trọng trọng nhất. Lễ thường diễn ra theo chu kỳ 5,7 hoặc 10 năm, tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình và kéo dài trong 3 ngày, vào khoảng tháng 3 – 4 âm lịch, sau khi kết thúc một vụ mùa.
9 thg 4, 2025
Đặc sắc Lễ hội Đền Cuông
Từ ngày 11-15/3 (tức 12-16/2 âm lịch), tại Diễn Châu diễn ra Lễ hội Đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, thu hút du khách thập phương.
Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm tam quan, ba tòa Thượng, Trung và Hạ điện.
Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm tam quan, ba tòa Thượng, Trung và Hạ điện.
Đặc sắc lễ hội đền Bà Chúa bên bờ sông Lam
Lễ hội Đền Bà Chúa (Thanh Chương) không chỉ là dịp để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh và các vị thần linh, mà còn góp phần gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị di sản của cha ông.
Đền Bà Chúa - Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh tọa lạc bên bờ sông Lam thuộc thôn Thanh Đồng 2, thị trấn Dùng (Thanh Chương) được nhân dân địa phương xây dựng từ lâu đời. Đền gồm nhiều công trình như cổng đền, hạ điện, trung điện, tả vu, hữu vu, thượng điện, mang vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật cổ có giá trị như sắc phong, câu đối, đại tự… Ảnh: Huy Thư
8 thg 4, 2025
Về Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu xem trai gái tung còn, ném pao, trổ tài bắn nỏ
Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu (xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn) hàng năm thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài huyện. Đến đây, du khách được hòa mình trong những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc đồng bào các dân tộc vùng cao như tung còn, ném pao, bắn nỏ.
Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu được tổ chức vào các ngày 23 - 25 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm để tưởng nhớ Đức Thánh Mẫu Thượng Ngàn và Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài thời nhà Trần, là người đã có công bảo vệ giang sơn, bờ cõi phía Tây Nam của đất nước. Lễ hội cũng là thời điểm để đồng bào các dân tộc huyện Kỳ Sơn trẩy hội vui Xuân cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ảnh: Đào Thọ
6 thg 4, 2025
Độc đáo lễ đón tiếng sấm đầu năm của tộc người Ơ Đu
Với cộng đồng người Ơ Đu, ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương thì lễ đón tiếng sấm đầu năm là tập tục cổ xưa nhất, linh thiêng nhất. Tuy không ai còn nhớ lễ đón tiếng sấm có từ khi nào, song đã được người dân lưu giữ và truyền lại từ đời này sang đời khác, trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân tộc Ơ Đu, 1 trong 5 dân tộc ít người nhất Việt Nam.
Theo như các cụ cao niên người Ơ Đu ở bản Văng Môn, Nga My (Tương Dương), tiếng sấm đầu tiên trong năm là báo hiệu của một năm mới đã đến và đồng bào dân tộc Ơ Đu sẽ tổ chức lễ mừng. Trước khi tổ chức lễ, phải chuẩn bị một mâm cỗ để thông báo và xin phép thổ địa. Trong ảnh: Nghi lễ thông báo và xin phép thổ địa. Ảnh: Đình Tuân
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)