23 thg 7, 2017

Xem phụ nữ mường cổ xứ Nghệ dệt thổ cẩm

Không chỉ nổi tiếng với những mái nhà lợp ngói sa mu, với những thác nước đẹp đẽ, vùng đất cổ Mường Đán còn được biết đến với nghề dệt thổ cẩm hàng trăm năm của đồng bào Thái.

Mường Đán gồm 2 bản Hủa Mương và Na Xái (xã Hạnh Dịch, Quế Phong) là 1 trong những mường cổ ở miền Tây Bắc Nghệ An. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thái - nhóm Tày Thanh. Ảnh: Hồ Phương 


Từ xa xưa, người dân Mường Đán đã tự trồng bông, sáng tạo ra những dụng cụ xe thành sợi và dệt nên những sản phẩm thổ cẩm đặc trưng của dân tộc mình. Ảnh: Hồ Phương 

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Thái ở Mường Đán chủ yếu do phụ nữ đảm trách. Ảnh: Hồ Phương 

Dùng công cụ thủ công dã hạt bông. Ảnh: Hồ Phương 

'Công đoạn bật bông đòi hỏi sự kỳ công mất thời gian mà chỉ có phụ nữ mới làm được. Ảnh: Hồ Phương 

Công đoạn tiếp theo là cuốn bông thành những ống nhỏ. Ảnh: Hồ Phương 

Sau khi bông được quấn thành từng ống, người thợ sẽ xe ra thành sợi như sợi chỉ và cuốn thành từng ống. Ảnh: Hồ Phương 

Chỉ được hấp nhuộm bằng những phẩm màu tự nhiên. Lúc này người dệt mới ngồi vào khung cửi để tạo ra những sản phẩm của mình. Trong ảnh: Mẹ dạy con dệt thổ cẩm. Ảnh: Hồ Phương 

Người phụ nữ Mường Đán thường dệt thổ cẩm vào những ngày nông nhàn. Đặc biệt, phụ nữ Mường Đán không dệt thổ cẩm để bán mà nhằm sử dụng và dùng chính sản phẩm để trao đổi lấy các vật dụng thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt. Ảnh Hồ Phương 

Ngày hội hay ngày thường người phụ nữ Mường Đán vẫn mặc trang phục truyền thống do mình làm ra. Đây là nét khác biệt với những bản làng người Thái khác ở Nghệ An hiện nay. Ảnh: Hồ Phương 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét