19 thg 4, 2016

Miền Tây, mùa ô môi chín

Rong ruổi về miền Tây Nam bộ, ghé thăm một vùng quê An Giang, thấy đứa bé ăn gì đó mà miệng lấm lem, đen xì. Hỏi thì bé trả lời: “Dạ ô môi”. Mới sực nhớ, tháng tư là mùa ô môi chín. 

Mùa ô môi chín - Ảnh: N.T.Đăng 

Dù không ai trồng nhưng cây ô môi lại có mặt khắp nơi ở miền Tây Nam bộ. Chẳng ai để ý đến, cũng không dễ nhận ra chúng nếu không phải mùa cây nở hoa và mùa trái chín. Có lẽ bởi ô môi là loài cây có hoa đẹp và trái có hình dáng là lạ. 

Khám phá rừng Bưng Thị hoang sơ ở Bình Thuận

Chạy xe trên con đường cát trắng, băng qua những trảng cỏ khô, lách mình giữa tán cây bụi đầy gai nhọn hoắt là những trải nghiệm đáng nhớ khi khám phá rừng Bưng Thị.


Nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 30 km, sâu trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, Bưng Thị là khu vực giáp ranh 3 xã Thuận Quý, Tân Thuận, Tân Thành của huyện Hàm Thuận Nam, có cảnh quan thiên nhiên và hệ thực vật nhiệt đới đặc trưng.

Kiến trúc Công giáo trong hồn đô thị

Xây dựng đô thị cần có nhiều bản sắc khác nhau, trong đó bản sắc quy hoạch kiến trúc của từng cộng đồng hợp lại sẽ tạo nên sự gắn kết tạo thành bản sắc đô thị.

Điểm nhấn của toàn khu vực

Nhìn vào kiến trúc tôn giáo ở Việt Nam, bên cạnh nhà thờ thì có chùa nhưng bố cục và ý nghĩa của chùa Phật giáo khác nhà thờ Công giáo. Cuộc sống sinh hoạt của người dân trong cộng đồng Công giáo hướng ngoại nhiều hơn, vì vậy nhà thờ với kiến trúc cao trở thành điểm nhấn của toàn khu vực và thường gắn kết với không gian trường học, chợ, nhà ở của người dân bao quanh. Chùa không như vậy mà thường tách ra với đời, tránh xa sự náo nhiệt, gần hơn với thiên nhiên và cảnh quan, tạo ra không gian thư giãn.

Trong không gian đô thị, nhà thờ là một kiến trúc rất cao do nhu cầu cần một không gian lớn thật thông thoáng để chứa một số lượng người khá lớn cùng lúc. Sau này khi đô thị ngày càng phát triển, xu hướng cao tầng hóa bùng nổ, nhà thờ không còn là công trình cao nhất. Một số nhà thờ bị lọt thỏm trong nhà cao tầng xung quanh khiến tỉ lệ nhà thờ nhỏ đi, mất đi ảnh hưởng không gian kiến trúc, như không gian xung quanh nhà thờ Đức Bà, nhà thờ khá lâu đời không những của Sài Gòn mà của cả nước. Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ không chỉ giá trị di sản của các nhà thờ cổ mà còn cả bản sắc của khu vực xung quanh, trong đó chiều cao của các công trình sẽ xây dựng gần đó phải được khống chế phù hợp để giữ gìn giá trị không gian kiến trúc cảnh quan. 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang bị các công trình xung quanh lấn át chiều cao, làm mất sự hài hòa tổng thể kiến trúc. Ảnh: NINH DOÃN HIẾU

Bửu Long - ngôi chùa có bảo tháp lớn nhất Việt Nam

Chùa Bửu Long (tên gọi chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long), tạo lạc ở số 81, Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9 (TP.HCM) với bảo tháp Gotama Cetiya có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Chùa Bửu Long thành lập năm 1942, đến năm 2007 chùa được trùng tu và xây dựng thêm. Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của trụ trì là Hòa thượng, Thích Viên Minh. Sau khi hoàn thành, nhìn từ xa chùa Bửu Long trông giống như tòa lâu đài uy nghiêm trên một đỉnh đồi.

18 thg 4, 2016

Khám phá thác 7 tầng Păng Tiêng

Từ thôn Păng Tiêng (cách trung tâm TP. Đà Lạt, Lâm Đồng khoảng 30km), phải đi tiếp khoảng 7 km đường rừng ngoằn ngoèo mới đến được thác. Từ triền đồi bên cạnh đỉnh thác đã nghe tiếng thác nước vọng vang cả một góc rừng. Muốn chiêm ngắm vẻ đẹp của thác, du khách chỉ một có con đường mòn dốc đứng rất khó đi nhưng đầy thú vị.

Thác 7 tầng Păng Tiêng 

Anh K’ Phất cho biết vào mùa mưa, nước lớn tỏa ra hai bên bờ đá thấy rõ 7 tầng thác trắng xóa nên bà con gọi là "thác 7 tầng”. Thời điểm chúng tôi đến là đầu tháng 4, đang mùa nắng hạn nhưng thác vẫn tuôn trào trắng xóa với độ cao hơn 20m. Bờ đá hai bên thác tạo thành những bậc cấp từ trên đỉnh xuống chân thác có thể chinh phục dễ dàng. 

Khu du lịch Bồng Lai Tiên Cảnh, một địa chỉ dã ngoại lý tưởng

Nằm lạc ở vị trí đắc địa “Tọa sơn hướng thủy”, bên trái hướng về phía Hòn rơm, bên phải hướng về phía Mũi Né cùng phong cảnh vô cùng hoang sơ kết hợp giữa cảnh rừng núi và biển sẽ giúp du khách tạm thoát khỏi không gian ồn ào, nhộn nhịp của thành phố để hòa mình vào không gian thiên nhiên trong lành… Đó chính là Khu du lịch dã ngoại Bồng Lai Tiên Cảnh, một điểm dã ngoại sinh thái khá mới của Sealinks City thuộc Tập đoàn Rạng Đông.


Với mong muốn tạo một điểm đến hoàn toàn mới lạ cho du khách khi đến với Bình Thuận, ý tưởng du lịch gắn với thiên nhiên, khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi cát, sông suối hay khu cắm trại mới lạ giữa rừng cây, trượt cỏ… Khu du lịch dã ngoại Bồng Lai Tiên Cảnh của Mũi né – Phan Thiết đã hình thành và đi vào hoạt động những ngày đầu tháng tư này.

Phan Thiết rực rỡ mùa hoa giấy

Những triền hoa giấy đủ sắc màu mọc khắp lối, hãnh diện khoa sắc dưới cái nắng cái gió của đất trời xứ Phan như tô điểm thêm vẻ rực rỡ và lãng mạn trên khắp các cung đường dẫn đến thủ đô resort Hàm Tiến, Mũi Né.

Dọc theo con đường Nguyễn Đình Chiểu nối dài Huỳnh Thúc Kháng dẫn đến Hòn Rơm, du khách lần đầu đến Bình Thuận sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi sắc hoa rực rỡ 2 bên đường. Ấn tượng đầu tiên khi du khách đặt chân đến Bình Thuận, ngoài bãi biển thơ mộng, đồi cát trải dài, thì những vạt hoa giấy đủ màu sắc bung nở dưới cái nắng óng vàng giữa trưa hè còn làm họ say mê, thích thú. Loài hoa mang cái tên rất mộc mạc: hoa giấy. Không kiêu sa, mỹ miều như nhiều loài hoa khác, hoa giấy mang lại cho du khách cảm giác thanh nhàn, nhẹ nhõm và pha chút lãng mạn ngày hè. Loài hoa kỳ lạ này càng khô cằn sẽ càng vươn lên mạnh mẽ, nắng càng to, hoa càng bung nở rực rỡ. Hoa giấy có nhiều màu sắc, từ hồng cánh sen, trắng tinh khôi đến cam, đỏ, tím… mọc xen lẫn vào nhau tạo thành những triền hoa trải dài, dẻo dai trước gió. Hoa giấy nở quanh năm, nhưng rực rỡ nhất là khi bắt đầu vào mùa khô. Hai bên đường dẫn vào thiên đường nghỉ dưỡng, hay dọc theo đường 706B dẫn đến Đồi cát bay, hoa cứ thế nở miên man, tô điểm thêm vẻ đẹp lãng mạn của khung cảnh nơi đây. 


Những triền hoa giấy ven đồi đua nhau khoe sắc 

Tuyệt kỹ dát một chỉ vàng thành một ngàn miếng

Từ một chỉ vàng nguyên chất, trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mẩn và bàn tay tài hoa, họ có thể dát thành 1000 lá vàng mỏng như lá lúa, trải rộng trên diện tích hơn 1 m2

Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) là ngôi làng luyện quỳ vàng, quỳ bạc lớn nhất nhì miền Bắc. Với gần 400 năm tuổi, Kiêu Kỵ là cái tên người ta nghĩ đến đầu tiên khi nói về nghề “cả ngày cầm vàng” này.

Luyện quỳ đòi hỏi cao ở sự cầu kì và kiên nhẫn. Để làm ra một quỳ vàng hay quỳ bạc, người thợ phải trải qua tất cả 40 công đoạn.

Kiêu Kỵ là một trong những ngôi làng luyện quỳ lớn nhất miền Bắc

Một thoáng bình yên Hồ Tràm

Bình minh huyền ảo trên biển Hồ Tràm 

Thuộc huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hồ Tràm là lựa chọn lý tưởng cho chuyến đi biển mùa hè. Dù tại nơi đây đã mọc lên vô số resort sang trọng, vẫn còn rất nhiều bãi tắm hoang sơ và khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trải dài từ Lộc An, Hồ Tràm đến Hồ Cốc để những ai yêu thích sự tĩnh lặng, yên bình có thể tha hồ tận hưởng.

Chúng tôi khởi hành đi Hồ Tràm từ ngã ba Tân Phong, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai lúc bảy giờ sáng. Con đường tháng Tư xanh mướt màu cây. Ven quốc lộ 56, xe vượt qua những cánh rừng cao su bạt ngàn rồi đến những đồng ngô, khoai mì… mơn mởn.

Chùm ruột trộn mắm đường gợi ký ức tuổi thơ

Vị chua đến nheo mắt hòa cùng cái mặn mặn ngọt ngọt cay cay của món ăn quê khiến nhiều người nhớ đến thời còn con nít.

Hằng năm cứ vào giữa tháng tư, khi cây chùm ruột trong vườn bắt đầu bóng mẩy những quả chín, là lúc trẻ con miền Nam chuẩn bị rổ rá và cây tre dài để chọt quả chùm ruột. Gọi là đi chọt bởi cây chùm ruột thường mong manh, cành lại dễ gãy nên khó leo trèo tận nơi mà hái. Cứ trải tấm nilon ở dưới gốc hoặc một người cầm rổ hứng, người kia cầm cây chọt thì chẳng bao lâu sau đã có được một mớ. 

Cây chùm ruột trĩu quả những ngày đầu tháng Tư. Ảnh: Duy Khánh