Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Phú Yên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Phú Yên. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 10, 2017

Lung linh Hòn Yến

Hòn Yến - thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa (huyện Tuy An) là một quần thể gồm các hòn đảo nhỏ nằm gần bờ, các bãi cát, gành đá với muôn ngàn viên đá tròn lớn, nhỏ nằm xen kẽ với san hô. Ngày biển cạn, nước biển lùi ra xa, lộ ra một bãi đá rộng có thể lội từ trong bờ ra tận Hòn Đụn và Hòn Yến. 

Hòn Yến có hình chóp vung, được cấu tạo bởi các khối đá bazan hình trụ hoặc hình lục giác ghép liền nhau nhỏ dần từ dưới lên. Hòn Đụn có cấu tạo của một khối đá màu đỏ núi lửa. Sóng vỗ quanh năm đã khiến cho khối đá bị xâm thực nhiều chỗ, tạo nên những hang, những lõm có hình dáng độc đáo. Dưới chân Hòn Đụn, nước biển luồn sâu vào bên trong, chuyển động theo triều lên xuống tạo nên những âm thanh nghe óc ách, óc ách… Các loài hải sản quần tụ nơi đây rất đa dạng. Phong phú nhất là các loài san hô. Không cần phải lên thuyền hoặc lên tàu đáy kính, ngày biển cạn, du khách có thể đứng trên gành hoặc thỏa thích lội xuống nước ngắm san hô và thò tay bắt những chú cá con tung tăng lội trong những hốc nước nhỏ. 

29 thg 10, 2017

Thăm địa đạo Gò Thì Thùng

Những ngày tháng 7 này, đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh hành hương về Di tích lịch sử quốc gia địa đạo Gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An). 

Trong kháng chiến chống Mỹ, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Tỉnh ủy Phú Yên quyết định đào địa đạo tại gò Thì Thùng. Khởi công ngày 10/5/1964 và đến tháng 8/1965 thì công trình hoàn thành với tổng chiều dài 1.948m, sâu 4,5m, rộng 0,8m. Toàn bộ địa đạo có 486 giếng, trên miệng giếng lấy gỗ đặt rầm, cách 20m chừa một cửa hông có ngụy trang. Bên trên địa đạo đặt vọng gác làm đài quan sát. Xung quanh địa đạo là một hệ thống giao thông hào chằng chịt chạy ngang dọc. Khi có địch, ta xuất hiện để đánh, đánh xong thì rút xuống địa đạo nên địch càng hoang mang. Hệ thống địa đạo này đã góp phần làm nên nhiều chiến công lịch sử.

Năm 2009, địa đạo Gò Thì Thùng được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Cùng với địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), địa đạo Vĩnh Mốc (tỉnh Quảng Trị), gò Thì Thùng là một trong ba địa đạo lớn ở nước ta, đang trở thành điểm tham quan của nhiều người khi đến vùng đất Phú Yên. 

Đông đảo học sinh vào tham quan địa đạo 

Núi A Man - Nơi có khu mộ cổ lớn nhất nước

Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn (tập 3, trang 66) có đề cập rằng: “So với các tỉnh khác, Phú Yên có phong tục và cách thức chôn cất người chết, làm mộ xây vôi, hơi khác (với những nơi khác)…”.

Nhà báo Phan Thanh Bình, Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử tỉnh Phú Yên (bìa phải), giới thiệu 4 dạng mộ cổ với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Tấn Việt (thứ 2 từ trái sang), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thành Quang (trái) và đại diện những người phát tâm lập đàn tràng, tu tảo những ngôi mộ cổ - Ảnh: MINH KÝ 

Phú Hòa - Biến đổi địa danh trong lịch sử

Một góc huyện lỵ Phú Hòa - Ảnh: MINH KÝ

Ngày 31/1/2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định 15/2002/NĐ-CP chia TX Tuy Hòa thành hai đơn vị hành chính là TX Tuy Hòa và huyện Phú Hòa. Đến thời điểm này, địa danh Phú Hòa chính thức có tên trên bản đồ Tổ quốc nhưng trước đó nhiều thế kỷ, vùng đất Phú Hòa đã có lịch sử hình thành và phát triển với những tên gọi khác nhau.

25 thg 4, 2016

Suối Ngả Hai – điểm đến thú vị

Suối Ngả Hai ở thôn Mỹ Lâm, xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, khi xưa thuộc vùng căn cứ cách mạng và giờ đây là điểm đến thú vị của nhiều người, nhất là vào dịp hè hay những ngày cuối tuần. Nước suối trong veo và mát lạnh, các hốc đá nhiều cá, tảng đá bằng phẳng, tán cây rừng tỏa rộng… tạo nên khoảng không gian yên ả, thi vị.

Qua những con suối nhỏ tuy có vất vả nhưng khá ấn tượng với những đàn cá tung tăng bơi lội

5 thg 4, 2016

Ở làng nghề thúng chai

Thôn Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An) có khoảng 40 hộ với trên 120 lao động đang nỗ lực duy trì nghề làm thúng chai truyền thống. 

Vót nan 

19 thg 7, 2015

Dinh Trấn biên trong lòng đất Phú Yên

1- Vài nét về lịch sử hình thành dinh Trấn biên

Dinh Trấn biên – thủ phủ đầu tiên của Phú Yên, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Phú Yên thế kỷ 17-18, một thành lũy quân sự bảo vệ an ninh chốn biên thùy trong những ngày đầu mở đất. Thế nhưng hiện nay, khi nói tới dinh Trấn biên nhiều người không biết đó là công trình gì, ở đâu? Thậm chí, một số người còn nhầm lẫn Thành Cũ (dinh Trấn biên) với thành An Thổ (tức Phủ Cũ – xây dựng năm 1829, dưới thời vua Minh Mạng). Điều đó cũng không có gì lạ, bởi hiện nay dinh Trấn biên đã nằm sâu trong lòng sông Cái, còn các bài nghiên cứu về dinh Trấn biên chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Cho đến thời điểm này, ngoài tấm bản đồ của giáo sĩ Đắc Lộ, bài viết của Phạm Đình Khiêm và Nguyễn Đình Tư, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào khác viết về dinh Trấn biên.

Dinh Trấn biên được xây dựng năm 1629. Đại Nam thực lục tiền biên chép: Năm 1629, “…Văn Phong ở Phú Yên dùng quân Chiêm Thành để làm phản. Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh đi đánh dẹp yên và lập dinh Trấn biên (khi mới mở mang, những nơi đầu địa giới đều gọi là trấn biên. Vì có công ấy, đặc biệt cho dùng ấn son…” (4, tr56).

Đại Nam nhất thống chí tỉnh Bình Định cũng ghi: “… Năm Kỷ Tỵ thứ 16 đời Hi Tông (Lê Long Đức thứ 1-1629) Văn Phong cấu kết với Chiêm thành làm phản, sai phó tướng Nguyễn Phúc Vinh dẹp được, lập dinh Trấn biên…” (5,tr7).

Đàng Trong khi ấy dưới quyền chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) chia ra 7 dinh: Chính Dinh (Phú Xuân), Cựu Dinh (Ái Tử – Quảng Trị), Quảng Bình, Vũ Xá, Bố Chính, Quảng Nam và Trấn biên (Phú Yên).