Tục "đi tái" cha mẹ vợ dịp Tết rằm tháng 7
Được mệnh danh là "viên ngọc xanh" của núi rừng Đông Bắc, Cao Bằng có hệ thống sông, suối khá dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu... tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Nùng, Tày, Dao, Mông, Kinh, Sán Chay...
Lượng người Tày và Nùng ở Cao Bằng khá đông, chiếm đến hơn 70% tổng dân số toàn tỉnh. Do đó mà nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán của hai dân tộc này.
Đồng bào dân tộc Nùng có câu “Bươn chiêng vằn so ất/ Bươn chất vằn slíp slí”, có nghĩa là tháng giêng có Tết Nguyên đán là ngày quan trọng nhất, Tết tháng 7 có ngày 14 là quan trọng nhất. Bởi đó là dịp người dân nơi đây lễ bái tổ tiên, báo hiếu cha mẹ, sư phụ, cầu cho nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu...
Trong đó, đặc biệt nhất trong dịp này phải kể đến tục "đi tái" cha mẹ vợ của dân địa phương. Cụ thể, trong 2 ngày 14 và 15 tháng 7 âm lịch, người đàn ông đã lập gia đình sẽ đưa vợ con về nhà cha mẹ vợ để thăm hỏi, tặng quà cáp và sum họp ăn uống.
Chị Hoàng Thị Diệp (sinh năm 1990, dân tộc Nùng tại xã Cần Nông, Cao Bằng) cho biết: "Tục đi tái có từ thời xa xưa, được ông cha truyền lại. Đây là phong tục tập quán của người dân tộc Nùng, Tày, sau này phát triển ra toàn tỉnh.
Trong những ngày này, các gia đình thường mang vịt đến biếu bố mẹ vợ. Cả nhà chuẩn bị mâm cỗ để cúng trên bàn thờ, sum vầy cùng con cái".
Thông thường, người dân ăn Tết tháng 7 sẽ nghỉ từ 13 đến hết ngày rằm. Các chợ phiên, chợ lớn của các huyện chủ yếu bán toàn vịt, bánh gai, nhộn nhịp người qua lại trong những ngày này nhưng sẽ gần như không hoạt động vào ngày lễ chính. Do đó, du khách đến đây cần phải chuẩn bị trước chỗ ăn, ở, vì người dân nghỉ lễ sẽ không làm việc hoặc buôn bán.
Món ăn đặc trưng dịp rằm tháng 7
Giống như mâm cỗ Tết của người miền xuôi, cỗ rằm tháng 7 để cúng gia tiên của người Tày, Nùng ở Cao Bằng cũng rất thịnh soạn, đầy đủ các món ăn đặc trưng. Trong đó, không thể thiếu món vịt quay nổi tiếng Cao Bằng.
Theo anh Long, một người dân địa phương ở TP Cao Bằng chia sẻ, những con vịt chế biến tại nhà sau khi thịt sẽ được luộc chín sơ qua. Tiếp đó, chúng sẽ được quết thêm mật ong rồi thả vào chảo dầu sôi. Thành quả thu được sẽ là vịt quay chín vàng với lớp vỏ giòn nhưng bên trong mọng nước, tỏa hương thơm.
Chị Hoàng Thị Diệp (sinh năm 1990, dân tộc Nùng tại xã Cần Nông, Cao Bằng) cho biết: "Tục đi tái có từ thời xa xưa, được ông cha truyền lại. Đây là phong tục tập quán của người dân tộc Nùng, Tày, sau này phát triển ra toàn tỉnh.
Trong những ngày này, các gia đình thường mang vịt đến biếu bố mẹ vợ. Cả nhà chuẩn bị mâm cỗ để cúng trên bàn thờ, sum vầy cùng con cái".
Thông thường, người dân ăn Tết tháng 7 sẽ nghỉ từ 13 đến hết ngày rằm. Các chợ phiên, chợ lớn của các huyện chủ yếu bán toàn vịt, bánh gai, nhộn nhịp người qua lại trong những ngày này nhưng sẽ gần như không hoạt động vào ngày lễ chính. Do đó, du khách đến đây cần phải chuẩn bị trước chỗ ăn, ở, vì người dân nghỉ lễ sẽ không làm việc hoặc buôn bán.
Món ăn đặc trưng dịp rằm tháng 7
Giống như mâm cỗ Tết của người miền xuôi, cỗ rằm tháng 7 để cúng gia tiên của người Tày, Nùng ở Cao Bằng cũng rất thịnh soạn, đầy đủ các món ăn đặc trưng. Trong đó, không thể thiếu món vịt quay nổi tiếng Cao Bằng.
Theo anh Long, một người dân địa phương ở TP Cao Bằng chia sẻ, những con vịt chế biến tại nhà sau khi thịt sẽ được luộc chín sơ qua. Tiếp đó, chúng sẽ được quết thêm mật ong rồi thả vào chảo dầu sôi. Thành quả thu được sẽ là vịt quay chín vàng với lớp vỏ giòn nhưng bên trong mọng nước, tỏa hương thơm.
Bên cạnh đó, nhiều nơi cũng quay vịt trên bếp than để lưu giữ hương vị đặc trưng của đặc sản núi rừng Đông Bắc. Anh Long chia sẻ: "Thông thường tới ngày này, gia đình nào ở Cao Bằng cũng ăn vịt. Nhà nhiều thì dăm, ba đôi, ít cũng phải một, hai con về bày trong mâm lễ cũng. Cũng vì thế mà ở chợ luôn bạt ngàn vịt trong dịp rằm tháng 7".
Bên cạnh vịt quay, một món đặc trưng nữa không thể thiếu ở dịp này là bánh gai. Chị Lệ Quyên (xã Minh Long, Hạ Lang, Cao Bằng) cho biết: "Các gia đình thường tự làm bánh gai trong ngày lễ. Bánh của chúng tôi được làm bằng bột nếp, lá gai, phần nhân có đỗ xanh, đường, mỡ, lạc".
Những chiếc bánh làm xong được gói trong lá chuối, ít khi buộc thành cọc như ở miền xuôi. Bánh chín có vị thơm đặc trưng, phần nhân ngọt bùi, béo ngậy với thịt mỡ hòa cùng đỗ xanh, tạo nên hương vị hấp dẫn.
Chị Quyên cũng cho biết ngoài ra, người dân cũng có thể tự làm bún để ăn cùng thịt vịt. Các món ăn khác được chuẩn bị tươm tất, đa số đều thường xuất hiện trên bữa ăn thường ngày của người dân nơi đây.
Mâm cỗ ngày lễ rằm tháng 7 thịnh soạn, nhiều nhà còn mang ra sân để cúng ngoài trời. Sau đó, cả gia đình sẽ ngồi quây quần bên nhau, sum vầy thưởng thức các món ăn, thành quả sau nửa năm lao động.
Đến với Cao Bằng dịp rằm tháng 7, chắc hẳn du khách sẽ thích thú khi chứng kiến cảnh các gia đình chở nhau trên chiếc xe gắn máy, mang theo đôi ba con vịt "đi tái" nhà bố mẹ vợ. Hay nếu được mời dùng bữa với nhiều món đặc trưng của dân tộc Tày, Nùng dịp Tết tháng 7 chắc chắn sẽ không khiến bạn thất vọng.
Trang Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét