Tọa lạc ở số 3 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Đà Lạt, biệt thự Hằng Nga hay
Ngôi nhà quái dị, Ngôi nhà Điên (Crazy House) là một là một địa điểm
tham quan nổi tiếng cả trong và ngoài nước nhờ có phong cách kiến trúc
đặc biệt
Có khuôn viên rộng gần 2.000 m², khu biệt thự này được khai trương vào
năm 1990, gồm nhiều tòa nhà gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên nhờ
vẻ ngoài vô cùng ma mị, như được nhào nặn từ bàn tay phù thủy.
Phía trong mỗi tòa nhà có những hành lang uốn lượn như hang động, cầu
thang quanh co, các căn phòng cách bài trí nội thất kỳ quặc...
Những đường thẳng và góc vuông của các tòa nhà thông thường hoàn toàn
không hiện diện tại đây. Mọi thứ ở “ngôi nhà điên” cong vẹo như thế đã
bị nung chảy ở nhiệt độ cao và sau đó để cho đông cứng lại
Dù được xây dựng bằng bê tông cốt thép, các công trình của tòa biệt thự
vẫn tạo ra cảm giác về sự gần gũi với thiên nhiên nhờ lối tạo hình mềm
mại, ngẫu hứng cùng sự hiện diện dày đặc của các loại cây xanh trong
khuôn viên
Những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên được đưa vào thiết
kế của tòa biệt thự, thể hiện qua hình ảnh tượng nhà mồ, mái nhà rông
vút cao, bộ cồng chiêng, cặp sừng trâu...
Ngoài những điểm đặc sắc, theo đánh giá từ du khách, điểm trừ của khu du
lịch này là các cầu thang chênh vênh có lan can thấp và sơ sài, trẻ em
chỉ nên khám phá nơi đây với sự giám sát chặt chẽ của người lớn để tránh
rủi ro
Không chỉ là một điểm tham quan, biệt thự Hằng Nga còn là cơ sở lưu trú
du lịch với 11 phòng nghỉ có phong cách khác nhau, mang những cái tên
thú vị như phòng Con kiến, phòng Con hổ, phòng Đại bàng đất, phòng Quả
bầu...
Trong các sách hướng dẫn du lịch, khu biệt thự này luôn được coi là một
trong những điểm đến hàng đầu của thành phố Đà Lạt. Tờ Nhân dân Nhật báo
của Trung Quốc còn xếp công trình vào nhóm 10 tòa nhà kỳ lạ nhất thế
giới.
Kiến trúc sư và chủ nhân của biệt thự Hằng Nga là bà Đặng Việt Nga. Thuở
bé, bà học trường tiểu học dành cho thiếu nhi Việt Nam tại Trung Quốc
(1951-1954) và học trung học tại Liên Xô.
Bà tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Mátxcơva (1959 – 1965), sau đó từ 1969 –
1972 tiếp tục trở lại học và lấy bằng Tiến sĩ của Liên Xô. Năm 1983, bà
rời Hà Nội đến sống tại Đà Lạt và đầu tư xây dựng tòa nhà này.
Một số hình ảnh khác về khu biệt thự Hằng Nga ở Đà Lạt.
Quốc Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét