26 thg 8, 2022

Chùa Biện Sơn - di tích lịch sử cấp Quốc gia

Chùa Biện Sơn được coi là ngôi chùa đẹp nhất của huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Chùa Biện Sơn được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996.

Những ngày gần đây, chùa Biện Sơn (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) nhận được sự chú ý lớn của dư luận sau ký sự của Báo Dân Việt. Ảnh: Báo Dân Việt.

Ngay khi nhận thông tin từ báo chí, ông Bùi Huy Vĩnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết, Ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh đã họp và giao nhiệm vụ cho các cơ quan về vụ việc. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng vào cuộc ngay. Hiện vụ việc đang trong quá trình tìm hiểu. Ảnh: Báo Dân Việt.

Chiều 18/7, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống xung quanh thông tin báo Dân Việt phản ánh vụ việc ở Chùa Biện Sơn (Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, ngay khi nắm được thông tin, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã giao cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc làm rõ và phải có báo cáo rồi xử lý nghiêm. Ảnh: Báo Dân Việt.

Nhắc đến chùa Biện Sơn, nhiều người nhận ra đây là di tích lịch sử cấp Quốc gia nổi tiếng ở Vĩnh Phúc. Chùa Biện Sơn tọa lạc trên một gò đất cao rộng khoảng 14.939m2. Ngày trước có tên là Độc Nhĩ, người dân địa phương hay gọi là Núi Biện với dáng quy xà hợp hình rất kì lạ.

Chùa Biện Sơn gây ấn tượng bởi cổng vào được xây dựng bằng chất liệu thô mộc, tự nhiên nhưng đường nét sắc sảo, chi tiết. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Chùa Biện Sơn hiện đã được tu bổ, tôn tạo, xây dựng nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính của một ngôi chùa thuần Việt trên cơ sở nền chùa cũ theo kiến trúc kiểu chữ "Đinh" gồm tiền đường 5 gian 2 dĩ, thượng điện 3 gian, các bộ vì theo kiểu thức "chồng rường giá chiêng". Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Phả lục đền Nguyễn Gia Loan (đền thờ Nguyễn Sứ Quân) chép: "Trước doanh trại của ông (nay là gò chùa Biện Sơn) có một khu đồng. Ông thường tích nước thả cá. Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng đầu xuân là ngày sinh nhật ông. ông mời bô lão trong xóm ấp, sai quân đánh cá, thiết tiệc mừng xuân. Đêm đến lại dâng bày hoa quả bánh trái, mừng vui tưởng niệm công đức cù lao của cha mẹ để lại. Ngày hôm sau lại mổ bò giết trâu, mời phường múa hát, cùng với nhân dân mở hội mừng xuân" . Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân lên vùng Tam Đái, Nguyễn Khoan chống không nổi, tử trận. Hai tướng và hai bà vợ của ông tự vẫn ở Ao Nâu, cạnh gò Đồng Đậu. Tuy nhiên, theo thần tích làng Vĩnh Mỗ (tức thị trấn Yên Lạc ngày nay) thì Nguyễn Khoan được Đinh Bộ Lĩnh tha chết và ông đã xuống tóc đi tu tại ngôi chùa Biện Sơn do ông xây dựng trước đó. Vì thế mà chùa Biện Sơn ngoài thờ Phật còn thờ đại sư Nguyễn Khoan. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Đại bảo tháp chùa Biện Sơn tạo điểm nhấn cho toàn bộ cảnh quan di tích. Đại bảo tháp được đúc bằng đồng nguyên chất theo dáng tháp của Tây Tạng, bên trong có chứa nhiều viên xá lợi lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Đến chùa Biện Sơn, du khách có thể bắt gặp những góc nhỏ bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Tang giếng trong chùa được chạm trổ cầu kỳ, công phu. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Chùa Biện Sơn hiện là cơ sở Phật giáo lớn của tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa Biện Sơn được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Ngày nay, chùa Biện Sơn trở thành điểm dừng chân, tham quan, nghiên cứu của đông đảo du khách trên lộ trình tìm về với cội nguồn dân tộc. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Đây cũng là nơi diễn ra lễ hội sông Loan – núi Biện đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách, phật tử gần xa về chiêm bái, thưởng ngoạn. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét