14 thg 8, 2022

Ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Dương

Không chỉ là một địa điểm thờ tự và thực hành Phật Pháo, chùa Hội Khánh còn là một di tích lịch sử cách mạng gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – phụ thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tọa lac ở 35 Yersin, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chùa Hội Khánh là một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng nhất của khu vực Đông Nam Bộ.

Theo các tư liệu lịch sử còn được lưu giữ cho đến nay, chùa được Thiền sư Đại Ngạn thuộc dòng thiền Lâm Tế khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu 1741.

Lúc đầu chùa được xây trên một ngọn đồi. Trong cuộc xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Bộ năm 1861, chùa đã bị phá hủy. Sau đó công trình được tái thiết dưới chân đồi cách vị trí cũ khoảng 100 mét. Từ đó đến nay, chùa đã được trùng tu và mở rộng nhiều lần.

Ngày nay chùa Hội Khánh được du khách gần xa biết đến với nhiều công trình kiến trúc ấn tượng. Điểm nhấn trong cảnh quan của chùa là bức tượng Đức bổn sư Thích ca nhập Niết bàn, khánh thành vào tháng 3/2010. Đây là một trong những bức tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam.

Tượng có chiều dài 52 mét, cao 12 mét, được đặt trên mái chùa, xung quanh là 840 cánh hoa sen đắp bằng xi măng và có các chư tiên, đệ tử tề tựu xung quanh.

Một công trình hoành tráng khác của chùa Hội Khánh là ngôi tháp 7 tầng, khánh thành năm 2007. Tháp được xây theo hình lục giác với chiều cao hơn 25 mét, mỗi tầng đều có những bức phù điêu đắp nổi xung rất sinh động. 

Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn các công trình tái hiện bốn thắng tích gắn với sự phát tích của đạo Phật, gồm có Vườn Lâm Tì Ni (nơi Phật ra đời), Bồ Đề Đại Tràng (nơi Phật hành đạo), Vườn Lộc Uyển (nơi Phật thuyết đầu tiên), Ta La Song Thọ (đức Phật nhập niết bàn).

Không chỉ là một địa điểm thờ tự và thực hành Phật Pháo, chùa Hội Khánh còn là một di tích lịch sử cách mạng gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – phụ thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vào năm 1923 – 1926, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng với cụ Tú Cúc (Phan Đình Viện) và Hòa thượng Từ Văn đã sáng lập ra Hội Danh Dự tại ngôi chùa này. Mục đích Hội là truyền bá tư tưởng yêu nước thông qua các buổi thuyết giáo lý, dạy chữ Nho, dạy bốc thuốc…

Mang những giá trị to lớn trên nhiều phương diện, chùa Hội Khánh đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia của Việt Nam vào năm 1993

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét