Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 3, 2024

Cuối xuân, hoa vàng anh nở rộ bên suối Tà Má

Những cây vàng anh nở vàng rực vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch.

Hoa vàng anh nở vàng bên suối Tà Má, Bình Định - Ảnh: PHẠM VĂN THẾ

Mới đầu tháng ba, những cây vàng anh lá nhỏ đã bắt đầu trổ hoa. Hoa nở rải rác chưa đều, nhưng vào đúng dịp sau Tết, thời tiết Bình Định lại nóng, nên du khách đến đây cũng khá đông.

Theo người dân địa phương, khoảng tháng tư, vàng anh sẽ nở rộ tạo thành một thảm hoa vàng cam trải dài như bất tận.

10 thg 7, 2023

Hòn đảo hình con thú kỳ lạ ở Quy Nhơn

Nằm cách làng chài Nhơn Hải chưa đầy 1km, nhìn từ trên cao cù lao Hòn Khô (TP Quy Nhơn, Bình Định) trông như một con thú đang co chân chạy tốc độ cao.


Đến với đảo Hòn Khô (hay còn gọi là cù lao Hòn Khô), du khách phải đi qua làng chài Nhơn Hải, cách trung tâm TP Quy Nhơn hơn 15km. Đây là địa điểm đang được nhiều người ưa chuộng bởi còn nhiều nét hoang sơ, chưa có sự tác động của bàn tay các nhà đầu tư du lịch nghỉ dưỡng. 

9 thg 2, 2020

Lên với “cổng trời” An Lão

Ðường xa gập ghềnh, núi thẳm rừng xanh không ngăn được bước chân của những người thích khám phá thiên nhiên tìm lên xã An Toàn - nơi có “cổng trời” của huyện An Lão.

Một năm qua, tôi lên An Toàn hơn 10 lần. Xếp ba lô với vài vật dụng, đón chuyến xe từ Quy Nhơn ra ngã 3 Xuân Phong (xã An Hòa, huyện An Lão), gọi cuốc xe thồ là lên thẳng An Toàn. Đi An Toàn, ruổi rong xe máy là thích nhất.

An Toàn, một chỗ riêng trong ký ức

Ngắm những cánh đồng lúa bậc thang lùi dần sau lưng, thấy núi trên cao, thấy sương luồn qua những tán rừng xanh… những lần đến với An Toàn của tôi đều bắt đầu như thế. Sắc màu của An Toàn là sắc màu của thiên nhiên. Tháng 4 - An Toàn tím những đồi hoa sim; tháng 6 An Toàn vàng những sóng lúa bậc thang… Và tháng Giêng là tháng mỗi thứ có một chút, chỉ có điều nó được trộn đều và pha loãng ra. Người bạn đồng nghiệp cùng đi tấm tắc, chỉ riêng chuyện được hít thở một bầu không khí trong lành, mát lạnh như thế này đã đáng để lên với An Toàn.

Vẻ đẹp của An Toàn là quà tặng quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Tour trekking An Toàn của anh Nguyễn Văn Bé với lịch trình lên đồi sim, thăm sông Mia, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thác K50. 

21 thg 10, 2019

Thơm ngon bánh xèo mực Quy Nhơn

Bánh xèo mực là món ăn quen thuộc ở nhiều tỉnh, thành. Tuy vậy, bánh xèo mực ở Quy Nhơn lại mang một nét rất riêng của người dân xứ Nẫu.


Tùy vào khẩu vị, cách chế biến bánh xèo mực có thể khác nhau nhưng điểm chung là khi ăn, mực phải giòn, ngọt và có độ dai. Điều làm nên sự khác biệt của món ăn này nằm ở sự tươi ngon của những con mực.

Anh Ngô Anh Tuấn, chủ quán Bánh xèo mực Bà Tư ở đường Xuân Diệu cho biết, bí quyết để chọn mực ngon là thịt mực cứng, da sáng và lớp áo không rách, khi chế biến phải rửa sạch lấy túi và xương mực ra.

28 thg 10, 2017

Vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của Suối Đá Long Mỹ

Ẩn mình giữa ngọn núi Hàm Rồng, Suối Đá Long Mỹ thuộc thôn Long Thành, xã Phước Mỹ, TP. Quy Nhơn là một thắng cảnh còn lắm hoang sơ, nhưng cũng lắm mỹ miều trong mắt lữ khách khi đến nơi này.
Cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 18km về phía Tây Nam, dọc theo QL1 hướng đèo Cù Mông, gặp đèn đỏ ngã tư Long Mỹ (dưới chân dốc Ông Phật), rẽ phải đi Long Mỹ. Theo đường bê tông, đi qua khỏi KCN Long Mỹ khoảng 3km, gặp ngã 3 rẽ trái vào Hồ Long Mỹ. Sau đó bạn sẽ lên hồ để vào Suối Đá.

22 thg 7, 2015

Nhận diện thành Thị Nại qua tư liệu khảo cổ

Theo thư tịch cổ, vùng Vijaya xưa (Bình Định nay) có 5 thành cổ Chămpa. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chỉ biết có 3 thành là thành Thị Nại (Tuy Phước), thành Cha và thành Đồ Bàn (An Nhơn); 2 thành khác là thành Sức và thành Uất Trì chưa xác định được. Kết quả khai quật khảo cổ tại khu vực tháp Bình Lâm, kiến trúc duy nhất hiện còn trong thành Thị Nại, tiến hành vào trung tuần tháng 8 vừa qua, đã cho chúng ta những nhận thức mới về thành cổ này.

Tháp Bình Lâm, kiến trúc duy nhất còn lại trong khu vực thành Thị Nại. Ảnh: N.T.Q

Đợt khai quật do TS. Bùi Chí Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Viện Khoa học Xã hội Nam bộ, chủ trì, tiến hành trên diện tích khai quật khoảng 600 m2 nhằm phục vụ việc lập dự án thiết kế trùng tu tôn tạo tháp cổ.

16 thg 6, 2015

Gốm Vân Sơn

Mươi năm trước, nhiều lần tôi đã về Vân Sơn (thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định), chụp lấy chụp để những hình ảnh của làng. Từ đống đất, bàn xoay đến cách trồng lò. Tôi e, cái nghề này rồi thì khó mà bước qua thế kỷ XXI. Và nếu nó có... mệnh hệ nào, thì ít ra mình cũng còn giữ được một ít hình ảnh tư liệu. Thế nhưng, trái với suy nghĩ ấy, nghề làm đồ đất nung ở Vân Sơn vẫn cứ túc tắc, túc tắc đi cùng đời sống đến giờ.

Mấy năm gần đây, ngoài thị trường cũ như Đà Nẵng, Huế, đồ đất Vân Sơn còn vào đến Kiên Giang, Rạch Giá ở phía Nam, Quảng Ninh ở phía Bắc... Thợ gốm kể: Mấy người đếm hàng của mình nói dẫy, đơn giản lắm - Lò tốt. Dậy thâu....

Đứng trên nóc lò nung, ngay trong tầm mắt tôi thấp thoáng bóng những ngôi tháp Chăm. Dường như đã có mối liên quan nào đó giữa việc chế tác gạch xây dựng những ngôi tháp Chăm với nghề gốm truyền thống ở Vân Sơn. Vân Sơn là tên bây giờ chứ thửa xa xưa làng ở sâu vào bên trong gần mỏ đất sét cũ và tên làng là Nhạn Tháp. Gốm Vân Sơn xốp, nhẹ và sắc đỏ cũng hệt như những viên gạch trên thân tháp và lặng lẽ góp mặt như thế đó.

14 thg 5, 2015

Xuân Diệu với quê hương

Có thể nói, chính nơi chôn rau cắt rốn vạn Gò Bồi, làng Tùng Giản, huyện Tuy Phước , tỉnh Bình Định, cái nơi nhà thơ thuở nhỏ đi học và lớn lên với nhiều kỉ niệm - TP Quy Nhơn - là cả một đời thơ của nhà thơ Xuân Diệu.

Ven sông Gò Bồi. Ảnh: Uyên Thu trên xunauvn.org

Những năm đất nước còn bị chia cắt, sống trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, mong ngóng về “miền Nam quê ngoại”, Xuân Diệu khao khát đến cháy bỏng, có một ngày nào đó đất nước được thống nhất, được trở về thăm lại quê hương, quê ngoại, quê má mến yêu. Hình ảnh quê hương ấy ở một người con đi xa, thật càng da diết biết bao! Nó cứ như điệp khúc trong lòng, nhà thơ càng cố nén đợi chờ, càng có cơ hội bật ra: 

“Quê má, quê má yêu. 
Ta mang theo sớm chiều. 
Mang theo trong giọng nói. 
Pha Bắc lẫn Nam nhiều” 
(Nhớ miền Nam).

20 thg 1, 2015

Mùa cá chua

"Giàu nghèo một lẽ cá chua
Biết đâu thắng, biết đâu thua hỡi mình"


Gọi cá chua không phải vì thịt của chúng có vị chua hay chúng sống trong môi trường nước chua. Đến nay vẫn chưa có ai biết được nguồn gốc và tên thật của giống cá này. Theo nhiều ngư dân, tên "chua" là biểu thị của sự gian khổ (chua cay, chua chát, chua ăn…) trong việc đánh bắt cá bột và nuôi cá trong ao, hồ.


Nuôi cá chua ở Nhơn Hội

Đó là những công việc rất vất vả cộng với tâm trạng nơm nớp lo âu từng ngày, không biết "trắng tay" lúc nào. Nó là giống cá được sinh ra trong bọt biển thì cũng dễ tan như bọt biển.

14 thg 9, 2013

Con chiến mã có nghĩa

Dọc theo tỉnh lộ 640 từ thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước), đi về hướng đông bắc khoảng 4 cây số gặp ngã ba Cây Xoài thuộc xã Phước Thuận. Tiếp tục theo con kênh dẫn nước, chạy qua cánh đồng lúa xanh bạt ngàn về hướng đông chừng hơn một cây số nữa tới làng Nhân Ân (nay là thôn Nhân Ân), quê hương của cụ Tú Diêu, người thầy dạy chữ và dạy soạn tuồng hát bội cho Đào Tấn, một danh nhân văn hóa, người Bình Định nổi tiếng ở thế kỷ thứ 19. 

Ngôi mả ngựa. 

7 thg 6, 2013

Cuối tuần, đi ăn bánh xèo “chảnh”

Cô bạn thân thời phổ thông lập nghiệp ở Sài Gòn ra Quy Nhơn công tác được nghỉ hai ngày cuối tuần, nằng nặc đòi dẫn đi ăn bánh xèo Bà Năm ở Mỹ Cang. Hỏi, đã được ăn bao giờ chưa mà coi bộ “rành” dữ vậy thì bạn cười xòa, bảo chưa ăn, nhưng mà nghe “giang hồ” đồn, muốn đi ăn cho biết…

Những chiếc khuôn bánh xèo đang hoạt động hết công suất để phục vụ thực khách. 

Đấy là vào sáng thứ Bảy, khi hai đứa đã ngồi yên vị trong một quán cà phê giả cổ ở trung tâm thành phố, với ý định vừa ăn sáng vừa uống cà phê, ngắm biển Quy Nhơn buổi sớm mai. Nhưng bạn đã thích thì chìu, dù biết rằng, đi ăn bánh xèo bà Năm ở Phước Sơn vào giờ này, không chừng “lỗi hẹn” là cái chắc!


19 thg 1, 2013

Món ngon Bình Định



Nem Chợ Huyện mang hương vị đặc trưng Bình Định. Ảnh: T.L
Bình Định có nhiều món ăn đặc sản ngon nổi tiếng. Song vốn không phải là một điểm đến thuận lợi của ngành du lịch, nên không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức món ngon ngay tại miền đất võ. Trước khi có thể đến tận Bình Định săn tìm món ngon, bạn có thể "nếm thử" một vài món đặc sản của vùng đất trung bộ ngay... trên mạng. 

* Nem chợ huyện:

Là loại nem được chế biến ở huyện Tuy Phước, tập trung ở vùng chợ huyện nên được gọi là nem chợ huyện. Nem chợ huyện nổi tiếng trong cả nước và đã đi vào đời sống của người dân qua câu ca dao:

Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm


Bún chả cá Qui Nhơn ở TP.HCM



Bún chả cá Qui Nhơn ở TP.HCM có chất lượng cao không kém gì so với chính gốc, nhiều người sành ẩm thực đã nói như vậy. Nếu muốn được ăn ngon trong không gian lịch sự thì quán bún chả cá Lệ - Qui Nhơn (155 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10) là một địa chỉ nên chọn.

Quán này tập trung khá nhiều khách là người Bình Định thành đạt. Một tô bún to, với thật nhiều chả và chất lượng phục vụ ân cần với giá 11.000đ. Nhiều khách ăn còn nói rằng "muốn ăn chả cá Qui Nhơn chính tông thì chọn ở đây là hợp lý nhất".

Nếu bạn muốn ăn một tô bún chả cá Qui Nhơn với giá bình dân và mềm hơn thì có hẳn cả một đoạn phố bún cho bạn chọn lựa. Đó là đường Bạch Đằng, Q.Bình Thạnh, từ số 2 đến 9 là những quán bún chả cá Qui Nhơn nối san sát nhau, giá chỉ dao động từ 5.000 - 7.000đ. Nhưng chính thực bún chả cá Qui Nhơn thì ở đâu cũng vậy, đều ngon như nhau.

Tuy Phước, một ngày trên bước trăm năm


Đêm ngủ ở Tuy Phước là để mà không ngủ / Thức với quê hương như vậy đã vừa đâu/ Xin thơ ta được thức mãi về sau/ Với Tuy Phước ngày nào còn đất nước… (Đêm ngủ ở Tuy Phước - Xuân Diệu). Nếu bạn chỉ có 24 giờ ở Bình Định? Cùng tôi “thức” với quê mẹ của thi sĩ Xuân Diệu là một đề nghị ngọt ngào. 


Tháp Bình Lâm. 

Bánh xèo sáng và tháp cổ

6 giờ! Xuất phát ở Quy Nhơn, đi xe máy đều ga theo Quốc lộ 19, quãng hai mươi phút sau ta đã có mặt ở thị trấn Tuy Phước – quê hương của hậu tổ tuồng Đào Tấn, quê mẹ của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Ngược ra mạn Đông theo hướng Gò Bồi độ mươi phút ta đã có mặt tại quán bánh xèo bà Năm. Ăn sáng nhé!