Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đắk Lắk. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đắk Lắk. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 9, 2023

Vó ngựa cao nguyên

Đồi núi chiêng chao, cây rừng nghiêng ngả, mái tóc phiêu bồng…, K’Truik đang cùng con tuấn mã Rambô tung vó băng băng về đích trong ánh mắt đắm đuối của sơn nữ buôn làng.

Có lẽ, hiếm nơi nào có “hội đua ngựa” độc đáo, nguyên sơ và hồn nhiên như thế! “Kỵ mã” đầu trần, chân trần, ngựa không yên, không bàn đạp. Họ bước vào cuộc chơi bản năng phóng khoáng, để thỏa chí và thể hiện bản lĩnh của những bước chân lữ hành không bao giờ mỏi…

16 thg 1, 2023

Có một khu rừng nhỏ giữa lòng đô thị Buôn Ma Thuột

Nằm giữa trung tâm TP. Buôn Ma Thuột, đã từ lâu, khuôn viên biệt điện Bảo Đại không chỉ được biết đến là một điểm tham quan không thể thiếu trong hành trình du lịch tại Đắk Lắk, mà còn là một khu rừng thu nhỏ với đa dạng các loại cây, tô điểm thêm sắc xanh và tạo không khí trong lành giữa lòng thành phố cao nguyên đầy nắng, gió…

Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại và Bảo tàng Đắk Lắk có diện tích khoảng 7 ha được bao bọc bởi rừng cây xanh.

3 thg 7, 2022

Đại ngàn Chư Yang Sin

Tây Nguyên bao la, hùng vĩ có rất nhiều những dãy núi cao. Phía bắc của cao nguyên Gia Lai - Kon Tum có dãy Ngọc Linh quanh năm vời vợi mây trắng; phía nam thuộc tỉnh Lâm Đồng có ngọn Lang Bian mờ ảo với suối nguồn, thông xanh. Nằm giữa hai sơn hệ trùng điệp này là một dãy núi hùng vĩ không kém: Chư Yang Sin - tên của dãy núi và cũng là tên một ngọn núi cao nhất ở phía nam cao nguyên, xấp xỉ 2.500 m.

Với diện tích vào khoảng 59.000 ha, tính cả vùng đệm lên đến hơn 183.000 ha, Chư Yang Sin từ lâu đã trở thành mái nhà che chở và là nguồn sống đối với đồng bào các dân tộc bản địa chủ yếu là người M’nông và Êđê. Với người M’nông chẳng hạn, họ đã từng gọi dân tộc mình là Phii Brée - dịch sát nghĩa theo tiếng M’nông nghĩa là “Những con người của rừng”.

2 thg 7, 2022

Món ngon từ cá suối

Ẩn mình sau những đám rêu trong dòng suối chảy róc rách giữa đại ngàn là những con cá chắc thịt, thơm ngon. Đây là nguồn thực phẩm tự nhiên quý, được người dân Tây Nguyên chế biến nên nhiều món ăn hằng ngày hấp dẫn.

Nhà nằm gần con suối nhỏ, bởi thế anh Y Vân Mlô (xã Cư Né, huyện Krông Búk) thường ra suối bắt cá về để cải thiện bữa ăn gia đình bằng một mảnh lưới nhỏ hoặc những dụng cụ bắt cá đơn giản được đan từ tre, nứa. Anh cho hay, mùa mưa là thời điểm sinh sôi của nhiều loại cá nên mùa này người dân đổ ra suối bắt cá khá nhiều. Thành quả thu được không chỉ có cá mà đôi lúc còn có những chú tôm tươi rói.

“Cá suối sinh sống trong tự nhiên nên thịt của nó rất thơm và bổ dưỡng, hương vị khác hẳn với các loại cá nuôi ở ao, hồ mà ta thường ăn. Những con cá suối (cá trắng, cá bống, cá niên…) sau khi bắt về được chế biến theo nhiều cách như: hấp, chiên, nướng, kho, làm gỏi, nấu canh… tạo nên những món ăn hấp dẫn, rất đưa cơm. Trong đó, món cá suối nướng lá chuối tuy đơn giản nhưng có cách chế biến đặc biệt, tạo hương vị riêng, trở thành món ăn truyền thống của người bản địa ở Tây Nguyên”, anh Y Vân chia sẻ.

Anh Y Vân Mlô đi bắt cá ở con suối gần nhà.

Lâm viên cảnh Ea Kao - Viên ngọc xanh giữa lòng hồ Ea Kao

Hồ Ea Kao, (thuộc xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) là điểm đến quen thuộc không chỉ với người dân trong tỉnh, mà còn hấp dẫn du khách gần xa đến tham quan, tận hưởng vẻ đẹp thanh bình, mát lành…

Giữa hồ Ea Kao - lâm viên Ea Kao - như một bán đảo thu nhỏ với vẻ đẹp hoang sơ, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng. Lâm viên Ea Kao là viên ngọc xanh giữa lòng hồ Ea Kao.

Dạo bước trong lâm viên Ea Kao, với những con đường rợp bóng cây xanh, cùng mặt nước xanh biếc in nền trời xanh thẳm… du khách sẽ trút bỏ những lo toan, tất bật của cuộc sống hối hả.

Giữa hồ Ea Kao, lâm viên Ea Kao như một viên ngọc xanh ẩn mình chờ khám phá.

Lần đầu tiên hoa mai anh đào nở rộ ở Bảo tàng Đắk Lắk

Những ngày này, trong khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk, một số cây mai anh đào lần đầu tiên đã nở rộ sau 10 năm được trồng tại đây.

Cây mai anh đào thuộc họ rosaceae, tên tiếng Anh là Prunus cerasoides, là một loài thực vật thuộc cây ôn đới, phân bố ở Đông Á và phía bắc Nam Á ở độ cao trên 1000 m. Loài cây này phát triển ở các khu rừng ôn đới, cận nhiệt đới ở độ cao từ 1.200 - 2.400 m, những nơi có khí hậu lạnh. Ở Việt Nam, loài cây này phổ biến chủ yếu ở trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

Ông Phạm Ngọc Anh, Phó trưởng Phòng Sưu tầm và Trưng bày, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong khuôn viên Bảo tàng trồng khoảng 10 cây mai anh đào, được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng UBND tỉnh Đắk Lắk vào tháng 6/2012. Đây là lần đầu tiên một số cây mai anh đào đã nở rộ hoa, có thể do ảnh hưởng của thời tiết se lạnh trong thời gian tháng 3 và nửa đầu tháng 4 vừa qua. Hoa mai anh đào chỉ nở trong thời gian gần 1 tháng rồi tàn.

Những cây mai anh đào trong khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk lần đầu tiên nở hoa sau 10 năm trồng.

4 thg 12, 2019

Vua voi Khunjunop và những chuyện ít biết

Trong một lần tình cờ, chúng tôi đã gặp được Amí Phương, buôn trưởng Buôn Đôn đồng thời là cháu nội của Vua voi R’leo, chắt ngoại Vua voi Khunjunop. Bà cùng chồng đang nắm giữ nhiều câu chuyện ly kỳ, đẫm chất huyền thoại về các vua voi, trong đó thú vị nhất là Khunjunop.

Khunjunop – “Người tướng chào”


Khu nghĩa địa của dòng họ K’nul nằm tại khu rừng um tùm, cạnh con đường đi vào Hạt kiểm lâm VQG Yok Đôn - nơi an nghỉ của những vua săn voi nổi tiếng bậc nhất Bản Đôn. Dù đã nhiều lần vào khu mộ voi, nhưng tôi vẫn bị ngạc nhiên, bởi khu mộ mới được xây một lớp tường bê tông kiên cố bảo vệ bao quanh. Qua chỉ dẫn của người dân bản địa, tìm về nhà vợ chồng Amí Phương là chắt ngoại Vua voi Khunjunop, hiện đang sinh sống trong căn nhà sàn khang trang, rộng rãi, xây dựng theo lối kiến trúc Lào, được cách tân nửa gỗ, nửa bê tông nằm sát tỉnh lộ 1. Gặp khách, cả 2 vợ chồng đon đả mời vào nhà chơi, và thật tình “bày tỏ bức xúc” rằng: thời gian gần đây không rõ vì lý do gì, nhiều kẻ xấu thường vào khu mộ gia đình đào trộm, mang đi những bức tượng nhà mồ bằng gỗ quý. Gia đình đã phải đầu tư trên 200 triệu đồng để xây dựng tường rào bảo vệ.


Mộ vua voi R’Leo (chóp nhọn) và vua voi Khunjunop (hình vuông, bên phải) tại khu mộ dòng họ

19 thg 10, 2019

Đi tìm dấu tích tù trưởng Ama Thuột

Nước ta có 2 thành phố hiếm hoi mang tên người, đó là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng trong khi Danh nhân Văn hóa Thế giới Hồ Chí Minh đã quá rõ ràng cho việc cắt nghĩa nguồn gốc của địa danh thì với địa danh mang tên Ama Thuột, việc cắt nghĩa nguồn gốc không phải dễ dàng. 

Cho đến nay, người ta chỉ biết đến Ama Thuột là một tù trưởng nổi tiếng của người Êđê xưa, còn ông là người thế nào, công trạng của ông, cũng như gia thế, dòng họ ra sao… thì không có câu trả lời nào cụ thể và chính xác. Nhà nghiên cứu văn hóa Linh Nga Niê Kđăm - người đã có hơn 40 năm nghiên cứu, sưu tầm văn hóa Tây Nguyên nói: “Tôi cho rằng Ama Thuột là có thật - một tù trưởng nói theo kiểu của người Êđê là dũng mãnh, và không chỉ dũng mãnh mà còn là người biết thương dân, biết nhìn xa trông rộng vì buôn làng vì quê hương. Một tù trưởng có ảnh hưởng trong khắp vùng.”. 


Buôn làng Êđê xưa. Ảnh tư liệu 

22 thg 5, 2018

Nét đẹp trang phục và trang sức của đồng bào Êđê

Người Êđê ở Dak Lak có nhiều nhóm địa phương khác nhau, nhưng đều giống nhau về hình thức trang sức và trang phục. Trang sức và trang phục của người Êđê mang những nét chung của nhiều cư dân vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Nữ mặc váy dài và có ngăn chui đầu. Nam đóng khố và mặc áo cánh dài quá mông. Nam, nữ đều thích mang nhiều trang sức như vàng, bạc, đồng…
Chiếc váy cổ truyền của người phụ nữ Êđê gọi là m’yêng. Đó là loại váy mở, màu đen đậm, quấn quanh thân, khi mặc váy phủ kín đến mắt cá chân. Chạy dọc phía dưới chân váy là những hoa văn hình hạt thóc, hạt bắp và đường lưỡng hà… với màu đỏ, kết hợp với màu vàng, màu trắng trông rực rỡ nhưng kín đáo. Căn cứ vào chất lượng vải và hoa văn trên váy, người Êđê có nhiều tên gọi khác nhau cho từng loại váy: m’yêng đêch, m’yêng drai, m’yêng kdru êch piek, m’yêng mut; trong đó m’yêng đếch là quý hơn cả (trước đây trị giá từ hai đến ba con trâu). Đó là những chiếc váy đẹp mà phụ nữ Êđê thường mặc trong những dịp lễ lớn của cộng đồng.

Thanh niên người Êđê trong trang phục truyền thống tại Lễ hội Văn hóa của cộng đồng. Ảnh: Minh Quân

24 thg 4, 2013

Sắc trắng hoa cà phê

Đã từ rất lâu rồi, trên vùng đất bazan màu mỡ này cứ cuối đông đến đầu xuân là cao nguyên Dak Lak ngập tràn trong sắc trắng hoa cà phê; khắp đất trời ngất ngây bởi hương thơm nồng nàn, quyến rũ.

Chỉ cần một cơn mưa nhỏ, hay được tưới một dòng nước mát là tất thảy đều bung hoa 

Sau mỗi vụ thu hoạch cà phê, Tây Nguyên lại bước vào mùa khô khốc liệt. Những cành cà phê cứ héo rũ dần nhưng lại chứa một sức sống lạ kỳ. Chỉ cần một cơn mưa nhỏ, hay được tưới một dòng nước mát là tất thảy đều bung hoa. Mùa hoa cà phê nở không chỉ làm ngỡ ngàng du khách phương xa mà đến người nông dân trồng cà phê cũng bị hương thơm nồng nàn ấy quyến rũ.

12 thg 4, 2013

Thác Phật - thắng cảnh lặng lẽ ẩn mình nơi rừng sâu

Rất ít người biết đến và hiện chưa có tên trên bản đồ du lịch Dak Lak. Thác Phật là một dòng thác đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã nằm ẩn sâu trong những cánh rừng của Vườn Quốc gia Yok Đôn.

Theo một cán bộ tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, đã có một số nhóm nghiên cứu đến đây để tìm hiểu xuất xứ của cái tên "Thác Phật". Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một chứng lý thuyết phục về tên gọi này... 


Cách Trụ sở Ban quản lý Vườn Quốc gia Yok Đôn khoảng 8 km về phía Tây, Thác Phật được hình thành từ một nhánh của dòng sông Sêrêpôk 

17 thg 1, 2013

Huyền thoại dòng thác Drai H’Jie


Bắt nguồn từ “suối nước đùn” của buôn Ea Kmar, xã Ea Bhôk (huyện Cư Kuin), được hình thành bởi sự hợp lưu của ba dòng suối nhỏ là Ko Kô, Ko Mơ Mai, Ko Khit, Drai H’Jie là một con thác thanh bình và còn mang nhiều vẻ hoang sơ.

Drai H’Jie theo tiếng của người Êđê có nghĩa là thác nước của nàng H’Jie. Người già nơi đây vẫn thường kể lại cho con cháu nghe về câu chuyện tình buồn của nàng H’Jie – người đã hóa thân cùng dòng thác tạo nên một truyền thuyết đẹp.



 Thác Drai H'Jie.