Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 10, 2018

Huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà Đen

Núi Bà Đen cao 986 mét so với mực nước biển và được xem là cao nhất Đông Nam bộ. Theo sách “Gia Định Thành Thông Chí”, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà.

Cũng theo các bậc kỳ lão, tên gọi núi gắn liền với những giai thoại ly kỳ của Bà Đen, người được vua Gia Long phong thánh hiệu "Linh Sơn Thánh Mẫu".

Ngày nay, cứ đến dịp rằm tháng giêng (âm lịch) hàng năm, cả triệu lượt khách hành hương khắp nơi tìm về núi Bà Đen để viếng, bái Linh Sơn Thánh Mẫu.

9 thg 9, 2018

Phong thủy linh thiêng của ngọn núi giúp Phú Yên thành "địa linh nhân kiệt"

Quan sát từ các hướng khác nhau, hình nón cân đối của núi Chóp Chài ở Tuy Hòa không thay đổi nhiều. Đặc điềm này khá giống núi Phú Sĩ, biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Đây cũng là một ngọn núi thiêng theo quan niệm phong thuỷ của người xưa. 

Nằm ở địa phận xã Bình Kiến, ngoại ô thành phố Tuy Hòa, núi Chóp Chài là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Phú Yên

6 thg 9, 2018

Lá cờ cách mạng trên đỉnh núi "Rồng"

Núi Long Phụng, chùa Ông Rau ở xã Đức Thắng (Mộ Đức) không chỉ là thắng cảnh, mà còn là một trong những cơ sở cách mạng gắn với phong trào chống Pháp và tay sai trong cao trào cách mạng 1930-1931 và khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Quảng Ngãi.

Từ trung tâm xã Đức Thắng đi theo hướng đông chừng 3km là đến bãi biển Tân Định, nơi có dãy núi Long Phụng chạy dọc theo bờ biển. Ở sườn đồi phía đông của núi là di tích chùa Ông Rau. Bao bọc quanh dãy núi Long Phụng là biển và những cách đồng lúa trù phú.

Bia di tích thắng cảnh núi Long Phụng, chùa Ông Rau. 

4 thg 9, 2018

Khám phá mùa thu Bạch Mã

Bạch Mã là nơi lý tưởng dành cho những ai đam mê trekking cũng như muốn tìm chốn bình yên, hòa mình với thiên nhiên.


Thời tiết mùa này thật dễ chịu, không khí mát mẻ trong lành, là thời điểm thích hợp để có một chuyến du ngoạn nho nhỏ nhằm vuốt ve cảm xúc và nuôi dưỡng tâm hồn lãng mạn sau những ngày dài mỏi mệt với công việc, cuộc sống. 

27 thg 8, 2018

Thú vị truyền thuyết về núi Tà Đùng

Mới đây, cùng với Đoàn chuyên gia UNESCO đi khảo sát thực địa ở huyện Đắk Glong, chúng tôi đã có dịp ghé qua một số bon làng người Mạ và được nghe đồng bào kể những truyền thuyết thú vị xung quanh núi Tà Đùng.

Miếu thờ thần đá ở cạnh quốc lộ 28, xã Đắk Som (Đắk Glong) 

Theo lời kể của ông K’Kệ ở bon B’Nâm, xã Đắk P’lao (Đắk Glong), ngày xưa, bon B’Nâm là một vùng đất bằng phẳng, đất đai trù phú, cây cối xanh tốt nhưng mỗi khi có mưa bão thì bon làng đều bị ngập chìm trong nước, dân làng không có nơi trú ngụ nên cuộc sống rất cơ cực. Thương dân làng nên già làng Tang Klao Ca đã lặn lội băng rừng, vượt suối đi mời 2 anh em thần Dit và thần Dri đến để giúp đỡ. Sau khi có lời nhờ cậy, 2 thần đã đến gặp thần Cột Vồng (vị thần cai quản biển lúc bấy giờ) để xin vài ngọn núi về đặt gần bon B’Nâm nhằm bảo vệ dân làng. Được thần Cột Vồng đồng ý, cả hai vị thần đã dùng dây mây kéo núi về đặt xung quanh bon làng. Núi kéo trước gọi là núi Cha, núi kéo sau là núi Mẹ…

30 thg 5, 2018

Núi Thị Vải - điểm phượt cuối tuần lý tưởng ở Vũng Tàu

Đến với Bà Rịa Vũng Tàu du khách có thể thử sức mình khi leo hàng nghìn bậc thang ở núi Thị Vải, thăm ba ngôi chùa Hạ, Trung, Thượng. 

Vũng Tàu nổi tiếng với những bờ biển đẹp, nhưng ít ai biết nơi đây còn có một ngọn núi đẹp, nơi mọi người có thể tránh xa được phố thị xô bồ, gần gũi với thiên nhiên. Đó chính là núi Thị Vải ở huyện Tân Thành. 
Bậc thang bằng đá hoa cương dẫn lên núi với hai bên đường là những hàng cây rợp mát. 

4 thg 5, 2018

Có một Pha Luông hùng vĩ

Pha Luông kỳ vĩ. 

Pha Luông, địa danh tồn tại trong suy nghĩ của mọi người từ bao thế hệ nay, là nơi xa xôi, là nỗi ám ảnh về sự hiểm trở, gian nan, khắc nghiệt. 

Nhưng ở đó cũng là nơi kỳ vĩ nhất của thiên nhiên. Nhà thơ Quang Dũng từ viết về Pha Luông với những vần thơ đẹp: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mày súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Đối với những ai đã chinh phục được đỉnh Pha Luông, đó vẫn là hành trình gian khổ để đời. Nhưng, một lần đến, một lần biết thì ai cũng yêu mến Pha Luông, cũng trào dâng muôn vàn cảm xúc và thấy Pha Luông thân thương biết bao. 


21 thg 3, 2018

Núi Đá Dựng - Hà Tiên

Trong Hà Tiên thập vịnh, vịnh về 10 cảnh đẹp Hà Tiên của Mạc Thiên Tứ có bài Châu Nham lạc lộ (cò về núi ngọc). Gần 300 năm qua rồi, không ai biết chắc cảnh đẹp Châu Nham xưa giờ là nơi đâu (chỉ biết là ở Hà Tiên!!!).

Các tài liệu về du lịch đều khẳng định Châu Nham ngày xưa giờ là Núi Đá Dựng.



Kỳ thật, từ năm 1999 nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt đã đưa ra những luận điểm để chứng minh rằng Châu Nham không phải núi Đá Dựng, mà là Bãi Ớt. Lập luận của ông khá vững chắc, vì khá dài nên không ghi lại đây, các bạn có thể tham khảo tại đây). Thế nhưng cho đến giờ hầu như mọi người hướng dẫn du lịch đều giới thiệu với khách tham quan rằng núi Đá Dựng chính là Châu Nham.  Họ còn giải thích tường tận tại sao gọi là núi ngọc (Châu Nham), rằng là ngày xưa khi Mạc Cửu tới đây thì bắt gặp một viên bảo châu lớn. Còn gọi là lạc lộ vì ngày xưa nơi đây sát bở biển, cò thường bay về (hic, mới chưa đầy 300 năm mà biển dời đi xa quá!!!).

2 thg 11, 2015

Khung cảnh hùng vĩ trên núi Tà Pạ

Núi Tà Pạ thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh "Thất Sơn" huyền bí.

Bảy Núi còn có tên là Thất Sơn, gồm bảy ngọn núi không liên tục nằm ở đồng bằng miền Tây Nam Bộ, thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Trong đó có núi Tà Pạ với vẻ đẹp riêng biệt, là sự kết hợp giữa thiên tạo và nhân tạo. 

28 thg 9, 2015

2 giờ lên đỉnh Lang Biang

Một hành trình ngắn chi 2 giờ leo lên đỉnh của ngọn núi Lang Biang (Lâm Đồng) nhưng là trải nghiệm khó quên. 

Đỉnh Lang Biang ở độ cao 2.167m 

Cơn mưa đêm ở Đà Lạt dường như không ngăn nổi những bước chân của chúng tôi chinh phục đỉnh cao nhất Lang Biang ở độ cao 2.167m bởi những lời mời gọi hấp dẫn của người dẫn đoàn – vốn là một anh chàng địa phương đầy hiểu biết.

Người dẫn đường mà tôi nói đến là Chiel 24 tuổi đã có hơn 4 năm đảm nhận vai trò dẫn tour cho các du khách muốn khám phá và chinh phục hệ thống 3 đỉnh núi của Lang Biang. Chiel kể, mọi người thường đi đỉnh thấp nhất vì xe có thể chở lên tận nơi. Hai đỉnh cao hơn khó đi, nhất là vào những ngày trời mưa bởi đường khá trơn trượt, nhiều khi lại có vắt. Một ngày nắng đẹp sau trận mưa đêm tầm tã khiến chúng tôi không một chút nao núng. Vì thế, cả đoàn quyết định chinh phục đỉnh cao nhất ở độ cao 2.167m so với mực nước biển. 

11 thg 9, 2015

Thung lũng trên đỉnh Am Thông

Bằng Am, còn gọi là Am Thông hay Tùng Sơn, là dãy núi đá vôi cao 830 m so với mực nước biển tọa lạc tại khu vực xã Đại Hồng, Đại Lộc, Quảng Nam, cách trung tâm Đà Nẵng 46 km về hướng tây.

Do núi cao, vách dựng đứng, đường mòn nhiều dốc hiểm trở nên bạn sẽ mất khoảng 3 tiếng để leo lên núi và hơn một tiếng để xuống. 

30 thg 8, 2015

Núi Minh Đạm

Nếu bạn search thông tin trên mạng, sẽ thấy rằng núi Minh Đạm thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nay là huyện Long Đất. Thế nhưng trên thực tế thì hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu không còn huyện Long Đất nữa, chỉ còn huyện Long Điền. Vậy núi Minh Đạm hiện nay thuộc huyện Long Điền? Cũng không! Núi này hiện thuộc thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ!

Thôi kệ, chuyện lộn xộn xảy ra là do nhà nước ta đổi tên và chia tách huyện, không cần quan tâm, miễn ta biết đường đi tới núi Minh Đạm là được. Từ Long Hải, bạn đi theo con đường dọc bờ biển (tỉnh lộ 44A) khoảng vài km là tới địa phận thị trấn Phước Hải, cứ thế bạn đi tiếp khoảng vài ba km nữa nhìn bên trái có bảng chỉ đường lên núi Minh Đạm, cứ thế đi lên khoảng 5 km là tới nơi.

Núi Minh Đạm. Ảnh: Saigon Times

25 thg 6, 2015

Chinh phục đỉnh Tà Xùa

Nằm ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, Tà Xùa là ngọn núi mà dân mê leo núi – chụp ảnh nhất định sẽ phải đến một lần trong đời. Tà Xùa được hợp lại từ ba đỉnh núi hùng vĩ, quanh năm thường được mây ngàn bao phủ và là ranh giới tự nhiên giữa Sơn La với Yên Bái.


Sau hơn hai trăm cây số đi từ Hà Nội, chúng tôi nghỉ đêm tại thị trấn Bắc Yên lấy sức. Thật ra từ thị trấn đến Tà Xùa chỉ còn 15 cây số, nhiều người vẫn đến chân núi nghỉ nhờ dân bản hoặc ngủ lều để được ngắm sao trời.

Buổi sáng hôm sau, chúng tôi bắt đầu đi từ năm giờ. Cung đường núi không dài nhưng khá dốc và nhiều đoạn xấu nên ai nấy phải nhanh lẹ, nếu không sẽ trễ mất khoảnh khắc ngắm mặt trời mọc lên từ biển mây.

2 thg 4, 2015

Rong chơi Bảy Núi

Trước khi tiến vào Bảy Núi, đoàn chúng tôi lên núi Ba Thê. Đây được xem là tiền tiêu của Thất Sơn hùng vĩ. Đường khá nguy hiểm, quanh co, trắc trở. Nhớ lúc chuẩn bị xuất phát, những người dân địa phương cảnh báo: “Chớ có liều lĩnh chạy lên đỉnh núi bởi đường rất trơn trợt”.
Thiên nhiên hữu tình

Theo số liệu xưa, núi Ba Thê cao 30 trượng, chu vi 13 dặm, bên Tây núi là sông Thoại Hà thơ mộng, trữ tình. Phía trước giáp với bưng biền, cỏ rậm bùn lầy. Nhiều cư dân sống quanh núi kể thêm vùng này trước đây có beo, voi và nhiều thú quý hiếm, nay chỉ còn khỉ, chim rừng, nhen, sóc, diệc, cu đất. Nằm dưới chân núi Ba Thê hùng vĩ, Linh Sơn cổ tự còn gọi là chùa Phật Bốn Tay. Nơi chân núi Ba Thê có ngôi đình thờ ông Phan Thanh Giản. Trên núi Ba Thê còn có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự. Thoai thoải gần đỉnh núi là tháp Đại Đao khổng lồ. Phía Bắc của núi Ba Thê còn có hang Ông Hổ, Chót Ông Tà, nơi thờ phượng thần Núi…

Ông Thạch Cha Ra, ngụ thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang hơn bảy mươi năm qua, nói: “Không biết tên gọi Bảy Núi có tự bao giờ mà khi lớn lên tôi đã biết”. Theo lời ông kể, bảy ngọn núi ấy liên hoàn tạo thành hình vòng cung có tên là núi Nước, núi Năm Giếng, núi Cô Tô, núi Kéc, núi Dài, núi Cấm và núi Tượng. Có khá nhiều con đường dẫn vào Bảy Núi tuy không rộng lớn nhưng rất đẹp với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nhiều chùa chiền, miếu mạo của các tôn giáo nằm lẫn khuất dưới những tàng cây thốt nốt trải dài theo các tỉnh lộ.

Cầu qua chùa Phật Lớn trên núi Cấm.

Lên Bidoup-Núi Bà để không nuối tiếc

Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà là một trong năm vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Được thành lập năm 2004, vườn lấy tên theo hai ngọn núi Bidoup (2.287 m, cao nhất cao nguyên Lâm Viên) và núi Bà (2.167 m, cao nhất Đà Lạt). Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) chọn Bidoup-Núi Bà thuộc diện ưu tiên số một trong dãy núi Nam Trường Sơn.

Chớm thu, trời Đà Lạt nắng vàng như mật, hứa hẹn cuộc khám phá Vườn quốc gia (VQG) Bidoup-Núi Bà nhiều bất ngờ thú vị. Sáng sớm, ô tô VQG đón chúng tôi từ Đà Lạt theo đường 723 (Đà Lạt-Nha Trang), qua vùng rau hoa công nghệ cao, đồi núi trập trùng. Có người bảo “Đèo 723 là đèo đẹp nhất Việt Nam”. Thật vậy! Đẹp đến nao lòng. Non trưa, chúng tôi đến Văn phòng VQG (tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương) cách Đà Lạt khoảng 50 km.

Vào rừng tìm đường lên… Thiên Thai

Núi Bidoup cao 2.287 m.

Đoàn chia thành hai nhóm, tôi đi trong nhóm Cil Criêu Ha Trái (dân tộc K’ho) làm hướng dẫn viên du lịch. Trên đường đi, Ha Trái chỉ cho chúng tôi biết những cây rừng do tổ tiên truyền lại, để làm thuốc cứu người. Nào cây thanh mai (chữa đau răng), cây chỉ thiên (chữa đau bụng), cây dẻ (chữa ho), rồi sa nhân, đẳng sâm, ngũ gia bì, sâm đỏ… Tôi thật sự ngạc nhiên và khâm phục Ha Trái hiểu rừng như “vườn nhà”. Rồi Ha Trái chỉ vào một cây ven đường, bảo: “Đây là cây đỡ đẻ, tên là Criêu, tên đệm của bộ tộc mình đấy. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa bộ tộc mình có người phụ nữ mang bầu vào rừng hái quả. Chẳng may đau đẻ bất ngờ, không người giúp đỡ, không tã lót chăn gối, bà hái vội lá cây rừng lót thành nệm và đẻ con trong đó. Nghe tiếng con khóc, bà sung sướng ôm con trong bọc lá cây, đi về nhà. Cả buôn làng mừng rỡ ra đón và mở tiệc ăn mừng. Trước lúc ăn tiệc già làng nói, đây là lá Criêu, từ nay đứa trẻ này và mọi đứa trẻ khác sinh ra đều lấy tên Criêu làm tên đệm”. Chuyện thật giản dị.

Đi trong rừng thông hoang sơ, gió thổi rì rào “bản nhạc rừng” không dứt, không khí thoáng đãng, mát mẻ thật thú vị. Thình lình, Ha Trái bảo: “Sắp đến Thiên Thai rồi!”. Cả nhóm cười nắc nẻ. Đi thêm vài trăm mét nữa, đến bên một cây khá to, cao khoảng 25 m, Ha Trái bảo đây là cây thông đỏ, cùng thời với khủng long, nằm trong sách đỏ thế giới. Đi dọc suối độ vài trăm mét, gặp thác Thiên Thai hiện ra bất ngờ. Thác nước giữa rừng sâu, dải nước khá rộng tung bọt trắng xóa, chảy mạnh, thật kỳ vĩ, thơ mộng và đẹp đến mê hồn. Tôi nhai vội búp chè đắng Ha Trái đưa, mới cảm nhận được vị chan chát, ngòn ngọt và nhìn kỹ cây chè đắng cạnh thác. Tôi chợt nhớ câu nói: “Người Việt Nam nằm trên đống thuốc quý mà không biết”. Trên đường về, chúng tôi lang thang qua những đồi thông xanh thẳm hoang dã, qua khu nuôi cá nước lạnh (cá hồi và cá tằm), thật thú vị và ấn tượng.

Sự tích cây đỡ đẻ.

Mai xanh.

Ông Lê Văn Hương – Giám đốc VQG Bidoup-Núi Bà cho biết, năm 1993 tỉnh Lâm Đồng thành lập “Ban quản lý rừng đặc dụng Bidoup-Núi Bà”, năm 2002 chuyển thành “Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup-Núi Bà”. Ngày 19-11-2004, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập “Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà” với diện tích 70.038 ha, tại huyện Lạc Dương và một phần huyện Đam Rông, Lâm Đồng. Độ che phủ rừng đạt 91%, đây là một trong năm VQG lớn nhất Việt Nam.

Vườn đã lập quy hoạch du lịch 2011-2020 (đang khai thác ba tuyến), phối hợp với JICA (Nhật Bản) xây dựng “Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng” (đã đón hơn 10.000 du khách trong và ngoài nước). VQG đang xây dựng “Vườn thực vật đổi màu” và “Vườn thú bán hoang dã” với vốn đầu tư 200 tỉ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. 

VQG nằm ở độ cao 650-2.287 m, có tiềm năng đa dạng sinh học rất lớn, bao gồm các kiểu rừng: rừng kín thường xanh, rừng thưa cây lá kim, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lùn đỉnh núi, rừng rêu, rừng tre nứa…

Say nhịp cồng chiêng như say ché rượu cần

Nghỉ ngơi tại những biệt thự trong rừng thông VQG, chúng tôi thấy khỏe khoắn, thoải mái hẳn ra. Buổi chiều, thăm khu trưng bày và xem phim tư liệu. Ông Lê Văn Hương, Giám đốc VQG tâm sự: “Tôi mê rừng như điếu đổ, một ngày xa rừng thấy bứt rứt trong người lắm, một tuần không vào rừng là ốm liền”.

Vừa chập tối, chúng tôi bị “hút hồn” bởi tiếng cồng chiêng thúc giục, mùi thịt nướng than thơm ngan ngát, hương rượu cần nồng cay. Và các chàng trai, cô gái K’ho quyến rũ trong váy, áo thổ cẩm rực rỡ. Già làng thổi ba hồi tù và, rồi đọc thần chú: “A pô pơ că/ A pô pơ jêng… Từ thời hồng hoang/ Khi chưa có lửa/ Loài người tiền sử/ Ăn gì cũng sống/ Người mọc đầy lông/ Hết mùa ăn lá/ Lại ăn củ mài/ Thần lửa thương tâm/ Bèn thả cục đá/ Từ trên cõi trời/ Rơi vào núi đá/ Hóa thành ngọn lửa/ Thiêu đốt muôn loài/ Cháy thành tro bụi. Từ đó loài người mới biết sức mạnh của Thần Lửa. Vậy, xin mời vị đại diện trong quý khách khai lửa, cùng buôn làng chúng tôi!”.

Tiếng cồng chiêng tấu lên vang vọng cả núi rừng, các cô gái sơn cước múa xoang mềm mại, xoay tròn trong vòng lửa đầy ma lực. Rượu cần uống mềm môi chưa say, chỉ say ánh mắt của cô gái vít cần.

Thác Thiên Thai.

Thăm cây thông ngàn tuổi

Đêm ở VQG, trong biệt thự giữa rừng thông, nghe “bản hòa tấu” côn trùng rên rỉ êm tai, ngủ ngon không chút mộng mị. Giám đốc Hương đưa chúng tôi thăm đỉnh Hòn Giao (nơi tiếp giáp giữa Lâm Đồng và Khánh Hòa) và kể sâu về rừng, động thực vật đặc hữu. Chúng tôi còn được nghe truyền thuyết núi Bidoup. Chuyện kể rằng, ngày xửa xưa, LangBiang và Bidoup là hai anh em ruột. LangBiang yêu Hòn Giao – sơn nữ xinh đẹp nhất vùng. Nhưng Hòn Giao lại yêu Bidoup vì cao lớn khác thường. Thấy vậy, LangBiang cốc nhẹ vào đầu Bidoup và nói “đừng cao nữa, đừng yêu Hòn Giao”. Thương người anh, Bidoup suốt đời “gục mặt xuống” cho bớt cao, sau hóa thành ngọn núi và có dáng như bây giờ. LangBiang lấy được Hòn Giao làm vợ, cả hai khi chết biến thành hai ngọn núi nằm cạnh Bidoup. Chuyện ly kỳ, thú vị.

Đến trạm kiểm lâm sát chân núi Hòn Giao lúc nào không hay. Xe dừng lại, tôi chụp hình tấm bảng dựng cạnh đường đèo có dòng chữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh như lời khuyến cáo: “Đến với Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà: Không để lại gì ngoài những dấu chân/ Không lấy gì ngoài những tấm ảnh/ Không giết gì ngoài thời gian”. Rồi chúng tôi thăm “rừng lùn” với nhiều loài cây, hoa phong lan, rêu, nấm… ngợp đất, mát rượi. Trên đường về Trạm kiểm lâm Giang Ly dùng cơm trưa, giám đốc Hương mời cả đoàn thăm cây thông hai lá dẹt gần 1.000 tuổi, bốn người ôm mới kín gốc. Ông Hương nói: “Thông hai lá dẹt – tên khoa học Pinus krempfii, trên thế giới chỉ có duy nhất ở VQG Bidoup-Núi Bà của Việt Nam”.

Cuộc khám phá vườn quốc gia hai ngày để lại trong tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng khó quên. Và tôi đã làm đúng thông điệp: “Không để lại gì ngoài những dấu chân. Không lấy gì ngoài những tấm ảnh đẹp. Không giết gì ngoài thời gian”.

Hà Hữu Nết

1 thg 4, 2015

Du xuân vãn cảnh núi Trầm

Cuối tuần trời trong, mấy chị em tôi chuẩn bị bộ lệ, đồ ăn thức uống nhằm hướng núi Trầm (còn gọi núi Tử Trầm, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) thẳng tiến.

Khung cảnh hùng vĩ nên thơ nhìn từ đỉnh núi Trầm - Ảnh: Iris Trương 

Nằm bên con sông Đáy xanh trong của xứ Đoài, không chỉ có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi Trầm còn nổi tiếng bởi là nơi quần tụ của nhiều di tích, chùa chiền, vừa có ý nghĩa tâm linh, vừa có giá trị lịch sử lâu đời. Vì thế thật ý nghĩa để chọn cho chuyến du ngoạn đầu xuân.

29 thg 3, 2015

Bàn cờ tiên trên đỉnh Sơn Trà

Lần đầu đến Đà Nẵng, thời gian lại không đủ để thăm thú các danh lam ở thành phố có nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng này. Chúng tôi đang loay hoay bàn tính thì được cô nhân viên ở nhà nghỉ gợi ý một điểm tham quan, theo cô thì không mới và nhiều người biết nhưng ít người đặt chân đến vì đường đi khó khăn, hiểm trở. Đó là đỉnh Bàn Cờ, thuộc cụm núi Sơn Trà, có độ cao khoảng 693 m so với mực nước biển.
Tuy vậy, cô tiếp tân khuyến cáo rằng nếu chỉ đi hai người với một chiếc xe máy thì sẽ không an toàn khi gặp sự cố. Nhưng đã “lỡ” nghe nói về đỉnh Bàn Cờ, chúng tôi không làm ngơ được, bèn đánh liều mạo hiểm một phen. Đổ đầy bình xăng cho chiếc xe số thuê ở nhà nghỉ, chúng tôi “phi” thẳng sang bán đảo Sơn Trà, tìm đường lên núi.

Đường đi trên bán đảo Sơn Trà quanh co ôm vách núi, dốc ngắn, dốc dài, một bên là biển xanh sâu hút. Chạy một hồi lâu nhưng chẳng gặp ai đi trên con đường này, tôi chợt lo nếu xe máy bị trục trặc hay gặp phải điều gì đó không may thì không biết làm sao mà gọi người giúp ở nơi vắng vẻ này. Bụng lo nhưng tay vẫn rú ga lao tới. Khi gặp một resort lớn nằm ở cuối đường, đang loay hoay không biết đi tiếp thế nào thì may sao có anh bảo vệ resort đến, nghe chúng tôi bàn bạc và đã chỉ cho chúng tôi con đường độc đạo đi tiếp lên đỉnh Bàn Cờ.

Dù truyền thuyết chỉ là sản phẩm hư cấu nhưng vẫn khiến cho du khách lâng lâng khi đứng giữa không gian bao la, tận hưởng cảm giác ở chốn bồng lai tiên cảnh.

22 thg 3, 2015

Băng rừng qua Ma Thiên Lãnh lên núi Bà Đen

Cung đường chinh phục nóc nhà Đông Nam Bộ qua thung lũng Ma Thiên Lãnh thử thách dân phượt bởi địa hình hiểm trở và sự rình rập của những con rắn ấn nấp trong các bụi rậm.

Cách TP HCM khoảng hơn hai giờ chạy xe máy, những con đường trải nhựa sẽ dẫn bạn đến chân thung lũng Ma Thiên Lãnh trong quần thể núi Bà Đen, thuộc xã Thạnh Tân (thị xã Tây Ninh, Tây Ninh). Việc cần làm là tìm một chỗ gửi xe và bắt đầu hành trình chinh phục núi Bà Đen. 

16 thg 3, 2015

Lên 'nóc' Xê Đăng mùa cúng máng nước

Men theo quốc lộ 40B, chúng tôi lên với những bản làng của người Xê Đăng dưới chân núi Ngọc Linh đúng vào dịp bà con dân bản nơi đây đang chuẩn bị cho lễ cúng máng nước.

Quốc lộ 40B rộng mở dẫn lên đỉnh Ngọc Linh 

Đồng bào Xê Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) quần tụ sống tại 3 xã Trà Nam, Trà Linh và Trà Cang. Sau khi đón tết cổ truyền (theo phong tục người Kinh) với lễ hội đâm trâu đặc sắc, những ngày đầu tháng 3, người Xê Đăng lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ cúng máng nước linh thiêng.

12 thg 2, 2015

Lên đỉnh Bà Rá

Nằm ở độ cao 750 mét so với mực nước biển, núi Bà Rá (Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước) là một trong ba ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ. Bà con dân tộc Stiêng bản địa gọi núi Bà Rá là Bơnom Brah hay Yumbra (đỉnh núi thần) bởi nơi đây được coi là chốn linh thiêng với họ. Núi Bà Rá hiện là điểm đến hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thơ mộng và hùng vĩ.

«
          Được khởi công xây dựng tháng 6/2008 với tổng số vốn đầu tư hơn 76 tỷ đồng, hệ thống cáp treo núi Bà Rá được đưa vào sử dụng năm 2013. Tuyến cáp treo này có chiều dài 2.063 mét. Hệ thống cabin có 32 chiếc, chia làm 8 nhóm với 6 chỗ ngồi một cabin. Thời gian cho một hành trình từ ga đầu tiên dưới chân núi đến ga cuối trên đỉnh núi là 12 phút. 
»
Những năm đầu thế kỷ XX, núi Bà Rá vẫn còn là chốn “thâm sơn cùng cốc”. Chính vì vậy, vào thời kỳ Pháp thuộc nơi đây thành chốn lao tù để giam cầm những người tù cách mạng. Bà Rá cũng là địa danh gắn liền với những chiến công của quân và dân Phước Long trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Ngày nay, núi Bà Rá trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của du khách khi đến thăm tỉnh Bình Phước. Có hai cách để bạn có thể lên tới đỉnh núi Bà Rá. Nếu đi bộ, du khách phải vượt qua 1.767 bậc tam cấp tính từ đồi Bằng Lăng lên đến đỉnh núi. Muốn ngắm toàn cảnh vẻ đẹp của một vùng rộng lớn, bạn có thể ngồi trong những cabin của hệ thống cáp treo Bà Rá. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa là phường Thác Mơ xinh đẹp và hồ thủy điện Thác Mơ. Vào mùa mưa, diện tích nước hồ thủy điện Thác Mơ chiếm tới 12.000 ha như một biển nước xanh thẳm, hòa quyện giữa rừng núi, tạo cho du khách cảm giác thân thiện, được trở 
về cùng thiên nhiên hoang sơ.

Con đường mòn dẫn lên núi Bà Rá xanh mướt hai bên đường.