18 thg 3, 2018

Xạo!

Gần đây, mọi người đọc trên mạng sẽ thấy những bài như vầy:
  • Phát sốt "Công viên thế giới kỳ quan" ở Long An cách Sài Gòn chỉ 30 km
  • Đẹp mê hồn 'công viên kỳ quan' mở cửa miễn phí ở Long An
  • Long An: Hội tụ “7 kỳ quan thế giới"

Tít bài đã kêu rổn rảng như vậy rồi, lại thêm ảnh chụp minh họa đẹp lung linh khiến cho người đọc bị hút hồn, phát sốt  khó cưỡng (chữ đánh italic là chữ dùng của các soái ca báo mạng).


Đến Hội An nhớ dạo chợ đêm

Chợ đêm Hội An khi đi vào hoạt động sẽ tạo thêm điểm vui chơi, mua sắm cho du khách, góp phần thúc đẩy kinh tế ở khu vực phía đông phố cổ. Ảnh: LP 

Chợ đêm Hội An vừa được khai trương vào chiều 8.3 là điểm nhấn thú vị, mới lạ dành cho du khách khi đặt chân đến phố cổ Hội An.
Với mục đích tạo thêm sản phẩm du lịch, tạo điều kiện cho nhân dân buôn bán, làm ăn ở khu vực phía đông phố cổ, TP Hội An hình thành khu chợ đêm tại phường Minh An nhằm phục vụ du khách và hỗ trợ người dân. 

Ngũ Hành Sơn - Nơi đá hóa tâm hồn

Có người ví, Ngũ Hành Sơn là nơi đá hóa tâm hồn, bởi ở đó đá núi được tạo tác thành những tuyệt phẩm mang hơi thở của cuộc sống và tâm hồn của người nghệ sĩ. Và cũng ở đó, cái tên Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước đã được tôn vinh thành di sản, trở thành một cái tên đáng chú ý trên bản đồ nghệ thuật điêu khắc đá thế giới.

Sử cũ kể rằng, làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 18. Ông tổ nghề vốn là người gốc xứ Thanh, quê hương của nghề làm đá nổi tiếng xứ Đàng Ngoài.

Thuở ban sơ, làng chủ yếu sản xuất các loại cối đá, chày đá, bia mộ đá… để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đến khoảng đầu thế kỷ 19, khi triều nhà Nguyễn ở Huế cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài, lăng tẩm thì nghề điêu khắc đá ở đây thực sự khởi sắc, nhiều thợ giỏi được triều đình trọng dụng mời ra giúp việc xây dựng, có người còn được phong quan.

Điêu khắc đá vốn là nghề vất vả, cực nhọc, người thợ quanh năm tay búa tay dùi, bán mặt cho đá bán lưng cho trời để kiếm lấy hạt gạo nuôi thân, ấy vậy mà suốt mấy trăm năm qua dân làng nghề Non Nước vẫn kiên trì bám trụ để mong giữ lấy nghiệp Tổ và kiếm kế sinh nhai.

Nhà điêu khắc đá Nguyễn Long Bửu, người đầu tiên và duy nhất cho đến nay của làng đá Non Nước được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân. Ảnh: Thanh Hòa

Nét xưa, nhà cổ...

Nhiều ngôi nhà cổ ở Hà Nam vẫn giữ được nguyên vẹn những nét truyền thống. Ảnh: Q.H 

Dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày đầu xuân mới Mậu Tuất 2018, chúng tôi có dịp về làng Cao Đà (xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, Hà Nam) để tận hưởng không khí yên bình của làng quê truyền thống, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử tồn tại hàng trăm năm nay.


Và thật ấn tượng, trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà gỗ cổ xưa, nằm nép mình giữa vườn cây, ao cá, như tô điểm thêm cho vẻ đẹp hoàn mỹ của bức tranh phong cảnh làng quê Việt. Có “mục sở thị” nơi đây, chúng tôi mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của những ngôi nhà cổ, nơi ghi dấu ấn riêng của những nghệ nhân mộc nổi tiếng một thời.

Nét đẹp lễ hội ở Thủ Dầu Một

TP Thủ Dầu Một - Bình Dương có nhiều lễ hội thu hút du khách, trong đó tập trung vào thời điểm tháng Giêng âm lịch hàng năm. Một trong những lễ hội lớn và thu hút du khách nhất là tại chùa Bà (còn gọi là miếu Bà Thiên Hậu). 

Toàn cảnh lễ hội chùa Bà ngày rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất - Ảnh: NGUYỄN TẤN TUẤN

Lễ hội chùa Bà 2018 thu hút lượng du khách lên đến hàng trăm ngàn người, nhưng tình hình an ninh trật tự được đảm bảo tốt. Bà Nguyễn Thu Cúc - Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một - cho biết năm 2018 chính quyền cùng người dân có sự chủ động, chuẩn bị từ sớm, nên duy trì và phát huy được nét đẹp mùa lễ hội.

Trẩy hội chợ tình trên Tây nguyên

Màn văn nghệ diễn ra trong chợ tình. 

Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Ea Tam (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) còn được người địa phương quen gọi với tên lễ hội Chợ tình Tây Nguyên. Gọi là Chợ tình hết sức lãng mạn nhưng ngày hội không có màn bắt vợ kịch tính như người Mông các tỉnh phía Bắc mà thay vào đó lại là nơi kết chặt tình đoàn kết giữa cộng đồng người dân địa phương và cũng qua đây, nhiều chàng trai, cô gái thành duyên vợ chồng... 

Tượng xưa ở chùa 'mục đồng'

Thiên Trường cổ tự truyền thuyết là một ngôi chùa do trẻ mục đồng (chăn trâu) lập. Tài liệu lưu giữ tại chùa cho biết chùa được khai sơn cách đây 250 năm.

Nhà chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ. Hoàng Phương 

Ở đây, ngoài những pho tượng cổ xưa còn có nhiều huyền thoại ly kỳ hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian.

17 thg 3, 2018

Ngôi chợ Sài Gòn tồn tại hơn nửa thế kỷ, bán cả ngày lẫn đêm

Chợ Võ Thành Trang ở quận Tân Bình bán hàng 24/24, đông đúc nhất vào tầm 3-4h sáng mỗi ngày.

Chợ nằm trên đường Trường Chinh, một trong những trục đường chính nối trung tâm đi các huyện phía bắc TP HCM như Củ Chi, Hóc Môn và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Long An, Bình Dương. Từ Chợ Bến Thành, khách du lịch có thể đón xe buýt số 13 (Công viên 23/9 - Bến xe Củ Chi) để đến chợ Võ Thành Trang. 

Vẻ đẹp hoang sơ của suối Đá Ngầm

Suối Đá Ngầm nằm trong khu vực núi Chúa (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang). Suối có tên Đá Ngầm vì ở nhiều đoạn, nước chảy ngầm trong các nền đá và xuất hiện trở lại ở đầu các con thác hùng vĩ.
Đến với suối Đá Ngầm du khách không chỉ được chiêm ngưỡng dòng suối tuyệt đẹp, làn nước trong vắt, hít thở không khí mát dịu mà còn được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc của đá, nước cùng tiếng chim ríu rít trên cao. 

Nước chảy xuống từng bậc đá, tung bọt trắng xóa. Nước suối mát lạnh, trong xanh quanh năm. 

Hùng vĩ thác 5 tầng

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận xã Đắk Sin, giáp ranh với xã Hưng Bình (huyện Đắk R’lấp). Từ mốc lộ giới số 208, trên đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14), xã Kiến Thành (Đắk R’lấp) đi thẳng vào khoảng 20km là đến điểm đầu của thác.

Dòng thác nước chảy quanh năm, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ 

Dòng thác hùng vĩ, hoang sơ và đẹp mê hồn trải dài trên chiều dài khoảng 3km, dàn thành 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. Du khách có thể đi ô tô hoặc xe gắn máy đến tận nơi; hoặc có thể kết hợp đi xe rồi đi bộ và leo núi men theo đường từ thôn 6 xã Hưng Bình để đến thác.