29 thg 6, 2017

Di tích quốc gia đặc biệt hang Con Moong

Hang Con Moong (thuộc bản Mọ, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) được phát hiện năm 1974 và được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2016. 

Nằm trong vùng đệm rừng quốc gia Cúc Phương, hang Con Moong, nhiều năm nay được biết đến như một di chỉ khảo cổ học độc nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á bởi tính chất đặc biệt của nó. Qua nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ đã chứng minh hang Con Moong dấu tích tiêu biểu thể hiện rõ sự diễn tiến văn hóa với nhiều giai đoạn phát triển của người Việt cổ tồn tại trong hơn 10 nghìn năm (từ năm 18.000 - 7.000 TCN). 

Toàn cảnh ngọn núi nơi hang Con Moong thuộc bản Mọ, xã Thành Yên, Thạch Thành, Thanh Hóa. 


Phía trong hang nơi lưu giữ nhiều dấu vết của các tầng văn hóa có niên đại hàng nghìn năm. 

Hài cốt của người Việt cổ được các nhà khảo cổ khai quật trong hang.

Điểm nổi bật của hang Con Moong là các địa tầng đều vẫn giữ được nguyên vẹn dấu vết của quá trình phát triển liên tục từ con người thời tiền sử, thời đồ đá cũ đến đồ đá mới... từ săn bắn, hái lượm đến trồng trọt, từ trước nền văn hóa Sơn Vi đến văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn và Đa Bút. Niên đại sớm nhất của hang Con Moong được dự đoán 40.000 - 60.000 năm trước. Đây là một trong số ít những di chỉ khảo cổ học có địa tầng dày và được bảo tồn tốt nhất hiện nay ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.



Các tầng lớp dấu vết lưu giữ xuất hiện của người Việt cổ trong hang minh chứng những giá trị lịch sử tiến triển của các nền văn hóa cổ đại. 

Trọng Đạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét