6 thg 6, 2017

Làng nghề thủ công mỹ nghệ Thái Yên

Được hình thành khá sớm, làng nghề truyền thống sản xuất đồ mộc mỹ nghệ cao cấp Thái Yên (xã Thái Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn duy trì và phát triển mạnh mẽ. 

Những đôi bàn tay tài hoa
Trước kia khi mà làng nghề mới hình thành thì sản phẩm chủ yếu là cái ghế thông thường, mân… cũng có lúc thăng, lúc trầm. Đã có những lúc người Thái Yên tay đục tay cưa đi khắp các miền quê để kiến sống bằng chính nghề mà cha ông đã để lại. Họ nhanh nhạy học hỏi kinh nghiệm về đóng bàn, ghế, giường, tủ, xa-lông, tràng kỷ…Sau đó trở về quê làm nghề, bán sản phẩm ra thị trường. Trải qua bao thế hệ, những tên tuổi như Cửu Ngại, ông Hồng, Võ Em, được người làng tôn vinh là những bậc kỳ tài về chạm trổ “Long, Ly, Quy, Phượng” tại các đình chùa, lăng tẩm...

Làng nghề còn nỏi tiếng với những chiếc độc bình; tranh chạm khắc phong cảnh hay là đề tài long ly quy phượng; tủ khảm trai với nhiều mẫu mã thiết kế kiểu dáng đẹp.

Những đôi tay tài hoa của làng mộc Thái Yên.


Các sản phẩm phục vụ sinh hoạt gia đình như bàn ghế, tủ, giường, sa lông, mâm...Các loại hình sản phẩm phong phú, độc đáo đáp ứng được nhu cầu của từng hộ gia đình đến các tổ chức cơ quan

Về vật chất thì những sản phẩm bàn, ghế, xa lông … đều làm ra và bán chạy với giá thành cao đem lại nguồn thu nhập lớn cho người kinh doanh và cho làng nghề.

Các sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho làng nghề, những chiếc giường, tủ, bộ sa lông, bộ độc bình, bình hoa nghệ thuật được bán rộng rãi trong tỉnh và ngoài tỉnh, xuất khẩu ra nước ngoài với giá thành cao đã mang về không ít lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp và các hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân.

Tinh tế trong từng sản phẩm

Những sản phẩm không chỉ mang giá trị kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa "nghề" với "nghiệp" mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Điều đầu tiên phải nói đến đó là các "qui lệ" của các làng nghề . Qui lệ là các qui ước, luật lệ để gìn giữ bí quyết nghề, để bảo tồn nghề của dòng họ hay của cộng đồng làng xã. Có thể nói tất cả các nghề thủ công đều có bí quyết. Việc giữ "bí quyết nghề" không chỉ đơn thuần là giữ nghề mà nó còn chi phối cả các quan hệ xã hội khác như quan hệ hôn nhân, không lấy người địa phương khác, hoặc việc truyền nghề chỉ đóng khung trong một số đối tượng cụ thể, như chỉ truyền cho con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng hoặc cháu đích tôn.

Với làng nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ Thái Yên, sản phẩm đều được gắn với đời thường, có sản phẩm mang ý nghĩa tâm linh… nhưng tất cả đều tạo nên sự hứng khởi, cuốn hút đến lạ lùng. Sản phẩm chính của các làng nghề là tủ, sập, giường, đôn hoa, tượng, hộp trang sức, tranh gỗ, ảnh gỗ… Nhìn chung đề tài mà các nghệ nhân thường chọn có xuất xứ từ những truyện cổ của Việt Nam và Trung Quốc…

Nét độc đáo của sản phẩm làng nghề mộc Thái Yên. 

Nét độc đáo của sản phẩm mộc Thái Yên là kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, rất phù hợp với xu hướng tiêu dùng và gu thẩm mỹ của khách hàng. Vì thế, từ lâu nhiều sản phẩm đã vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trở thành nguồn cung cấp đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu đến với nhiều nước trong khu vực như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan…

Thông qua sản phẩm ta mới thấy vai trò của phụ nữ và nam giới đều rất quan trọng hỗ trợ cho nhau, nam giới đảm nhiệm những công việc nặng, phụ nữ làm những việc nhẹ hoặc cần sự kiên trì, cẩn thận. Trong nghề nông là chồng cày vợ cấy, với nghề mộc là đàn ông cắt gỗ, bào gỗ, chạm khắc, phụ nữ chuốt mộc... Sự phân công mang tính dung hòa này tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình làm cho hoạt động sản xuất hiệu quả hơn. 

Tinh tế trong từng sản phẩm. 

Qua những sản phẩm, người thợ, người nghệ nhân bộc lộc được hết tài năng, óc sáng tạo, tính tưởng tưởng cao. Họ thể hiện được trình độ tay nghề, kĩ thuật chạm khắc thông qua những họa tiết đẹp những con rồng, con phượng bay lượn cho đến những khóm trúc, bông hoa như có hồn trong đó tạo nên một vẻ đẹp mê hồn. Sự khéo léo, tỉ mỉ, chính xác cần cù trong từng đường bào mũi cưa của người thợ cũng đã được thể hiện rõ trong từng tác phẩm.

Ngày nay, trên mảnh đất Thái Yên, cả gia đình và doanh nghiệp đang sản xuất đồ mộc với đủ loại máy móc tiên tiến, hiện đại, với những người thợ trẻ có, già có, có nam, có nữ, chủ yếu là người làng nhưng vẫn tiếp nhận người ở các địa phương khác. 

Đỗ Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét