Hiển thị các bài đăng có nhãn VietnamPlus. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VietnamPlus. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 8, 2023

Ngắm cây cầu gỗ mái lợp lá 700 tuổi độc đáo nhất Việt Nam

Cầu lợp Làng Kênh dài 10 m, rộng 4 m, cao 3 m, toàn bộ cột, xà, sàn cầu được làm bằng gỗ lim, mái lợp lá bổi (ngày nay thay bằng lá cọ), bên trong lòng cầu là hai dãy bục gỗ để người dân nghỉ ngơi.

Vẻ đẹp của cây Cầu lợp Làng Kênh trên con sông nhỏ Hải Ninh. (Ảnh: Bích Hằng/Vietnam+)

24 thg 11, 2022

Hình ảnh độc đáo về chợ phiên vùng cao Xá Nhè ở tỉnh Điện Biên

Chợ phiên Xá Nhè tại thị trấn Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, được tổ chức 6 ngày một lần vào ngày Dậu (con gà) và ngày Mão (con mèo) theo lịch Âm, là nơi trao đổi hàng hóa và giao lưu của người dân.

Chợ phiên Xá Nhè là một trong những nét đặc trưng văn hóa dân tộc của huyện Tủa Chùa (Điện Biên). (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

4 thg 9, 2022

Thành nhà Hồ - Công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất

Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới.

Cổng phía Bắc Thành nhà Hồ được xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi. (Ảnh: TTXVN)

Những chứng tích để xây dựng và bảo vệ Thành nhà Hồ được trưng bày phía trước cổng phía Nam. (Ảnh: TTXVN)

Một đoạn tường Thành nhà Hồ. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN)



Cổng tiền (cổng phía Nam) là cổng chính, có ba cửa, cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m. Tường thành cao trung bình 5-6m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10m. Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai (đường Hoàng Gia) lát đá dài khoảng 2,5km hướng về đàn tế Nam Giao (nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng vào tháng 8/1402. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Trục đường giao thông chính phía trong Thành nhà Hồ ngày nay vẫn là đường đi học của thế hệ trẻ. (Ảnh: TTXVN)

Những hiện vật cổ khai quật được từ dưới lòng đất Thành nhà Hồ. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN)

Nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc thời nhà Hồ trên con rồng bằng đá được chạm khắc rất tỉ mỷ, trau chuốt. Rồng có bốn chân, mỗi chân 3 móng với các túm lông lượn mềm mại. Đầu rồng hiện đã bị mất nhưng vẫn còn lại phần bờm dài lượn chín nếp. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Hiện vật được tìm thấy khi khai quật thành nhà Hồ. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ bao gồm vùng đệm hơn 5.078ha, gồm toàn bộ tòa thành đá, la thành, hào thành. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Thống đất nung thế kỷ 14-5 khai quật được từ dưới lòng đất Thành Nhà Hồ. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN)

Khách du lịch tham quan cổng đá phía Bắc của Thành nhà Hồ. (Ảnh: TTXVN)

Cổng phía Nam là cổng lớn và đẹp nhất trong 4 cổng của thành nhà Hồ, với cửa giữa cao 8m, rộng 5,8m, và 2 cửa 2 bên cao 7,8m, rộng 5m. (Ảnh: TTXVN)

Khách du lịch tham quan cổng đá phía Bắc của Thành nhà Hồ. (Ảnh: TTXVN)

3 thg 9, 2022

Khám phá nét độc đáo của vườn đá Hoàng Tung ở Cao Bằng

Tại huyện Hòa An, có 1 vườn đá độc đáo mang tên Hoàng Tung là điểm đến trong tuyến “Hành trình về với nguồn cội” của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng.

Tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, có 1 vườn đá độc đáo là điểm đến trong tuyến “Hành trình về với nguồn cội” của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng.

1 thg 9, 2022

Cùng ngắm sông Giăng - “đặc sản” du lịch của miền Tây xứ Nghệ

Sông Giăng chảy qua địa bàn 3 huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương, sở hữu cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, được coi là “đặc sản” du lịch của miền núi Nghệ An.

Người dân dọc sông Giăng, tỉnh Nghệ An làm những bè nuôi cá, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

28 thg 8, 2022

Khám phá ngôi chùa độc đáo nằm trong hang đá ở Yên Bái

Chùa Hang São nằm trong vành đai kiến tạo địa chất của vỏ trái đất, là một trong những chùa hang nổi tiếng đẹp và linh thiêng ở Yên Bái, tương truyền, được phát hiện từ thời Vua Hùng Vương thứ 6.

Chiếc chuông bằng đá lớn ở động Đền Trung chùa Hang São, khi gõ vào âm vang như trống đồng. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)

Di tích chùa Hang São nằm trong núi São với độ cao 200m, thuộc địa khối Đông Nam dãy Phu Sa Phìn chạy dọc theo hướng Tây Bắc-Đông Nam thuộc địa phận thôn São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Chùa Hang São có tên gọi theo tiếng địa phương là chùa São. São là một bản của làng Nhân Mục, thuộc tổng Lâm Trường Hạ, Châu Lục Yên xưa. Lý giải về tên chùa có ý kiến cho rằng trước đây thường có đàn chim São bay về và làm tổ trong hang, vì vậy đặt tên São cho tên chùa.

Chùa Hang São còn có tên chữ là Hương Thảo Tự. Hương tên chữ là “Hương núi”; Thảo có nghĩa là “Thảo mộc”, với ý nghĩa “Mùi thơm của các loài cây nơi núi cao.”

Tương truyền, động chùa này được phát hiện từ thời Vua Hùng Vương thứ 6. Trong một chuyến kinh lý, nhà vua thấy thế núi "long chầu hổ phục", có hang động đẹp nên sau đó đã đem di hài Thái mẫu lên hung cát ở đây, nay vẫn còn cung Thái mẫu ở trong động.

Đến thời tiền Lê, một nhà vua đến động này và đặt tên là “Động Hương Thảo tự” để sánh với động Hương Tích tự ở trấn Sơn Tây. Ngày nay, người dân địa phương quen gọi là chùa Hang São.

Chùa Hang São nằm trong vành đai kiến tạo địa chất của vỏ trái đất, quá trình đứt gãy của địa khối Đông Nam dãy Phu Sa Phìn kéo dài từ kỷ Cambri cách đây 540 triệu năm, chấm dứt vào kỷ Krêta, cách đây 65 triệu năm. Có thể nói đây là một giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử nước ta.

Trong giai đoạn này, Lục Yên chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các vận động tạo núi Calêđôni và Kimêta thuộc đại trung sinh. Vì vậy, các dãy núi vùng Lục Yên đều có hướng Tây Bắc-Đông Nam. Sự uốn nếp và nâng lên trong các hoạt động tạo núi đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm và hòa tan đá vôi thành canxicacbonat cùng các điều kiện vật lý hóa khác là nguyên nhân chính tạo ra địa hình, địa mạo và sự kỳ ảo của hệ thống hang động đất Ngọc Lục Yên.

Chùa Hang São là một trong những chùa hang nổi tiếng đẹp và linh thiêng ở Yên Bái. Khởi thủy chùa São được các cư dân Tày bản địa xây vào thế kỷ XIII-XIV để thờ Phật. Tới thời Lê Trung Hưng, khi Vũ Văn Mật xây thành Đại Đồng, châu Thu Vật, trấn Tuyên Quang, thấy con gái là Vũ Thị Ngọc Anh tinh thông văn võ lại am hiểu nghề nông, do đó Vũ Văn Mật tiến cử bà với vua Lê và được vua Lê phong chức phó tướng, phụ trách quân lương hậu cần.

Với trọng trách của mình, bà chúa Bầu họ Vũ đã đem kinh nghiệm canh tác ở miền xuôi lên, phổ biến cho bà con Tày bản địa và quân binh trong vùng khai hoang ruộng nước, trồng bông dệt vải. Bà đã cùng chủ tướng Vũ Văn Mật xây dựng nên một hệ thống thành nhà Bầu rộng khắp. Bà cũng là người trực tiếp luyện quân, tập binh để bổ sung lực lượng. Riêng Chùa hang São bà biến làm kho tập kết lương thực phòng khi chiến tranh với nhà Mạc.

Theo “Kiến văn tiểu lục” của Lê Qúy Đôn, bà Vũ Thị Ngọc Anh do có nhiều công lao trong xây dựng căn cứ và dạy dân trồng lương thảo được bà con trong vùng tôn từ như: “Bà chúa lương”; “Bà chúa kho”; “Bà chúa Bầu”; “Bà Anh thần nông.” Người địa phương còn gọi bà là “Bà Bụt hay bà Ỏn.”

Theo “Đại Nam nhất thống chí,” doanh trại chính của bà Vũ Thị Ngọc Anh là thành Bến Lăn, nơi có võ trường huấn luyện quân binh. Sau khi bà mất, tưởng nhớ tới công ơn của bà, nhân dân thôn bản tôn thờ bà Vũ Thị Ngọc Anh trong chùa hang São.

Sang tới thời Nguyễn với việc coi trọng việc tu bổ đình, đền, chùa và nghi thức tế tự, nhân dân bản São dựng thêm một ngôi chùa nhỏ với ba gian nhà tranh, kết cấu theo kiểu chuôi vồ thờ Phật và bà Vũ Thị Ngọc Anh ở trước chùa hang.

Tương truyền, động chùa Hang São được phát hiện từ thời Hùng Vương thứ 6, trong một chuyến kinh lý, nhà vua thấy thế núi long chầu hổ phục, có hang động đẹp nên sau đó đã đem di hài Thái mẫu lên hung cát ở đây. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)

Chùa hang São có cửa hang quay theo hướng Đông Bắc, gần song song so với tả ngạn sông Chảy, cách sông Chảy khoảng 500m. Quần thể chùa hang São gồm 1 chùa thiên tạo (chùa São) và một chùa nhân tạo (chùa Hang). Chùa hang São cách chùa Hang 100m, hiện tại chỉ còn phần nền nằm trong khu khuôn viên trường tiểu học xã Tân Lập đã bị biến dạng, không thể nhận biết chính xác vị trí từng hàng chân cột, trong lớp đất mặt có nhiều ngói vỡ, so sánh chúng khá đồng dạng với các mẫu ngói được phát hiện tại Đình làng São.

Chùa hang São là một ngôi chùa thiên tạo, từ lâu đời đã được nhân dân sử dụng làm nơi thờ cúng và được chia làm ba chùa; chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

Chùa Hạ, là một mái đá có mặt nền gồ ghề, rộng 10m, sâu 5m, chính giữa là một ban thờ bằng đá khá bằng phẳng.

Chùa Trung là một vách đá dựng đứng và được nối với chùa Hạ bằng một con đường nhỏ cheo leo bám theo vách đá.

Chùa Thượng là ngôi chùa có diện tích lớn nhất, chùa có cấu tạo gồm 2 phần; hang trên và hang dưới: Hang trên (Tiền Đường) có mặt nền tương đối bằng phẳng, có đường thông với Trời, sâu hang 32 m, rộng hang 38 m, cao trần 15-18 m, diện tích 1.216 m². Hang dưới (Hậu cung) thấp hơn so với hang trên khoảng 5 m, sâu hang 79 m, rộng hang 22 m, cao trần 15-18 m, diện tích 1.738 m².

Quan sát nền hang cho thấy có nhiều mảnh gốm sứ Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ 18-19. Tại nền hang vào thập niên 90 các nhà khảo cổ đã có cuộc khảo sát và phát hiện ra nhiều công cụ, mảnh tước, với kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp trên đá cuội thuộc nền văn hóa Sơn Vi. Chính giữa hang là tòa Tam Bảo và ba pho tượng Di Đà bằng đá (tự nhiên).

Quan sát cả hang trên và hang dưới cho thấy trên vòm trần có nhiều khối nhũ đá rủ xuống tạo thành hình thù lạ mắt, nơi hậu cung là một quần thể những nhũ đá tạo nên các pho tượng Phật với nhiều hình dáng và màu sắc, khiến ta như ngỡ lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Tháng 12/1949, chùa Hang São, xã Tân Lập vinh dự là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện Lục Yên lần thứ hai. Đây là dấu mốc quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lục Yên về việc huy động sức người, sức của phục vụ tiền tuyến, góp phần tích cực vào chiến thắng Sông Thao.

Ngày 17/9/2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1395/QĐ-UBND công nhận chùa Hang São thuộc thôn São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh.

Lối vào chùa Hang São ở thôn làng São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)

Sư cô Thích nữ Diệu Hiếu giới thiệu về chùa Hang São. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)

Chùa São có ba động: Động chùa Hạ (Đền Hạ), động Chùa Trung (Đền Trung) và động chùa Thượng (Đền Thượng). Đây là ngôi chùa nổi tiếng đẹp và linh thiêng ở Yên Bái. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)

Cảnh vật bên trong động Đền Trung chùa Hang São. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)

Đến Yên Bái thăm ngôi chùa độc đáo nằm trong hang đá triệu năm

Chùa Hang Úc là một ngôi chùa cổ nằm trong hang đá ở lưng chừng núi Thâm Then ở Yên Bái, những phế tích, di vật quý hiếm của ngôi chùa cổ mang đậm yếu tố Chămpa thời triều đại nhà Trần thế kỷ 13-14.

Chùa nằm trong hang ở lưng chừng núi Thâm Then, vùng bán ngập hồ Thác Bà. (Ảnh: Đức Tưởng/TTXVN)

12 thg 6, 2021

Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - di sản quân sự tiêu biểu

Từ Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra quyết định sáng suốt, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Lán ở và làm việc của Phó tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái thuộc Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

16 thg 5, 2018

Khám phá hầm trú bom '5 sao' thời chiến ngay trung tâm Hà Nội

Vào năm 2011, một hầm trú bom được phát hiện tình cờ trong khu vực vườn sau của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm). Một năm sau, căn hầm này đã được tu sửa để du khách có thể tham quan miễn phí. (Ảnh: Đoàn Quang/Vietnam+) 

9 thg 1, 2018

Làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh bắt đầu vào vụ Tết

Người dân làng nghề thực hiện công đoạn rim (ngào) mứt. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)

Hàng năm để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, từ trung tuần tháng 11 Âm lịch, các lái buôn, chủ cơ sở bánh kẹo, mứt trong và ngoài tỉnh Quảng Trị lại tìm về làng nghề mứt gừng truyền thống Mỹ Chánh nằm sát Quốc lộ 1A trên địa bàn xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng. 

Mọi ngả đường trong làng người ra vào tấp nập, nườm nượp ôtô, xe thồ chở những bao mứt gừng cung ứng cho thị Tết Nguyên đán 2018.

3 thg 5, 2017

Độc đáo công viên tượng cát đầu tiên ở Việt Nam

Một góc công viên tượng cát Forgotten Land. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)

Công viên tượng cát đầu tiên của Việt Nam tại thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) có tên Forgotten Land tại đã mở cửa đón khách tham quan từ cuối tháng 1.

​Các nhà điêu khắc tượng cát nổi tiếng trên thế giới​ vẫn đang khẩn trương hoàn thành những công đoạn cuối của một số tác phẩm tại công viên​.