27 thg 11, 2022

Chiêm ngưỡng cổ vật Óc Eo

Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê tọa lạc tại huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang), là một trong những di sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc...


Gò Óc Eo thuộc Ba Thê (huyện Thoại Sơn) - nơi đầu tiên tìm thấy những di chỉ quan trọng của nền văn minh cổ xưa ấy và Óc Eo đã trở thành tên gọi chung cho mọi di chỉ được phát hiện ở các địa phương khác.


Ở Óc Eo hầu như không có đá, không có tượng bằng sa thạch. Nguyên liệu phổ biến để xây dựng là gỗ và gạch, chủ yếu là đá hoa cương. Điều đó khẳng định văn hóa Óc Eo hình thành trước văn hóa Khmer. Về sau trên một số vùng có pha màu sắc Khmer cổ đại là do sự tiếp biến hoặc đồng hóa…



Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh An Giang có 84 di tích thuộc văn hóa Óc Eo đã được kiểm kê và lập danh mục. Trong đó, quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê gồm 25 di tích (1 cấp quốc gia, 3 cấp tỉnh).




Kể từ khi được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, tỉnh An Giang đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích.





Nơi đây trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách tham quan, tìm hiểu.



Những hiện vật được tìm thấy cho thấy trình độ kỹ thuật khéo léo, cũng như độ tinh xảo trong nhiều nghề thủ công của cư dân Óc Eo.



Các hiện vật thuộc các chất liệu đồng gốm, đá, đồng... phần nào thấy được đời sống vật chất, đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng của người Óc Eo.


Đây là dấu tích của một nền văn minh lớn và rực rỡ, một thời hiện diện từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VIII đã và đang được phát hiện ở nhiều nơi. Trong đó, tỉnh An Giang được xem là một địa bàn trọng điểm tập trung nhiều nhất các loại hình di tích, di vật. Độc đáo về kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử, Óc Eo - Ba Thê vừa là minh chứng cho một nền văn hóa cổ đại tiêu biểu, vừa góp phần tích cực vào sự phát triển của vùng.

MỸ HẠNH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét