26 thg 10, 2017

Có gì đặc biệt ở phiên chợ trăm năm nón lá làng Chuông

Nghề làm nón được truyền qua nhiều thế hệ trong làng. Hầu hết những cô gái làng Chuông đều thành thạo làm nón ngay từ khi lên 8 lên 10. (Ảnh: Thạch Thảo) 

Làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) được biết đến với truyền thống làm nón hàng trăm năm nay. Phiên chợ nón đầu tiên được mở vào ngày mồng 4 âm lịch hàng tháng mang lại không khí đậm đà bản sắc văn hóa làng quê Việt. 

Chợ nón được mở 6 phiên trong một tháng vào các ngày mồng 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch. Hàng trăm người không chỉ trong làng mà còn từ các vùng lân cận tham gia vào phiên chợ để mua bán và trao đổi hàng hóa. Tạo ra khung cảnh kẻ bán người mua hết sức tấp nập. (Ảnh: Trúc Hà) 

Ở làng Chuông từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng đã quen với những công đoạn làm ra một chiếc nón. (Ảnh: Hằng Nga) 


Các nguyên liệu tạo nên một chiếc nón hầu hết được người dân làm thủ công một cách tỉ mỉ và tinh tế. (Ảnh: Thạch Thảo) 


Để có được một chiếc nón lá đẹp, vành nón được chọn phải là những chiếc tròn và chắc nhất, thường chúng được làm ngay tại phiên chợ. (Ảnh: Duy Hiệu) 


Cô Oánh (61 tuổi) bắt đầu làm khuôn nón từ năm 14 tuổi chia sẻ: “Lãi lời cũng không được bao, nhưng quen tay rồi nên chẳng bỏ được”. (Ảnh: Thạch Thảo)

Ngay từ khi trời chưa sáng, nhiều người đã bắt đầu đem hàng ra chợ bán. Mọi hoạt động của người dân được duy trì chủ yếu dưới ánh sáng của đèn pin. (Ảnh: Duy Hiệu) 

Lá lụi - nguyên liệu đặc trưng của một chiếc nón được chuyển từ các tỉnh miền trong. Khi mua về lá còn rất cứng nên phải trải qua nhiều công đoạn: vò lá, phơi lá, rẽ lá,… (Ảnh: Thạch Thảo) 

Khoảng 9 giờ sáng, phiên chợ bắt đầu vãn người. Người dân làng Chuông lại trở về với công việc đồng áng hàng ngày và hẹn nhau vào những phiên chợ tới.
(Ảnh: Trúc Hà) 

Thạch Thảo -Trúc Hà- Hằng Nga- Duy Hiệu 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét