Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp luật VN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp luật VN. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 4, 2022

Lễ hội phát lương đặc biệt tại ngôi đền thiêng thờ đức Thánh Trần

Lễ hội phát lương đền Trần Thương là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Hà Nam được tổ chức vào dịp đầu năm. Nghi lễ phát lương diễn ra tại ngôi đền chính là nơi xưa Trần Hưng Đạo chọn làm kho lương, cung cấp lương thảo cho quân đội lập lên chiến công hiển hách của nhà Trần 3 lần chiến thắng quân Nguyên- Mông vào thế kỷ thứ 13.

Lễ hội phát lương diễn ra vào đêm 14 tháng giêng hàng năm

Truyền thuyết về Long Hải thần nữ nổi tiếng linh thiêng ở Dinh Cô

Dinh Cô (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) còn được gọi điện thờ Cô, hoặc điện thờ Bà Cô, là ngôi đền thờ Long Hải thần nữ, một vị thần rất linh thiêng của người dân địa phương.

Dinh Cô được nhiều lần trùng tu theo lối kiến trúc cổ pha lẫn hiện đại.

Ngôi đền này gắn liền với truyền thuyết về một trinh nữ tử nạn trên biển được ngư dân địa phương chôn cất và đã hiển linh, được dân tôn thần, lập miếu thờ phụng.

12 thg 4, 2022

Chuyện lạ ở phố cổ Hà Nội thời phong kiến

Trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, bao nhiêu con người tài hoa được sinh ra, và từ nơi khác đến có cơ hội phát huy khả năng của mình. Bên cạnh đó, tại đây, cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười.

Góc phố Hà Nội xưa (ảnh tư liệu).

Hà Nội là thủ đô của nước ta, có bề dày lịch sử, văn hoá. Hà Nội xưa kia còn có tên gọi Thăng Long. Trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này, bao nhiêu con người tài hoa được sinh ra, và từ nơi khác đến có cơ hội phát huy khả năng của mình. Bên cạnh đó, tại đây, cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười.

Nâng tầm giá trị toàn cầu của di tích Óc Eo - Ba Thê

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê tọa lạc tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đây mà một minh chứng về sự tồn tại của nền văn minh Óc Eo và là một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam...

Chùa Linh Sơn được xây dựng trên nền móng của công trình kiến trúc trong văn hóa Óc Eo.

Quyết định quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đây được xem là một cơ hội, lợi thế để phát triển, nâng tầm giá trị của nền văn hóa cổ tồn tại cách đây hàng ngàn năm.

Tháp nước Hàng Đậu: Nơi gắn bó một thời…

Tháp nước Hàng Đậu hay dân dã quen gọi là Bốt Tròn Hàng Đậu thì ai ở Hà Nội cũng biết. Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội.

Bốt Tròn Hàng Đậu trên bưu thiếp đầu thế kỷ XX.

Tháp nước Hàng Đậu có trước cả cầu Long Biên. Tháp nằm tại ngã 6 giao giữa các con phố: Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng.

Ấn đền Trần Nam Định và ý nghĩa của “Tích phúc vô cương’

Là một trong những tín ngưỡng văn hóa đặc biệt, là thói quen sinh hoạt văn hóa, tâm linh từ bao đời nay của người dân đất Thành Nam nói riêng và du khách thập phương nói chung, nhưng ấn đền Trần vẫn chưa thực sự được hiểu đúng và đủ giá trị vốn có.

Đền Trần Nam Định.

Ngôi đền thiêng ở vùng đất cổ quê hương Đức Thánh Trần

Về cuộc đời huyền thoại của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, dân gian có câu thành ngữ: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc”. Trong hàng ngàn ngôi đền thờ Đức Thánh Trần trên khắp nước Việt, có đền Bảo Lộc (Nam Định) ở chính mảnh đất quê hương Ngài.

Cổng vào di tích đền Bảo Lộc.

25 thg 3, 2022

Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Một góc chùa Bổ Đà.

24 thg 3, 2022

Chiêm bái cổ tự có “chuông Thần, giếng Phật” nơi xứ Quảng

Chùa Thiên Ấn được xây dựng cuối thế kỷ 17 trên ngọn núi cùng tên bên bờ sông Trà Khúc gắn với nhiều huyền thoại lịch sử của miền đất Quảng Ngãi giàu truyền thống văn hóa, cách mạng.

Toàn cảnh chùa Thiên Ấn (ảnh internet).

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".

Quang cảnh đền Bạch Mã.

Tương truyền, thần Bạch Mã nhiều lần linh ứng cứu giúp nhân dân khỏi thiên tai, dịch bệnh và phù trợ các triều vua, tướng lĩnh đánh thắng kẻ thù. Ngôi đền được xem là “tứ linh” của xứ Nghệ đã ghi lại bao dấu ấn và sự kiện lịch sử quan trọng trong thời kỳ đấu tranh cách mạng của dân tộc như: phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931...

Chiêm bái ngôi đền thờ danh tướng trấn giữ biên cương xứ Nghệ

Ngự trên núi Nam Giới, đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi nổi tiếng là một trong bốn ngôi đền linh thiêng của vùng đất Nghệ Tĩnh với câu thành ngữ: "nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".


Quang cảnh đền thờ Chiêu Trưng đại vương Lê Khôi.

Ngôi đền mê hoặc lòng người bởi một vẻ đẹp hài hòa của núi non, biển trời hùng vĩ. Lễ hội đền Chiêu Trưng được xem là lễ hội lớn bậc nhất ở Hà Tĩnh, mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc của ngư dân vùng cửa biển.

Cổ tự linh thiêng trên núi Đại Huệ nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam

Giữa cảnh sắc núi non hùng vĩ, chùa Đại Tuệ hiện lên thấp thoáng trong mây ngay trên động Thăng Thiên, làm nao lòng không biết bao du khách mỗi khi có dịp vãn cảnh chùa. Đây được xem là điểm du lịch tâm linh văn hóa xứ Nghệ. Ngôi chùa cổ này còn trở nên nổi tiếng khi đang nắm giữ những kỷ lục Việt Nam.

Toàn cảnh chùa Đại Tuệ.

22 thg 3, 2022

Chùa Cổ Am xứ Nghệ

Chùa Cổ Am không chỉ là danh thắng tâm linh nổi tiếng nhất của vùng phủ Diễn Châu mà còn như là chứng nhân của nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của Nghệ An nói riêng và nước Việt nói chung.

Cổng chùa Cổ Am ở Nghệ An.

Sau khi được trùng tu và mở rộng xây mới, ngôi chùa trở thành khu du lịch tâm linh thu hút du khách cả nước về với những lễ hội quan trọng như lễ cầu an đầu năm, Đại lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu.

20 thg 3, 2022

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.

Đền Ông Hoàng Mười: Chốn du lịch tâm linh đặc sắc

“Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây/ Sông Lam hết nước/ Đền ông đây mới hết lộc tài”, đó là câu ca mà người xứ Nghệ vẫn thường nói với nhau về đền Ông Hoàng Mười.

Đền ông Hoàng Mười là địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương.

Lại có câu ca khác về ông: "Ông Hoàng Mười trấn thủ Nghệ An/ Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Giầy". Ông là Đức Thánh nổi tiếng linh thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Sự linh thiêng của ngôi đền đã trở thành điểm du lịch tâm linh của du khách thập phương.

16 thg 3, 2022

Độc đáo tục cấm ân ái ba đêm đầu sau khi cưới của người Chăm ở Ninh Thuận

Với người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, trong ba đêm đầu tiên sau khi cưới, đôi vợ chồng trẻ chỉ được trò chuyện với nhau, không có bất cứ ý niệm nào về nhục dục. Lúc ngủ, trò chuyện không được quay lưng với nhau. Cha mẹ đỡ đầu sẽ ngủ ngoài phòng the để canh giữ hai vợ chồng.

Cô dâu và chú rể người Chăm trong ngày cưới.

Lạc vào xứ sở đá mỹ nghệ Ninh Vân

Người Ninh Bình sở hữu những đức tính quý báu mà không phải nơi nào cũng có được đó là khéo léo và tinh tế. Cũng chính vì vậy, Ninh Bình là cái nôi của nhiều nghề thủ công nổi tiếng, có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao, trong đó không thể không nhắc tới nghề "thổi hồn" vào đá ở làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).

Thương hiệu điêu khắc Non Nước với hơn ba thế kỷ thổi hồn vào đá

Nằm ngay dưới chân thắng cảnh kỳ vĩ Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nay là phường Hòa Hải đã tồn tại hơn ba trăm năm nay.

Nghệ nhân điêu khắc đá Non Nước.

Bằng đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo không ngừng, những người con làng Non Nước đã biến mỗi khối đá vô tri, vô giác trở thành từng tác phẩm nghệ thuật mang nặng giá trị văn hóa, tâm linh truyền thống.

Bí ẩn ngôi miếu cổ có pho tượng “đứng lên, ngồi xuống” hộ quốc, an dân

Đó là ngôi miếu cổ có tên Tam Xã Linh Từ hơn 700 tuổi tại làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

Miếu Bảo Hà.

Trong nắng xuân sớm, ngôi miếu cổ có tên Tam Xã Linh Từ hơn 700 tuổi tại làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) càng trở lên lung linh, vi diệu. Chiêm bái pho tượng có thể “đứng lên, ngồi xuống” tại miếu sẽ là một trải nghiệm thú vị với du khách dịp đầu xuân bởi đó là những công trình nghệ thuật “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam.

29 thg 7, 2020

Thăm lăng mộ nàng Mỵ Ê

Câu chuyện bà Mỵ Ê, vương phi của vua Chiêm tuẫn tiết ở Lý Nhân, được phong thần và thờ phụng suốt 10 thế kỷ qua, rất đặc biệt, nhưng không ai biết lăng mộ bà Mỵ Ê ở đâu. Do một duyên may, chúng tôi đã được viếng thăm lăng mộ của vị nữ thần trinh liệt ấy trong một chuyến về Hà Nam…

Đình làng Phúc Mãn