12 thg 6, 2016

Kiến trúc Pháp trong nhà thờ đá độc đáo xứ Đông Dương

Nhà thờ đá Bảo Nham (Yên Thành, Nghệ An) là công trình được người Pháp đánh giá là một trong những nhà thờ độc đáo nhất Đông Dương.

Theo các tài liệu còn lưu giữ được, vào khoảng những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 19 linh mục người Pháp có tên là Adolphe Klinglé – còn gọi là Cố Thông, đã đến đây truyền đạo và ông đã chọn vị trí “đắc địa” này để xây dựng nhà thờ. 


Ông cho rằng, khu vực này có vị trí giống ở Pháp, nơi có một ngôi nhà thờ được xây dựng do chính ông làm linh mục. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào mùa Thu năm 1888. Sau 16 năm xây dựng, đến mùa Xuân năm 1904 nhà thờ đá Bảo Nham được chính thức hoàn thành. 

Nhà thờ Bảo Nham toạ lạc trên một khoảng đất rộng 7.750m2. Đây là một trong những nhà thờ bằng đá lớn, được người Pháp đánh giá là một trong những nhà thờ độc đáo nhất xứ Đông Dương lúc bấy giờ và có mức độ thẩm âm tốt nhất so với các nhà thờ khác ở Việt Nam. 

Nhà thờ được kiến trúc theo kiểu Gôtic, lấy mẫu từ nhà thờ Luôcxơ (Pháp). Các tảng đá được những người thợ xây ghép cẩn thận. 

Chiều cao của nhà thờ 37m, rộng 14m. 

Có một tháp chuông cao 28m, trên đỉnh tháp có đặt một con gà được làm bằng hợp kim Angtimon dài 0,8m, rộng 0,35m có thể xoay chuyển theo chiều gió. 

Kiến trúc bên trong nhà thờ được trang trí rất trang nghiêm. 

Trần nhà được thiết kế theo kiểu mái vòm. 

Những ô cửa sổ với họa tiết đẹp mắt. 

Trong nhà thờ hiện còn lưu giữ mộ của linh mục người Pháp Adolphe Klinglé – còn gọi là Cố Thông - người xây dựng nên nhà thờ. 

Khuôn viên nhà thờ được phủ bởi hệ thống cây xanh. 

Nhà thờ đá Bảo Nham không chỉ là nơi nơi sinh hoạt văn hoá của giáo dân quanh vùng mà còn là công trình văn hoá mang tính kiến trúc nghệ thuật cao. 

Trong định hướng phát triển du lịch của huyện Yên Thành, nhà thờ đá Bảo Nham được chọn là điểm đến cần tuyên truyền, quảng bá. 

Nhóm phóng viên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét