“Siêng đi tát, nhác đi câu, muốn cho đầy bầu chạy về vác nhủi”. Có người đi từ mờ sáng còn hơi sương, có người dầm cơn mưa chiều, có kẻ đợi trời hưng hửng mới kéo nhủi quanh.
Cái nhủi đụt bằng tre dài hơn hai mét có hai cán chéo nhau đều đặn đẩy nước, nước chảy thoát ra qua tấm vỉ bện bằng tre, bên trong còn lại hàng ngàn con tép nhỏ xíu nhảy lách tách. Tự nhiên thật biết trả công cho người hàng giờ ngâm mình trong trũng nước lạnh.
Nhìn những con tép tươi xanh mà ai nấy đều hồ hởi mừng rỡ cảm ơn “lộc trời” ngày mưa. Phần lớn buổi chợ chồm hổm đầy ắp mẹt tép, hoặc để lại một ít cho nhà nấu bữa ngon. Tép đồng chắc ngọt, vỏ cứng hơn tép biển một chút, đem rang giòn hoặc xào khế chua là ngon số dách. Nhưng tôi khoái nhất vẫn là tép nhủi nấu canh.
Má thường ra vườn đào ít sắn ba tháng, lột hết lớp vỏ tím thẫm bên ngoài, rửa sạch từng củ trắng nõn. Sắn được cắt khúc nhỏ bằng đốt ngón tay hoặc bào mỏng rồi ngâm với nước muối loãng hoặc nước vo gạo cho ra hết nhựa mủ.
Sắn ba tháng bở bùi lắm, là quà quý của đất, của nắng, cần phải trân trọng. Thế mới hiểu, cho dù là một món ăn đơn giản, phải biết cách chế biến, đặt cái tâm vào nấu nướng, thì mới có được bữa ngon an toàn.
Trong chái bếp mái lợp lá dừa, bốn bề che chắn phên tre cho đỡ tạt mưa, má gác mấy cây củi tre chồng chéo lên nhau. Bó lá mía má cắt phơi khô để dành từ những ngày hè nắng trong được rút ra nhen lên bếp lửa đỏ ấm.
Má bắc nồi lên bếp, phi thơm nén trong dầu phụng nóng, rồi cho tép đồng vào xào với gia vị. Giữa tiết trời se lạnh dậy lên mùi thơm của tép xào quyện cùng nén và dầu phụng, như đánh thức sự thèm thuồng của đám con nít quê nghèo. Má đổ nước lưng lửng nồi đợi nấu sôi sẽ cho sắn vào và nêm nếm vừa ăn.
Cũng có khi má cắp rổ ra sau hè hái nắm lá lốt nhà trồng, rửa sạch và xắt sợi cho vào để nồi canh sắn nấu tép nhủi thêm thơm phưng phức. Trời mưa lất phất, cả nhà quây quần bên nhau, bới chén cơm nóng, húp bát canh nóng hổi mà nghe như bao ấm áp tràn đầy trong lòng.
Canh sắn nấu tép thanh đạm, vị bùi bở của sắn ba tháng hòa lẫn cùng vị ngọt ngon của tép, hương thơm đặc trưng của củ nén quê, quả thật là món “tủ” của má. Nước canh hơi quyện và không quá đặc, beo béo thơm thơm đưa cơm no bụng. Một bữa cơm nhà gắn kết biết mấy tình cảm gia đình. Đó là những ngày yêu dấu xa lắc lơ mà mỗi đứa con sau này lớn lên rời xa quê nhà vẫn hoài thương nhớ.
Cái nhủi đụt bằng tre dài hơn hai mét có hai cán chéo nhau đều đặn đẩy nước, nước chảy thoát ra qua tấm vỉ bện bằng tre, bên trong còn lại hàng ngàn con tép nhỏ xíu nhảy lách tách. Tự nhiên thật biết trả công cho người hàng giờ ngâm mình trong trũng nước lạnh.
Nhìn những con tép tươi xanh mà ai nấy đều hồ hởi mừng rỡ cảm ơn “lộc trời” ngày mưa. Phần lớn buổi chợ chồm hổm đầy ắp mẹt tép, hoặc để lại một ít cho nhà nấu bữa ngon. Tép đồng chắc ngọt, vỏ cứng hơn tép biển một chút, đem rang giòn hoặc xào khế chua là ngon số dách. Nhưng tôi khoái nhất vẫn là tép nhủi nấu canh.
Má thường ra vườn đào ít sắn ba tháng, lột hết lớp vỏ tím thẫm bên ngoài, rửa sạch từng củ trắng nõn. Sắn được cắt khúc nhỏ bằng đốt ngón tay hoặc bào mỏng rồi ngâm với nước muối loãng hoặc nước vo gạo cho ra hết nhựa mủ.
Sắn ba tháng bở bùi lắm, là quà quý của đất, của nắng, cần phải trân trọng. Thế mới hiểu, cho dù là một món ăn đơn giản, phải biết cách chế biến, đặt cái tâm vào nấu nướng, thì mới có được bữa ngon an toàn.
Trong chái bếp mái lợp lá dừa, bốn bề che chắn phên tre cho đỡ tạt mưa, má gác mấy cây củi tre chồng chéo lên nhau. Bó lá mía má cắt phơi khô để dành từ những ngày hè nắng trong được rút ra nhen lên bếp lửa đỏ ấm.
Má bắc nồi lên bếp, phi thơm nén trong dầu phụng nóng, rồi cho tép đồng vào xào với gia vị. Giữa tiết trời se lạnh dậy lên mùi thơm của tép xào quyện cùng nén và dầu phụng, như đánh thức sự thèm thuồng của đám con nít quê nghèo. Má đổ nước lưng lửng nồi đợi nấu sôi sẽ cho sắn vào và nêm nếm vừa ăn.
Cũng có khi má cắp rổ ra sau hè hái nắm lá lốt nhà trồng, rửa sạch và xắt sợi cho vào để nồi canh sắn nấu tép nhủi thêm thơm phưng phức. Trời mưa lất phất, cả nhà quây quần bên nhau, bới chén cơm nóng, húp bát canh nóng hổi mà nghe như bao ấm áp tràn đầy trong lòng.
Canh sắn nấu tép thanh đạm, vị bùi bở của sắn ba tháng hòa lẫn cùng vị ngọt ngon của tép, hương thơm đặc trưng của củ nén quê, quả thật là món “tủ” của má. Nước canh hơi quyện và không quá đặc, beo béo thơm thơm đưa cơm no bụng. Một bữa cơm nhà gắn kết biết mấy tình cảm gia đình. Đó là những ngày yêu dấu xa lắc lơ mà mỗi đứa con sau này lớn lên rời xa quê nhà vẫn hoài thương nhớ.
NY AN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét