Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 3, 2024

Về Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa

“Khom lưng, ông Đụn vờn mây nước/Nhắm mắt, bà Che tẩy bụi trần”… Núi Bàn Than trải dài như bức bình phong chắn sóng gió cho làng Thuận An (xã Tam Hải, Núi Thành). Những con sóng bao đời nay vẫn vỗ vào vách đá tạo lớp trầm tích văn hóa bền bỉ với thời gian, ngân rung giai điệu về sự đổi thay của xã đảo.

Làng Thuận An nằm dưới chân núi Bàn Than. Ảnh: Đ.Q

Hoang sơ danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa

Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Thuận An, xã Tam Hải (Núi Thành) thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa cùng hệ động thực vật quanh đảo phong phú, đa dạng. Đây là lợi thế để chính quyền và người dân xã đảo phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có.

Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa nằm phía đông bắc xã đảo Tam Hải. Ảnh: Q.Đ

Tháng Giêng, chúng tôi có dịp ghé thăm danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa. Bậc đá đen óng phủ lớp lớp rêu xanh, sóng vỗ chân đá trắng xóa... càng thêm hấp dẫn những đôi chân mê khám phá.

Cõi thiêng Chiêm Sơn

Lễ hội Bà Chiêm Sơn (xã Duy Trinh, Duy Xuyên), vẫn được dân làng nơi này tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống dân gian và tín ngưỡng thờ Mẫu, từ mùng 10 - 12 tháng Giêng.

Dinh Bà Chiêm Sơn. Ảnh: TTT

7 thg 3, 2024

Về làng sinh thái Cà Ban ngắm hoa tam giác mạch

Một vườn hoa tam giác mạch rộng 1.500 m² xen giữa hoa sao nhái và hoa hướng dương ở làng sinh thái Cà Ban (xã Tam Ngọc, TP. Tam Kỳ) đang độ nở rộ, chào đón bước chân du khách tham quan, check-in từ ngày 1/3 này.

Các bạn trẻ check-in vườn hoa tam giác mạch ở làng Cà Ban. Ảnh: QUANG ĐOÀN

6 thg 3, 2024

Phú Ninh, ngày về...

Phú Ninh, một khắc hoàng hôn trong ngày đầu xuân mới. Mênh mông mặt hồ. Tiết trời lưng chừng làm lòng người thêm da diết...

Tĩnh lặng mặt hồ Phú Ninh. Ảnh: Du Nguyên

Chộn rộn cùng gỏi ruốc

Nhiều người nói gỏi ruốc Hội An là món hảo hạng, có lẽ nhờ người chế biến khá hiểu con ruốc. Nắng ấm tháng Giêng là mùa ruốc ngon nhất, chế biến món ăn sẽ đậm đà, bùi béo.

Hấp dẫn đĩa gỏi ruốc đầy hương vị.

Cậu tôi, như các ngư dân ở các làng chài ven biển Cửa Đại, Hội An, ra giêng là bội thu ruốc biển. Khai thác được nhiều nên những phụ nữ làng chài lại tranh thủ đem phơi khô, để dành dùng dần.

Hình như, ruốc rất khéo chiều lòng người. Sau những ngày tết, khi đã ngán thức ăn thừa đạm và mỡ, ruốc xuất hiện kịp thời. Bếp nhà lại chộn rộn với bao món ngon từ ruốc.

Vị mặn mòi biển cả quyện hương đồng nội từ các loại rau vườn sẽ giúp tăng đề kháng, giải nhiệt. Đặc biệt, ruốc hợp túi tiền đối với nhiều gia đình, chỉ cần mười ngàn đồng là đã có thể nấu nồi canh ngon lành.

Với người làm bếp, ruốc có thể kết hợp chế biến nhiều món khác nhau, từ xào cho đến nấu canh, đúc trứng... Nhưng phải kể đến món gỏi ruốc “trứ danh” trong vùng biển quê tôi. Có lẽ, những người đàn bà xứ biển biết làm gỏi ruốc từ hồi còn nhỏ. Cũng tại lỡ ghiền hương vị mặn mòi, đủ vị chua, ngọt, cay món gỏi ruốc của người xứ này, nên sau vài lần mon men làm thử, tôi đã trở thành tay làm gỏi ngon, không thua gì đàn bà làng biển!

Muốn gỏi ruốc ngon, phải chọn được ruốc tươi vừa mới đánh bắt. Theo kinh nghiệm người đi biển, ruốc đỏ là loại ngon nhất, còn ruốc màu nâu sậm là ruốc già, màu nâu hồng nhạt là ruốc non. Thường ruốc già và non chất lượng không ngon bằng ruốc đỏ.

Tại cảng biển Hội An, những ngày đầu xuân chộn rộn mùa ruốc về.

Ruốc được nhặt sạch rác, rửa sạch bằng nước biển rồi vắt ráo nước. Cho ruốc đã ráo nước vào một tô lớn rồi vắt chanh vào, ướp khoảng mươi phút cho ruốc chín và không còn mùi tanh.

Khi ruốc đã đủ độ chín thì cho thêm chút đường, tiêu, gừng thái chỉ, ớt cắt mỏng, rau thơm... Xóc đều các nguyên liệu này vào thì thành món gỏi ruốc.

Gỏi ruốc chỉ có thể để bên ngoài một ngày thôi, muốn ăn ngon hơn nên bảo quản trong tủ lạnh để giữ nguyên màu sắc và mùi vị ban đầu.

Khi ăn, miếng gỏi ruốc ngọt ngào, mềm mềm, thơm phức, hòa quyện cùng với vị cay nồng nồng của ớt, của gừng. Vì là món ngon nên hầu như ở làng chài miệt biển mùa này nhà nào cũng có một thẩu gỏi ruốc.

Gỏi ruốc không khó làm, nguyên liệu đơn giản, là một món ăn bình dị đậm chất miệt biển nhưng có sức hút vô cùng.

Nghe nói đến gỏi, thoạt nghĩ sẽ tanh tanh, nhưng khi thưởng thức hoàn toàn ngược lại. Mùa nào thức nấy, miền biển không thiếu những món ngon mà lạ từ các loại cá, mực, tôm...

Và gỏi cá ruốc là món ngon khó cưỡng trong mùa xuân ấm áp này.

PHAN THỊ THANH LY

Đa dạng sinh học ở sông Đầm

Sông Đầm thuộc địa phận xã Tam Thăng và phường An Phú (TP.Tam Kỳ), có hệ sinh thái nước ngọt đa dạng, phong phú đặc trưng của khu vực Nam Trung Bộ. Chính quyền và người dân địa phương đang nỗ lực để phục hồi đa dạng sinh học, biến nơi đây trở thành điểm tham quan du lịch thú vị, hấp dẫn của Quảng Nam.

Thả lòng thưởng thức lòng thả…

Chạy xe từ Tam Kỳ về Đà Nẵng, những hàng quán bán cháo gà, lòng thả… hai bên quốc lộ gợi sự tò mò quá đỗi. Chỉ mới nghe cái tên thôi mà khách đường xa muốn dừng chân thả lòng bên món ăn đậm đà chất Quảng.

Lòng thả Tam Kỳ. Ảnh: Minh họa

Lòng thả là món ăn dân dã ở Quảng Nam, mới nghe có vẻ hơi thô kệch, nhưng lại có sức hấp dẫn vô cùng. Tên đầy đủ của món ăn này là lòng gà nấu thả. “Thả” ở đây được hiểu là “thả vào”, động tác chính trong cách chế biến và thưởng thức món ăn mộc mạc này.

24 thg 2, 2024

Tộc Ung ở xứ đất Chiên Đàn

Ở Hà Đông - Tam Kỳ có hai bà mẹ họ Ung nổi tiếng: cụ bà Ung Thị Lãng là thân mẫu Phó bảng Nguyễn Dục và cụ bà Ung Thị Nghiệm là thân mẫu Chủ tịch nước Võ Chí Công. Tộc Ung của hai bà phát tích từ làng Chiên Đàn, tổng Chiên Đàn, huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa xưa.

Đình làng Chiên Đàn. Ảnh: PHƯƠNG THẢO

Hội làng Kim Bồng và những chờ đợi...

Ngày hội làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng (12 tháng Giêng) đã khép lại nhưng mở ra nhiều tín hiệu đáng chờ đợi về một không gian du lịch xanh, bền vững.

Trình diễn dệt chiếu tại hội làng. Ảnh: Q.T

5 thg 2, 2024

Cao Sơn một ngày ta đến...

Giữa nhịp sống hiện đại, đồng bào Ca Dong ở làng văn hóa Cao Sơn (xã Trà Sơn, huyện Bắc Trà My) vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc từ lâu đời của mình.

Quây quần gói bánh ốc. Ảnh: Q.T

Chiều muộn thảnh thơi sau giờ lên rẫy, gia đình ông Hồ Thanh Hùng (trú thôn Long Sơn, xã Trà Sơn) quây quần gói bánh ốc để tiếp khách đến chơi. Ông Hùng cho hay, tục gói bánh ốc thường diễn ra vào dịp tết mùa, đâm trâu và cúng sấm.

Về Lộc Yên thưởng thức trái cây nhà vườn

Cuối thu, ghé làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh (Tiên Phước) du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nhà cổ, ngõ đá rêu phong mà còn có dịp thưởng thức các loại cây trái như lòn bon, dâu đất, măng cụt... 

Làng cổ Lộc Yên còn gần 10 ngôi nhà cổ từ 100 - 150 năm tuổi. Ảnh: N.HƯNG

Những ngày này đi từ đầu làng đến cuối làng, khách tham quan dễ dàng bắt gặp cảnh những người nông dân đang thu hoạch các loại trái cây như lòn bon, măng cụt, sầu riêng, quýt, cam, dâu đất… 

Mắm cá chuồn bột

Quảng Nam có nhiều món mắm, cho dù mang nó đến bất kể vùng miền nào cũng không lẫn vào đâu được. Đó là nắm cá cơm than, mắm cá nục, mắm cá thính... Tính đặc trưng của từng loại đã thành đặc sản, ai cũng biết, nếu không nói là đã từng thưởng thức và tấm tắc khen ngon. Đặc biệt, tại làng Xuân Đài (nay thuộc xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn) còn có món mắm rất ngon: mắm cá chuồn bột.

Một dịp đến thăm bác Văn Đức Đổng (92 tuổi), người làng Xuân Đài, trong buổi trò chuyện, bác nhắc đến mẹ của mình về tài chế biến các món ăn dân dã và phù hợp với đồng tiền bát gạo ở nông thôn những năm 1940 - 1965. Một trong những món ăn mà bác nói ngon, ngon lắm là mắm cá chuồn bột.

Độ khoảng tháng Ba âm lịch là mùa cá chuồn đang rộ. Lúc này dù có bận bịu công việc gì, người làng Xuân Đài cũng dàn xếp, rủ nhau mướn ghe bầu đi Cửa Đại mua cá chuồn. Để làm cá chuồn bột nhất định phải chọn loại cá trộng con và tươi xanh mới được.

Độc đáo món bánh gừng xứ Tiên

Đối với mâm cỗ tết, bên cạnh các loại bánh quen thuộc như: bánh chưng, bánh tét, bánh tro, bánh ú, bánh ít..., một số vùng quê ở Tiên Phước hiện còn giữ tục làm một loại bánh rất độc đáo: bánh gừng.

Bánh gừng truyền thống ở Tiên Phước.

Nói đến bánh gừng, nhiều người nhầm tưởng đây là loại bánh quen thuộc của người Chăm hay xa hơn, là loại bánh gừng đậm chất truyền thống gắn liền với tên vị tu sĩ Gregory của xứ Armenia từ thế kỷ 10. Bánh gừng xứ Tiên có cách làm và hình thức, hương vị đặc biệt.

2 thg 2, 2024

Thương vị mứt quê

Cuối năm, dù hối hả nhưng nhà tôi giữ thói quen quây quần cùng nhau, liu riu lửa hồng, tự tay làm thức quà quê dung dị. 

Thơm vị đồng quê. ảnh: THIÊN THU

Quê tôi mùa này, ngó ra đồng lún phún mạ non, từng mái nhà lô nhô dưới vòm lá biếc xanh, má tôi lại đỏ lửa làm thức quà đón tết từ nguyên liệu chủ yếu có sẵn nơi đồng quê bồi bãi, vừa thanh sạch lại vừa “độc lạ”.

1 thg 2, 2024

Một chuyên khảo về Hội An

Một chuyên khảo về Hội An được một nhà “Việt Nam học” người nước ngoài thực hiện cách đây gần 60 năm. Chuyên khảo được đánh giá là “rất công phu và nghiêm cẩn”.

Một góc Hội An. Ảnh: HUỲNH HÀ

14 thg 1, 2024

Món ngon từ những loại rau trồng bờ rào

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm của mỗi gia đình Việt. Những loại rau thông thường được trồng, chăm sóc kỹ lưỡng cho ra những sản phẩm tươi ngon để chế biến cho bữa cơm ấm nồng. Ấy thế mà có những loại rau được trồng làm bờ rào, phên giậu không ngờ lại cho ra các món ăn được xem là "mĩ vị nhân gian", chỉ ăn một lần là ghiền.

Rau sen – thơm ngát ngọt ngào


Rau sen là loại rau đặc hữu của làng Đại Bình, huyện Nông Sơn. Loài rau được công nhận đạt chuẩn VietGAP. Đặc biệt đây là loại rau được trồng để làm hàng rào vì không cần chăm bón gì nhiều, lại cho màu xanh ngọc đẹp mắt nên các gia đình nơi đây dùng để làm hàng rào.

Ấy thế mà loại rau này lại cho hương vị vô cùng thơm ngon. Ngọn rau xanh ngọc mơn mởn, mềm mướt này khi nấu lên cho mùi thơm thanh nhẹ độc đáo, lại mang vị ngọt đậm đà. Mỗi khi nấu canh hay luộc hoặc xào thì nức cả gian bếp. Những cọng rau mềm mượt lại ngọt vị khi đã thưởng thức đều để lại dư vị thơm ngon không thể nào quên được.

Canh rau sen

Lê Ngọc Giá - người con của Điện Dương anh hùng

Lê Ngọc Giá sinh năm 1910 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Hà Lộc, nay thuộc khối phố Tân Khai, phường Điện Dương (Điện Bàn). Lớn lên trong bối cảnh đất nước bị thực dân, đế quốc xâm chiếm, người thanh niên Lê Ngọc Giá sớm có tinh thần yêu nước.

Trường THCS Lê Ngọc Giá ở Điện Dương. Ảnh: Đ.D

Vọng lời rao "ai đậu hũ không"...

Ở vùng thung lũng này, buổi chiều mùa đông, sương lạnh mịt mù, đặc quánh phủ trắng núi đồi. Trong cái lạnh quấn lấy mình, vọng lại tiếng rao “ai đậu hũ không...”. Ngó quanh quất tìm nơi có tiếng rao; tôi dừng xe, sà ngay lại gánh đậu hũ của cô bán hàng. 

Tô đậu hũ đường đen ngày mưa lạnh. Ảnh: MINH TÂM

Đặt quang gánh ngay ngắn, cô bán hàng mở thùng rồi múc từng miếng đậu hũ mềm mịn vào tô, thoăn thoắt giống bà Ba bán đậu hũ ở xóm tôi ngày trước. Thời ấy, nói tới đậu hũ bà Ba con nít cả xóm ai cũng biết và thèm thuồng.

9 thg 1, 2024

Ram chay khoai môn

Mùa đông với những cơn mưa rả rích kéo dài dễ làm người mềm lòng và nhớ da diết ngày xưa cũ. Nhớ mùa này, mạ đã xuống xanh đồng, ba mẹ lại tất bật với luống rau, luống kiệu cho kịp ăn Tết Nguyên đán.

Ram chay khoai môn vị thanh đạm.

Nhớ đám khoai môn trong vườn lá đã cao ngang gối, củ đã to, có thể chế biến nhiều món ngon mà không gây ngấy như sắn. Nào là canh môn nấu cua đồng, nấu cả củ cái, củ đến cọng môn; nào món môn chiên, chè môn... Nhưng cái món mà mẹ thử thách tính cẩn thận, tỉ mỉ của chị em tôi, đó là món ram chay từ khoai môn.