16 thg 1, 2018

Về Cái Mơn, thăm quê Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên

Tuy còn nhiều tranh luận xung quanh cuộc đời và sự nghiệp, nhưng người dân Bến Tre vẫn xem ông là niềm tự hào xứ sở. Vì vậy, không chỉ lưu giữ cái sẵn có, nhiều nơi còn lập mới nhiều công trình... 

Xứ Cái Mơn được biết đến như thủ phủ hoa kiểng, cây giống nức tiếng, nhưng vẫn giữ được nét hồn nhiên, mộc mạc của làng quê đặc chất Nam bộ với hình ảnh những con đường quê nho nhỏ vắt mình qua những vườn cây xanh, quả ngọt. Và người dân chân chất nơi đây thì luôn rộng mở tấm lòng hiếu khách.

Trương Vĩnh Ký, còn được gọi là Pétrus Ký, sinh ngày 6.12.1837 tại làng Cái Mơn (huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh-Long - nay là xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre) được xem như nhà bác học bách khoa bởi sự hiểu biết sâu rộng hiếm có. Ông là 1 trong số 18 nhà bác học danh giá nhất thế giới trong cuộc bầu chọn Toàn cầu bác học danh gia năm 1874, khi mới ngoài 30 tuổi.

Còn theo nhiều nguồn tài liệu của tỉnh Bến Tre, ông được xem là người đặt nền móng ban đầu cho nghề làm vườn ở Cái Mơn trù phú ngày nay trong vai trò mang nhiều giống cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bòn bon từ nước ngoài về quê trong các kỳ nghỉ hè thời du học...

Trong giới báo chí Việt Nam, ông vừa là nhà sáng lập, vừa giữ chức Chánh Tổng tài (tương đương với chức danh Tổng biên tập ngày nay) của tờ báo quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam: Gia Định báo.

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký sinh ra ở Cái Mơn. 

Nay địa danh này được thay đổi là Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre. 

Nhưng danh xưng Cái Mơn vẫn còn lưu hành. 

Lưu truyền, lúc nhỏ, do nhà nghèo, ông Trương Vĩnh Ký được đưa vào nhà thờ Cái Mơn ăn học. 

Bằng trí tuệ và sự cần cù trong học tập, lao động, ông đã trở thành nhà bác học trên nhiều lĩnh vực, được xếp vào 18 nhà bác học toàn cầu khi mới ngoài 30 tuổi. 

Vì vậy khi ông qua đời, năm 1837, bạn hữu đã về nơi ông sinh ra lập nên nhà tưởng niệm. Hiện công trình vẫn còn ở ấp Vĩnh Bắc, xã Vĩnh Thành. 

Nhà bia có hình tứ giác, 4 mặt không có vách, với 16 cột tròn bằng xi măng, mái lợp ngói. 

Bên trong có bia được làm bằng đá xanh, cao khoảng 2,5m, được điêu khắc khá công phu với sự phối hợp Đông- Tây: Phía trên hình tượng lưỡng long tranh châu là hình tượng cây thánh giá.

Mặt trước (quay ra hướng rạch Ông Mầu) bia được khắc bằng 3 thứ chữ: Pháp, Hán và quốc ngữ. 

Tại nội viện Nhà thờ Cái Mơn, nơi ngày xưa ông từng học chữ, cũng xây tượng ông ngay phía trước Trung tâm Mục vụ. 

Tên của ông cũng được đặt tên cho trường PTTH ngay xứ Cái Mơn. 

Cái Mơn bây giờ được xem là thủ phủ của hoa kiểng và giống cây ăn trái mà nhà bác học Trương Vĩnh Ký chính là người đã đặt nền móng ban đầu. 

Lục Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét