13 thg 3, 2017

Nghề làm nón lá Ngọc Mỹ

Là một trong những nghề truyền thống của xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai, Hà Nội), nghề làm nón lá đến nay không chỉ được người dân nơi đây bảo tồn mà còn đem lại thu nhập kinh tế khá ổn định cho các hộ dân làm nghề này. 

Theo hướng dẫn của người dân xã Ngọc Mỹ, chúng tôi tìm đến nhà bà Đỗ Thị Chỉ là một trong những gia đình có truyền thống làm nón lâu đời ở xã Ngọc Mỹ. Được bố mẹ truyền nghề làm nón từ khi mới lên 10 tuổi, bà Chỉ (70 tuổi) cho biết, nghề làm nón của người xã Ngọc Mỹ không rõ là bắt đầu từ khi nào, nhưng hầu hết những đứa trẻ trong làng đều được bố mẹ dạy xếp lá, đan nón. Dần dần đôi tay linh hoạt, khéo léo trong đường kim mũi chỉ.

Để làm nón, người dân Ngọc Mỹ thường mua lá cọ từ các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên đem phơi khoảng 2-3 nắng. Khi lá đã khô, người ta đặt trên nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ độn giống như củ hành tây để là lá cho thẳng và cắt nhọn đầu lá. Để làm thành một sản phẩm nón hoàn chỉnh, người ta sẽ mua khuôn nón ở làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), sau đó dùng những que nứa được chẻ nhỏ cuốn thành vành quanh khuôn nón.

Bằng sự khéo léo và tỉ mỉ, người thợ sẽ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nứa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó nhất, vì lá dễ rách, nên đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ. Có điều khiến người ta ngạc nhiên nhất khi đến xem người dân Ngọc Mỹ làm nón là những đứa trẻ nhỏ trong làng cũng cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt, khâu từng mũi thằng, đều từ vòng trong ra vòng ngoài, từ chóp xuống quanh nón. Sau khi khâu xong, người ta sẽ dùng kéo cắt lớp lá thừa và làm nốt cạp nón.

Các loại vật liệu để làm vành và quai nón… được bán sẵn trong phiên chợ Chuông.

Để làm nón, người dân Ngọc Mỹ thường mua lá cọ non từ tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên đem phơi khoảng 2-3 nắng làm nguyên liệu...

... và mua tre, nứa để làm vành nón...

...công đoạn vót vành nón.

Khung nón thường được đặt làm sẵn ở làng nón Chuông (Thanh Oai, Hà Nội). Công đoạn đầu tiên để làm ra một chiếc nón là dùng những que nứa được chẻ nhỏ cuốn thành vành quanh khuôn nón.

Bằng sự khéo léo và tỉ mỉ, người thợ sẽ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nứa rồi khâu...

... và là một công đoạn khó nhất, vì lá dễ rách, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ.

Sau khi khâu xong, người ta sẽ dùng kéo cắt lớp lá thừa và làm nốt cạp nón. 

Một gia đình làm nón ở Ngọc Mỹ

Mỗi thợ làm nón lành nghề bình quân làm được 2-3 sản phẩm/ngày từ công đoạn đầu cho tới cuối.

Với chất lượng bền đẹp và nâng cao về kết cấu mẫu mã, sản phẩm nón lá Phú Mỹ được đem bán rộng rãi, đặc biệt ở phiên chợ nón làng Chuông.

Theo chị Vương Thị Xuân, người đã có kinh nghiệm làm nón hơn 20 năm thì người Ngọc Mỹ vừa làm nông vừa làm nón lá. Vì thế mỗi gia đình thì chỉ có một hoặc hai người tập trung vào làm. Trẻ em ngoài những giờ đến trường ở nhà phụ giúp bố mẹ khâu nón. Vì thế, những người làm nghề lâu năm đều xuất phát điểm là được cha mẹ dạy từ thưở nhỏ nên đến giờ cũng muốn truyền dạy lại cho các con của mình nghề truyền thống bao đời nay mà cha ông để lại.

Trải theo thời gian, nón của người dân Ngọc Mỹ dù được cải tiến nhưng vẫn giữ nét thanh tú cho gương mặt người đội. Để chiếc nón duyên dáng hơn, người ta còn thắt chỉ màu, len màu để lồng quai nón giúp người đội tiện dụng hơn trong quá trình lao động sản xuất.

Theo anh Nguyễn Mạnh Hán, một trong những gia đình làm nón ở Ngọc Mỹ đồng thời làm công tác thu mua sản phẩm của người dân mang đi tiêu thụ thì giá bán mỗi chiếc nón của Ngọc Mỹ dao động từ 16.000-60.000 đồng/ chiếc. Nón lá ở Phú Mỹ có hai dòng sản phẩm cơ bản là nón đẹp để tiêu dùng trong nội địa và nón trung bình thường được xuất sang Trung Quốc. Loại nón trung bình này có đặc điểm là lá xếp mỏng, các vành và mũi khâu cũng thưa hơn. Đối với loại nón đẹp, yêu cầu kỹ thuật xếp lá dày và tỉ mỉ, đường khâu cũng mau và đều hơn. Chính vì vậy, mỗi người thợ lành nghề bình quân cũng chỉ làm được 2-3 sản phẩm/ngày từ công đoạn đầu cho tới cuối. Bình quân thu nhập hàng năm khoảng 180-200 triệu đồng/hộ/năm.

Bài: Ngân Hà - Ảnh: Công Đạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét